Chính do nhu cầu về sử dụng rượu đó , các sản phẩm như:Rượu mùi,rượu cocktail,rượu vang trái cây…..chiếm một doanh thu không hề nhỏ.Ở thành phố Hồ Chí Minh,một người nhất là các doanh n
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nghành công nghiệp bia , rượu và nước giải khát luôn phát triển không ở lĩnh vực thực phẩm.Kéo theo thu nhập ngày càng tăng của con người, thì luôn đòi hỏi ra đời những sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe , vừa đáp ứng tốt cảm quan cho mỗi người.Trong những năm gần đây , sự xuất hiện của nhiều quầy bar dành cho nhu cầu giải trí của giới trẻ cũng tăng cao Quầy bar là một loại bàn lớn và dài dùng trong việc phục vụ tại chỗ các thức uống chứa cồn (như bia, rượu ) Chính do nhu cầu về sử dụng rượu đó , các sản phẩm như:Rượu mùi,rượu cocktail,rượu vang trái cây… chiếm một doanh thu không hề nhỏ.Ở thành phố Hồ Chí Minh,một người ( nhất là các doanh nhân)có thể bỏ từ 40.000 đồng đến 120.000 đồng cho 1 ly rượu nhỏ là điều không có gì xa lạ đối với giới sử dụng rượu trong các quán bar hiện nay
Hiện nay , các quán bar lớn vẫn còn thiếu về nhu cầu rượu mùi.Có thể nói đây là một vấn
đề rất tốt cho sản xuất để thu lợi nhuận cao
Qua bài thực hành này, nhóm chúng em đã có thể hiểu được cách pha chế cũng như hiểu thêm về sản phẩm chứa cồn rất phổ biến này.Cũng như , cách để có thể lựa chọn những dòng sản phẩm , giá cả phù hợp để đáp ứng về vấn đề sản xuất , phối chế cho người tiêu dùng
Hình ảnh rượu mùi dâu được sản xuất
trong phòng thí nghiệm
Trang 2I.Tổng quan về rượu mùi.
Rượu mùi được pha chế từ một thức uống có cồn mà được chưng cất, được bỏ thêm với những vị từ trái cây, kem, dược thảo, gia vị, bông hoa hay các loại hạch, có thêm đường hoặc các chất tạo ra vị ngọt Bởi vậy nên rượu mùi thường là rất ngọt; thường không để được lâu
Rượu mùi có độ cồn dao động trong khoảng 15 – 60%v/v, thông thường là 20 – 30%v/v Hàm lượng đường trong sản phẩm chiếm từ 50 – 600g/l
Ở châu Âu, rượu mùi thường được sử dụng như một thức uống tráng miệng sau bữa ăn chính Ngoài ra, người ta còn sử dụng rượu mùi như là một nguyên liệu để pha chế cocktail làm thức uống khai vị trước mỗi bữa ăn
Ở Mỹ và Canada rượu mạnh thường được gọi là "liquor", cho nên thường hay có sự lầm lẫn giữa liqueurs (rượu mùi) và liquors (rượu mạnh) Điều dễ phân biệt là rượu mùi thường hay rất ngọt và đặt như là Syrup
Đa số các rượu mùi có lượng rượu thấp (15–30% ABV) hơn là rượu mạnh, nhưng cũng
có loại có lượng rượu tới 55% ABV
Rượu mùi ban đầu thường là rượu thuốc; đã được pha chế bên Ý từ thế kỷ thứ 13 bởi các thầy tu Ngày nay rượu mùi được sản xuất khắp mọi nơi trên thế giới, và được dùng bằng nhiều cách : uống không, rót trên nước đá, uống với cà phê, pha với kem, hay các thứ nước khác để tạo nên cocktails, Chúng thường được dùng chung với món ăn trán miệng hay sau khi đó Rượu mùi cũng được pha trộn vào các món ăn
Bảng so sánh về rượu nhẹ và rượu nặng
(%) Chất chiết (%) Đường (%) (g acid citric/100ml) Độ chua
Loại nhẹ (khai vị)
Loại nặng 20 – 3035 – 45 39 – 4732 – 50 3235 – 50– 50 0 – 0.70 – 0.5
Trên thế giới hiện nay, các loại rượu mùi rất đa dạng và có nhiều cách khác nhau để phân loại
• Theo độ ngọt :Hàm lượng đường trong sản phẩmthông thường tối thiểu là 100g đường/l.Đối với rượu mùi dạng crème: hàm lượng đường tối thiểu là 250 g/l, riêng các sản phẩm dạng creme de cassis, hàm lượng đường có thể lên đến 400g/l
• Theo nguyên liệu,màu sắc, nơi sản xuất ,ví dụ như:
ABSINTHE: là loại có độ rượu khá cao, vị rất đắng, trong đó có hồi hương, cam thảo, cỏ
hải sách, khổ ngải…
ADVOCAAT: là loại chế từ rượu Brandy nho và lòng đỏ trứng gà do Hà Lan sản xuất, độ
rượu là 300 proof, thường dùng làm đồ uống hỗn hợp Ở một vài nước lại sản xuất bằng bột ngô và rượu mạnh tinh khiết
AIGUEBELLE: là loại rượu mùi do Pháp sản xuất ở gần Valense, dùng hơn 50 loại
hương liệu Loại màu xanh có độ rượu mạnh hơn loại màu vàng
ALCHERMES: là loại rượu mùi có màu đỏ do Itali sản xuất, có tinh hương hoa hồng,
hoa……v.v…
Trang 3APPLEGIN CHERRY WHISKY
AURUM BASKA
Trang 4II.Nguyên liệu sản xuất rượu mùi ở phòng thí nghiệm.
1.Cồn thực phẩm.
Nhóm 8 sử dụng loại cồn thực phẩm có nồng độ cồn là 99.7%.
Người ta sản xuất cồn thực phẩm là để pha chế thành rượu và các loại đồ uống có cồn Các loại đồ uống này được dùng trực tiếp cho con người nên trong thành phẩm của cồn thực phẩm chỉ bao gồm chủ yếu là ethanol
Các loại cồn đầu, dầu fusel, andehyt, axit, este… có hại cho sức khoẻ phải càng ít càng tốt và không được vượt quá ngưỡng quy định Ngoài ra, do phải pha loãng khi pha chế, nên không bắt buộc phải sản xuất ra cồn có nồng độ cao
Ngoài ra , ở một số nơi sản xuất người ta dùng cồn tinh luyện Để sản xuất rượu mùi, người ta sử dụng cồn tinh luyện từ nguyên liệu có chứa tinh bột (khoai tây, các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, tiểu mạch, …) hoặc từ nguyên liệu có chứa đường (củ cải đường, mật rỉ, …)
Yêu cầu chung là cồn phải có độ tinh sạch rất cao, hàm lượng các tạp chất còn lẫn trong cồn phải ở mức thấp nhất để không ảnh hưởng xấu đến mùi vị của sản phẩm và sức khoẻ của người sử dụng Tuy nhiên, trong cồn còn có một lượng ít các sản phẩm phụ của quá trình lên men rượu như các acid hữu cơ (chủ yếu là acid acetic), aldehyde (chủ yếu là acetaldehyde), rượu cao phân tử (chủ yếu là rượu amytic và rượu butyric)
Chỉ tiêu về cồn sử dụng trong thực phẩm
5 Methanol Phương pháp thử với acid fuchsin Âm tính
2.Nước.
Nước luôn được xem là nguyên liệu trong sản xuất rượu mùi nói riêng và thức uống nói chung Đó là do hàm lượng nước chiếm một tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với các hợp chất hóa học khác trong sản phẩm Chất lượng nước được đánh giá chủ yếu thông qua ba nhóm chỉ tiêu: cảm quan, hóa lý và vi sinh
Trang 5Các chỉ tiêu cảm quan của nước
STT Chỉ tiêu Đơn vị đo Mức cao nhất cho phép
3 Mùi Độ pha loãng 2 (ở 123 (ở 25ooC)C)
4 Vị Độ pha loãng 2 (ở 123 (ở 25ooC)C)
Các chỉ tiêu hóa lý của nước
1 Độ cứng tổng mg đương lượng/l ≤ 2
Các chỉ tiêu vi sinh của nước
1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí cfu/ml ≤ 75
3.Syrup
Là một dung dịch đường có hàm lượng chất khô cao và thường dao động trong khoảng
63 – 65% khối lượng Syrup có thể được sản xuất từ đường saccharose hoặc từ tinh bột Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta sản xuất syrup từ đường saccharose Quy trình sản xuất syrup từ nguyên liệu saccharose đơn giản hơn rất nhiều so với quy trình sản xuất từ nguyên liệu tinh bột Tuy nhiên, giá thành syrup từ saccharose sẽ cao hơn
Sản xuất syrup từ saccharose: gồm 2 dạng: syrup đường saccharose và syrup đường nghịch đảo
• Syrup đường saccharose:
Hiện nay, các nhà máy sản xuất thức uống thường sử dụng nguyên liệu saccharose dạng tinh thể Khi hòa tan saccharose vào nước, ta sẽ có syrup đường saccharose Trong thực tế, các nhà công nghệ thường sử dụng nhiệt trong quá trình chuẩn
bị syrup, nhiệt độ cao giúp cho sự hòa tan đường saccharose vào trong nước diễn ra nhanh và dễ dàng Bên cạnh đó, còn có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật tạp nhiễm trong syrup
Trang 6• Syrup đường nghịch đảo:
Đường nghịch đảo là hỗn hợp glucose và fructose với tỉ lệ mol 1:1 Tiến hành thủy phân đường saccharose với xúc tác là acid hoặc enzyme, sản phẩm tạo thành là hỗn hợp glucose và fructose Những ưu điểm của quá trình nghịch đảo đường:
Tăng độ ngọt cho syrup
Tăng hàm lượng chất khô cho syrup
Ổn định chất lượng syrup, ngăn ngừa hiện tượng tái kết tinh đường
Tăng cường khả năng ức chế hệ vi sinh vật có trong syrup
Sản xuất syrup từ tinh bột
Từ nguyên liệu tinh bột, người ta có thể sản xuất ra các loại syrup khác nhau như glucose, maltose, oligosaccharise hoặc syrtup chứa hỗn hợp glucose và fructose Dạng syrup chứa hỗn hợp glucose và fructose được sử dụng phổ biến nhất hiện nay thường được gọi là syrup giàu fructose (high fructose syrup, kí hiệu HFS)
4.Phụ gia thực phẩm ( chất màu và hương).
• Chất màu tự nhiên: caramel E150, anthocyan E163, carotenoid E160 (a, b, g-carotene, lycopene, bixine/norbixine, capsanteine/capsorubine, …), chlorophyll E140, …
• Chất màu tổng hợp: tartrazine E102, sunset yellow E110, brilliant blue FCF E133,
Chất màu dùng pha rượu phải đạt được những yêu cầu sau:
1. Không gây tác hại cho người sử dụng sau một thời gian sử dụng qua đường tiêu hóa
2. Phải đảm bảo đồng nhất và tinh khiết, không được lẫn những chất màu không cho phép, phải chứa 60% chất màu nguyên chất, chất phụ phải là những chất không độc như: đường, tinh bột
3. Liều lượng chất màu cho vào sản phẩm rất nhỏ chỉ cần thiết để tạo ra màu rất nhạt
4. Những chất màu được sử dụng không được là nguồn gốc gây ung thư cho người
5. Không được sử dụng phẩm màu vô cơ từ CuSO4
Chất mùi: người ta có thể tạo ra chế phẩm hương từ:
1. Nguyên liệu tự nhiên : tinh dầu thô, dịch trích, dịch cất và hương vi sinh vật
2. Nguyên liệu tổng hợp: được chia thành hai nhóm
3. Các hợp chất được thu nhận từ quá trình tổng hợp hóa học nhưng có thể tìm thấy chúng trong tự nhiên
4. Các chất được thu nhận từ quá trình tổng hợp hóa học và không thể tìm thấy chúng trong tự nhiên
Ngoài ra, người ta có thể dùng một số chất bảo quản để chống lại sự tác động của vi sinh vật vào thực phẩm
Trang 7III.Qui trình sản xuất trong phòng thí nghiệm.
Nhóm 8 chọn tổng thể tích sản phẩm là : 2000 ml = 2 lít
Hương : Có thể làm từ dịch trái cây , ngoài ra có thể sử dụng hương tổng hợp.Thông thường , người ta sản xuất ra dịch ép trái cây trong suốt bằng cách dùng các hợp chất polyphenols kết hợp với protein trong trái cây để tạo ra muối kết tủa là để trong vòng 6 tháng – 1 năm.Một số loại hương có giá vài chục triệu đồng/kg để làm ra các loại rượu mùi cao cấp
Bên cạnh đó , việc dùng lượng syrup có nồng độ đường từ 40-60% cho vào để giúp tiêu diệt các vi sinh vật
Dịch trái cây : dùng để bán thì độ đường là 40% , còn dùng để làm ủ thì 60% là tốt nhất.Dịch trái cây trong sản xuất rượu để bán là 5% , còn để uống là 10%
Nguyên liệu cồn thực phẩm người ta thường dùng rượu gạo 45% , loại này khá là đắt tiền trong sản xuất nhưng đảm bảo cho chất lượng cao.Cồn chưng cất từ tinh bột thì được xuất khẩu sang Hàn Quốc.Với loại rượu cất từ 45-50 độ cồn thì thường được tự cất
Rượu mùi được sản xuất ra có thể được dùng để làm nguyên liệu cho rượu cocktail,
Rượu cocktail : Độ rượu được pha theo sở thích , lấy nền là dịch ép trái cây , thay đổi mài sắc.Khác với rượu vang là dòng rượu vang trái cây chỉ có 1 dòng duy nhất , không đặc sắc , ít đáp ứng nhu cầu cho giới trẻ
Trang 81 cốc rượu cocktail : Hỗn hợp nhiều loại rượu mùi cao cấp pha chế thành , cho từ 2-3 loại rượu mùi và chỉ cần 2 cc/loại
IV.Thuyết minh quy trình và tính toán.
Thuyết minh quy trình.
1. Lựa chọn cho sản phẩm về độ rượu và độ đường
2. Tính toán ra Thể tích cồn cần dùng cho sản phẩm , lượng thể tích syrup cần dùng
và lượng nước.3 số liệu này dựa trên tổng thể tích sản phẩm của từng nhóm
Trang 93. Sau khi đã tính toán số liệu, tiến hành nấu syrup,tiếp theo đo độ Brix của syrup xem đã phù hợp chưa
4.
4. Cho axit citric vào
5. Phối trộn 3 thành phần : Nước , syrup , cồn và thêm hương , màu sắc sản phẩm
mà các nhóm mong muốn
Trang 106. Đóng chai và dán nhãn
Trang 11 Tính toán.
• Thể tích cồn cần dùng :
(V sản phẩm x Nồng độ rượu sản phẩm)/Nồng độ cồn
• Thể tích syrup cần dùng:
(V sản phẩm x Nồng độ đường sản phẩm)/Nồng độ syrup
• Thể tích nước cần dùng:
V nước = V sản phẩm – ( V cồn cần dùng + V syrup cần dùng)
• Khối lượng axit citric cần dùng :
1 gam axit citric thì cần cho 1000 gam đường
• Hương tổng hợp cần dùng :
V sản phẩm x 0,1%
Nếu dùng thêm dịch trái cây thì : 10% để uống và 5% để bán
NHÓM 8 chọn tổng thể tích là 2000 ml = 2 lít với các thông số :
Độ đường: 12 độ
Độ cồn : 20 độ
Nồng độ syrup : 60%
Cồn thực phẩm sử dụng : 99.7%
Ta có :
Thể tích cồn cần dùng là :
( 2000 x 20%) / 99.7% = 402 ( ml ) , nhóm lấy 400 ml để thuận tiện cho việc đong
Thể tích syrup cần dùng:
Trang 12( 2000 x 12% ) / 60% = 400 ( ml ) với nồng độ là 60%
Để nấu được syrup ta cần khối lượng đường và nước như sau :
100 kg syrup nồng độ 60% cần 60 kg đường và 40 kg nước
Áp dụng tam suất
0,4 kg syrup nồng độ 60% thì cần 0,24 kg đường và 0,16 kg nước
Vậy , ta chỉ lấy 240 gam đường + 160 g nước đem nấu tan đường ta sẽ có xấp xỉ 400
ml syrup với nồng độ là 60% Chú ý , trong quá trình nấu có thể có sự bốc hơi nước nên
ta có thể bổ sung một lượng nhỏ nước , đồng thời quá trình đo độ Brix phải để ở nhiệt độ chuẩn là 20oC
Khối lượng axit citric cần dùng :
1 gam axit citric thì cần cho 1000 gam đường
240 gam đường thì cần 0,24 gam axit citric
Hương tổng hợp cần dùng: ( nhóm 8 dùng hương sâm dứa và màu xanh lá cây)
0,1 % x 2000 = 2 ml
Thể tích nước cần dùng:
2000 – ( 402 + 400 ) = 1198 ml
V.Tìm hiểu thêm về rượu.
Tiêu chuẩn về rượu như sau:
– Etanol dùng để pha chế rượu mùi: theo TCVN 1052 : 197
– Nước dùng để pha chế rượu mùi: theo TCVN 5501 : 199
1/Yêu cầu cảm quan
Bảng 1 –Yêu cầu cảm quan của rượu mùi Tên chỉ
Mùi Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ
Vị Đặc trưng của sản phẩm, không có vị lạ Trạng thái Trong, không vẩn đục, không có cặn
2/Chỉ tiêu hóa học
Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa học của rượu mùi
Trang 13Hàm lượng etanol (cồn) ở 200C, % (V/V)
Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà
sản xuất
Hàm lượng axetaldehyt trong 1l etanol 1000, mg,
Hàm lượng etylaxetat trong1 l etanol 1000, mg,
không lớn hơn
Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà
sản xuất
Hàm lượng metanol trong 1l etanol 1000, tính
Hàm lượng rượu bậc cao tính theo tỷ lệ hỗn hợp izopentanol và izobutanol, hỗn hợp 3:1, trong 1l
Hàm lượng axit, tính theo mg axit xitric trong 1l
Hàm lượng đường được công bố của nhà Theo tiêu chuẩn đã
sản xuất
3/Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng
Bảng 3 – Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng của rượu mùi Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/l)
Trang 14Chì (Pb) 0,2
4/Chỉ tiêu vi sinh vật
Các chỉ tiêu vi sinh vật của rượu mùi được quy định trong bảng 4 (chỉ áp dụng cho rượu mùi có hàm lượng etanol dưới 250)
Bảng 4 – Yêu cầu về vi sinh vật của rượu mùi
Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml sản
Tổng số nấm men – nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 ml sản
5/Phụ gia thực phẩm
Trang 15Phụ gia thực phẩm: theo "Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm" ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT
6/Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
Bao gói
Rượu trắng phải được đựng trong các chai kín, chuyên dùng cho thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng của rượu
Ghi nhãn
Theo " Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ – TTg
Bảo quản
Các thùng đựng rượu mùi phải để ở nơi bảo đảm vệ sinh, tránh ánh nắng trực tiếp
Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển rượu mùi phải khô, sạch, không có mùi lạ và không ảnh hưởng đến chất lượng của rượu
Việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với rượu, bia phải phù hợp với quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
HẾT CÁM ƠN THẦY ĐÃ ĐỌC BÁO CÁO CỦA NHÓM CHÚNG EM