tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 1TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1 Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới hình thành và phát triển nhưng đã chứng minh sự đóng góp tích cực của mình vào chung sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Đồng thới vừa qua Quốc hội Nhà nước Việt Nam đã thông qua luật thuế thu nhập cá nhân và có hiệu lực vào ngày 01/01/2009 đã tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán nói chung, nền kinh tế nói riêng
Chính vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm phân tích sự tác động của thuế đối với chứng khoán và đưa ra biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam
2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích sự tác động của thuế đối với chứng khoán và đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy, hoàn thiện chính sách thuế đối với chứng khoán
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là tác động của thuế đối với các chủ thề tham gia trên thị trường chứng khoán
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập chung phân tích tác động của thuế đối với chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp :
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích
Phương pháp chuyên gia
5 Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 chương sau đây:
Chương I Tổng quan về thuế và thị trường chứng khoán
Chương II Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam và tác động của chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 2Chương III Một số kiến nghị về thuề nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
6 Hạn chế của đề tài
Trong quá trình làm đề tài, không thề tránh khỏi những thiếu sót vì nguốn tài liệu tìm kiếm còn hạn chế và khả năng phân tích chưa tốt của bản thân
Mục Lục
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1 Khái quát về thị trường chứng khoán……… ………… …1
Khái niệm và cơ cấu thị trường chứng khoán……… …1
Các loại hàng hóa của thị trường chứng khoán……….2
Các chủ thề tham gia vào thị trường chứng khoán……… …….9
2 Khái quát về thuế và sự tác động của thuế đối với chứng khoán…………14
Khái niệm về thuế………14
Vai trò của thuế………14
Các loại thuế đối với chứng khoán……….15
Sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán……….21
3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sừ dụng công cụ thuế tác động đến thị trường chứng khoán……… 22
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1 Khái quát sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam……… 25
2 Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam……….27
Trang 3Cơ sở pháp lý hoạt động cho thị trường chứng khoán Việt Nam…………27
Các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam……….27
Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam……….28
3 Tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam……… ….29
3.1 Tác động của thuế đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ……… 30 3.2 Tác động của thuế đối với nhà đầu tư……….31 3.3 Tác động của thuế đành trên thặng dư vốn……… … 33
4 Những mặt tồn tại của chính sách thuế hiện hành đối với thị trường chứng khoán Việt Nam……….34
CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THUẾ NHĂM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1 Những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế………36
Những cơ hội đối với thị trường chứng khoán Việt Nam……… …36
Những thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam… ……….36
2 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam……… 37
3 Giải pháp hoàn thiện chình sách thuế nhằm thúc dẩy sự phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam………40
4 Một số giải pháp hỗ trợ………41
Kế luận chung……… … 43
Trang 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1 Khái quát về thị trường chứng khoán
Khái niệm và cơ cấu thị trường chứng khoán
Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là thuật ngữ dùng dể chỉ nơi diễn ra của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung, dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu
và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh- hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền
Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do dó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng
và nền kinh tế nói chung Mặc khác, thị trường chứng khoán là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biất và lợi ích khác nhau; các giao dịch, cácsản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn Dặc tính đó kiến cho TTCK cững là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công băng, gây tổn thất cho các nhà đuầ tư; tổn thất cho thị trường và toàn bộ nần kinh tế
Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính phức tạp như vậy của TTCK, việc điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bảo dược tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, dung hòa lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế mỗi thị trường có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng phù hợp với các tính chất và đặc điểm của riêng nó
Cơ cấu của thị trường chứng khoán
Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà dầu tư mua các chứng khoán mới phát hành
Vai trò của thị trường sơ cấp
Chứng khaón hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán
Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang vốn dài hạn
Trang 5Đặc điểm của thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư
Những người bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc, Ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành…
Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán
Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoàn cho các chứng khoán dã phát hành
Đặc điểm thị trường thứ cấp
Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nàh phát hành Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán mà luân chuyển giữa những nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường
sơ cấp
Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung cầu quyết định
Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua
và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp
Các loại hàng hóa của thị trường chứng khoán
Cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhân cổ phần, nó xác định quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần Người mua cổ p-hiếu được gọi là cổ đông, nhân giấy chứng nhận cổ phần được gọi là cổ phiếu trên giấy này có ấn định mệnh giá của cổ phiếu
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp, nếu là nyười trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh
Đặc điểm của cổ phiếu
Là giấy chứng nhận việc góp vốn vào một công ty
Trang 6 Không kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phat hành nó
Phát hành lúc thành lập công ty hay lúc công ty cần gọi thêm vốn
Được quyền nậhn cổ tức hàng năm, có thể biến động hay cố định tùy theo từng loại cổ phiếu của từng công ty phát hành
Người mua cổ phiếu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về sự phá sản cong ty và được quyền đấu phiếu biểu quyết các vấn đề có liên quan
Được quyền chuyển nhượng nếu là cổ phiếu vô danh
Có quyền tham gia kiểm soát sổ sách công ty khi có lý do chính đáng
Được chia phần tài sản còn lại khi công ty giải thể
Cổ phiếu gồm 2 loại chính: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu là giấy chứng nhân cổ phần, nó xác định quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần Người mua cổ p-hiếu được gọi là cổ đông, nhân giấy chứng nhận cổ phần được gọi là cổ phiếu trên giấy này có ấn định mệnh giá của cổ phiếu
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp, nếu là nyười trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh, do đó cổ phiêu thường có những đặc điểm sau:
Cổ phiếu là chứng nhân vốn góp do dó không có kỳ hạn và không hoàn vốn
Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do dó không cố định
Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý
Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, do nhiều nhân tố nhưng nhân tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá trị thị trường của công ty
Quyền lợi
Quyền có thu nhập: cổ đông thường được hưởng phần lợi nhuận tương ứng với
số cổ phiếu sở hữu gọi là cổ tức từ kết quả có lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Quyền được chia tài sãn thanh lý: trong trường hợp rủi ro, công ty bị giải thể,
cổ đông cũng được chia phần những giá trị tài sản khi thanh lý, nhưng là người cuối cùng được hưởng giá trị tài sản còn lại khi thanh lý
Quyền bầu cử: cổ đông thực hiện bầu cử Hội đồng quản trị qua phiếu bầu tương ứng với số vốn góp
Quyền phát biều: trong các buổi họp Đại hội đồng cổ dông, cổ đông dược quyền phát biểu về các mặt hoạt động của công ty, giá trị các phát biểu này cũng tương ứng với phần góp vốn
Trang 7Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm, vừa giống trái Đó là giấy chứng nhận cổ đông đựoc ưu tiên so với cổ đông thừơng về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn, như: người giữ cổ phiếu ưu đãi không đựơc tham gia ứng cử , bầu cử vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát công ty, nhưng lại đựoc ưu tiên chia cổ tức trứoc cổ đông thừơng, ưu tiên được trảe nợ trứơc cổ đông thừơng trước khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty
bị phá sản
Đặc điểm
Cũng là chứng khoán vốn, không có kỳ hạn và không đucợ trả hoàn vốn Người mau cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ dông của công ty do đó phần vốn góp qua việc mua cổ phiếu là góp vĩnh viễn không đựoc hoàn trả
Cổ phiếu ưu đãi giống như trái phiếu được ấn định một tỷ lệ lãi cố định tính trên mệnh giá:
D=d%*F Tuy nhiên, việc trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi là việc phân phối lợi nhuận trong nội bộ công ty, chính sách phân phối này linh hoạt và mền dẻo tuỳ theo tình hình kinh doanh của công ty, cổ tức này có thể trả đủ hay không trả đủ Hơn nữa, phần cổ tức không trả đủ có bảo lưu hay không bảo lưu cũng tuỳ vào loại cổ phiếu ưu đãi
Các loại cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ
Cũng là cổ phiếu ưu đãi hửong cổ phiếu theo lãi suất cố định, nhưng trong trừong họp công ty không làm ăn có lãi để trả cổ tức hoặc trả không đủ lãi cổ phần thì phần còn thiếu năm nay sẽ được tích luỹ sang năm sau hay vài năm sau khi công ty có
đủ lợi nhuận để trả.Nếu cổ tức tích luỹ lãi đén lúc công ty có lãi sẽ dành ra phần lãi ưu tiên trả cho cổ phiếu ưu đãi trước khi trả cho cổ đông thừong
Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ
Khác với cổ phiếu ưu đãi tích luỹ ở chỗ lãi cổ phần thiếu sẽ được bỏ qua và chỉ trả đủ khi công ty làm ăn có lãi
Cổ phiếu ưu đãi có chia phần
Cổ đông của loại cổ phiếu này ngoài phần cổ tức đuọc chia cố định, khi công
ty làm ăn có lãi nhiều, sẽ hửơng thêm một phần lợi tức phụ trội theo tỷ lệ quy định
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thừơng
Loại cổ phiếu này theoquy định có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo một tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi đã được định trứơc
Trang 8Người cầm loại cổ phiếu ưu đãi này sẽ đựơc thực hiện việc chuyển đổi khi giá trị thị trừơng của cổ phiếu thường tăng cao
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại
Một số công ty trong trừong hợp khẩn cấp cần một số vốn lơn trong một thời gian ngắn nên phát hành loại cổ phiếu ưu đãi với mức lãi xuất cao để thu hút nhà đầu
tư Nhưng loại cổ phiếu ưu đãi này theo quy định có thể được chuộc lại bởi công ty sau một thời gian.khi tình hình tài chính của công ty đã khá hơn Khi trả lại công ty sẽ phải trả một khoản tiền thưởng nhất định theo một tỷ lệ trên mệnh giá cổ phiếu cho chủ sở hữu
Các loại cổ phiếu ưu đãi theo luật doanh nghiệp Việt Nam
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
o Cổ phần ưu đãi biểu quyết
Là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với nhiều cổ phần phổ thông.Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định
o Cổ phần ưu đãi cổ tức
Là cổ phần đựơc trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Mức cổ tức cố định cụ thể và phưong thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ tức cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức
o Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Là loại cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Tách, gộp cổ phiếu
Tách cổ phiếu là việc 1 công ty chia cổ phần hiện có ra nhiều cổ phần nhỏ hơn theo một tỷ lệ nào đó.Việc tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phần đăng ký và làm giảm mệnh giá, giá trị thực của công ty không thay đổi Muốn tách cổ phần phải thay đổi điều lệ và được sự nhất trí của các cổ đông
Gộp cổ phiếu là:1 công ty với mục đích tăng giá cổ phiếu việc gộp cổ phiếu làm cho giá thị trường tăng lên và làm cho số lượng cổ phiếu giảm đi
Việc tách cổ phần làm cho số lượng cổ phiếu lớn hơn, ngược lại việc gộp cổ phần lại tạo ra số lượng cổ phiếu nhỏ hơn.Việc tách cổ phần nhằm làm giảm giá thị trường cổ phiếu nhỏ hơn, còn việc gộp cổ phiếu làm cho giá thị trường cỏ phiếu tăng lên
Chiết ghép cổ phiếu (stock split) là một đặc tính độc đáo của các loiaj chứng khoán vốn.Chiết ghép được sử dụng khi cổ phiếu của công ty đã tăng lên đến một giá trị cao quá hoặc giảm đén mức thấp quá Có thể gây bất lợi cho việc giao dịch trên thị trường.Việc chiết ghép này đồng nghĩa với việc tăng giảm cổ phần ( share) đang lưu hành.Một sự chiết tách “một thành hai” có nghĩa là một công ty có lượng cổ phần đang lưu hành tăng lên gấp đôi khi chiết tách.Ngay tại thời điểm chiết tách, tổng giá
Trang 9trị cổ phiếu của người đầu tư nắm giữ không có gì thay đổi.Nhưng đây sẽ là điều tốt lành cho những ai đang sở hữu loại cổ phiếu được tách ra đó.Loại cổ phiếu sau được tách thường là loại hấp dẫn ,có giá tăng lên.Bởi vì công ty đang làm ăn khấm khá, giá
cổ phiếu tăng mới tách.Bên cạnh ý nghĩa đó, khi cổ phần được ấn định với giá thấp hơn thì khả năng mua bán sẽ dễ dàng hơn, thu hút nhiều người đầu tư mua chúng nhiều hơn, từ đó uy tín của cong ty tăng lên, công ty sẽ có nhiều cơ hội phát triển và giá cổ phiếu sẽ tăng lên
Trái phiếu
Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành và người cho vay,đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn.Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất của trái phiếu
Mênh giá: là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số tiền được trả tại thời điểm đáo hạn
SPH MG=
VHĐ MG:Mệnh giá trái phiếu
VHĐ:số vốn huy động
SPH : Số trái phiếu phát hành
Tỷ suất trái phiếu là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu qui định mức lãi mà nhà đầu tư được hành năm.Thông thường có hai phương thức trả lãi :6 tháng và 1 năm /lần
Đặc điểm của trái phiếu
Trái phiếu là một giấy nợ do Chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài hạn còn gọi là chứng khoán nợ , có kỳ hạnnhatas định , thường là 3- 5 năm là trung hạn và 7- 10 năm trở lên là dài hạn.Cuối kỳ đáo hạn phải trả lại vốn gốc cho trái chủ
Được hưởng lãi cố định và tỷ xuất lãi trái phiếu không cao nhưng không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, ít rủi ro.Trong trường hợp trái phiếu là công trái thì hầu như không có yếu tố rủi ro
Khi công ty bị giải thể tahnh lý tài sản thì người cầm trái phiếu được ưu tiên trả
nợ trước cổ dông
Điều kiện phát hành
Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau đây:
Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nứơc có mức vốn điều lệ đã đóng góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thgiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam
Trang 10 Hoạt động kih doanh của năm liền trứơc năm đăng ký phát hành phải có lãi
Có phưong án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thgu được từ đợt phát hành trái phiếu
Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành
Các loại trái phiếu
Nếu căn cứ vào chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu ra làm hai loại
Trái phiếu chính phủ:
Do ngân sách chính quyền trung ưong hay địa phương phát hành mục đích bù đắp các khoản đầu tư của ngân sách nhà nứơc, quản lý lạm phát, hoặc tài trợ chợ cho các công trình, các dự án của nhà nứơc
Trái phiếu doanh nghiệp:
Do các doanh nghiệp phát hành ( có đủ điều kiện của uỷ ban chứng khoán) nhằm mục đích đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Trái phiếu của công ty cổ phần rất đa dạng và phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của các nàh đầu tư, là nguồn vốn vay chủ yếu cho các công ty chủ phần ở các nứơc phát triển
Sau đây là một số loại trái phiếu chủ yếu:
Trái phiếu thu nhập:
Là trái phiếu mà việc thanh toán lãi phụ thuộc vào mức thu nhập hằng năm của công ty, loại trái phiếu này thừơng phát hành khi công ty gặp khó khăn về tài chính hay cần huy động vốn đầu tư vào các dự án.Tùy theo lợi nhuận công ty sẽ trả lãi cho trái chủ, tuy nhiên tỷ lệ lãi sẽ không lớn hơn lãi suất qui định trên trái phiếu
Trái phiếu có thế chấp:
Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có thế chấp bằng tài sản haychứng khoán, cũng có thể phát hành trái phiếu dứoi sự bảo lãnh của một công ty
hay một ngân hàng lớn có uy tín
Trái phiếu không có thế chấp:
Một số các công ty lớn có tiếng tăm và uy tín trên thị trường quốc nội và quốc ngoại có thể phát hành trái phiếu mà không cần thế chấp.Bởi vì chính uy tín của công
ty ấy là một đảm bảo có giá trị
Trái phiếu có thể chuyển đổi:
Là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thừong của công ty với giá cảu cổ phiếu đã ấn định trứơc gọi là giá chuyển đổi Đây là loại trais phiếu rất được
ưu chuộm bởi vì giá cổ phiếu tăng cao trên thụi trưòng ngừoi giữ trái phiếu này sẽ thực hiện việc chuyển đổi và thu được lợi nhuận do chênh lệch giá
Trái phiếu cố thể chưộc lại
Trái phiếu có thể kèm theo điều khoản được công ty chuộc lại sau một thời gian với giá chuộc lại thường cao hơn mệnh giá.Nhà đầu tư có thể chọn lựa để chấp nhận sự chuộc lại của công ty hay không
Trang 11Trái phiếu có lãi suất ổn định
Là loại trái phiếu truyền thống đựoc phát hành phổ biến ở tất cả các TTCK trren thế giới Với đặc điểm trả lãi suất ổn định vào định kỳ theo 6 tháng hay 1 năm một lần, nó rành buộc doanh nghiệp nghĩa vụ phải trả lãi trong suất thời gian lưu hành trái phiếu
Trái phiéu có lãi suất thả nổi
Là loại trái phiếu mà lãi suất cảu nó được điều chỉnh theo sự thay đổi của lãi suất thị trường Đặc điểm này đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư cũng như nhà doanh nghiệp khi thị trường tài chính tiền tệ không ổn định thông th ừong cứ 6 tháng
1 lần
Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán
Còn gọi là các công cụ phát sinh hay công cụ dẫn xuất Đặc điểm chung của các công cụy là chúng được giao dịch ở thời điểm hiện tại so với các điều khoản đựoc thoả thuận giữa đôi bên, nhưng thực hiện chúng lại ở trong tưong lai.Các công cụ này đựơc giao dịch trên khu vực riêng biệt của thị trừong chứng khoán Nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, các doanh nghiệp có thể phát hành các công cụ sau đây:
Chứng chỉ thụ hửơng do công ty tín thác đầu tư cho vay hay các công ty tương
hỗ phát hành Công ty tín thác đầu tư cà các quỹ tương hỗ là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp thhực hiện đầu tư theo sự uỷ nhiệm của khách hàng Các phát hành các chứng chỉ thụ hửơng để xác nhận quyền lợi của khách hàng là các nhà đầu tư cá nhân trong các quỹ đầu tư nhất định.Chứng chỉ thụ hưởng này có thể mau bán, gia dịch trên thị trừơng chứng khoán như các giấy tờ có giá khác
Chứng quyền : là giấy xác nhận quyền đựơc mua cổ phiếu mới phát hnàh tại mức giá bán ra của công ty.Các chứng quyền thường được phát hành cho các cổ đông
cũ, sau đó chúng có thể được đem ra giao dịch
Giá trị chứng quyền có thẻ được coi là một phần vốn của cổ đông.Nếu chứng quyền bị huỷ bỏ, người chủ sở hữu sẽ mất tiền
Chứng khế hay bảo chứng phiếu : là các giấy tờ được phát hành kèm theo
các trái phiếu, trong đó xác định quyền được mua cổ phiếu theo từng điều kiện nhất định.một chứng khế gắn với một loại chứng khoán, cho phép người giữ nó được phép chuyển đổi CK đó sang CK khác hoặc sang một công cụ tài chính nào đó khác theo giá định trước gọi là giá đặt mau trong một thời hạn nhất định
Các chứng chỉ phát sinh: là CK có giá trị phụ thuộc vào các giá trị khác luôn thay đổi trên thị trường Đây là các sản phẩm tài chính cao cấp rất phức tạp; bao gồm các hợp đồng giao sau , hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng lựa chọn…
Hợp đồng chuyển giao sau: là một thoả thuận giữa hai bên- một ngừơi mua và một người bán để mua hoặc bán những hàng hoá nào đó tại một thời điểm nhất định trong tưong lai với một mức giá thoả thuận ngay từ hôm nay
Hợp đồng kỳ hạn: là thoả thuận giữa hai bên về việc mau hoặc bán các những hàng hoá nhất định trong tương lai.Tuy nhiên nó khồng giống các hợp đồng giao sau,
Trang 12hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hoá các điều khoản của hợp đồng và được giao dịch tại một sở giao dịch có tổ chức
Các hợp đồng tưong lai :là hợp đồng mà trong đó một người bán cam kết giao một số hàng hoá nào đó hoặc chứng khoán và ngừơi mua sẽ trả lại tiền khi người mau nhận được hàng hoá đó hoặc CK, với một giá nhất định tại một thời điểm nhất định trong tương lai xác định trước ở hiện tại thời điểm ký kết hợp đồng.Để tránh thiệt hại khi hợp đồng không được tôn trọng, cả hai bên đều được yêu cầu ký quỹ vào lúc ký hợp đồngl
Các hợp đồng giao sau có thể được thực hiện thông qua giao hàng hoặc bù đắp.Người chủ hợp đồng dù là người mua hay người bán có quyền lựa chọn việc hợp đồng
Hợp đồng lựa chọn hay các quyền chọn:là một kiểu hợp đồng giữa hai bên
mà trong đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một loại hàng hoá cụ thể hoặc một lượng CK noà đó với một mức giá xác định trong mọtt thời gian nhất định Quyền lựa chọn là một bản hợp đồng mang tính chất thoả thuận nhưng mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, trong đó có ba bên tham gia:
Bên thứ nhất :người mau quyền lựa chọn trả một khoản tiền mua quyền để được thực hiện một giao dịch loại CK nào đó với số lượng và giá cả được ấn định trong một thời hạn nhất định
Bên thứ hai: người viết quyền lựa chọnđongf thời là người bán quyền, thu một khoản tiền từ người mua để có nghĩa vụ giao dịch đã nêu trong hợp đồng
Bên thứ ba:cơ quan quản lý, đảm bảo cho giao dich nêu trên trong hoạt động sẽ được thực hiện
Hợp đồng quyền lựa chọn có đặc điểm:
Muốn trở thành ngừơi chủ quyền lựa chọn phải mau quyền lựa chọn.Giá mua
là dựa trên sự thảo thuận giữa hai bên trên cơ sở cungcầu của thị trường
Hợp đồng quyền lựa chọn ó hai loại : quyền chọn mua và quyền chọn bán
o Quyền chọn mua là một hợp đồng giữa hai bên mà trong đó có một bên cho bên kia được mua một loại hàng hoá cụ thể hoặc một loại CK nào
đó, với một giá xác định trong một thời điểm nhất định.Người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán nó một khoản tiền gọi là tiền cược thuận hay trị giá quyền chọn mua
o Quyền chọn bán là hợp đồng giữa hai bên mà một bên cho bên kia được quyền bán một loại hàng hoá cụ thể hoặc một loại CK nào đó, với một giá xác định trong một thời điểm nhất định Người mua quyền chọn bán phải trả cho người bán nó một khoản tiền gọi là tiền cược ngược hay trị giá quyền chọn bán
Các chủ thề tham gia vào thị trường chứng khoán
Chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay
Trang 131.3.3.1 Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách là người tạo ra hàng hoá cho TTCK tại thị trường thứ cấp và với tư cách là người mua bán chứng khoán tại thị trường thứ cấp, cụ thể :
Trong nền kinh tế thị trường có ba hình thức tổ chức doanh nghiệp cơ bản: Doanh nghiệp cá thể công ty góp và công ty cổ phần-ở các nước Xã hội chủ nghĩa chuyển sang cơ chế thị trường có thêm hai loại doanh nghiệp nữa là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã Trong các các loại hình doanh nghiệp đã nêu trên , công ty cổ phần là chủ thể quan trọng nhất hoạt động trên thị trường chứng khoán, nó tạo ra một khối lượng hàng háo lớn qua việc phát hành cổ phiếu để bán lần đầu trên thị trường
sơ cấp, đẻ tạo vốn cho một công ty cổ phần mới thành lập hoặc phát hành cổ phiếu, hoặc phát hành trái phiếu để tăng vốn bổ sung cho quá trính sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần đang hoạt động.Các doanh ngiệp khác cũng có thể phát hành cổ phiếu, hoặc trái phiếu để bổ sung vốn dùng cho việc mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất kinh doanh của mình Công ty cổ phần không chỉ là chủ thể bán chứng khoán
mà nó còn là ngừoi mua chứng khoán do các công ty khác phát hành với mục đích sát nhập, thủ tiêu đối thủ cạnh tranh hoặc khống chế thao túng nhằm nắm quyền kiểm soát các công ty khác hoặc chỉ với mục đích đơn giản là tìm kiếm lợi nhuận, các doanh nghiệp khác cũng vậy đều là những chủ thể mua, bán các chứng khoán hoặc tìm kiếm chứng thanh khoản
Tóm lại: Các doanh nghiệp tham gia TTCK với tư cách là chủ thể mua, bán chứng khoán ở các thị trường sơ cấp và thứ cấp với mục đích hoặc là tạo vốn hoặc tăng vốn cho các doanh nghiệp hoặc tìm kiếm lợi nhuận
1.3.1.2 Nhà nước
Nhà nứơc tham gia vào TTCK với hai tư cách khác nhau:
Nhà nước là ngừơi quản lý và quản lý hoạt động của TTCK, thành lập Uỷ ban
CK quốc gia, ban hành các đạo luật và các qui định có liên quan, đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng, công khai và trật tự, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
Nhà nước tham gia vào thị trường CK như một doanh nghiệp bình thường.Nhà nước tạo hàng hoá cho thị trường CK khi các cấp của Chính phủ Trung Ương và Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để vay nợ dân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở thị trường sơ cấp để phục vụ cho các mục đích của nhà nước.Tại thị trường CK thứ cấp, Nhà nước đóng vai trò như người mua, bán chứng khaón của các doanh nghiệp trong các trừong hợp sau:
Thứ nhất Nhà nứơc (Bộ tài chính)muốn tham gia quản lý các doanh nghiệp thuộc một ngành quan trọng nào đó, có tính chất then chốt đối với nền kinh tế quốc dân( ví dụ như ngành điện , ngành hàng không ) nhà nước sẽ mua chứng khoán của các doanh nghiệp đó tuỳ thuộc vào mức độ cần tham gia quản lý để mau với tỷ lệ cao hay thấp trong tổng số chứng khoán do các doanh nghiệp phát hánh hoặc nược lại khi
Trang 14không muốn quản lý hoặc giảm mức độ quản lý đối với doanh nghiệp nào đó, Nhà nước có thể bán chứng khoán của các doanh nghiệp đó trên thị trường CK thứ cấp
Thứ hai là : Nhà nứơc (ngân hàng nhà nước TW) có thể thực ghiện điều hoà lưu thông tiền tệ thông qua sự can thiệp trên thị trường mở.Thí dụ: Ngân hàng nhà nước muốn ban hành chính sách mở rộng tiền tệ, Ngân hàng Trung Ương sẽ mau nhiều chứng khoán với số lựơng lớn , và ngược lại khi ngân hàng Trung Ương muốn theo đuổi chính sách thu hẹp tiền tệ sẽ bán chứng khoán ra
Chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay
Nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rỉu ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro cang lớn và ngược lại Chính vì vậy các nhàn đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầy tư phù hợp với khà năng cũng nhu mức độ chấp nhận rủi ro của mình
Nhà đầu tư tổ chức
Nhàn đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Các tổ chức này thường thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bao hiểm xã hội khác Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có các ưu điềm nổi bật là có thể đa dạng hoá các danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư đượcthực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm
Nhà mô giới, Công ty chứng khoán
Những người mô giới và người kinh doanh chứng khoán tham gia thị trường chứng khoán với các vai trò khác nhau
Những người mô giới là những người trung gian thuần tuý họ hành động như các nhà đại lý cho những người mua bán chứng khoán.Chức năng của họ là làm phù hợp vơi những người mua và những người bán, danh từ chuyên môn gọi là những người Kinh kỹ Họ tham gia TTCK nhằm đảm bảo các chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán là những chứng khoán thực và thị trừong hoạt động lành mạnh đều đặn, hợp pháp và páht triển, bảo vệ lợi ích của người đầu tư vì những người đầu
tư không thể biết xét đoán được gí trị thực sự của từng loại chứng khoán và cũng không thể dự đoán được tương lai của nó Do đó, nếu không có các nhf Kinh kỹ với chuyên môn của mình, có thể làm tốt những điều trên, thì người mau bán chứng khoán có thể nhầm lẫn hoặc bị lừa gạt Chính vì thế việc định giá chứng khóan trên
Trang 15TTCK hoàn toàn thuộc về các nhà Kinh kỹ, khi thực hiện nghiệp vụ này họ được hưởng một khoản phí hoa hồng
Khác với những nhà mô giới , những hàh kinh doanh chứng khóan nối những ngừơi mua và người bán chứng khoán bằng cách đứng ra mau chứng khoán của người bán và sau đó bán lại cho người mau khác những chứng khóan này với giá cao hơn giá họ đã mua vào để có thu nhập do chênh lệch giá mau và giá bán Đây là lĩnh vực kinh doanh doanh có nhiều rủi ro lớn vì những người buôn nắm giữ chứng khoán Nếu giá chứng khaón đó lên thì người buôn có lời và ngược lại sẽ lỗ thậm chí là phá sản
Khác với người kinh doanh chứng khoán người mô giới chứng khoán không bị rủi ro do biến động thị giá chứng khoán bởi vì họ không nắm giữ chứng khoán rong quá trình hành nghề của mình
Chủ thể trung gian
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán
Ngân hàng giám sát có các nghĩa vụ sau đây:
Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; quản
lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát;
Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đại chúng, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty tuân thủ quy định tại Luật này và Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán;
Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;
Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật này;
Báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán;
Trang 16Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chứng khoán
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi là công ty quản lý quỹ) được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán
Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Công ty quản lý quỹ được huy động và quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư
Chức năng của công ty chứng khoán
Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan
Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán
Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng
Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty
Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với khách hàng đó
Tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khả dụng theo quy định của Bộ Tài chính Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty
Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty
Trang 17Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính
Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 104 của Luật này và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính
4 Khái quát về thuế và sự tác động của thuế đối với chứng khoán
2.1 Khái niệm về thuế
Thuế là một khoản nộp cho nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nộp Nói cách khác, thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật quy định cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội nộp cho nhà nước
Thuế đã tồn tại từ lâu trong lịch sử loài người và được nhiều nhà nước trên thế giới sử dụng làm công cụ bắt buộc dân cư, các doanh nghiệp đóng góp để cho nhà nước chi dùng vào các hoạt động của bộ máy nhà nước, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và công trình phục vụ công cộng
2.2 Vai trò của thuế
Thuế tạo ra nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:
Để duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà Nước cần phải có một nguồn tài chính đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu Nguồn tài chính này được hình thành
từ nhiều nguồn khác nhau như: đi vay, viện trợ, cho thuê công sản, sản xuất, kinh doanh, phát hành tiền và thu thuế… Trong đó nguồn thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN vì đó là nguồn thu thường xuyên, ổn định, chắc chắn, nhanh và lớn nó chiếm một phần đáng kể trong tổng thu ngân sách Nguồn thu của thuế hình thành từ thu nhập quốc dân, do đó khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của kinh tế và hiệu quả của sản xuất Vì vậy chính sách động viên về thuế cần có tác dụng bồi dưỡng nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN Cơ cấu thuế suất không quá cao, quá phức tạp mà cần được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp thuế Ngoài ra yêu cầu tăng thu cho NSNN phải gắn liền với chính sách chi tiêu tiết kiệm, đầu tư kinh tế - xã hội có hiệu quả
Thuế là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô:
Trong nền kinh tế thị trường Nhà Nước sử dụng công cụ thuế cùng với các công cụ kinh tế khác nhằm tạo cân đối vĩ mô, điều tiết sản xuất và thị trường, đảm bảo
sự thống nhất giữa tăng trưởng sản xuất và công bằng xã hội Nhà nước sử dụng chính sách thuế với các loại thuế và thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, thu hút được các doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào các ngành cần
Trang 18thiết và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo định hướng phát triển sản xuất kinh doanh Thuế phải đảm bảo khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết, làm
ăn có hiệu quả cao Đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm
Thông qua các chính sách thuế tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong kinh tế
Để phát huy vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phải xác định mức thuế hợp lý, thuế phải thật sự kích thích kinh tế phát triển, là công cụ hướng dẫn tiêu dùng xã hội, đấu tranh chống lậu thuế, làm ăn phi pháp, hướng dẫn và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế hoạt động, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa lẫn quốc tế Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến tính trung lập của thuế, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp
Thuế là công cụ góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội là nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng Do đó nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Thuế là công cụ hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập của dân cư trên phạm
vi toàn xã hội bằng việc áp dụng các sắc thuế thu nhập, thuế trực thu, thuế gián thu nhằm điều tiết bớt thu nhập của các thể nhân và pháp nhân có thu nhập cao so với mức bình quân xã hội theo hai hướng, giảm bớt các thu nhập cao và nâng đỡ các thu nhập thấp như giảm thuế cho những hàng hoá thiết yếu Trong thuế thu nhập đánh trực tiếp vào thu nhập cá nhân, ngoài việc tạo nguồn thu cho NSNN mà còn đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội Như vậy Thuế thật sự trở thành công
cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại sự chênh lệch giữa các loại thu nhập trong xã hội
2.3 Các loại thuế đối với chứng khoán
2.3.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến khoản thu nhập của tất cả các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế thu nhập là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ( kể cả thu nhập thu đuợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ nước ngoài) và thu nhập chịu thuế khác
Đối tượng thuộc diện nộp thuế
Trang 19Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) dưới đây có thu nhập chịu thuế TNDN là đối tượng nộp thuế TNDN
Đối với thị trường chứng khoán thì thuế thu nhập doanhnnghiệp thì đối tượng nộp thuế là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ…
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế nhân với (x) thuế suất
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:
-
Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế
+ Thu nhập chịu thuế khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là các khoản phí thu
được từ việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, doanh thu từ hoạt động tự doanh, bao gồm:
Phí dịch vụ môi giới chứng khoán;
Phí quản lý danh mục đầu tư;
Phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành;
Phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán;
Phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho công ty quản lý quỹ;
Phí phát hành chứng chỉ quỹ trả cho công ty quản lý quỹ;
Phí thù lao hội đồng quản trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các công ty khác
Chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu (trừ các loại trái phiếu được miễn thuế theo quy định của pháp luật) từ hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Thu nhập chịu thuế khác:
Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm: lãi tiền gửi; thu
từ cho thuê tài sản; thu thanh lý, nhượng bán tài sản sau khi đã trừ giá trị còn lại của tài sản và các khoản chí phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; các khoản nợ đã xoá sổ kế toán nay thu hồi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ; thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết và các khoản thu nhập chịu thuế khác
Trang 20Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ: là
các khoản chi phí để thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, các khoản chi phí cho hoạt động tự doanh, bao gồm:
A Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh
B Chi phí vật tư, dụng cụ;
C Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền ăn giữa ca:
D Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định;
Đ Chi đào tạo nghiệp vụ theo chế độ quy định;
E Chi phí dịch vụ mua ngoài như phí bưu điện, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
cố định; phí sử dụng hệ thống thiết bị của Trung tâm giao dịch chứng khoán; phí trả cho tổ chức giám sát, kiểm toán; chi phí tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng kinh tế; chi phí thuê chuyên gia và các dịch vụ mua ngoài khác;
G Chi trang phục giao dịch, mức chi không quá 500.000 đồng/người/năm;
H Tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người;
I Công tác phí, bao gồm chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú;
K Phí niên liễm Hiệp hội;
L Phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán);
M Phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán;
N Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán (đối với công ty phát hành chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán);
O Chi nghiệp vụ kho quỹ;
P Chi phí liên quan tới việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư;
Q Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư;
R Chi phí chăm sóc, thông tin liên lạc các nhà đầu tư;
S Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị;
T Chi cho lao động nữ theo quy định tại Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính;
U Chi trả lãi tiền vay theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với công ty;
V Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh:
Mức trích tính trên cơ sở tổng hợp mức dự phòng từng loại chứng khoán bị giảm giá theo công thức sau:
X
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán
_
Giá đóng cửa ngày 31/12 (hoặc giá đóng cửa gần nhất nếu ngày 31/12 không phải là ngày giao dịch)
Trang 21X Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các khoản chi phí khác theo số thực chi nhưng tối
đa không quá 10% trên tổng các khoản chi phí hợp lý từ tiết a đến tiết v
Y Các khoản thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiêp), phí và lệ phí phải nộp theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ;
Thuế suất:
Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong thời hạn 10 năm, kể từ khi khai trương hoạt động kinh doanh Hết thời hạn hưởng thuế suất 20%, công ty phải chuyển sang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 28%
Trường hợp công ty đã đi vào hoạt động kinh doanh và đã thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32% (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước) hoặc theo thuế suất 25% (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) thì kể từ năm tài chính
2004 được chuyển sang áp dụng thuế suất 20% cho khoảng thời gian còn lại Khoảng thời gian còn lại bằng (=) thời gian được áp dụng thuế suất 20% trừ đi (-) thời gian đã hoạt động
Miễn, giảm thuế:
Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo
Năm miễn thuế, giảm thuế được xác định phù hợp với kỳ tính thuế Thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ kỳ tính thuế công ty bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang) Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên công ty đã có thu nhập chịu thuế nhưng thời gian hoạt động kinh doanh chưa đến 12 tháng thì công ty có quyền đăng ký với cơ quan thuế để tính thời gian miễn, giảm thuế ngay trong kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc tính từ kỳ tính thuế tiếp theo
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Quỹ đầu tư chứng khoán) kể cả quỹ đầu tư của nước ngoài chỉ mở tài khoản tại Việt Nam mà không có sự hiện diện tại Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán: thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương thức khoán Số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị cổ phiếu bán ra của từng giao dịch chuyển nhượng (chứng chỉ Quỹ đầu tư thực hiện tính thuế như cổ phiếu, các loại trái phiếu khi chuyển nhượng không tính thuế thu nhập doanh nghiệp) Phần lợi tức được chia đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở khâu trước và lãi trái phiếu thu được từ các loại trái phiếu thuộc diện miễn thuế theo quy định của pháp luật của các tổ chức này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với các tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 2 năm kể tư ngày niêm yết
Trang 222.3.2 Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thế gián thu, tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trính từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng
Đối tượng chịu thuế
Hàng hoá, dịch vụ ( kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài)dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là đối tựong nộp thuế
Các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng1, bao gồm:
- Môi giới chứng khoán;
- Tự doanh chứng khoán;
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán;
- Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán;
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán;
- Lưu ký chứng khoán;
- Đại diện người sở hữu trái phiếu;
- Các hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán
2.3.3 Thuế đối với hoạt động giao dịch chứng khoán
Thuế đối với hoạt động giao dịch chứng khoán là loại thuế trực thu, đánh trên việc giao dịch mua bán chứng khoán hoặc lợi nhuận từ thặng dư vốn Loại thuế nay
có thể đánh đối người bán hoặc đối với người mua hoặc cả người mua lẫn người bán chứng khoán
Đối tượng chịu thuế
Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán (hoạt động mua hoặc bán hoặc cả mua và bán chứng khoán), tư thặng dư vốn khi kinh doanh chứng khoán
Phân loại:
Đối với hoạt động mua bán chứng khoán
Hình thức đánh thuế
Việc đánh thuế trên tỷ lệ phần trăm trên toàn bộ giá trị mua bán chứng khoán
Số thuế phải nộp = thuế suất * giá trị giao dịch
1
Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004
Trang 23Đối với thặng dư vốn
-
Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế
+
Thu nhập chịu thuế khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là các khoản thu được
từ việc bán chứng khoán trong kỳ
Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ: là
các khoản chi phí để thực hiện việc tạo ra doanh thu bao gồm:
Chi phí mua chứng khoán
Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh
Chi phí vật tư, dụng cụ;
Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền ăn giữa ca:
Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định;
Chi đào tạo nghiệp vụ theo chế độ quy định;
Chi phí dịch vụ mua ngoài như phí bưu điện, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định; phí sử dụng hệ thống thiết bị của Trung tâm giao dịch chứng khoán; phí trả cho
tổ chức giám sát, kiểm toán; chi phí tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng kinh tế; chi phí thuê chuyên gia và các dịch vụ mua ngoài khác;
Chi trang phục giao dịch, mức chi không quá 500.000 đồng/người/năm;
Tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người;
Công tác phí, bao gồm chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú;
Phí niên liễm Hiệp hội;
Phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán
Chi nghiệp vụ kho quỹ;
Chi phí liên quan tới việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư;
Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư;
Chi phí chăm sóc, thông tin liên lạc các nhà đầu tư;
Chi trả lãi tiền vay theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với công ty;
Trích dự phòng giảm giá chứng khoán
Mức trích tính trên cơ sở tổng hợp mức dự phòng từng loại chứng khoán bị giảm giá theo công thức sau:
Trang 24X
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán
_
Giá đóng cửa ngày 31/12 (hoặc giá đóng cửa gần nhất nếu ngày 31/12 không phải là ngày giao dịch)
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các khoản chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% trên tổng các khoản chi phí hợp lý từ tiết a đến tiết v
Các khoản thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiêp), phí và lệ phí phải nộp theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ;
2.3.4 Thuế đối với thu nhập từ chứng khoán
Thuế đối với thu nhập từ chứng khoán là loại thuế trực thu, đánh trên thu nhập
từ phần lãi thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán
Đối tượng chịu thuế
Thu nhập từ phần lãi thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán( lãi từ trái phiếu, cổ tức)
Cách tính thuế
Thuế phải nộp= thuế suất * thu nhập tư lãi thu được
2.4 Sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán
Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, thuế đối với chứng khoán là công
cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô Nhà nước sử dụng chính sách thuế với các loại thuế và thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sự phát triển của thị trường, thu hút được các doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán
Thông qua các chính sách thuế tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội là nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng Do đó nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Thuế là công cụ hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập của dân cư trên phạm
vi toàn xã hội bằng việc áp dụng các sắc thuế nhằm điều tiết bớt thu nhập của các thể nhân và pháp nhân có thu nhập cao so với mức bình quân xã hội