1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng Micrososot powerpoint vào thiết kế bài giảng. Khái quát về động cơ đốt trong

45 520 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 11,52 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Nguyễn Văn Dương, Khoa Vật Lý, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình ngiên cứu và hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này

Cho phép em gửi lời cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Vật Lý và các thầy cô trong Khoa Vật Lý, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nôi 2, đã

tạo mọi điều kiện cho em hồn thành tốt khố luận này

Do lần đầu tham gia nghiên cứu, khoá luận của em không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết Em rất mong được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của của các thầy cô để khoá luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sự phạm Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOAN Em tên là: Phạm Thị Lan Sinh viên lớp K33D- Khoa Vật Lý- Ngành sư phạm Kĩ thuật- Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Em xin cam đoan đề tài “ứng dụng của Microsoft Powerpoint vào thiết kế bài dạy- bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong” Đây là đề tài do bản thân

em nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Dương, Khoa Vật Lý, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

1 Đề tài không hề sao chép từ bất cứ một tài liệu có sẵn nào 2 Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MO DAU 1 Lý do chon d@ tai eeccecccecccsccsscessessessesssessessessessuessesseessssseesseeseees 1 VAXV0ii0i3n in 2

3 Đối tượng và phạm vi nghên cứu - ¿+ +++zsz=xz+zeee 3 4 Nhiém vu nghién Cru oo 3

5 Các phương pháp nghién CU o.oo eee eceseceeceeeeseeeeeceeeeeeeeeeeeeaee 3 CHUONG 1: UNG DUNG CUA CONG NGHE THONG TIN TRONG DẠY HỌC NGÀY NAY 55-252 21 21221121122121121121E211211 11 xe 4 1.1 Dạy học công nghệ trong giai đoạn hiện nay . -«- -«+ 4

1.2 xu thế đối mới trong dạy học công nghệ ở trường phố thông 5

1.2.1 Lý do đổi mới trong dạy học công nghệ ở trường phô thông 5

In nà o 5

1.2.1.2 Sự cần thiết đối mới phương pháp dạy học 5

1.2.1.3 Yéu cau déi méi phuong phap day học hiện nay 6

1.2.2.Đổi mới phương pháp dạy học công nghệ ở trường phố thông 7

1.2.3 Phương pháp dạy học trực quan -. - 7

1.2.3.1 Khái niệm - nSnSn nh he, 7 1.2.3.2 Vai trò của phương tiện dạy học - 8

Trang 4

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sự phạm Hà Nội 2

1.2.3.3 Vai trò của phương tiện dạy học môn công nghệ 8

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MICROSOFT POWERPOINT VÀO THIẾT

KẺ BÀI GIÁNG Q20 nS ST HH Hà Hàn He 10

2.1 Khởi động poWerpOInf sọ nh 10

2.2 Mở trang trình diễn mới và lưu bài trình điễn - 12 2.2.1 Mở trang trình diễn mới - 222222222222 12 2.2.2 Ghi tệp trình điễn trên đĩa << 222 5< 22+ se 13

2.3 Đưa vào một thiết kế có sẵn ccc TS n ST và 13 2.3.1 Mẫu trang trình điễn có sẵn - << << 2525 <s552 13 2.3.2 Thay đổi màu sắc cho những thiết kế đã chọn - 14 2.4 Đưa hình vẽ vào trình chiếu - - ¿+ 2222211223222 c2 14

2.4.1 Vẽ một đối tượng .- - - 1 T2 S n1 111111111 1111122 252255255 eg 14

2.4.2 Đề thay đổi kích thước (chiều cao, chiều rộng) góc lệch của đối

TƯỢNE SH nh nh HT KH TT KT nh TH ni tk ti tt tà 16 2.4.4 Dé quay AutoShapes - c c c c1 112222 222252225522 16 2.4.5 Tạo độ bóng cho hình, chuyên thành hình 3D 17

2.5 Đặt hiệu ứng cho đối tượng c2 2222222111111 11k 17

2.5.1 Thiết lập hiệu ứng trình ign cece eee cece cece cece cece sees eens 17 2.5.2 Hiệu ứng chuyền động theo đường -ccccc c2 <<<<s2 19

2.5.3 Tạo hiệu ứng chuyền động trang chiếu + + < << 20 2.6 Đưa âm thanh đoạn phim vào trình bày - -.- 21

Trang 5

2.6.1 Chèn một tệp âm thanh -< << «< 21 2.6.2 Chén mot doan 01 22

bu Nữ 23

2.7.1 Thiết lập một trình diễn liên tục .¿¿©e+c+c+xsecxzsreee 23

2.7.2 Đặt thời lượng tự động cho bài trình điễn -5-5- 23

2.7.3 Trình chiếu trên màn hình +c + x sex 24 CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP BÀI GIẢNG BẰNG PHAN MEM

MICROSOFT POWERPOINT KHAI QUAT VE DONG CO DOT

i00) 6A 25

3.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của động cơ đốt trong 25 3.2 Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong - - s52 26 3.2.1 Khái niệm cóc SH SH HH TH nhện 26

3.2.2 Phân loại c2 2222212212 S1 ve, 26

3.3 Cầu tạo chung của động cơ đốt trong scsccsscsscccssesxee 26 3.3.1 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền ¿-cccccccccS+S+++sssc°2 26

3.3.2 Cơ cấu phân phối khí -. - 22-22222222 kxsxec 30

3.3.3 Hệ thống bôi trơn - + c2 3222222225225 1 111111 Etrsse 31

3.3.4 Hé théng lam mat cece cece ee eee eee cceceeeeeeeeeeeeeeseeeeeeeeeees 32

3.3.5 Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí - eee 36

3.3.6 Hệ thống khởi động . - 2c S1 111 1s re 37

3.3.7 Hệ thống đánh lửa 22 2S SSS SH SE S111 11111111255 xxy 38

KẾT LUẬN - -L Q 11112191211 1111522111 11111 11k k nhe nen ớy 40

TAT LIEU THAM KHẢO Q22 SE SE SE SE 1111111111115 25xx5 4I

Trang 6

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sự phạm Hà Nội 2

MỎ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão và nó đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Và trong ngành giáo dục hiện nay thì công nghệ thông tin càng không thể thiếu, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp giáo dục vì khối lượng tri thức ngày càng nhiều làm cho mâu thuẫn giữa thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức khá lớn và chính xác Học sinh có thể học hỏi tự nghiên cứu vượt xa lượng kiến thức cơ bản mà nhà trường đã cung cấp

Trong chương trình phổ thông thì môn công nghệ đóng một vai trò quan

trọng Nó trang bị cho học sinh những kiến thức về khoa học Kĩ thuật, tạo cho

học sinh những tư duy về kĩ thuật, tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng sáng tạo Đáp ứng những yêu cầu của thời đại vì nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Môn công nghệ là môn tương đối khó, rất trìu tượng, đòi hỏi học sinh có tư duy ki thuật cao Nội dung của môn học này luôn cung cấp những kiến thức có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của khoa học Kĩ thuật

Trong chương trình môn công nghệ thì phần động cơ đốt trong của sách giáo khoa công nghệ lớp II là phần tương đối quan trọng vì nó được ứng dụng rất nhiều trong thực tế, học sinh được tiếp xúc hàng ngày Nhưng việc giảng dạy để học sinh nắm vững phần này lại rất khó khăn vì cấu tạo của động cơ đốt trong nói chung gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính mà các cơ cấu và hệ thống đều rất phức tạp Vì vậy trong giảng dạy nếu chỉ dựa vào tranh vẽ và sách giáo khoa thì học sinh khó có thể hình dung được cấu tạo và nguyên lý làm việc của chúng Nếu giáo viên sử dụng mô hình thì việc giảng dạy cũng không đạt hiệu quả cao

Trang 7

vì các mô hình thường đơn giản hoá các chi tiết Còn nếu giáo viên sử dụng vật thật thì việc giáo viên giới thiệu sản phẩm cũng không đơn giản vì các chi tiết nhỏ học sinh cả lớp khó có thể quan sát được, việc tháo lắp các chi tiết rất phức tạp lại mất nhiều thời gian Mặt khác học sinh không thể quan sát hết các quá trình cơ, lí, hoá xảy ra bên trong động cơ Nếu có quan sát thì cũng chỉ là quá trình cơ học được mô phỏng ở mô hình vật chất mà thôi

Vì vậy một yêu cầu đặt ra đối với việc dạy học là phải làm cho học sinh quan sát được từng chi tiết, hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và hệ thống mà lại mắt ít thời gian Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì những khó khăn trên đều được khắc phục vì máy tính có thể phóng to, thu nhỏ những chi tiết mặc dù là nhỏ nhất, có thể thể hiện được các quá trình cơ lý hoá xảy ra bên trong của động cơ Ngoài ra chúng còn thể hiện được âm thanh màu sắc sống động giúp học sinh nắm vững hơn các kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và hệ thống một cách nhanh và chính xác

Có rất nhiều phần mềm dùng để thiết kế mô hình dạy học như Soliworks,

Swish maxh, Flash, Colidolies, Microsoft powerpoint So với các phần mềm

khác thì Microsoft powerpoint là phần mềm dễ sử dụng, có hiệu ứng phong phú hình ảnh, âm thanh màu sắc đẹp Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn dé tai “Úng dụng Microsoft Powerpoint vào thiết kế bài giảng: Khái quát về động cơ đốt trong” để làm khoá luận tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng Microsoft Powerpoint vào thiết kế một mô hình dạy học công nghệ

- Giới thiệu một vài ứng dụng của Microsoft Powerpoint vào thiết kế một mô hình cụ thể, tìm ra các hạn chế trong việc sử dụng phần mềm vào thiết kế các

Trang 8

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sự phạm Hà Nội 2

mô hình dạy học Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục trong giảng dạy công nghệ 11 bằng phần mềm Microsoft powerpoint

- Qua đề tài này em sẽ tích luỹ được kinh nghiệm giúp nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghê thông tin vào nâng cao chất lượng giảng dạy

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phần mềm Microsoft Powerpoint và thiết kế mô hình dạy học động cơ đốt trong

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học

Thiết kế, xây dựng và sử dụng được bài dạy có chất lượng, hiệu quả dựa trên phần mềm Powerpoint

Trang 9

CHƯƠNG 1: UNG DUNG CUA CONG NGHE THONG

TIN TRONG DAY HOC NGAY NAY

1.1 Dạy học công nghệ trong giai đoạn hiện nay

Đặc thù của môn công nghệ là liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm kĩ thuật Nếu được trang bị phương tiện dạy học một cách đầy đủ thì chất lượng dạy môn công nghệ sẽ được nâng cao Môn công nghệ II là môn có thể sử dụng nhiều phương tiện hiện đại, áp dụng nhiều phương pháp dạy học cùng một lúc Chẳng hạn trong một tiết học, giáo viên có thể sử dụng các phương tiện trực quan như tranh vẽ, mô hình vật thật, các phương tiện nghe,

nhin,

Để việc dạy học môn công nghệ 11 đạt hiệu quả cao phù hợp với chương trình cải cách sách giáo khoa thì các trường phổ thông phải trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học Nhưng hiện nay, hầu hết các trường phổ thông đều trang bị một phòng máy tính phục vụ cho việc giảng dạy môn tin học Mặt khác, trong những năm gần đây, do sự phát triển của công nghệ thông tin và xu thế ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, một số trường đã trang bị những phương tiện trình chiếu hiện đại như máy chiếu Chính vì vậy việc nghiên cứu phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học là thích hợp với điều kiện thực tế và sẽ mang lại hiệu quả cao

Có thể nói điều kiện dạy học môn công nghệ II trong thực tế và trong một vài năm nữa sẽ được cải thiện đáng kể Điều quan trọng là giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học

Trang 10

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

1.2 Xu thế đổi mới dạy học công nghệ ở trường phổ thông

1.2.1 Lý do đổi mới phương pháp dạy học công nghệ ở trường phổ thông

1.2.1.1 Thuc trang

Vấn dé phát huy tính tích cực học tập của học sinh là vấn đề được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 1960 Cùng ở thời điểm đó, các trường sư phạm có khẩu hiệu là “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Trong cuộc tự cải cách giáo dục lần thứ hai diễn ra vào năm 1980, việc phát huy tính tích cực của học sinh đã là một trong những hướng cải cách nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước

Cho đến nay phương pháp dạy học ở các trường phổ thông vẫn chưa có nhiều chuyển biến: phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở tuy đã có nhiều chuyển biến về phương pháp dạy học nhưng tìng trạng chung vẫn là “thầy đọc- trò chép” hoặc giảng giải xem kĩ vấn đáp tái hiện giải thích minh hoạ bằng tranh SGK,

1.2.1.2 Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học

Một điều chắc chắn là ngành giáo dục không thé đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội nếu vẫn duy trì cách dạy và học thụ động Sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong thế kỉ 21 bằng các trang trí tuệ đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học, đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của con người

phục vụ các mục tiêu kinh tế, xã hội

Đổi mới phương pháp dạy học là xu hướng chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học, là chủ trương đúng đắn phù hợp với thời đại và nhằm đưa ngành GD- ĐT nước ta hoà nhập với nền giáo dục thế giới Nếu như trước đây dạy học với tinh thần “Lấy giáo viên làm trung tâm” giáo viên là người đạo diễn chi phối

Trang 11

và chỉ đạo mọi hoạt động và nhận thức của học sinh Giáo viên chỉ chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình giảng dạy nội dung bài học, ở đây thầy nói trò chép, đôi khi trả lời một số câu hỏi theo sự định hướng nội dung của thầy Các phương pháp dạy học truyền thống giờ đã không còn phù hợp, không đạt được mục tiêu giáo dục của thời đại mới Xu hướng chung để đổi mới phương pháp dạy học là lấy “học sinh làm trung tâm” giáo viên phải coi trong việc rèn luyện học sinh theo phương pháp tự học, tự hoạt động tìm tòi và tập dượt nghiên cứu Quan điểm này nhấn mạnh vai trò chủ động tích cực của học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của thầy để thực hiện tốt nhiệm vụ của quá trình dạy học

1.2.1.3 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Hiện nay nước ta đã và đang tiến hành cuộc cách mạng trong giáo dục Nội dung chương trình đại học đang đổi mới, chất lượng buổi đầu được cải thiện một số vấn đề đặt ra cho giáo dục và cần được giải quyết:

- Vấn đề nội dung, phương pháp - Vấn đề số lượng, chất lượng - Vấn đề truyền thống, hiện đại - Vấn đề toàn cầu, quốc gia, cá thể

Để giáo dục ngày nay phát triển toàn diện cần đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học trên nền tri thức khoa học công nghệ mới tiên tiến, hiện đại hoá với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Trong cuộc cách mạng về giáo dục, quan trọng hơn cả là việc đổi mới về phương pháp như điều 242 luật giáo dục ban hành: “Phương pháp dạy học phổ thông phải được phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú học tập cho học sinh” Để đáp ứng yêu cầu trên, giáo dục được cải tiến theo xu hướng phát triển dạy học hiện đại

Trang 12

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

- Chuyển từ dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”

- Chuyển từ mục đích “cung cấp kiến thức” sang mục đích “luyện cách tự mình tìm ra kiến thức bằng con đường tự học, tự nghiên cứu”

- Giáo viên từ vị trí truyền đạt sang vị trí người hướng dẫn kiến thức - Học sinh từ vị trí thụ động tiếp thu kiến thức trở thành người chủ động

tìm tòi, học hỏi, tự nghên cứu

1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học công nghệ ở trường phổ thông Đất nước ta đang tiến lên thời kì CNH- HĐH, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp Để ngành khoa học kĩ thuật phát triển

mạnh mẽ thì phải tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ, kĩ sư, công nhân

lành nghề Nhận thức được điều đó môn công nghệ đã được đưa vào giáo dục ngay ở bậc phổ thông Ban đầu mang tính chất là trang bị cho các em một số

kiến thức về các lĩnh vực về hình hoạ, cơ khí, điện tử, điện kĩ thuật mà trong

cuộc sống rất cần những thứ đó Và nó còn có tính chất định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời cần có một nghề nghiệp làm hành trang cho cuộc sống Nhưng thực tế đang thấy là các môn phụ không phải thi tốt nghiệp đại học

Để các em có thêm sự hứng thú với môn học này thì việc nghiên cứu sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đạy học là thích hợp với điều kiện thực tiễn và nó sẽ mang lại hiệu quả cao

1.2.3 Phương pháp dạy học trực quan 1.2.3.1 Khái niệm

Là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển nhận thức của học sinh Đối với học sinh phương tiện dạy học còn là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức, rèn luyện Kĩ năng

Trang 13

1.2.3.2 Vai trò của phương tiện dạy học

- Phương tiện dạy học cung cấp cho học sinh những kiến thức một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó nguồn thông tin mà học sinh thu nhận được trở lên đáng tin cậy và nhớ lâu hơn

- Phương tiện dạy học làm cho việc giảng dạy của giáo viên trở lên cụ thể hơn vì vậy sẽ giúp học sinh trực quan hoá tốt hơn Từ đó giúp học sinh tiếp thu

về sự vật, hiện tượng và quá trình phức tạp một cách thuận lợi mà bình thường

học sinh khó tiếp thu hoặc không thể tiếp thu được

- Sử dụng phương tiện dạy học sẽ giải phóng người thầy khỏi một số lượng lớn các công việc tay chân do đó nâng cao được chất lượng dạy học

- Sử dụng phương tiện dạy học giúp giáo viên có thể kiểm tra khách quan

khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo của học sinh 1.2.3.3 Vai trò của phương tiện dạy học môn công nghệ

Phương tiện dạy học có tác dụng tốt với việc phát huy “tích cực” và “tương tác” của học sinh Bởi vì việc sử dụng phương tiện dạy học huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh, tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận thức Nhất là với sự trợ giúp của máy tính và phương tiện nghe nhìn khác, cho phép học sinh có thể quan sát hay tương tác trực tiếp được (với những đối tượng quá to, quá bé, quá xa, điều kiện nguy hiểm quá trình diễn ra quá nhanh, quá chậm, không thể quan sát được trong điều kiện thực của nó)

Các phương tiện nghe nhìn đa phương tiện như máy tính điện tử được sử dụng kết hợp cho phép rút ngắn thời gian trình bày mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với học sinh Một số phần mêm chuyên dụng trong dạy học Kĩ thuật (được chuyển giao từ nước ngoài hoặc từ xây dựng cải tiến ở Việt Nam) đang được sử dụng có hiệu quả

Như vậy, phương tiện dạy học là một thành tố của hệ thống dạy học (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện đánh giá) Trong đó phương tiện

Trang 14

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 dạy học là một trong những yếu tố kết nối giữa những thành tố của hệ thống dạy học: Đặc biệt là trong dạy học thực hành, phương tiện dạy học không chỉ là nội dung hay hình thức “vật chất hoá” nội dung dạy học

Trang 15

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MICROSOFT POWERPOINT VÀO

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Phan mém Microsoft Powerpoint hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi trong các trường học Với khả năng chứa đựng được lượng thông tin lớn, đa dạng với hiệu ứng phong phú phần mềm này đã mở ra được nhiều hướng mới Trong công việc dạy học, chẳng hạn người giáo viên có thể thiết kế, tổ chức các bài giảng trên lớp Sử dụng mô hình động có thể thu các âm thanh, màu sắc, hay đoạn phim, để bài dạy thêm phong phú

Khi muốn thiết kế bài giảng điện tử việc đầu tiên cần làm là khởi động phần mềm Powerpoint

2.1 Khởi động Powerpoint

Cách I: Chọn lénh start cua windows nhu sau: Start/ Program Microsoft

office/ Microsoft Powerpoint

Cách 2: Nháy kép chuột lên biểu tượng của phần mềm Microsoft Powerpoint trên màn hình của windows

Giao diện thông thường của Microsoft Powerpoint sẽ hiện ra cho phép bạn thực hiện các soạn thảo trên đó

Trang 16

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Click to add title

Click to add subtitle

Hinh 2.1 Giao dién Microsoft Powerpoint

1 Nhấn chuột vào bên trong hộp Click £o add file, sau đó nhập tiêu đề bài dạy của bạn 2 Nhấn chuột vào bên trong hop Click to add subtitle, sau d6 nhập tên ngudi soan Man hình làm việc của Powerpoint thông thường bao gồm các thành phần:

- Hệ thống chọn menu: Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Powerpoint trong khi làm việc Bạn phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi có thể dùng phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn

- Hệ thống thanh công cụ: Bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh bao gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó

Trang 17

- Danh sách các Slide đã được tạo: Cho phép định vị nhanh đến một slide

nào đó bằng cách nhấn chuột

- Bản trình diễn Slide: Là nơi chế bản nội dung các trình diễn Mỗi tệp trình diễn (Presentation) có thể bao gồm nhiều bản trình diễn (Slide) Tại mỗi thời điểm, màn hình chỉ có thể hiển thị được một bản trình diễn để thiết kế Bạn có thể sử dụng các công cụ chế bản để đưa thông tin lên các Slide này

- Hộp ghi chú : Giúp bạn lưu những thông tin ghi chú cho từng Slide

2.2 Mở trang trình diễn mới và lưu bài trình diễn

2.2.1 Mở trang trình diễn mới

- Cách 1: Nhấn chuột trái vào danh sách các slide đã được tạo, xuất hiện danh sách các tiện ích chọn New slide (hinh 2.2)

Trang 18

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

2.2.2 Ghỉ tệp trình điên trình diễn trên đĩa - Cách 1: Mở mục chon file/ save,

- Cách 2: Nhấn nút save trên thanh công cụ standard - Cách 3: Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl +S

Sau đó gõ tên tệp tin và nhấn save để kết thúc việc ghi tệp trình diễn 2.3 Đưa vào một thiết kế có sẵn

2.3.1 Mẫu trang trí trang trình diễn sẵn có

1 Trên thuc don Format, nhan Slide Design

2 Trong khung Slide Design, sit dung thanh cuon để xem các mẫu thiết kế có sẵn

Trang 19

2.3.2 Thay đổi màu sắc cho những thiết kế đã chọn

Để thay đổi màu sắc cho những thiết kế nhấn Color Schemes ở góc bên phai khung Slide Design, phia duéi Design Templates

Nhấn chuột lên mũi tên trỏ xuống tới màu mà ban chọn rồi nhấn Apply to Seleced Slides để thay đổi trang trình diễn được chọn cho khung bên trái hoặc chon Apply to All Slides dé thay d6i mau cho tat cả các trang Lưu lại bài trình

bay vừa thay đổi

2.4 Đưa hình vẽ vào trình chiếu

Powerpoint cung cấp rất nhiều tuỳ chọn liên quan đến việc vẽ và định dạng các đối tượng Thanh công cụ Drawing là phương tiện chính trong công cụ đồ hoạ của Powerpoint Nó cho phép bạn trình chiếu các hình ảnh, WordArt và ClipArt Thanh công cụ này còn cho bạn tiếp cận rất nhiều tuỳ chọn chỉ tiết liên quan đến việc tô màu, định vị, định dạng và chỉnh sửa các đối tượng đồ hoạ do bạn tạo ra

2.4.1 Vế một đối tượng

1 Xác định vị trí thanh công cụ Drawing Nếu nó không hiện ra, trên trình đơn view, trd té6i Toolbar và nhấn Drawing Thanh công cụ này thường nằm ở dưới cùng màn hình phía trên thanh tác vụ

ao < 1

i Draw >| ig || AutoShapesy \ & 1] © A]

Hinh 2.5 Thanh cong cu Drawing

2 Nhấn vào nút ÁAwfoshapes và trỏ tới một mục trong trình đơn vừa xuất hiện

3 Nhấn vào một trong mục Basic Shapes, nhấn vào hình mong muốn Nếu muốn vẽ các hình theo ý muốn nhấn chuột vào Lines, chon Freeform con trỏ chuyển thành hình chữ nhật mảnh

Trang 20

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

4 Nhấn hoặc rê chuột đến nơi mà bạn muốn dat AutoShapes

5 Để di chuyển đối tượng, di chuyển con trỏ tới đối tượng cần di chuyển

đến khi con trỏ chuyển thành mũi tên bốn cạnh Nhấn, giữ và kéo AufoShape đến vị trí mong muốn , Flowchart } CCRestangle|} 8B@=L ©0@a Vase ¢ NOOO oe: Stars and Banners > h Callouts } =t| Action Buttons ` Hình 2.6 Hộp thoại Autoshapes 2.4.2 Để thay đổi kích thước (chiêu cao, chiều rộng) góc lệch của đối tượng

1 Kích hoạt cho đối tượng, nhấn chuột phải vào mục Format AufoShapes

hoặc nhấn kép chuột trái vào đối tượng cần thay đổi kích thước 2 Hộp thoai Format AutoShapes xuat hién, chon muc Size

3 Nhấn vào mũi tên trỏ lên xuống bất kì để thay đổi kích thước đối tượng hoặc điển giá trị cần thay đổi

4 Nhấn Ok

Trang 21

2.4.3 Thay đổi màu sắc, đường kẻ và đặc tính trong suốt của một đối

tượng

Tương tự như thay đổi kích thước của đối tượng, khi hộp thoại

ArwfoShapes xuất hiện, chọn mục Colors and Lines, sử dụng chuột để thay đổi

thông tin theo ý muốn Nhấn ØK để hoàn thành

Format AutoShape I3]

——————-

Colors and Lines Size Position Web

Size and rotate Height: [2.75" 3 width: 3.75} 3] Rotation: 4° = Scale Height: 275% || Width: 100 % (Lock aspect ratio Original size Height: Width:

Trang 22

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

4 Nhấn, giữ và kéo chuột để quay AfoShapes Thả chuột khi bạn đã quay được theo ý muốn

2.4.5 Tạo độ bóng cho hình, chuyển thành hình 3D

2 a}

cụ Drawing và chọn kiểu đánh bóng hoặc hình 3 chiêu theo ý muốn Nếu muốn Nhấn vào nút Shadow Style hoac nit 3Dstyle trén thanh cong

chỉnh sửa các đặc tính làm bóng hay 3 chiều Nhấn vào Shadow Seffings hoặc

3D- Seffings sẽ xuất hiện cho phép bạn điều chính theo ý muốn

3-D Settings

PIS ESP SP | ei Wy Ø - |

Hinh 2.8 Hop thoai Shadow Settings Hình 2.9 Hộp thoại 3 - D Settings

2.5 Đặt hiệu ứng cho đối tượng

2.5.1 Thiết lập hiệu ứng trình diễn

Một trong những điểm mạnh của Microsoft Powerpoint là khả năng thiết lập hiệu ứng động (Animation Effect) Với các hiệu ứng này, thông tin trên Slide của bạn sẽ được sinh động hơn, hấp dẫn và thu hút người theo dõi hơn Bạn cũng có thể cài đặt chế độ hiển thị văn bản theo từng chữ cái, theo từng dòng hoặc xuất hiện cả đoạn văn Bên cạnh đó bạn có khả năng đặt hoạt ảnh cho đối tượng được chọn, tự động hiển thị hoạt ảnh mà không cần bấm chuột

1 Mở trang bạn muốn đưa vào hình ảnh động

| gỉ Custom Animation

2 Trén trinh don Slide Shows, chon , hộp

thoại sau đây xuất hiện:

Trang 23

Entrance > Hy affect Emphasis > Exit > pr Motion Paths >

Select an element of the slide, then click “Add Effect” to add

animation,

Hình 2.10 Hộp thoai Custom Animation - thiét lap hiéu tng cho đối tượng

3 Trong khung Cwsfơm Anirmafion, nhấn chuột vào nút Add Effect va

chọn một trong những lựa chọn sau:

a Entrance là các lựa chọn cho sự xuất hiện của đối tượng, với rất nhiều các cách xuất hiện của đối tượng Nếu muốn nhập văn bản hoặc đối tượng cùng hiệu ứng vào bài trình bày, trỏ chuột vào Entrace va nhấn chuột vào hiệu ứng

b Emphasis cho phép chúng ta thay đổi màu sắc hay đối tượng, nếu bạn muốn đưa hiệu ứng vào văn bản hay đối tượng trên trang chiếu, hãy trỏ chuột vao Emphasis r6i chon hiéu ting

c Exif là các hiệu ứng làm biến mất văn bản hoặc đối tượng chọn tại một thời điểm nào đó trên trang Muốn sử dụng các hiệu ứng này hãy trỏ chuột vào Exit r6i chon hiéu tng

d Ghi chit: Cac hiéu ting xuat hién trong khung Custom Animation tit trên xuống dưới theo thứ tự bạn sử dụng Các mục có hiệu ứng sẽ được chú thích bằng một thẻ được đánh số bên cạnh để thể hiện thứ tự các hiệu ứng

Trang 24

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 4 Điều chỉnh các đặc tính của hiệu ứng

a.Thời điểm bắt đầu hiệu ứng

Chọn mục S/ørf xuất hiện các lựa chọn sau:

On Click: Hiệu ứng bắt đầu sau “Click” chuột

With Previous: Hiệu ứng bắt đầu đồng thời với hiệu ứng trước After Previous: Dat thoi gian bắt đầu hiệu ứng

b.Tốc độ của hiệu ứng

Chọn mục Speeđ xuất hiện các lựa chọn, chọn tốc độ hiệu ứng từ

thấp đến cao

2.5.2 Hiệu ứng chuyển động theo đường

Hoạt tuyến chuyển động là đường chỉ phương hướng cho đối tượng hoặc phần văn bản nào đó di chuyển liên tục theo trang

1 Chọn văn bản hoặc đối tượng cần làm chuyển động

2 Trén Slide Show chon Custom Animation

3 Trong cita s6 Custom Animation nhan chuot vao nit Add Effect va dua vao trinh Motion Path dugc dinh san

4 Nhấn đơn chuột vào một trong những mục đã định sắn hoặc Draw

Custom Path để tự vẽ đường chuyển động của đối tượng hay More Mofion Paths để chọn các đường chuyển động sẵn có

Trang 25

Hình 2.11 Sử dụng Motion Paths để đặt hiệu ứng chuyển động theo đường

2.5.3 Tạo hiệu ứng chuyển động trang chiếu Cho phép tạo ra các hiệu ứng chuyển trang đặc biệt

1 Để thiết lập hiệu ứng chuyển trang chiếu, trong trình đơn S/đe Show, nhấn chuột vao Slide Transition

2 Trong ô cửa Slide Transition, chon hiéu tng chuyén trang trong hop Apply to selected slides Hiéu tng vita chon sé thé hién 6 trang được chọn

3 Trong hộp Modify transition, ban c6 thé thay déi téc do chuyén trang hoặc đặt âm thanh khi chuyển trang

4 Cũng có thể thay đổi cách thức chuyển trang Trong mục Ádvanwce Slide, chon On mouse click (Hiệu ứng chuyển trang sau khi “Click” chuột) hoặc chon Autoamtically aƒffer và ấn định thời lượng hiển thị của trang trước khi chuyển sang trang mới

5 Nhấn chuột vào Apply fo AlJ Slide nếu muốn đặt hiệu ứng cho tất cả các trang của bài trình diễn Nếu không, hiệu ứng sẽ chỉ có hiệu lực một trang được

chọn

Trang 26

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

6 Lưu bài trình diễn vừa tạo

Apply to selected slides: No Transition ~| Blinds Horizontal | Blinds Vertical | Box In Box Out Checkerboard Across Checkerboard Down Comb Horizontal b | cal Cover Right Cover Up Modify transition Speed: | Fast vị] Sound: | [No Sound] x| Advance slide On mouse click Automatically after

Apply to All Slides

EẸT side show

Hình 2.12 Hộp thoại Slide Transifion- nơi tạo các hiệu ứng chuyển trang

2.6 Đưa âm thanh, đoạn phim vào bài trình bày

2.6.1 Chèn một tệp âm thanh

1 Trong trình don Insert, trỏ chuột tới Movies and Sounds, chọn Sound from File

2 Nhấn chuột vào tên tệp âm thanh rồi nhấn tiếp Ok

3 Khi hiển thị câu hỏi bạn chọn Yes nếu muốn tệp âm thanh tự động mở hoặc ø nếu muốn âm thanh chỉ được mở khi bạn nhấn vào biểu tượng

4 Nhấn chuột phải vào biểu tượng âm thanh chon Custom Animation, hộp thoại Modifi: Play xuat hién cho phép điều chỉnh đặc tính của âm thanh

được chèn

Trang 27

Modify: ply

Start: [* ©n Click v

| Trigger: 100% yêu em Noo Phư

1⁄à > 100% yêu em “& On click «| — E —_& ] Start On Click

Start With Previous ©) Start After Previous Effect Options Timing Show Advanced Timeline Remove

Hình 2.13 Hộp thoại Modify: Play diéu chinh đặc tính âm thanh Để điều chỉnh các đặc tính của âm thanh chọn muc Effect Options hộp thoại Play Sound xuất hiện điều chỉnh các thông tin như: Thời điểm phát, thời điểm dừng, thời điểm phát hoặc nghe lại đoạn âm thanh Sau khi điều chỉnh nhấn Ok đề hoàn thành 2.6.2 Chèn một đoạn phim 1 Trong trình đơn Insert chon Movies and Sounds trôi nhấn vào Movie from File 2 Chọn tệp tin sau đó nhấn Ók

3 Khi hiện các câu hỏi bạn chọn Yes nếu muốn tệp phim tự mở hoặc Wø nếu muốn tệp phim tự mở sau khi “click” chuột

4 Nhấn chuột trái vào biểu tượng đoạn phim chon Custom Animation, hop thoai Modify: Pause hién ra cho phép điều chỉnh các đặc tính của tập phim

Trang 28

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Modify: Pause

Start: “3 On Click -

) |

L

ÍTrgger: Cong Chiengl.avi |

1YÔ _[ Cong Chieng t.avi

Start On Click Start With Previous

4È) Start After Previous Effect Options Timing Show Advanced Timeline Remove Hình 2.14 Hộp thoai Modify: Pause 2.7 Trinh dién

2.7.1 Thiết lập một trình diễn liên tục 1 Trén Slide Show chon Set Up Show

2 Chon Browsed at a kiosk (full screen) khi d6 lựa chon này có nghĩa là Loop Continuously until esc

3 Nhan Ok

2.7.2 Đặt thời lượng tự động cho bài trình diễn

Ta có thể thiết lập thời gian cho bài trình diễn của bạn để các trang có thể chạy tự động không cần người điều khiển

1 Trén trinh don Slide Show chọn Rehease Timings để bắt đầu chạy 2 Trình diễn bài giảng của bạn theo trình tự đã định

3 Khi bạn hết các trang thì chương trình sẽ thông báo tổng thời gian 4 Trên trình đơn View chon Slide Show để xem lại thời gian cụ thể và

chỉnh sửa nếu cần thiết

Trang 29

5 Để thay đổi thời gian trên một trang:

a Tw trinh don Slide Show chon Slide Transition

b Duéi Advance Slide nh&én Automatically after sau đó sử dụng các mũi tên tăng giảm để điều chỉnh thời gian

2.7.3 Trình chiếu trên màn hình

- Cách 1: Nhấn chuột lên nút Sliđe Show ở góc phải, cuối màn hình - Cách 2: Mở mục chọn Slide Show chọn View Show

- Cách 3: Bấm F5 trên bàn phím Màn hình trình diễn xuất hiện:

- Chọn Next Chuyển đến trang tiếp theo (bạn có thể dùng phím Enter hoac chuột trái)

- Chọn Previous: Chuyển đến trang kề trước

- Chon Go fo Slide: Chuyển ngay đến một trang bất ki

- Chọn End Show: Kết thúc trình diễn (có thể dùng phím Esc)

Trang 30

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BẰNG PHẦN MỀM

MICROSOFT POWERPOINT KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ

ĐỐT TRONG

3.1 Sơ lược lịch sử phát triển của động cơ đốt trong

1 Năm 1784, Giêm Oát chế tạo thành công động cơ hơi nước

2 Năm 1860, Giăng Êchiên Lơnoa đã chế tạo thành công động cơ đốt

trong đầu tiên:

- Là động cơ 2 kì - Có công suất 2 mã lực

- Chạy bằng khí thiên nhiên

3 Năm 1877, Nicona Augut Ơttơ- Lăng Ghen:

- Đề xướng nguyên lý động cơ 4 kì

- Chế tạo một chiếc chạy bằng khí than

4 Nam 1885, Gélip Demlo:

- Ché tao DCDT dau tién bang khi than

- Có công suất 8 ma luc - Tốc độ quay đạt 800v/p

5 Năm 1897, Ruđônphơ Saclơ Srêđiêng Diézen: - Chế tạo ĐCĐT đầu tiên chạy bằng nhiên liệu nặng

- Công suất 20 mã lực

Trang 31

6 Nhận xét:

- Năng lượng do ĐCĐT tạo ra chiếm tỉ trọng lớn ( gần 70% )

- ĐCĐT có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và sản xuất 3.2 Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong (ĐCĐT)

3.2.1 Khái niệm

- ĐCĐT là loại động cơ nhiệt

- Qúa trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trinh biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ 3.2.2 Phân loại 1 Theo nhiên liệu,có: - Động cơ xăng - Động cơ điêzen - Dong co gas 2 Theo số hành trình của pittông trong một chu trình làm việc có: - Động cơ 4 kì - Động cơ 2 kì

3.3 Cấu tạo chung của động cơ đốt trong

Cấu tạo chung của ĐCĐT gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính sau: 3.3.1 Cơ cấu trục khuju thanh truyền

Trang 33

A - Đỉnh B- Đầu C - Thân oy (830-035)£ ¡i22 (@25-0396 (03-05) " 03.25%

Trang 35

3.3.2 Cơ cấu phân phối khí ẤN

Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp

1 - Trục cam và cam 6 - Trục khuyu

2 - Con đội 7 - Đũa đây

3 - Lò xo xupáp 8 - Truc cd mé

4 - Xupap 9 - Co mé

5 - Nắp máy 10 - Bánh răng phân phối

Trang 36

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 taa#- œz2, ( — ———~->"— (e«e8-#.4) da ƒ2~z2^ is Q 4H ne

Kết cấu một số loại xupáp

a - Xupáp nấm bằng d - Xupáp nấm lồi khoét lõm phía trên b - Xupáp nắm lõm đ, e- Xupáp nấm lồi

c - Xupáp nấm lồi có chứa natri

3.3.3 Hệ thống bôi trơn

Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Trang 37

1 - Cacte dầu 7 - Két làm mát dầu

2 - Lưới lọc đầu 8 - Đồng hồ báo áp suất dầu 3- Bơm dầu 9 - Đường dầu chính

4 - Van an toàn bơm dầu 10 - Đường dầu bôi trơn trục khuýu 5 - Bầu lọc đầu 11 - Đường dầu bôi trơn trục cam

Trang 38

Khoá luận tốt nghiệp Trường đại học sự phạm Hà Nội 2 1 - Thân máy 2 - XI lanh 3 - Nắp xilanh 4 - Đường nước ra két 5 - Nắp đồ rót nước 6 - Két nước 7 - Không khí làm mát 8 - Quạt gid 9 - Đường nước làm mắt vào động cơ

Hệ thống làm mát bằng nước đối lưu tự nhiên

Trang 39

5 4 3 cf # J KS >= kẻ“ | —>~ — —~ — 8 eek ~ 16 tg 12

Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức

1 - Thân máy 8 - Quạt gió

2 - Nắp xi lanh 9 - Puli

3 - Đường nước ra khỏi động cơ 10 - Ống nước nối tắt về bơm

4- Ống dẫn bọt nước 11 - Đường nước vào động cơ

Ngày đăng: 14/10/2014, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w