- Tuy đã có Luật Môi trường năm 2005, nhưng vẫn chưa đầy đủ và nhất quán, nhiều lĩnh vực chưa được quan tâm một cách thích đáng. Hơn thế nữa các văn bản quy định phải được thống nhất từ Trung ương đến các địa phương đảm bảo tính hiệu lực của nó tạo ra sự bình đẳng trong mọi lĩnh vực.
- Các cấp quản lý cần bổ xung thêm biên chế các cán bộ chuyên môn về Môi trường.
- Các cấp quản lý cần khuyến khích các nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các nguyên liệu tái chế, sản phẩm ít bao gói…như vậy sẽ góp phần rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng.
- Công tác thu gom và vận chuyển cần được quản lý chặt chẽ hơn sao cho đúng với thời gian quy định. Các xe đẩy tay có thể có thể lắp thêm kẻng, chuông để thuận lợi hơn co việc đổ rác muộn nên đổ bừa bãi trên vỉa hè va đường phố.
Trên đường phố và các khu công cộng cần đặt thêm những thùng rác nhằm tránh tình trạng người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định nhưng lại không có thùng rác, không để người dân đổ rác bừa bãi tạo ra những bãi tạm vô cùng mất vệ sinh.
- Tổ chức quản lý một cách có quy mô cho các cơ sở tái chế, buôn bán phế liệu, những người nhặt rác và buôn bán ve chai.
- Các cấp quản lý kết hợp với các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức môi trường thực hiện Dự án 3R. Dự án đã được thực hiện thí điểm ở một số phường xã trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre… và đem lại những kết quả nhất định. (Nguyễn Thị Tuyết Mai 2007)[5]
4.5.4 Giải pháp kỹ thuật, công nghệ
Nguyên tắc cung xử lý chất thải rắn
Thu gom, vận chuyển chất thải là khâu rất quan trọng và dễ gây ra ảnh hưởng đến người lao động, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và môi trường du lịch.
Để quá trình xử lý chất thải diễn ra hoàn chỉnh, đạt yêu cầu đảm bảo một số bước như sau:
Chất thải rắn Phân loại – Thu gom
Vận chuyển Xử lý Ủ sinh học Chôn lấp Đốt Biện pháp khác Hình 4.7. Quá trình xử lý chất thải 4.5.4.1 Tái chế và tái sử dụng
- Các thành phần chất thải rắn có thể tái chế được phân loại và thu gom để bán cho các cơ sở thu mua để xử lý và tái chế kim loại, nhựa cứng, linon, giấy, các tông, …
- Các chất thải như gỗ vụn, đồ dung từ gỗ được thu hồi để sử dụng làm chất đốt, các loại phế thải xây dựng không được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt. Các loại chất thải xây dựng nên tận dụng để san nền, san lấp mặt bằng… hạn chế thải ra môi trường.
- Các loại chất thải nguy hại được thu gom và xử lý triệt để theo quy trình riêng của xử lý chất thải nguy hại.
- Các loai chất thải nguy hại thông thường được thu gom và xử lý tập trung tại bãi xử lý tập chung.
4.5.4.2. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật
- Ưu điểm: Rẻ tiền, phần mùn rác sau khi lên men có thể tận dụng làm phân bón.
- Nhược điểm: là thời gian xử lý lâu hơn, các chất thải vô cơ (thường chứa một lượng tương đối lớn) không xử lý được nên xử lý không triệt để.
Hình 4.8 Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật
Rác từ sân tập kết được chuyển lên băng truyền qua nhà phân loại 1. Rác sau khi phân loại lần 1 được băng chuyền chuyển sang sân phối trộn để trộn.
Tại đây rác được bổ xung các chất cấn thiết khác như rỉ đường N, P, K hoặc phân bể phốt; cấy vi sinh vật, điều chỉnh độ ẩm và sau đó được băng chuyền hoặc xe chuyển vào bể ủ.
Rác sau khi chuyển vào bể ủ lên men ở nhiệt độ cao được chuyển vào nhà ủ chín. Quá trình này diễn ra trong thời gian một tuần lễ đến một tháng. Đây là giai đoạn ủ trong điều kiện yếm khí.
Rác từ nhà ủ kín được băng chuyền chuyển sang nhà phân loại số 2. Sau đó được phân loại tiếp theo hệ thống nam châm điện tách kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói, nilon… Mùn rác nhận được chuyển sang nhà thu hồi tận
dụng. Tại đây mùn rác được bổ xung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết và được sử dụng như nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao.
4.5.4.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp phổ biến và chi phí xử lý thấp nhất, phương pháp này phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay.
Khái niệm chôn lấp hợp vệ sinh (Theo quy định của TCVN 6696 – 2000): Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải phát sinh từ khu vực dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, chất đệm, các công trình phụ trợ khác như: Trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện, nước, văn phòng làm việc…
Bảng 4.13. Phân loại bãi chôn lấp theo diện tích
Loại bãi Diện tích (ha)
Nhỏ Dưới 10
Vừa Từ 10 đến 30
Lớn Từ 30 đến 50
Rất lớn Bằng và trên 50
(Nguồn: TCVN 6696 – 2000)
Khi chọn bãi chôn lấp chúng ta cần phải xem xét đến các yếu tố:
- Quy mô bãi: Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào quy mô đô thị như: dân số, lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải….
- Vị trí bãi chôn lấp: Các vấn đề cần lưu ý khi đặt bãi chôn lấp:
+ Bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, ngưng phải có khoảng cách thích hợp với khu dân cư gần nhất.
+ Địa điểm bãi rác khu cần phải cách xa sân bay, là nơi có các khu đất trống vắng, tính kinh tế không cao.
+ Bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước sử dụng trong công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m.
+ Không đặt bãi chôn lấp tại những nơi có tiềm năng nước ngầm lớn + Bãi chôn lấp phải có vùng đệm rộng ít nhất 100m cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài hàng rào bãi.
+ Khu vực đặt bãi chôn lấp nên có lớp đá nền chắc, đồng nhất tránh khu vực đá vôi và khu vực có các vết nứt kiến tạo, vùng đất rễ bị rạn nứt.
Bảng 4.14. Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp (m)
Các công trình
Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp (m)
Bãi chôn lấp vừa và nhỏ Bãi chôn lấp lớn Bãi chôn lấp rất lớn
Đô thị, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, khu dân cư
≥ 3000 ≥ 5000 ≥ 10.000
Công trình khai thác nước ngầm:
Công suất nhỏ hơn 100m³/ngày ≥ 50 ≥ 100 ≥ 500
Công xuất từ 100m³ đến 10.000m³/
ngày ≥ 100 ≥ 500 ≥ 1000
Công xuất lớn hơn 10.000m³/ngày
≥ 500 ≥ 1000 ≥ 3000
(Nguồn: TCVN 6696 – 2000)
Ngoài ra cũng phải xem xét thêm các khía cạnh về môi trường: khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, tạo một số vật chủ trung gian gây bệnh… cũng như chúng ta phải chú ý đến kinh tế, cố gắng giảm mọi chi phí để đạt được yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý nhưng không được giảm nhẹ lợi ích cộng đồng và hiệu quả xã hội.
Trình tự quy trình quản lý vệ sinh: Ô tô chở rác
đến bãi rác
Cân điện tử
Thu hồi để tái chế
Phân loại Chất hữu cơ Sản xuất phân
hữu cơ Đổ rác vào ô chôn lấp San ủi Rắc Bokasi Đầm chặt Hệ thống xử lý khí San phủ đất hoặc đất trơ
Nước rác tự chảy Khu xử lý nước rác Đóng ô chôn lấp:
- San phủ đất - Trồng cây xanh
Hình 4.9: Quy trình quản lý, vận hành khu chôn lấp hợp vệ sinh
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 4 tháng tiến hành điều tra khảo sát về thực trạng chất thải rắn trên địa bàn xã Quyết Thắng có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Xã Quyết Thắng là một xã có nền kinh tế đang trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng đầy đủ, đời sống của nhân dân đang dần được cải thiện. Chất lượng các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao. Hiện trạng môi trường còn khá tốt chưa có vấn đề ô nhiễm nặng. Vấn đề cần được quan tâm và giải quyết ở đây là chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. - Lượng rác phát sinh ước tính trong toàn xã là 7.348 kg/ngày
- Tình hình quản lý rác còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu gom tại xã Quyết thắng mới chỉ đạt 80% tỷ lệ này tương đối cao. Công tác quản lý chưa được thống nhất từ cấp chính quyền đến nhân dân. Người dân dần có ý thức tốt về vệ sinh môi trường và thu gom rác thải sinh hoạt.
- Phương pháp thu gom rác thải vẫn còn thô sơ, chưa được quan tâm đầu tư một cách thích đáng.
5.2. Kiến nghị
Để công tác thu gom và xử lý CTR trên địa bàn xã đạt kết quả tốt xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đề nghị UBND xã Quyết Thắng nên đầu tư thêm kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị, thùng chưa rác đặt nơi công cộng.
- Nâng cao năng lực quản lý của cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…
- Tại các xóm đã có dịch vụ thu gom rác cần vận động 100% số hộ tham gia giao rác cho xe rác.
- Tại các xóm chưa có dịch vụ thu gom: Đề nghị UBND xã Quyết Thắng phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận dụng mô hình tự xử lý rác tại hộ gia đình, hạn chế tối đa việc vứt rác bừa bãi.
- Phân loại rác thải ngay tại nguồn là một phương pháp có ý nghĩa rất lớn cả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chiến dịch về truyền thông về Bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng, đặc biệt là việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2005 – 2006) “ Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 định hướng 2020”
2.Bộ Tài nguyên và Môi trường(2011), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2010
3.Phạm Văn Đó(2007). Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh - giải pháp tối ưu cho môi trường
4.Nguyễn Đình Hương (2003), Giáo trình kinh tế chất thải, Nxb Giáo dục.
5.Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), Dự án 3R- cần được sự đồng lòng hưởng ứng của mỗi người dân, Hà Nội.
6.Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong (2009), “ Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1 tháng 3/2009 (số 05), trang 12.
7.Nguyễn Xuân Nguyên(2004), công nghệ xử lý rác thải và rác thải rắn, Nxb Khoa học kĩ thuật Hà Nội.
8.Trần Hiếu Nhuệ và cs (2001), Quản lý chất thải rắn, tập 1, Nxb Xây dựng, Hà Nội
9.Thư viện pháp luật, “Chương trình đầu tư xử lý chất thải”,
http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-798-QD-TTg- phe-duyet-Chuong-trinh-dau-tu-xu-ly-chat-thai-vb124563t17.aspx
(25/05/2011)
10.Tổng cục Môi trường (2010), “Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam”.
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/PHONGSU/Pages/ (21/1/2010)
11.UBND xã Quyết Thắng (2011), Báo cáo kết quả các hoạt động năm 2011
12.Việt Báo (2003), “Seraphin – Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam”, http://Vietbao.vn/Khoa-hoc/seraphin-%11-cong-nghe-xu-ly-rac- thai-sinh-hoat-Viet-Nam/20032369/188/ (20/5/2008)