Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã quyết thắng –thành phố thái nguyên

60 1.3K 4
Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã quyết thắng –thành phố thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu của sinh viên cuối khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện khả năng tổng hợp lại những kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể. Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực, sáng tạo và có khả năng công tác. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên ”. Trong thời gian triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt là sự chỉ đạo của cô giáo ThS. Dương Thị Thanh Hà cùng các bác, anh chị trong Uỷ ban nhân dân xã Quyết Thắng. Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh khỏi có thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong có được sự đống góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 8 tháng 05 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÀI KHÓA LUẬN Bảng 2.1.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị Việt Nam……….9 Bảng 4.1: Quy hoạch sử dụng đất của xã Quyết Thắng năm 2011………….19 Bảng 4.2 :Tình hình dân số và lao động xã Quyết Thắng năm 2011……… 20 Bảng 4.3 :Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại hộ dân trên địa bàn xã Quyết Thắng……………………………………………………………………… 28 Bảng 4.4. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt tại 3 xóm trên địa bàn xã… 29 Bảng 4.5: Thành phần lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại một hộ gia đình tại xã Quyết Thắng …………………………………………………………31 Bảng 4.6 : Nhân lực và phân bổ nhân lực trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng……………………………………………32 Bảng 4.7: Thành phần các loại chất thải qua điều tra tại cổng khu tập thể công nhân Z115……………………………………………………………………35 Bảng 4.8: Thành phần rác thải theo tỷ lệ tại cổng trường Đại họcCNTT-TT.36 Bảng 4.9: Thành phần rác thải theo tỷ lệ tại cổng chợ Nông lâm………… 38 Bảng 4.10: Tổng hợp rác thải theo tỷ lệ tại 3 điểm lấy mẫu…………………39 Bảng 4.11. Loại hình xử lý rác thải từ năm 2007 đến nay của xã………… 41 Bảng 4.12. Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác quản lý CTRSH 42 Bảng 4.13. Phân loại bãi chôn lấp theo diện tích………………………… 49 Bảng 4.14. Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp……………………………………………………………………………50 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG BÀI KHÓA LUẬN Hình 2.1: Mô hình công nghệ ủ phân compost………………….… ………14 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải tại 3 xóm…………… 29 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn xã………… 33 Hình 4.3: Thành phần trung bình rác thải sinh hoạt tại cổng khu tập thể Z115………………………………………………………………………….35 Hình 4.4: Thành phần rác thải trung bình tại cổng Trường Đai học CNTT- TT…………………………………………………………………….… ….37 Hình 4.5: Thành phần rác thải sinh hoạt tại cổng chợ Nông lâm……………38 Hình 4.6. Trung bình thành phần rác thải tại 3 điểm lấy mẫu……………….40 Hình 4.7. Quá trình xử lý chất thải………………………………………… …47 Hình 4.8. Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật: hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt được bố trí theo sơ đồ sau ………… 48 Hình 4.9. Quy trình quản lý, vận hành khu chôn lấp hợp vệ sinh… ……… 51 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BVMT CT CTR CTRSH 3R MT TP UBND HĐND MTTQ QLCTRSH VSMT CNTT-TT ĐH THCS ĐKTN KTXH HTXDV ĐN TNHH NCC KH : Bảo vệ môi trường : Chất thải :Chất thải rắn :Chất thải rắn sinh hoạt :Tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu rác thải sinh hoạt :Môi trường :Thành phố :Uỷ ban nhân dân :Hội đồng nhân dân :Mặt trận tổ quốc :Quản lý chất thải rắn sinh hoạt :Vệ sinh môi trường :Công nghệ Thông tin và Truyền thông :Đại học :Trung học cơ sở : Điều kiện tự nhiên :Kinh tế xã hội :Hợp tác xã Dịch vụ Điện năng :Trách nhiệm hữu hạn :Người có công :Kế hoạch MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG BÀI KHÓA LUẬN 3 MỤC LỤC 5 PHẦN 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.2.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2.Các khái niệm về chất thải rắn 5 2.3. Cơ sở thực tiễn 7 2.3.1.Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 7 2.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 8 2.4. Một số quy trình xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam 11 2.4.1. Công nghệ xử lý Seraphin 11 PHẦN 3 16 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi , địa điểm và thời gian thực hiện 16 3.1.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 16 3.2. Nội dung nghiên cứu 16 3.2.2. Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng 16 3.2.3.Ý kiến của người dân về công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 17 3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 17 3.2.5.Đề xuất một số giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế của xã Quyết Thắng 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 17 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu 17 3.3.4.Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 18 PHẦN 4 18 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHÂN TÍCH 18 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng 18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18 4.1.1.1. Vị trí địa lý 18 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 20 4.2 . Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 28 4.2.1.Một số văn bản luật và chính sách môi trường đang được áp dụng trong QLCTRSH hiện nay tại xã Quyết Thắng 28 4.2.3. Hiện trạng thu gom vận chuyển phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng 32 4.3.Ý kiến người dân về công tác quản lý CTNH 42 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 44 4.5. Đề xuất một số phương hướng giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế của xã Quyết Thắng 44 4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 44 4.5.2.Nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn và khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý chất thải 45 4.5.3. Biện pháp quản lý CTR sinh hoạt 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân thì việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, xả thải các chất độc hại vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt động sống của con người. Chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống, phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người. Mức sống của người dân càng cao thì việc tiêu dùng các sản phẩm của xã hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải sinh hoạt. Mặt khác, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho đến nay mới chỉ đạt 60-80%, phần còn lại được thải tự do vào môi trường. Ở nhiều nơi trên đất nước ta chất thải sinh hoạt là nguyên nhân chính phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí gây bệnh cho con người cây trồng, vật nuôi, mất đi cảnh quan văn hoá đô thị và nông thôn. Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hầu hết các thành phố, thị xã ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường (BVMT). Không có những bước đi thích hợp, những khuyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội. Song song với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngày nay vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại. Hoạt động bảo vệ môi trường trong thời đại chúng ta là một trong những hoạt động quan 2 trọng của xã hội loài người, nhằm duy trì hợp lý các dạng tài nguyên hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động bảo vệ môi trường, sự quản lý của nhà nước về môi trường vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Quyết Thắng là một trong những xã vùng trung du của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây xã đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế và xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện. Cùng với nó vấn đề về môi trường ngày càng trở nên bức xúc, rác thải ngày càng nhiều ô nhiễm ngày càng gia tăng, vấn đề quản lý môi trường ở các cấp các ngành vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Bên cạnh đó các văn bản luật chưa đồng nhất, chưa đi sâu vào thực tiễn cuộc sống. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường chưa được đào tạo một cách toàn diện… Xuất phát từ thực tế trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên & Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên ”. 1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài. - Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng. - Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn cho phù hợp với điều kiện của xã để đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 1.2.2. Mục tiêu của đề tài. - Đưa ra cái nhìn tổng quát và phản ánh chính xác về các hoạt động thu gom, phân loại, tái chế, và các phương pháp xử lý CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng. - Đưa ra các số liệu đánh giá về khối lượng thành phần và mức độ ảnh hưởng của CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng. - Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng. - Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng. 3 - Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả QLCTRSH tại xã Quyết Thắng. 1.2.3. Yêu cầu của đề tài - Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, chi tiết. - Mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu. - Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của xã. 1.2.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp sinh viên tập luyện, vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công tác QLCTRSH. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp QLCTRSH trong thời gian tới. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, pháp luật chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển của ngành khoa học môi trường. (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004). [8] Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học trên thế giới, trong thời gian kéo dài từ 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. trong đó có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nghiên cứu và quy luật môi trường. Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám đo đạc môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển trên nhiều nước trên thế giới. Như chúng ta đã biết trong hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người dù ở bất kỳ đâu như: ở nhà, công sở, nơi công cộng… đều phải thải ra môi trường một lượng rác đáng kể, trong đó rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn và dễ gây ô nhiễm trở lại. Việc thu gom và xử lý rác sinh hoạt đã và đang gặp rất nhiều khó khăn cho các Công ty quản lý Môi trường đô thị (ở các thành phố) hay các hợp tác xã vệ sinh môi trường (ở các huyện, thị trấn). Rác thải sinh hoạt được để chung trong các thùng đựng rác của các gia đình sau đó chúng được đưa ra thùng đựng rác chung và được xe thu gom chuyển đến bãi tập kết. Như vậy rác được thu gom hỗn hợp, điều này sẽ gây khó khăn cho [...]... Thái Nguyên 2 Bản dự thảo Quyết định của Uỷ ban nhân dân xã Quyết Thắng về việc ban hành quy chế Công tác vệ sinh môi trường – Thu gom rác thải trên địa bàn xã Quyết Thắng 3 Bản dự thảo Quyết định của Uỷ ban nhân dân xã Quyết Thắng về quy chế quản lý nghĩa trang 4.2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Quyết Thắng Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ những hoạt động hằng ngày của con... 3.2.2.2.Tình hình phát thải chất thải rắn tại xã Quyết Thắng 3.2.2.3.Hiện trạng thu gom và tái chế , phân loại CTRSH tại xã Quyết Thắng 17 3.2.3.Ý kiến của người dân về công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 3.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 3.2.5 .Đề xuất một số giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế của xã Quyết Thắng 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu... DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi , địa điểm và thời gian thực hiện 3.1.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1.1 Đối tượng nghiên cứu Nguồn phát sinh rác thải và tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng 3.1.1.2.Phạm vi nghiên cứu Công tác QLCTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên 3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.1.2.1 .Địa. .. UBND Xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên 3.1.2.2.Thời gian tiến hành Từ ngày 15/1 – 30-4/2012 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng 3.2.2 Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết Thắng 3.2.2.1.Một số văn bản pháp luật và chính sách môi trường đang được áp dụng trong QLCTRSH tại xã Quyết Thắng. .. trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong... lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt Trên thực tế hiện nay, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với các địa phương, đặc biệt ở các đô thị, khu công nghiệp Hiện tại, tất cả các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, ... tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và thị trấn các huyện Thay thế Quyết định 1672/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và thị trấn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên. .. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHÂN TÍCH 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Quyết Thắng – Tp Thái Nguyên là một xã nằm trong hệ thống 9 xã của thành phố Thái Nguyên Cách trung tâm thành phố 5,5 km về phía Tây Xã Quyết Thắng có vị trí như sau: - Phía Đông giáp Phường Quang Trung; - Phía Tây giáp xã Phúc Xuân; - Phía Nam giáp Phường Tân Thịnh;... Khối lượng rác sinh hoạt trung bình / ngày + Thành phần % rác thải sinh hoạt theo khối lượng 3.3.4 .Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu Từ các số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý bằng Word, Excel Từ đó thống kê lại toàn bộ các số liệu phục vụ cho công việc đánh giá công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn Từ đó đề xuất một số phương hướng xử lý phù hợp với thực tế địa phương PHẦN... giáo, thực hiện hiếu lý đúng nguyên tắc quản lý của Nhà nước đồng thời hài hòa với phong tục lễ nghi, tôn giáo 4.1.2.5 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của xã Qua quá trình điều tra và nghiên cứu tình hình thực tế trên địa bàn xã Quyết Thắng – thành phố Thái Nguyên có một số những thuận lợi và khó khăn như sau: a Thuận lợi Ban lãnh đạo UBND xã thường xuyên quan tâm, chú ý đến phát triển xã trên . Tài Nguyên & Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết. Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành đề tài Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản. được lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Trên thực tế hiện nay, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với các địa phương,

Ngày đăng: 14/10/2014, 23:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG BÀI KHÓA LUẬN

  • MỤC LỤC

  • PHẦN 1

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1.Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài

    • 1.2.1. Mục đích của đề tài.

    • 1.2.2. Mục tiêu của đề tài.

    • 1.2.3. Yêu cầu của đề tài

    • 1.2.4. Ý nghĩa của đề tài

    • PHẦN 2

    • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1. Cơ sở khoa học

      • 2.1.1. Cơ sở lý luận

      • 2.1.2.Các khái niệm về chất thải rắn

      • 2.3. Cơ sở thực tiễn

      • 2.3.1.Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

      • 2.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

      • 2.4. Một số quy trình xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam

      • 2.4.1. Công nghệ xử lý Seraphin

        • Hiện Việt Nam có khoảng 755 đô thị. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam đang gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Trên thực tế hiện nay, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với các địa phương, đặc biệt ở các đô thị, khu công nghiệp. Hiện tại, tất cả các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

        • Các công nghệ xử lý rác của nước ngoài cho thấy phần lớn đều không hiệu quả vì không phù hợp với đặc thù rác thải rất phức tạp, chưa phân loại đầu nguồn ở Việt Nam.

        • Trong khi đó, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chủ yếu là chôn lấp với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị nhưng do chôn lấp không hợp vệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích đất, lãng phí nguồn tài nguyên từ rác và tốn kém kinh phí cho việc xử lý nước rỉ rác. Về thực tế đây là những bãi rác thải lộ thiên, không được thiết kế, quy hoạch, xây dựng và vận hành theo quy định bãi chôn lấp hợp vệ sinh, vị trí thường gần khu dân cư (khoảng 200 – 500 m), thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cư 100m, không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác và khí rác do quá trình phân huỷ kị khí từ các thành phần nước rác, khí rác, quy trình vận hành không đúng kĩ thuật. Đặc biệt là nước và khí rác phân huỷ từ các thành phần nước rác trong bãi chôn lấp đã gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.. Cả nước hiện có khoảng 22 cơ sở xử lý tái chế và đốt rác thải sinh hoạt nhưng mới xử lý được khoảng 15% lượng chất thải phát sinh.Theo báo cáo của Hiệp hội Môi trường Đô thị & Khu Công nghiệp Việt Nam, hiện cả nước còn 52 bãi chôn lấp rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan