Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân công ty cổ phần procimex việt nam tại sơn trà, đà nẵng năm 2012 (Trang 44 - 45)

Tuổi đời và tuổi nghề của công nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình sức khỏe của công nhân, thông thường các bệnh đều gia tăng khi tuổi đời và tuổi nghề tăng lên.

Tuổi đời của công nhân chế biến thủy sản hơi già, có tới 59% công nhân có tuổi đời > 35 chiếm, tuổi đời từ 26 - 35 tuổi chiếm 32,5% , nhóm có tuổi đời từ 25 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,5 % (Bảng 3.7). Tuổi

nghề của công nhân nói chung chủ yếu tập trung ở nhóm từ 10 – 15 năm chiếm 33,5%, và trải đều ở các nhóm tuổi nghề trên 20 năm chiếm khoảng 18,6%, 15 – 20 năm chiếm 17,5%, 5 – 10 năm chiếm 16%, >5 năm chiếm 14,4% (Bảng 3.6). Những đặc tính này cho thấy tỉ lệ công nhân trẻ thường không gắn bó với ngành này quá lâu, thường thì họ sẽ làm một thời gian sau đó chuyển sang làm ngành khác, có thể do thời gian làm việc quá nhiều, môi trường lao động ngột ngạt, nhiệt độ thấp.

So với tuổi đời và tuổi nghề của công nhân chế biến thủy sản với các nghành nghề khác ví dụ như ngành may trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Lân (2010) thì tuổi đời và tuổi nghề của công nhân chế biến thủy sản là tương tự nhau . Theo nghiên cứu của Trịnh Hồng Lân, tuổi đời của công nhân ngành may có 65% công nhân ≤ 35, trong đó nhóm công nhân có tuổi đời ≤ 25 tuổi chiếm tỷ lệ 30%; có 83% công nhân có tuổi nghề ≤ 15 năm, trong đó 39% công nhân có tuổi nghề ≤ 5 năm [23].

Do tính chất công việc tĩnh tại và tỉ mĩ nên các công việc chế biến thủy sản thường phù hợp với đối tượng là nữ giới, tỉ lệ nữ công nhân tại công ty là 74,5% (Biểu 3.3).

Một phần của tài liệu thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân công ty cổ phần procimex việt nam tại sơn trà, đà nẵng năm 2012 (Trang 44 - 45)