Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã quyết thắng –thành phố thái nguyên (Trang 50 - 52)

4.5.1.1. Giải pháp về quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý chất thải rắn từ đó có định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép với các nội dung Bảo vệ môi trường.

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành từ tỉnh, thành phố đến xã, tổ, xóm, các cơ quan Nhà nước về môi trường trong công tác quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

- Cần có kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong công tác quản lý chất thải và những nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện.

4.5.1.2. Tạo các cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải rắn

Hoạt động tái chế chất thải rắn đã giảm thiểu một lượng lớn chất thải cần xử lý. Hầu hết các chất thải tái chế đều là những chất khó phân huỷ hoặc không phân huỷ như nilon, chai lọ thuỷ tinh, các loại vật liệu PP, PE…

Các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải được nhà nước ưu tiên khuyến khích đầu tư.

Tuy nhiên cũng cần quản lý tốt các cơ sở tái chế vì thực tế các sơ sở này đều là các cơ sở thủ công lạc hậu và cũng là một trong những cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển cũng tức là phải giảm sát chặt chẽ.

4.5.1.3. Tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát và cưỡng chế

Xã cần coi viêc giải quyết các vấn đề về rác thải rắn sinh hoạt là vấn đề cần ưu tiên. Lượng rác thải phát thải ngày càng tăng về số lượng cũng như chủng loại, do vậy cần nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý là cần thiết. Cần phải có những cải thiện đáng kể trong việc thu nhập các số liệu về chất thải rắn để có thể sử dụng cho quá trình thu hoạch và phổ biến thông tin cho cộng đồng. Đây có lẽ là công cụ hữu hiệu nhất trong việc quản lý các hoạt động diễn ra trên địa bàn.

4.5.2.Nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn và khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý chất thải

Để áp dụng thành công các chương trình sản xuất phân compost, hạn chế vứt rác thải bừa bãi và giảm thiểu lượng rác thải tiêu huỷ cần thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về những tác hại gây ra cho quản lý chất thải không đúng cách cũng như cho cộng đồng thấy rõ trách nhiệm phải chi trả cho các dịch vụ quản lý chất thải.

Các chương trình giáo dục cộng đồng không nên chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền giáo dục cho người lớn mà nên dành cho cả học sinh, sinh viên ở các trường học. Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải rắn cho cộng đồng. Các nhóm cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm trong viêc thu gom chất thải, mua các trang thiết bị, thu phí và quản lý hệ thống thu gom với mức kinh phí nhất định từ các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương.

Cộng đồng đóng vai trò quyết định trong việc phân loại rác thải nguồn để xử lý chất thải sinh hoạt làm phân compost.

- Xây dựng và ban hành các chính sách xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Thực tế hiện nay công tác thu gom vận chuyển, xử lý rác thải vẫn duy trì ở tình trạng bao cấp, độc quyền, không có sự cạnh tranh. Trên địa bàn xã hiện nay chỉ có HTX DVĐN và Công ty môi trường đô thị Thái Nguyên thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

- Thành lập hợp tác xã thu gom vận chuyển, xử lý rác thải. Có cơ chế ưu đãi vốn, kinh phí cho hoạt động này

- Có cơ chế thu hút, ưu tiên các cơ sở sản xuất kinh doanh sạch, thân thiện với môi trường và hoạt động tại các công ty doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn xã.

- Tuyên truyền tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các chương trình, phân loại rác tại nguồn và tư hộ gia đình, sử dụng bếp ít khói, sử dụng chế phẩm EM, xây dựng và xử lý hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh.

- Phân loại CTR tại nguồn: Vận động nhân dân chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình để tái chế tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp.

Cùng với tốc độ đô thị hoá và phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ tất yếu sẽ kéo theo lượng rác thải phát sinh tăng cao với các thành phần phức tạp hơn. Rác thải phát sinh với khối lượng lớn, thành phần phức tạp nếu không được quan tâm xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải nói riêng là các biện pháp cần làm ngay trong tình hình thực tế xã hiện nay của xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã quyết thắng –thành phố thái nguyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w