thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân công ty cổ phần procimex việt nam tại sơn trà, đà nẵng năm 2012

66 844 2
thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân công ty cổ phần procimex việt nam tại sơn trà, đà nẵng năm 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn1998-2008 đạt 18%/năm. Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, song nhiều mặt hàng thủy sản vẫn tìm được chỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ tăng trưởng. Điển hình là mặt hàng tôm, so với 10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại giảm 8,6%. Công ty PROCIMEX tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ chế biến và xuất khẩu thủy sản, sản xuất bột cá đến thương mại và dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực và xuất khẩu lao động v,v Tuy vậy, xuất khẩu thủy sản vẫn là lĩnh vực chủ yếu làm nên tên tuổi của công ty. Trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản phát sinh ra nhiều yếu tố độc hại ảnh hưởng không ít tới sức khỏe công nhân. Đặc thù của ngành này là phải đứng liên tục nhiều giờ trong ca lao động và thường xuyên tiếp xúc với nước đá, nước lạnh, môi trường lao động ẩm ướt, mùi hôi tanh. Chính vì thế mà số công nhân gắn bó trong ngành này lâu dài thường rất ít, thường chỉ làm ngắn hạn kiếm thêm thu nhập. Bài toán tìm kiếm công nhân của các doanh nghiệp chế biến thủy sản luôn là bài toán nan giải và chưa có cách giải quyết hợp lí. Tại sao công nhân 1 ít gắn bó với ngành nà, các doanh nghiệp luôn thiếu công nhân là do đâu? Để có những đánh giá đúng đắn về ngành chế biến thủy sản và sức khỏe công nhân của nhóm ngành này đồng thời tìm ra những giải pháp hợp lí, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài: Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân Công ty cổ phần Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2012. Với 2 mục tiêu: 1. Mô tả điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2012 2. Mô tả tình hình sức khỏe của công nhân chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵngnăm 2012 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm. 1.1.1. Điều kiện lao động. Khái niệm điều kiện lao động tại nơi làm việc đã được nói đến nhiều trong các công trình khoa học. Tuy còn nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng hầu hết đều thống nhất ở các định nghĩa sau: “Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái, chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khoẻ, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài” [1]. Điều kiện lao động chịu sự tác động của các nhân tố như các nhân tố tự nhiên - thiên nhiên, kể cả các nhấn tố địa lý và địa chất, các nhân tố kỹ thuật và tổ chức trong đó các phương tiện, đối tượng và sản phẩm của lao động, các quá trình công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý, các nhân tố tâm lý- xã hội, kinh tế- chính trị, các quy phạm pháp luật. 1.1.2. Môi trường lao động. Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay quần thể sinh vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (đất đai, khí hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các hoạt động sản xuất, các quan hệ, phong tục tập quán, văn hoá…) hay theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm: “các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất sự tồn tại và phát triển của con người tự nhiên”. [2] 3 1.1.3. Sức khỏe người lao động. Sức khỏe người lao động là tình trạng sức khỏe của từng người trong các vị trí lao động khác nhau (work-place), chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp trong điều kiện lao động của họ [3],[4]. 1.2. Điều kiện lao động ngành chế biến thủy sản. 1.2.1. Môi trường lao động. Môi trường lao động được hình thành do các yếu tố của môi trường tự nhiên kết hợp với các điều kiện phát sinh trong quy trình công nghệ sản xuất. Người ta sắp xếp các yếu tố gây hại thành các nhóm chính như [5]: - Các yếu tố vật lý: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), cường độ chiếu sáng, tiếng ồn, rung chuyển,… - Các yếu tố hóa học: các chất độc (chì, sơn, benzene…), yếu tố khí độc (CO 2 , NH 3 , H 2 S, Cl 2 …) - Các yếu tố bụi: bụi vô cơ, bụi hữu cơ (Silic, amiang, sợi bông, đay, len…) - Các yếu tố về tâm lý lao động: stress, ergonomie… Môi trường lao động là những yếu tố cơ bản, thường xuyên, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, dần dần dẫn đến mắc các bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, làm giảm khả năng lao động, năng suất lao động. 1.2.1.1. Các yếu tố vật lí. Các yếu tố vật lý trong môi trường lao động bao gồm vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), cường độ chiếu sáng, tiếng ồn, rung chuyển… Vi khí hậu là điều kiện khí tượng trong một không gian thu hẹp. Các yếu tố vi khí hậu bao gồm: nhiệt độ không khí, độ ẩm khống khí, tốc độ chuyển động của không khí và cường độ bức xạ nhiệt. Trong quá trình sản xuất người lao động luôn chịu tác động của các yếu tố vi khí hậu. Sự thay đổi của các yếu tố vi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, làm giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Vi khí hậu tại nơi sản xuất phụ 4 thuộc vào quy trình sản xuất, điều kiện khí tượng chung và tình trạng vệ sinh môi trường. Các yếu tố vi khí hậu cao hay thấp đều có tác động đến năng suất lao động, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí cho lao động. Vi khí hậu lạnh, nhiệt độ không khí thấp có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và khả năng làm việc của con người. Tác hại của lạnh đối với cơ thể càng lớn khi có thêm gió mạnh và không khí ẩm ướt. Công nhân làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm thường bị các chứng đau xương khớp, viêm họng, bệnh ngoài da…Đây là hậu quả của tình trạng giảm sút khả năng miễn dịch của cơ thể do tác dụng của lạnh lâu ngày [6]. Điều kiện về vi khí hậu ở tại nơi sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh tương đối lạnh, ẩm ướt, độ thông thoáng kém cho nên ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của công nhân. Theo kết quả khảo sát điều tra của Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đức Trọng (1999) thấy rằng giá trị nhiệt độ không khí trong gian chế biến là 24,2 0 C – 26,6 0 C (khu vực Miền Bắc); 23,5 0 C - 31 0 C (khu vực Miền Nam);19,3 0 C - 27 0 C ( khu vực Miền Trung). Nhiệt độ trung bình ở gian chế biến thấp hơn nhiệt độ ngoài trời từ 3 - 4 0 C ở từng khu vực, cá biệt có vị trí nhiệt độ thấp hơn đến 7,7 0 C [7]. Còn theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thảo (1994) thì ở khâu phân loại, sơ chế đại đa số công nhân phải tiếp xúc với vật lạnh khoảng 4 – 8 0 C và nhiệt độ không khí nơi làm việc dưới 20 0 C [8]. Ở gian cấp đông, nhiệt độ không khí trung bình cao hơn chút ít so với các gian chế biến, do ở đây lượng nước đá hầu như không có, không khí chỉ được làm lạnh chủ yếu do mở cửa các tủ cấp đông những lúc giá đông và cấp 5 đông. Ngược lại ở gian máy nén khí thì thường cao hơn bên ngoài từ 1-2 0 C. Sự chênh lệch nhiệt độ không khí này chắc chắn sẽ cao hơn vào mùa nóng sẽ gây nên gánh nặng nhiệt đáng kể đối với cơ chế cân bằng nhiệt của người lao động, đặc biệt số công nhân làm việc trong các kho lạnh, có nhiệt độ -18 0 C đến -40 0 C [7]. Về tốc độ chuyển động của không khí trong các phân xưởng chế biến và cấp đông thì ở các xí nghiệp khu vực phía Bắc 0,23 ± 0,05 m/s trong TCVSCP, nhưng khu vực phía Nam và miền Trung hầu như không có trao đổi không khí giữa trong và ngoài phân xưởng [7]. Về tiếng ồn, do tính chất công việc của ngành chế biến thủy sản đông lạnh, ít phát sinh tiếng ồn nên mức độ ồn thường không cao. Mức ồn trung bình các gian chế biến từ 58dBA – 88dBA; mức độ tiếng ồn tại các phòng máy cao hơn từ 73dBA – 90dBA [7]. Về chiếu sáng tự nhiên tại nơi làm việc thường không đồng điều do diện tích phân xưởng chế biến có chiều rộng lớn và lấy ánh sáng tự nhiên từ một phía. Độ chiếu sáng nhân tạo tại nơi làm việc đạt 130 – 330 Lux [7]. 1.2.1.2.Các yếu tố hóa học. Khí H 2 S có mùi đặc trưng là mùi trứng thối, khi tiếp xúc ở nộng độ cao thường gây nên các triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và biến đổi ở trung tâm thần kinh cảm giác. Sau đó có thể gây ra tử vong nếu quá trình không được chuyển hồi nhanh chóng. Những bệnh nhân qua khỏi được luôn có thể suy giảm thần kinh lâu dài. Tiếp xúc ở nồng độ thấp hơn chủ yếu gây kích thích đường hô hấp trên, không giống như gây ra bởi các chất kích thích khác, các ảnh hưởng về mắt có khuynh hướng trội hẳn cùng với viêm kết mạc là viêm giác mạc sau các 6 tiếp xúc bất ngờ. Những bệnh nhân bị ảnh hưởng có than phiền về chứng sợ ánh sáng, nhìn mờ và tình trạng nhìn lẫn màu. Sau một vài ngày, các triệu chứng và các dấu hiệu có khuynh hướng chuyển hồi mà không có các di chứng mạn tính trong hầu hết các trường hợp [9], [10]. Khí NH 3 : Trong các chất kích thích đường hô hấp amoniac là chất khí dễ hòa tan nhất, làm cho nó được hấp thu nhanh chóng ở đường hô hấp trên. Vì thế các ảnh hưởng chính thường chỉ bỏng mắt, mũi và cổ họng. Các tiếp xúc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến phù phổi hoặc co thắt phế quản nhưng ít gặp. Sự tiếp xúc ở mức thấp hơn sẽ có nguy cơ rối loạn chức năng hô hấp, tắc nghẽn hoặc hạn chế, nguy cơ này cũng không phổ biên nhưng đã gặp [9], [10]. Khí Cl 2 : Khí Clo khó hòa tan hơn NH 3 và không đủ gây kích thích đường hô hấp trên. Tuy nhiên phù phổi và co thắt phế quản chậm có thể xảy ra do tiếp xúc ngắn và mạnh [9], [10]. Khí CO 2 thường phát sinh trong một số kỹ nghệ (cơ khí luyện kim, rượu bia, nước giải khát, đông lạnh ) và xuất hiện ở những nơi làm việc kín gió, đông người, trong hang sâu, dưới giếng Nó là một chất khí không màu không mùi và có cảm giác tê ở nồng độ thấp gây nên các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi và có thể ngất, còn ở nồng đô cao thì có thể bị ngất ngay [9], [10]. Trong dây chuyền chế biến thủy sản đông lạnh, khí H 2 S tập trung nhiều ở khu vực bóc tôm, khu vực tiếp nhận, nồng độ H 2 S ít dần do nguyên liệu ban đầu đã được qua chế biến và bảo quản. Nhìn chung hàm lượng H 2 S trong tất cả các cung đoạn thuộc các xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh qua khảo sát của Nguyển Thế Công (1997) thấp hơn TCVSCP [ 11]. 7 Khí NH 3 chủ yếu phát sinh ở khu vực máy nén làm đá cây và cấp đông. Ở Miền Bắc khi đo 7 mẫu tại khu vực máy lạnh thì có 3 mẫu có hàm lượng NH 3 từ 2,6 – 4,3 mg/m 3 vượt TCVSCP; ở Miền Trung 6/10 mẫu có hàm lượng NH 3 từ 3,15 – 9,26 mg/m 3 ; ở Miền Nam hàm lượng NH 3 đo được thấp do xí nghiệp đã sử dụng thiết bị làm lạnh bằng Freon thay thế NH 3 [7]. Trong chế biến công đoạn nào cũng có dùng Chlorine nên hầu hết các vị trí trong phân xưởng đều ảnh hưởng của khí Cl 2 . Kết quả đo được ở Miền Bắc nồng độ trung bình ở 3 khu vực: nguyên liệu, sơ chế, chế biến và cấp đông đều cao hơn TCVSCP 1,9 – 2,5 lần, nồng độ Cl 2 cao nhất thường tập trung ở khu vực rửa nền nhà, vệ sinh dụng cụ; như ở khu vực xếp hộp ở xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Hải, khu tẩy rửa dụng cụ thì nồng độ Cl 2 đo được là 1,82 mg/m 3 vượt TCVSCP hơn 18 lần [7]. Kết quản nghiên cứu của Vương Nam Đàn (1998) thì tổng số mẫu các loại hơi khí vượt TCVSCP là 24 – 44% [12]. Do nhu cầu sản xuất, ngành chế biến thủy sản phải tập trung một lực lượng công nhân mà chủ yếu là nữ, trong các tháng mùa vụ và các phòng thường kín để đảm bảo vệ sinh thực phẩm nên nồng độ CO 2 tăng cao. Nếu so sánh với các yếu tố làm lạnh và ẩm thì yếu tố khí độc kém đặc trưng hơn trong môi trường lao động của các xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh. Tuy nhiên trên thực tế, các hơi khí độc như H 2 S, Cl 2 và CO 2 đã tác động đáng kể đến sức khỏe của người lao động. 1.2.2. Tính chất lao động. 8 Tư thế của cơ thể lúc lao động có một vai trò quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động và tình trạng sức khỏe chung của cơ thể. Nói chung người ta thường diễn tả tư thế bình thường và tư thế bất thường. Thường lệ người ta cho rằng ngồi và đứng là những tư thế bình thường. Nhưng đứng vào phạm vi vệ sinh lao động, định nghĩa một tư thế lao động bình thường hay bất thường được xây dựng trên nhiều yếu tố và tiêu chuẩn khác nhau. Vì vậy khi cơ thể ở một tư thế “tuy rất bình thường” nhưng nếu kéo dài quá lâu cũng trở nên nguy hại. Tư thế đứng hay ngồi quá lâu thành một tư thế xấu không hợp cho quá trình lao động [13]. Một cơ sở đúng đắn và chính xác để đánh giá một tư thế trong lúc họ lao động là tư thế bắt buộc hay tư thế thoải mái. Nếu người công nhân có thế trong lúc lao động thay thế tư thế này sang tư thế khác không ảnh hưởng điến quá trình lao động, người ta gọi là tư thế thoải mái. Trái lại, người công nhân phải giữ mãi một tư thế mới không ảnh hưởng đến quá trình lao động, tư thế đó gọi là tư thế bắt buộc.Làm việc với tư thế như vậy có thể sinh ra các biểu hiện bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể: Tổn thương huyết quản: o Động mạch: ở những người huyết áp cao, tư thế đứng kéo dài có thể thỉnh thoảng gây nên những cơn đau cách hồi. o Tĩnh mạch: Tuần hoàn tĩnh mạch bị trở ngại ở tư thế đứng, nhất là đứng im ít cử động, máu bị ứ lại ở chân. Lúc đầu có thể thích ứng, các tĩnh mạch chi dưới dãn ra nhưng về sau phải dãn dài ra do đó tĩnh mạch có hình uốn khúc. Dần dần dinh dưỡng của tĩnh mạch giảm sút và các thớ cơ giảm đi, do đó thể hiệ ra những tĩnh mạch nổi xanh ở chân. Dãn tĩnh mạch có thể dẫn đến loét và rất khó chữa. 9 Các triệu chứng chính của dãn tĩnh mạch là chứng mỏi cẳng chân, đau bắp chân, ngứa da và chi dưới lạnh. Qua kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỷ thuật – Bảo hộ lao động (1998-1999) đã tiến hành đo chu vi bắp chân của nữ công nhân chế biến thủy sản trước và sau khi làm việc, với tổng số 326 trường hợp thấy chu vi bắp chân của nữ công nhân sau ca làm việc, giá trị tăng trung bình là từ 0,5 -2 cm, chiếm 58,33% [7]. Theo Vương Nam Đàn (1998) thì kết quả đo vòng chân ở 3 vị trí: đầu gối, bắp chân và trên mắt cá chân, 100% công nhân làm việc có vòng đo cuối ca so với đầu ca tăng từ 1 - 2,5 cm, có khoảng 10% từ 1 - 4 cm và công nhân ở phân xưởng chế biến có số đo tăng hơn công nhân cấp đông [7]. Bên cạnh những đặc điểm của điều kiện lao động ở tư thế đứng kéo dài thì đặc điểm công việc phải tiếp xúc trực tiếp, liên tục với nước đá, nước lạnh, với sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc phải làm việc trong các kho đông lạnh từ -18°C đến - 40°C là một điều kiện rất khắc nghiệt, tuy đã được trang bị quần áo lao động và có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ, găng tay, ủng, tạp dề chống nước hay quần áo, mũ bông nhưng điều đó không thể giúp họ tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ…Người công nhân lao động thường làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp, lượng đá cây được sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản chiếm gần 90% lượng đá cây sản xuất của cả nước [14], [15]. 1.3. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động lên sức khỏe công nhân. 1.3.1. Một số nghiên cứu trong nước. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đức Trọng (1999) cho thấy ở công nhân chế biến thủy sản bệnh viêm xoang, họng là 35,55%, bệnh thấp khớp là 31,08%, rối loạn kinh nguyệt 29,63%, bệnh da, dị 10 [...]... tên tuổi của công ty Vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu về điều kiện lao động và sức khỏe công nhân chế biến thủy hải sản tại công ty Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng 2.2 Đối tượng nghiên cứu Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại các phân xưởng của công ty Procimex Việt Nam 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả điều kiện lao động và các yếu... hình sức khỏe công nhân chế biến thủy hải sản tại công ty Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng 29 3.2.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính Nhận xét: Số lượng công nhân tại công ty chủ yếu là lao động nữ chiếm khoảng ¾ số công nhân Còn lại là lao động nam chỉ chiếm 25,5 % Do tính chất công việc yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận cao nên hầu như lao động. .. 140 Nam % 2,2 48,2 44,6 3,6 1,4 100 n 3 33 9 1 2 48 % 5,8 69,2 19,2 1,9 3,8 100 Nhận xét: Số công nhân nam có sức khỏe Loại 2 chiếm hơn 2/3 số công nhân nam tham gia khám sức khỏe, nhiều hơn hẳn so với công nhân nữ.Tỉ lệ công nhân nữ có sức khỏe loại 2 chỉ chiếm khoảng gần ½ số công nhân nữ tham gia khám sức khỏe Tỉ lệ công nhân nam đạt sức khỏe Loại I (6,6%) gấp 3 lần tỉ lệ công nhân nữ đạt sức khỏe. .. Loại I (2,2%) Số công nhân nữ tham gia khám sức khỏe chủ yếu có sức khỏe Loại II (48,2%) và Loại III (44,6%), số công nhân nam chủ yếu có sức khỏa Loại II, tỉ lệ công nhân có sức khỏe loại IV chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1,9% 36 Biểu đồ 3.5: Phân loại sức khỏe công nhân qua khám sức khỏe định kì Nhận xét: Kết quả khám sức khỏe định kì cho 188 công nhân thì số công nhân có sức khỏe Loại 2 và Loại 3 là chủ yếu... giữa rối loạn cổ hoặc vai và thời gian làm việc của nữ công nhân dưới 45 tuổi [22] Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu 15 Công ty Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng Công ty Procimex là công ty tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh từ chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, sản xuất bột các đến thương mại và dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực và xuất khẩu lao động Tuy nhiên,... lãnh đạo công ty và công nhân − Giữ bí mật cho người cung cấp thông tin − Trường hợp có bệnh thì được giới thiệu đi chữa bệnh,còn không có bệnh sẽ được tư vấn phòng bệnh − Nghiên cứu này chỉ nhằm phục vụ cho sức khỏe cộng đồng, không vì mục đích gì khác 20 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện lao động và môi trường lao động của công nhân tại công ty Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng 3.1.1... 3.1.1 Một số nét chính về công ty Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng 3.1.1.1.Một số nét chính về công ty Procimex Việt Nam Từ nhiều năm nay Công ty Kinh doanh chế biến hàng XNK Đà Nẵng (PROCIMEX) vẫn là địa chỉ tin cậy đối với khách hàng tìm mua các mặt hàng cá biển xuất khẩu ở miền trung, bởi truyền thống chế biến và cung cấp lâu năm của đơn vị này Procimex tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh... 33,5%, trên 20 năm chiếm khoảng 18,6%, 15 – 20 năm chiếm 17,5%, 5 – 10 năm chiếm 16%, , 5 năm chiếm 14,4% Công nhân nữ có xu hướng gắn bó với công việc dài hơn so với công nhân nam Tỉ lệ công nhân nữ có tuổi nghề từ 10 – 15 năm có tỉ lệ cao nhất chiếm 38,6% trong khi đó tỉ lệ công nhân nam chỉ chiếm 18.8%, số công nhân nữ có tuổi nghề từ 15 – 20 năm (20,7%) và trên 20 năm (16,4%), từ 5 -10 năm (17,9%)... Biến số/ chỉ số Mục tiêu 1 Mô tả điều kiện lao động của công nhân Công ty cổ phần Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng Biến số/ chỉ số Phương pháp thu thập Công cụ Theo thường Đo nhiệt độ , độ ẩm 1 Kết quả đo môi quy kĩ thuật bằng máy HANA Đo tốc độ gió bằng đo môi trường máy đo tốc độ gió • VKH( nhiệt độ, trường viện hiện số: HIOKI 3421 độ ẩm, vận tốc gió) YHLĐ và – Nhật Bản VSMT Máy Hagnar/FCI... sức khỏe Loại 2 và Loại 3 là chủ yếu Trong đó, tỉ lệ công nhân có sức khỏe loại 2 chiếm 53,2%, tỉ lệ công nhân có sức khỏe loại 3 chiếm tỉ lệ thấp hơn là 37,8% Tỉ lệ công nhân có sức khỏe Loại I chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ chiếm 3,7%, tỉ lệ công nhân có sức khỏe loại 4 hoặc không được phân loại chiếm tỉ lệ nhỏ cụ thể sức khỏe Loại IV chiếm 3,2%, tỉ lệ công nhân không được phân loại chiếm 2,1% . Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2012. Với 2 mục tiêu: 1. Mô tả điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2012 2 hình sức khỏe của công nhân chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵngnăm 2012 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm. 1.1.1. Điều kiện lao động. Khái niệm điều. tuổi của công ty. Vì thế trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu về điều kiện lao động và sức khỏe công nhân chế biến thủy hải sản tại công ty Procimex Việt Nam tại Sơn Trà, Đà Nẵng. 2.2.

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan