Các yếu tố minh họa trong sách thiều nhi về truyện cổ tích Việt Nam

Một phần của tài liệu truyện cổ tích việt nam (Trang 32 - 37)

truyện cổ tích Việt Nam

3.1. Hình tượng

Hình tượng nhân vật trong sách thiếu nhi về “ truyện cổ tích Việt Nam” được lấy từ hình tượng thật của người dân Việt Nam, mang hơi hướng dân gian, thấm đậm hương vị dân tộc nhưng vẫn hết sức gần gũi với các em. Bởi tạo hình ngây ngô đơn giản không cầu kỳ giống những hình các em vẽ .

nhân vật của tôi cũng thấp, đậm người, tròn trịa… những nhân vật thấp, và đậm người sẽ khiến trẻ em thấy gần gũi hơn vì có hình dáng tương đồng với mình.

Về khuôn mặt của nhân vật: tôi cách điệu tạo khuôn mặt mang nét ngô nghê, chất phác, không tuân theo những nguyên tắc giải phẫu. Nhưng vẫn mang đậm tính cách đặc trưng của mỗi nhân vật trong truyện. Về tóc của nhân vật: tôi xây dựng hình tượng nhân vật với nhiều mái tóc đa dạng, tinh nghịch phù hợp với mái tóc của trẻ em nhu: tóc ngắn, tóc tết, tóc chỏm, tóc đuôi ngựa…

Về trang phục của nhận vật: tôi sử dụng những bộ quần áo truyền thống của Việt Nam như : áo bà ba, áo tứ thân, áo dài…

Tham khảo cách xây dựng hình tượng nhân vật của những họa sĩ minh họa khác như: Thái Mỹ Phương, Nguyễn Quốc Hiệu

3.2. Màu sắc

Màu sắc trong một minh họa sách vô cùng quan trọng. Nó thể hiện được tinh thần, không gian, ánh sáng, sắc độ, chính phụ, không khí … trong minh họa. Minh họa sách thiếu nhi chủ đề “Truyện cổ tích Việt Nam” cần mang sắc màu dân gian gần gũi với tự nhiên. Những màu sắc dân gian đa phần là màu lấy nguyên liệu từ tự nhiên, bật , mạnh, thô sáng và rực nhu: màu điều, màu vàng hoàng thổ, màu xanh chàm, màu trắng điệp, vàng hoa hoè, đỏ son, đỏ gỗ vang, đen than,xanh hồ thu… Những màu sắc ấy mang nét thô sơ, mộc mạc nhưng hồn nhiên trong sáng phù hợp với trẻ em.

Màu sắc chủ đạo dân gian trong truyện cổ tích Việt Nam là tông màu ấm nóng, tươi vui gần gũi với thiên nhiên cho các em thấy gần gũi với cuộc sống của cha ông nhất.

Màu sắc dân giân Việt Nam thật lộng lẫy mà vẫn trong sáng, gần gũi, tinh khiết, … những màu sắc ấy đều gắn liền với đời sống dân dã, chất phác của người thôn quê .

3.3. Chất liệu

Chất liệu trong thiết kế đồ họa là yếu tố thiết yếu. Đối với thiết kế và mình họa sách thiếu nhi, chất liệu là yếu tố góp phần quan trọng trong việc định hình phong cách của người thiết kế. Hình minh hoạ giúp hình tượng hoá câu chữ, giúp câu truyện trở nên sinh động hơn và tạo ấn tượng, sự chú ý của người đọc. Hình minh hoạ đẹp và thú vị sẽ làm người xem muốn đọc truyện hơn, cũng như sẽ nhớ về câu chuyện đó lâu hơn. Cùng với màu sắc, hình tượng thì chất liệu làm nên sự nổi bật, thú vị và giảm bớt sự nhàm chán cuả những mảng màu đơn sắc. Tạo nhiều cảm xúc và tính độc đáo cho hình minh họa. Những chất liệu làm người đọc dễ hình dung hơn về tính chất của sự vật trong minh họa. Đối với sách thiếu nhi về “ Tết cổ truyền Việt Nam”, chính những chất liệu dân gian sẽ làm nổi bật lên tính cổ truyền dân tộc như: mây, tre, giấy dó, mái tranh, lá cọ, lá dong, …

Những chất liệu dân gian mang tính tả thực mang lại hiệu ứng cảm xúc chân thật cho tranh minh họa, còn chất liệu màu vẽ lại mang đến những cảm xúc khác, gửi gắm vào đó là tình cảm của họa sĩ như: màu nước, sơn dầu, than chì, phấn, bột màu, …

Hay đôi khi chất liệu cũng có thể là cách thể hiện tranh minh họa đó như: cắt dán, nặn đất, xé bảo, khắc gỗ, gấp giấy, tạo bong,… những chất liệu đặc biệt đó càng tạo hiệu quả ấn tượng đặc sắc cho minh họa. giúp người đọc thích và nhớ lâu hơn nội dung của cuốn sách.

3.4. Bố cục

Bố cục trong minh họa sách thiếu nhi cũng dựa trên các lọai bố cục cơ bản:

•Bố cục đối xứng:

Đối xứng: là bố cục mà diện tích hình được đặt chính giữa bức tranh tạo nên 2 phần có diện tích bằng nhau. Bố cục đối xứng thường diễn tả không khí

yên bình, tĩnh lặng, nhẹ nhàng…nhưng đôi khi nó lại được sử dụng để tạo sự ấn tượng, độc đáo.

Giả đối xứng: là bố cục mà hai diện tích hình đặt ở hai phần của bức tranh có tính cân bằng. người thiết kế thường sử dụng bố cục giả đối xứng để tạo tính tương phản so sánh nhưng vẫn có tính cân bằng và động.

•Bố cục bất đối xứng: là bố cục mà diện tích hình được đặt tự do. Là bố cục diễn tả sự linh động, tính họat của bức tranh.

Mỗi loại bố cục đều tạo nên những hiệu qủa khác nhau của bức tranh. Nhưng dù là bố cục đối xứng hay bất đối xứng thì vẫn cần phải đạt được những yêu cầu nhất định về chính – phụ, cân bằng, nhịp điệu.

Thiết kế nào cũng cần phải có chính – phụ, đạt được cân bằng : cân bằng về diện tích hình và nền, cân bằng về sắc độ, cân bằng về chất liệu… càng tạo ra được nhiều sự tương phản trong bố cục thì càng tạo ra hiệu quả cho hình minh họa. Có những cặp tương phản chủ yếu sau:

- Tương phản to – nhỏ - Tương phản sáng – tối - Tương phản đặc - rỗng - Tương phản dày – thưa

- Tương phản hướng chuyển động - Tương phản cong – thẳng…

Nhịp điệu và hướng chuyển động: trong bố cục nên hướng mắt người đọc về một điểm để tôn lên vấn đề chính đặt ra.

Những vấn đề cần tránh trong bố cục :

- Tránh đặt vật thể vào góc hay mép của khuôn khổ tranh. - Tránh đặt nhiều hình có diện tích gần bằng nhau gần nhau. - Tránh đặt hình tràn lan, dàn trải khắp mặt tranh…

4. Tiểu kết

lại một cách sống động và công phu những câu chuyện quen thuộc của dân tộc. Không chỉ vì vẽ là đam mê của tôi, mà còn vì ý muốn khơi lại niềm tự hào dân tộc của giới trẻ, rằng những câu chuyện cổ tích - thần thoại Việt Nam cũng kỳ diệu và phong phú, nơi cuộc sống của cha ông ta gắn bó, những nhân vật gần gũi thân quen, nơi những bài học giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc. Khơi lại cho các em một niềm đam mê với những thứ bình dị mộc mạc nhất, chân thực nhất. Cũng như cho các em thấy tuổi thơ của những lớp người đi trước, cùng nền văn hóa dân dã đơn sơ thuần Việt mà nay đã dần mất đi. Thỏa mãn và phát triển nhu cầu, hứng thú đọc và xem sách cho các em.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu truyện cổ tích việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w