ỨNG DỤNG ĐỒ HỌA TRONG THIẾT KẾ SÁCH THIẾU NHI VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu truyện cổ tích việt nam (Trang 30 - 31)

VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

1. Mở đầu:

Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Từ thời Đồ đá, ý thức về thiết kế đồ họa đã hình thành, nhưng tất nhiên còn rất sơ khai. Con người lúc này đã biết vẽ hoặc khắc hình lên đá, ban đầu nhằm mục đích truyền tin, đánh dấu hoặc ghi nhớ. Về sau này, thiết kế đồ họa mới phát triển với ý nghĩa trang trí nghệ thuật, và dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.

Đồ họa sách gắn liền với nghê in ấn của người việt nam từ rất lâu. Việc lợi dụng kỹ thuật ấn loát bằng ván khắc đang thịnh hành trong dân gian, nhưng để đưa ra định hình mảng tranh đồ họa sách của một thời đại thì cơ bản vẫn là dòng tranh đồ họa trong sách Phật giáo. Phần lớn các sách được in khắc ở Việt Nam khắc lại theo sách của người Trung Quốc. Bởi lẽ sách do người Việt làm ra đại bộ phận là sách chép tay, hình vẽ tay cũng không có nhiều sách được cho khắc ván. Cho nên khi ta xem mảng đồ họa phần lớn chịu ảnh hưởng và rập khuôn theo hình mẫu của người Trung Quốc, đây là một điểm yếu không khắc phục được.

Ví dụ: Đồ họa thời Nguyễn- hay nói cách khác- đồ họa của người Việt thời Nguyễn chỉ cho ta ý niệm tự hào khi có sự bổ sung của các dòng tranh khắc dân gian, dòng tranh khắc Đạo giáo miền núi, và dòng tranh Phật giáo nằm ngoài khuôn khổ của trang sách.

Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông.

Một phần của tài liệu truyện cổ tích việt nam (Trang 30 - 31)