1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Viết văn miêu tả cây cối như thế nào cho hay?

16 4,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 270,5 KB

Nội dung

Muốn viết tốt miêu tả cây cối , trước hết phải quan sát tốt, tìm ra được các chi tiết điển hình, hấp dẫn, sinh động của đối tượng. Tìm được rồi ta lại phải sắp xếp các chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng, với không gian và thời gian được tả. Đó chính là việc lập dàn ý. Việc sắp xếp các ý trong văn miêu tả thực ra rất linh hoạt. Lựa chọn trình tự nào là tuỳ thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc đặc điểm nhìn của người tả. Mỗi bộ phận của cây chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời phải xác định đâu là nét chính, nét chủ yếu để tập trung miêu tả nhằm làm nổi bật đối tượng đó, để người đọc, người nghe không thể nhầm lẫn với đối tượng khác... Có thể tả người và vật trong mối liên quan đến đối tượng miêu tả nhưng việc tả đó phải góp phần bộc lộ một điều gì đó, làm cho cây cối được miêu tả trong bài nổi bật hơn, đẹp hơn, gần gũi thân thiết hơn với con người hơn. Vì vậy khi lập dàn ý chỉ chọn những chi tiết, đặc điểm tiêu biểu nhất để đưa vào dàn ý và viết ngắn gọn dưới các từ ngữ, cụm từ. Để học sinh quen dần với việc khai thác tư liệu ghi chép được khi quan sát, giáo viên cần nêu những câu hỏi gợi mở khi sắp xếp các ý đã quan sát chung cho các bài tả cây cối như sau: Tả cây gì? Tả cây theo trình tự nào? Cây đó có những bộ phận nào, đặc điểm nổi bật của từng bộ phận? Mỗi đặc điểm (bộ phận lớn) gồm mấy chi tiết cần được tả? Mỗi chi tiết liên quan đến sự vật nào? Trả lời được câu hỏi đó là học sinh nắm được đầy đủ nội dung của dàn ý. Ví dụ với đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em. 1. Mở bài : Giới thiệu cây bàng ở sân trường em 2. Thân bài: Tả theo trình tự thời gian Tả cây vào các mùa trong năm (gồm 4 phần lớn): + Mùa xuân. + Mùa hạ. + Mùa thu . + Mùa đông. Mỗi phần lớn gồm các chi tiết: + Mùa xuân: cành, lá, chim chóc,... + Mùa hạ: lá và hoa,... + Mùa thu: lá , quả, ... + Mùa đông: lá, cành cây, ... Các chi tiết liên quan đến sự vật: mưa xuân, nắng mùa hạ, gió mùa thu, chim chóc, ong bướm, âm thanh của tiếng chim,... Đặc biệt là con người cùng những tình cảm gắn bó với cây, sự chăm sóc bảo vệ cây, ... 3. Kết bài: Cây bàng đã đem lại cho em và các bạn cảm giác dễ chịu gì, làm đẹp cho ngôi trường như thế nào? Dàn ý là cái khung vững chắc để đỡ bài văn. Một dàn ý tốt sẽ đảm bảo cho bài văn không lạc đề, không thiếu ý, không mắc lỗi về bố cục ... Vì vậy để viết được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh phải lập được dàn ý và dựa vào dàn ý để viết.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Cơ sở lý luận

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản, cần thiết về khoa học và cuộc sống Mặt khác, giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em tiếp tục học tiếp các bậc học cao hơn Ở Tiểu học, Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác Trong đó Tập làm văn là một phân môn hết sức quan trọng Phân môn này có nhiệm vụ rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết

Chiếm một phần lớn trong phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là văn miêu tả Văn miêu tả chia làm nhiều loại Ở lớp 4, các em đã được học tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật Trong đó số tiết tập làm văn tả cây cối chiếm thời lượng tương đối lớn so với tổng số tiết tập làm văn miêu tả ở lớp 4 Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp

4 không chỉ trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh mà còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho các em

Trang 2

Như chúng ta đã biết văn tả cây cối là loại văn căn cứ vào những điều quan sát, ghi chép, cảm nhận được về đối tượng là cây cối trong thiên nhiên, cảnh vật , dùng ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó, trình bày theo bố cục hợp lí

và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận như mình

Khi thực hiện viết một bài văn miêu tả học sinh phải tiến hành theo các bước sau:

- Quan sát, tìm ý

- Lập dàn ý

- Vận dụng các kiến thức tổng hợp để viết đoạn

- Viết thành bài văn hoàn chỉnh

Phân môn Tập làm văn giúp học sinh vừa tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết

về Tiếng Việt từ các phân môn khác vừa phát huy và hoàn thiện các kết quả đó Vì vậy, học tốt văn ở Tiểu học sẽ tạo tiền đề vững chắc cho các em học tốt ở các bậc học trên Nhưng thực tế khả năng viết văn của học sinh Tiểu học còn nhiều hạn chế, đặc biệt là viết văn tả cây cối của học sinh lớp 4 Vì cảnh vật, cây cối lại luôn gắn với tình

người Thi hào Nguyễn Du đã nêu một nhận xét rất sâu sắc: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Đúng vậy, cây cối trong tự nhiên luôn mang theo trong nó cuộc sống

riêng với những đặc điểm riêng Nhưng con người cảm nhận về cây cối, cảnh vật như thế nào sẽ vẽ lên bằng ngôn ngữ hình ảnh cây cối như thế ấy Đó là cái tình của người viết văn Tả cảnh, tả cây cối mà không gửi gắm tình cảm, sự yêu mến của người viết vào đó thì bài văn sẽ không có hồn, sẽ trơ trọi, thiếu sức sống Chính vì vậy dạy học sinh viết văn tả cây cối trong phân môn Tập làm văn lớp 4 là rất khó

II Cơ sở thực tiễn

Qua thực tế dạy lớp 4, bằng cách sử dụng phiếu trắc nghiệm, dự giờ thăm lớp, qua trao đổi, chuyện trò, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt

là thông qua chấm các bài kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy một số tồn tại, hạn chế trong việc dạy học sinh lớp 4 viết bài văn tả cây cối như sau:

a) Thực trạng của giáo viên trong các nhà trường Tiểu học hiện nay:

Bên cạnh những đồng chí giáo viên đã tích cực, say sưa nghiên cứu sáng tạo để tìm ra những biện pháp dạy học sinh khi viết đoạn văn sao cho hiệu quả nhất thì còn một số giáo viên còn rất ngại, đôi khi “sợ” dạy tiết Tập làm văn với tâm lý có dạy học sinh cũng không viết được Còn có giáo viên chưa thực sự coi trọng cũng như chưa thực sự đồng tình với việc “tạo năng lực viết văn” cho học sinh khi các em đang học bậc Tiểu học Cụ thể:

1 Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn

2 Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học

Trang 3

3 Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn còn hạn chế

Thực tế: Khi viết văn thì việc sử dụng từ, viết câu rất quan trọng Nhưng khi dạy tập đọc giáo viên ít quan tâm đến việc rèn cho học sinh cảm nhận hoặc chỉ ra những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, những câu văn sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc của tác giả bài viết

4 Một số giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách lập dàn ý cho một bài văn

5 Việc rèn kĩ năng viết bài cho học sinh chưa thường xuyên, hiệu quả

b) Thực trạng của học sinh hiện nay:

1 Học sinh ngại học văn đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và học phân môn Tập làm văn

2 Vốn sống, thói quen và khả năng tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học còn hạn chế

3 Mặc dù học sinh đã được thực hành luyện viết câu, đoạn văn ngắn khá nhiều trong chương trình Tiếng Việt 2, 3 và viết bài văn có cấu tạo ba phần của Tiếng Việt 4 nhưng việc viết câu văn, đoạn văn của học sinh còn rất hạn chế Cụ thể:

- Vốn từ học sinh còn nghèo nàn dẫn đến việc sử dụng từ còn lặp, vụng, chưa đúng

Ví dụ : Sân trường em rất rộng Sân trường em có rất nhiều cây cho bóng mát.

Ở sân trường, em thích nhất là cây bàng (lặp từ)

- Một số học sinh khá giỏi cũng chưa chú ý một cách “đúng mức” đến

việc tập viết câu giàu giá trị nghệ thuật

- Học sinh còn rất hạn chế khi nối câu, tạo đoạn, liên kết đoạn để viết thành bài văn hoàn chỉnh

Từ những thực trạng trên cho thấy việc rèn cho học sinh viết được đoạn văn đúng về nội dung đảm bảo về hình thức cũng đã khó chưa kể đến việc cần phải cho học sinh viết được bài văn có hình ảnh đẹp, có cảm xúc và có giá trị nghệ thuật.

Qua thống kê về chất lượng viết văn miêu tả cây cối của học sinh năm học 2010 - 2011

với đề bài: Hãy tả một cây ở sân trường gắn với nhiều kỷ niệm của em; tôi thu được kết quả cụ

thể như sau :

Số

HS

30

Đạt điểm giỏi Đạt điểm khá Đạt điểm TB Đạt điểm yếu

Trang 4

Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, qua tìm hiểu về việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh hiện nay, để đạt được mục tiêu dạy và học của phân môn Tập làm văn lớp 4, tôi đã mạnh dạn vận dụng một số biện pháp nhằm

“Nâng cao chất lượng viết văn tả cây cối cho học sinh lớp 4”.

B PHẦN NỘI DUNG

I Những nội dung được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm

Từ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, từ thực trạng của giáo viên và học sinh lớp 4 khi dạy và học văn tả cây cối, bằng những kinh nghiệm rút ra được từ quá trình giảng dạy, trong quá trình dạy viết văn tả cây cối cho học sinh lớp 4, tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:

1/ Trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học

2/ Chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học

3/ Giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào phân môn Tập làm văn

4/ Dạy học sinh cách lập dàn ý một bài văn tả cây cối

5/ Rèn kĩ năng viết bài văn cho học sinh

II Các biện pháp thực hiện

1/ Biện pháp thứ nhất: Trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn học

Như chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học là kết quả của sự bộc lộ đầy

tài năng, bộc lộ tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ Trong văn là sự chắt lọc tinh tuý của cái hay, cái đẹp, sự phong phú giàu hình ảnh, sự khái quát của ngôn ngữ Tiếng Việt qua cái tài của nhà văn Nếu học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn học thì học sinh rất thích học văn Khi đó cảm xúc của các em dâng cao và các em có khả năng sáng tạo văn, vận dụng vào viết bài văn của mình

Để học sinh có lòng yêu thích văn học và có hứng thú khi viết văn nói chung, văn

tả cây cối nói riêng, tôi giúp học sinh hiểu được chỉ có sự yêu thích văn học mới có sự nuôi dưỡng say mê Cần thường xuyên đọc thơ, văn để bồi dưỡng lòng yêu văn học, thấy được sự trong sáng, phong phú và đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc, nâng cao năng lực xúc cảm, trau dồi lòng hướng thiện và muốn “làm thân” với văn thơ thì chúng ta phải có tấm lòng chân thật,

tình cảm thiết tha yêu mến văn thơ

Làm thế nào để các em có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với thơ văn ?

Khi dạy Tập đọc tôi luôn giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài, cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đồng thời khuyến khích các em học thuộc lòng những đoạn văn, những bài thơ hay mà các em yêu thích, kiểm tra những đoạn mà học sinh thích trong giờ học sau Tôi có thể cho học sinh diễn xuôi lại một số bài thơ tả cây cối, tả cảnh hay; cảm nhận được những điều thú vị từ

Trang 5

những mẩu chuyện vui do cách dùng từ trong tiết luyện từ và câu Những buổi sinh hoạt ngoại khoá tôi tổ chức cho các em thi đọc những bài văn, bài thơ hay mà các em sưu tầm được ngoài sách giáo khoa, giới thiệu về cảnh đẹp địa phương, những cuộc triển lãm nhỏ về tranh phong cảnh của đất nước, để trau dồi cảm xúc cho các em

2/ Biện pháp thứ 2: Hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học

Nói đến văn tả cây cối là ta phải nghĩ tới cảnh vật thiên nhiên, những yếu tố tự nhiên gắn bó thân thiết cùng với sự sống và tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho cây như: gió, nắng, trăng sao, Học sinh sẽ được bồi dưỡng tâm hồn khi được ngắm một rặng dừa đẹp bên bãi biển khi mặt trời lên, một dòng sông trong đêm trăng đẹp, cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời, dưới ngòi bút tài ba của người nghệ sỹ

Hơn nữa với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học, tư duy của các em lại đang trong quá trình hình thành và phát triển, còn đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể” Thông thường, các em làm văn ở lớp, ngồi giữa bốn bức tường của lớp học, xung quanh chỉ có cô giáo, bạn bè, bảng đen, bàn ghế mà phải làm những bài văn tả cây cối vào một thời điểm nào đó hoặc vào một mùa trong năm thì quả là khó khăn với các em Học sinh không được quan sát nên đã xảy ra tình trạng bịa đặt hình ảnh trong bài làm, khiến cho những hình ảnh miêu tả ấy thiếu tính chân thực, thậm chí hết sức vô lí Do đó khi viết văn tả cây cối kĩ năng quan sát và ghi chép là rất cần thiết Từ quan sát và ghi chép các em mới có vốn để làm văn miêu tả Nhưng trong thực tế các các em ít quan sát, không có thói quen để ý các sự vật, sự việc, hiện tượng quanh mình Nói đúng hơn là có nhìn mà không thấy, có nghe mà không cảm nhận

Ví dụ: Khi tả cây bàng, có học sinh đã tả như sau:

Mùa xuân, lá bàng xanh um che kín cả sân trường Mùa hè, những quả bàng chín vàng thấp thoáng trong vòm lá xanh tươi

Chính vì những hình ảnh miêu tả vô lí ấy mà nhiều bài làm của các em sai, thiếu kiến thức thực tế Kết quả cho ra đời những bài văn nghèo nàn về nội dung, thiếu sức thuyết phục, đem đến người đọc sự cảm nhận lệch lạc

Đa số các bài văn miêu tả cây cối trong chương trình lớp 4 là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc Muốn khắc phục tình trạng này, các em phải có thói quen quan sát hàng ngày Quan sát và tự đặt câu hỏi để giải đáp, nhằm tìm hiểu và khắc sâu vào trí nhớ những hình ảnh về cây cối, về cuộc sống xung quanh Vì vậy, khi dạy học giáo viên cần rèn học sinh thói quen quan sát, ghi chép, phát hiện ra những đặc điểm tiêu biểu cụ thể của cây cối, của sự vật, hiện tượng quanh mình

Ví dụ: Học sinh có thể quan sát hai bên đường ta đi học có những loại cây gì? Cây cối trong vườn, trên sân trường ra sao? Cảnh cây cối vào mùa đông khác với mùa

hè, buổi sáng khác với buổi chiều ở chỗ nào? Với từng loại cây cụ thể, quen thuộc học sinh còn phải biết mùa ra hoa, kết trái, màu sắc hình dáng, mùi hương của hoa lá Tất

cả những điều quan sát và ghi nhận được cần phải chép lại vào một cuốn sổ tay Không cần chép dài dòng, chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn Sẽ rất thành công

Trang 6

nếu khi quan sát chúng các em có được những phát hiện bất ngờ thú vị Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm sáng tạo và độc đáo

Nếu đối tượng miêu tả không xuất hiện trực tiếp hàng ngày trong cuộc sống của các em thì làm sao có thể quan sát? Tôi định hướng cho học sinh biết có nhiều nguồn để thu thập kiến thức thực tế cho mình Các em có thể quan sát qua những hình ảnh trên chương trình truyền hình, quan sát qua những bức tranh phong cảnh, ảnh đẹp

về cây cối, đọc những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật miêu tả đặc sắc Từ nhiều nguồn khác nhau đó, các em chắc chắn sẽ có một vốn kiến thức thực tế hết sức phong phú

Khi tiến hành quan sát để viết một bài văn cụ thể học sinh phải nắm được yêu cầu và giới hạn của đề bài để tránh miêu tả đôi khi rất hay nhưng không đúng trọng tâm của đề Tôi gợi ý cho các em biết có rất nhiều loài cây, loài hoa đẹp Mỗi loài lại

có một vẻ đẹp đặc sắc, riêng biệt Từng loài cây cối lại đẹp nhất vào một thời gian, thời điểm nào đó trong ngày nên các em có thể chọn tả vào thời điểm đó để làm nổi bật vẻ đẹp riêng vốn có của từng loài và bài văn thêm hay, thêm hấp dẫn lòng người Với bài tập đưa ra nhiều đề tài cho học sinh lựa chọn đối tượng miêu tả, học sinh nên chọn một đối tượng nào đó phù hợp, gần gũi với cuộc sống của mình như ở nông thôn nên chọn tả các loại cây cối có trong vườn nhà em, ở thành thị có thể tả cây cối trong công viên hoặc trên đường phố mà em thường

được quan sát

Như vậy, bên cạnh việc cung cấp vốn sống thực tế thì tôi đã hướng dẫn các em biết tích luỹ vốn văn học cho mình Không chỉ khi học văn miêu tả mà ngay trong cuộc sống hàng ngày trước bất kì cảnh vật, hiện tượng nào mình gặp các em hãy để ý, quan sát và ghi chép lại những gì mình cảm thấy hay, thấy đẹp thấy rung động hay những câu văn giàu hình ảnh mà mình thấy tâm đắc Qua đó vốn sống của các em sẽ phong phú hơn, viết văn sẽ tốt hơn

3/ Biện pháp thứ 3: Giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn

tả cảnh

Kiến thức Tập làm văn là kiến thức tổng hợp Các phân môn khác hỗ trợ rất nhiều

cho việc viết văn của học sinh Nếu các em không biết vận dụng các kiến thức của phân môn khác thì các em không thể viết được bài văn hay, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc Vì vậy giáo viên cần giúp học sinh biết vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn miêu tả cây cối

Từ dàn ý đã có, học sinh phải biết dùng từ đặt câu cho đúng, diễn đạt cho hay, cho sinh động để giúp người đọc cùng thấy, cùng cảm nhận như mình.Vì vậy khi tả, ta phải chú ý tới hình dáng, đường nét, màu sắc của cây cối và mối liên hệ ảnh hưởng của đối tượng miêu tả với con người, với các sự vật khác có ở xung quanh, những yếu

tố làm tôn lên sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp hấp dẫn, riêng biệt cho cây

Muốn làm được điều đó thì học sinh phải bắt đầu từ việc dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn Khi dạy viết văn, tôi hướng dẫn các em từng bước như sau:

Trang 7

3.1/ Vận dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vào viết văn

Việc lựa chọn từ ngữ trong văn miêu tả là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc Muốn làm được yêu cầu này thì người viết văn miêu tả trước hết phải có vốn từ phong phú Vấn đề tích luỹ vốn từ cần được tiến hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức: Thông qua các giờ học Tiếng Việt trong nhà trường, thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua quá trình đọc sách, đọc tài liệu tham khảo có liên quan tới văn miêu tả Nhưng chủ yếu thông qua các phân môn của Tiếng Việt Muốn viết được bài văn ngoài yêu cầu về vốn từ phong phú còn đòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa từ, tác dụng của từ, cách sử dụng từ Trước khi viết đoạn văn học sinh phải xác định được từ ngữ dùng để gọi tên sự vật cần tả cho phù hợp, từ ngữ nào gợi

tả được màu sắc, âm thanh, hình dáng của những sự vật được chọn tả

Ví dụ: Khi tả cây ăn quả, tôi đã gợi ý để học sinh tìm ra những từ chỉ màu sắc thích hợp để tả quả khi chín như: vàng tươi, vàng mọng, vàng ươm, đỏ mọng, đỏ rực, Còn khi tả cây đang lên xanh tốt học sinh phải chọn nhóm từ chỉ sắc xanh của lá: xanh non, xanh mượt mà, xanh thẫm,

Điều cần lưu ý là phải luôn có thói quen tìm từ gợi hình, biểu cảm và phải chọn

từ ngữ phù hợp với đối tượng, với văn miêu tả Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều tới hệ thống từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái ), muốn làm nổi bật không khí thì sử dụng hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng các tiếng động ) hay từ ngữ nói lên tình cảm, sự chăm sóc của con người đối với cây cối (tưới nước, vuốt ve, nâng niu, ) Bài văn miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay Nhưng cũng cần ý thức được rằng nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tuỳ tiện hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục Cụ thể ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác Dùng từ hay không có nghĩa là từ đó phải “kêu” Dùng từ phong phú không có nghĩa là liệt kê ra thật nhiều Điều quan trọng là người tả cần chọn đúng từ ngữ diễn

tả chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả

VD: Cùng tả về hoa gạo có em viết:

Những bông hoa gạo đỏ rực như lửa.

Hoa gạo nở bung ra như thắp lên những đốm lửa đỏ hồng làm bừng sáng cả khúc sông.

Nhà văn Vũ Tú Nam viết: Những bông hoa gạo rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp

Rõ ràng cùng tả hoa gạo nhưng có nhiều cách dùng từ, đặt câu khác nhau Việc

sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm khác nhau đã tạo nên những câu văn hay hơn như cách viết thứ hai, thứ ba

3.2/ Vận dụng biện pháp tu từ vào viết câu

Mỗi đoạn miêu tả một đặc điểm hay một bộ phận của cây Mỗi đặc điểm lại gồm một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu Do đó để diễn đạt các ý ta thường sử dụng câu Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ gợi tả, gợi cảm, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng

Trang 8

không kém phần quan trọng Có thể thấy rõ câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy nhiêu Vì vậy, giáo viên cần giúp các em viết được câu văn có giá trị nghệ thuật

Văn miêu tả là loại văn dùng ngôn ngữ để vẽ lên một cách sinh động hình ảnh chân thực sống động về sự vật, cây cối Để vẽ ra được hình ảnh chân thực của đối tượng thì học sinh phải sử dụng đến biện pháp tu từ như so sánh và nhân hoá Nhờ

có so sánh và nhân hoá mà cùng một dàn ý nhưng người viết lại tìm được cái mới cái riêng cho bài viết của mình Ví dụ, nhìn một bầu trời đầy sao, Huy-go thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại cái liềm con là vành trăng non Mai-a-cốp-xki thì lại thấy ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người gieo vào vũ trụ Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng, đều hay, rất riêng và rất mới Quả thật miêu tả bầu trời đầy sao mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc Tôi rất

tâm đắc với quan điểm của Phạm Hổ : “Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học”

Trước khi viết, học sinh phải lựa chọn được những chi tiết, sự vật nào có

thể miêu tả theo cách so sánh hay nhân hoá Chọn được sự vật rồi ta mới lựa chọn xem so sánh với cái gì và nhân hóa như thế nào ?

Ví dụ: Bài tả cây cam đang mùa quả chín

Câu văn : Những chùm cam chín vàng trông thật là ngon

Học sinh có thể viết thành: Những chùm cam chín vàng óng, da căng mọng như mời gọi mọi người đến thưởng thức.

Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá giáo viên cần chú ý học sinh dựa

trên dấu hiệu nhận biết để viết Câu có sử dụng biện pháp tu từ không chỉ phù hợp ở dấu hiệu bên ngoài mà cần có nội dung phù hợp thực tế

Khi sử dụng các nghệ thuật trên trong bài văn miêu tả, chúng ta cần lưu ý rằng những nghệ thuật ấy chỉ thực sự có tác dụng nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ, hợp văn cảnh Ngược lại nếu dùng nghệ thuật ấy một cách máy móc, sáo mòn thì nó làm giảm giá trị của bài văn miêu tả rất nhiều Mặt khác nếu dùng quá lạm dụng cách nói

so sánh, nhân hoá mà ít tả thực thì chắc chắn cảm giác thích thú ban đầu của người đọc sẽ giảm dần, thậm chí dẫn tới sự khó chịu, nhất là khi gặp những hình ảnh nhạt nhẽo, vô vị

3.3/ Vận dụng dùng từ, đặt câu

Cách đặt câu trong văn miêu tả đòi hỏi người viết phải linh hoạt, công phu Có thể là câu dài với đầy đủ các thành phần chính phụ, có nhiều tầng ý nối tiếp Cũng có thể là những câu ngắn (câu đặc biệt ) Vì vậy học sinh phải biết chọn kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, với tình huống, nội dung miêu tả, và cả cảm xúc của người miêu tả nữa

Trang 9

- Kiểu câu dài, nhiều tầng ý, nhiều vế nối nhau thường phù hợp với việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên êm đềm, yên ả, hoặc những hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, liên tiếp nhau, hoặc khi cảm xúc của con người đang dâng trào, tuôn chảy

- Kiểu câu ngắn (câu đặc biệt ) với các dấu câu (chấm than, chấm hỏi, chấm lửng ) thường dùng để diễn tả những cảm xúc mạnh, những tình huống bất ngờ, những hoạt động diễn ra nhanh gọn, liên tục

- Kiểu câu đảo ngữ: thường dùng trong những trường hợp cần nhấn mạnh một đặc điểm, một trạng trạng thái nào đó của đối tượng miêu tả

Ví dụ: Tả hoa phượng bằng biện pháp đảo ngữ:

Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa.

Một điều cần chú ý là trong cùng một bài văn miêu tả phải biết dùng đan xen nhiều kiểu câu khác nhau Có câu dài xen câu ngắn, có câu bình thường xen câu đặc biệt Như vậy mới tạo được sự phong phú, đa dạng cho cách diễn đạt

Ví như trong đoạn đầu bài văn Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5, nhà văn Ma Văn

Kháng đã viết: Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San Gió thơm Cây cỏ thơm Đất trời thơm Người đi từ rừng thảo

quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Ngoài từ hương và từ thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc

biệt của thảo quả thì cách dùng câu văn khá dài đan xen với câu rất ngắn đã gợi ra được một không gian nồng nàn hương thảo quả, sự cảm nhận hương thơm thảo quả qua từng nhịp hít thở vừa nhẹ nhàng, vừa liên tục, gấp gáp

4/ Biện pháp thứ 4: Dạy học sinh cách lập dàn ý

Muốn viết tốt, trước hết phải quan sát tốt, tìm ra được các chi tiết điển hình, hấp dẫn, sinh động của đối tượng Tìm được rồi ta lại phải sắp xếp các chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng, với không gian và thời gian được tả Đó chính là việc lập dàn

ý Việc sắp xếp các ý trong văn miêu tả thực ra rất linh hoạt Lựa chọn trình tự nào là tuỳ thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc đặc điểm nhìn của người tả Mỗi bộ phận của cây chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời phải xác định đâu là nét chính, nét chủ yếu để tập trung miêu tả nhằm làm nổi bật đối tượng đó, để người đọc, người nghe không thể nhầm lẫn với đối tượng khác Có thể tả người và vật trong mối liên quan đến đối tượng miêu tả nhưng việc tả đó phải góp phần bộc lộ một điều gì đó, làm cho cây cối được miêu tả trong bài nổi bật hơn, đẹp hơn, gần gũi thân thiết hơn với con người hơn

Vì vậy khi lập dàn ý chỉ chọn những chi tiết, đặc điểm tiêu biểu nhất để đưa vào dàn ý và viết ngắn gọn dưới các từ ngữ, cụm từ Để học sinh quen dần với việc khai thác tư liệu ghi chép được khi quan sát, giáo viên cần nêu những câu hỏi gợi mở khi sắp xếp các ý đã quan sát chung cho các bài tả cây cối như sau:

- Tả cây gì?

Trang 10

- Tả cây theo trình tự nào?

- Cây đó có những bộ phận nào, đặc điểm nổi bật của từng bộ phận?

- Mỗi đặc điểm (bộ phận lớn) gồm mấy chi tiết cần được tả?

- Mỗi chi tiết liên quan đến sự vật nào?

Trả lời được câu hỏi đó là học sinh nắm được đầy đủ nội dung của dàn ý

Ví dụ với đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em

1 Mở bài : Giới thiệu cây bàng ở sân trường em

2 Thân bài:

* Tả theo trình tự thời gian

- Tả cây vào các mùa trong năm (gồm 4 phần lớn):

+ Mùa xuân

+ Mùa hạ

+ Mùa thu

+ Mùa đông

* Mỗi phần lớn gồm các chi tiết:

+ Mùa xuân: cành, lá, chim chóc,

+ Mùa hạ: lá và hoa,

+ Mùa thu: lá , quả,

+ Mùa đông: lá, cành cây,

* Các chi tiết liên quan đến sự vật: mưa xuân, nắng mùa hạ, gió mùa thu, chim chóc, ong bướm, âm thanh của tiếng chim, Đặc biệt là con người cùng những tình cảm gắn bó với cây, sự chăm sóc bảo vệ cây,

3 Kết bài: Cây bàng đã đem lại cho em và các bạn cảm giác dễ chịu gì, làm đẹp cho ngôi trường như thế nào?

Dàn ý là cái khung vững chắc để đỡ bài văn Một dàn ý tốt sẽ đảm bảo cho bài văn không lạc đề, không thiếu ý, không mắc lỗi về bố cục Vì vậy để viết được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh phải lập được dàn ý và dựa vào dàn ý để viết

5/ Biện pháp thứ 5: Rèn kĩ năng viết bài văn cho học sinh.

Viết bài văn là sản phẩm cuối cùng của học sinh Một bài văn tả cảnh thường có

bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả

- Thân bài: Lần lượt miêu tả từng bộ phận của cây, chú ý miêu tả kỹ hơn những nét đẹp, nét tiêu biểu nổi bật của cây

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

Ngày đăng: 14/10/2014, 13:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w