Biểu hiện của hệ thống cơ xương khớp

Một phần của tài liệu thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân công ty cổ phần procimex việt nam tại sơn trà, đà nẵng năm 2012 (Trang 46 - 49)

Đặc điểm nổi bật của điều kiện thao tác đối với công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh là nữ công nhân phải đứng ở tư thế tĩnh liên tục suốt ca làm việc 8 giờ và thậm chí tới 12- 14 giờ trong các tháng cao điểm của thời kỳ mùa vụ đánh bắt và chế biến thuỷ sản, thao tác lặp đi lặp lại của bàn tay, và tiếp xúc lạnh ở tay. Tư thế lao động này kéo dài suốt ca xản suất, từ ngày này qua ngày khác gây cho công nhân mệt mỏi và đau nhức các bộ phận cơ thể như: đau mỏi lưng, mỏi cổ, mỏi bắp chân, vai, cánh tay, cẳng tay,cổ và các ngón tay…do phải sử dụng nhóm cơ gáy, cơ lưng, cơ đùi, cơ mặt sau cẳng chân để giữ thăng bằng cho cơ thể ở tư thế lao động tĩnh. Ngoài các yếu tố thực thể nêu trên, nữ công nhân chế biến thủy sản còn có ảnh hưởng của yếu tố tâm lý xã hội như điều kiện kinh tế xã hội thấp, trình độ học vấn, cũng như gánh nặng công việc gia đình. Những yếu tố này được xem là có ảnh hưởng xấu đến hệ thống cơ xương một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nghiên cứu của Chiang H - C và CS (1993) cho thấy đau thắt lưng, vai chiếm 30,9%, viêm mõm lồi cầu là 14,5%, hội ống cổ tay là 15,0%. đối với công nhân cử động chi trên lặp đi lặp lại thì tỷ suẩt chênh đau thắt lưng - vai là 1,6 (95% CI: 1,1 – 2.5 ) trong khi đó những công nhân cả chi trên phải chịu sức nâng đỡ trong suốt thời gian làm việc thì tỷ suẩt chênh đối với đau thắt lưng - vai 1à 1.8 ( 95% CI: 1.2 - 2,5 ) [21] .

Kohlsson, G-A Hansson và CS (1994) các bệnh vai và cổ chiếm 35% ở nữ còng nhân chế biến thuỷ sản, đặc biệt là ở những công nhân trẻ có tuối nghể cao.[22]

Nguyễn Thế Công và cs. (1999) nghiên cứu trên 31 xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh thấy tỷ lệ công nhân đau mỏi tay (59,6%), đau mỏi chân (51,6%), đau mỏi vai (50,8%), đau mỏi vùng thắt lưng (45,8%), và 43,5% đau mỏi cổ [7].

Tạ Tuyết Bình và cs. (2005) nghiên cứu RLCX ở nhân viên y tế cho thấy bác sỹ có tỷ lệ đau cổ là 61,2%, tiếp theo là thắt lưng, vai, đầu gối và lưng. Đối với y tá tỷ lệ đau thắt lưng là 55,7%, các vị trí tiếp theo là cổ, đầu gối, vai, đùi và lưng [24].

Nguyễn Bích Diệp (2002) nghiên cứu đau mỏi cơ xương và stress nghề nghiệp trên 9 bác sĩ và 10 y tá tại một phòng khám nha khoa ở Thuỵ Điển. Kết quả cho thấy bác sĩ nha khoa làm việc ở tư thế rất bất lợi. 89 % bác sĩ và 80% y tá đau mỏi cổ, 50 % đối tượng đau mỏi cả hai vai, 30% bác sĩ đau lưng. Tất cả các đối tượng làm việc trong môi trường nhiều stress đặc biệt áp lực về thời gian gây mệt mỏi tâm thần [25].

Võ Văn Giáp (2011) Qua khám sức khỏe định kỳ cho công nhân thì có tới 56.23% số công nhân có các triệu chúng về cơ xương khớp, tỷ lệ đau mỏi

cổ là 52,86%, đau mỏi vai là 62.63%, đau mỏi Khuỷu/cẳng tay là 25.59%, đau mỏi bàn/cổ tay là 63.97%, đau mỏi lưng/thắt lưng là 64.65%, đau mỏi đàu gối/cẳng chân là 55.56%, đau mỏi cổ bàn chân là 57.58% [26].

Kết quả phỏng vấn ở Bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ công nhân cảm thấy đau mỏi xương thường xuất hiện ở các vị trí như lưng 47,9%, vai 42,6%, gót chân 33,5%, cẳng chân 33%, cổ 31,4%, thắt lưng 30,8%. Tỉ lệ này thấp hơn một chút so với nghiên cứu của Nguyễn Thế Công và cộng sự (1999) [7] và nghiên cứu của Đặng Thị Thảo (1994)[8].

Kết quả của nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Kohlsson, G-A Hansson và CS (1994) [22] nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu củaVõ Văn Giáp (2011) [26].

4.2.3.Các bệnh về đường hô hấp.

Môi trường lao động lạnh và ẩm là yếu tố dễ phát sinh các bệnh về đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu khi tiến hành khám sức khỏe định kì ở Bảng 3.10 cho thấy Bệnh tai mũi họng chiếm 33,9%, Răng hàm mặt 41,1%. Ngoài ra tỉ lệ công nhân hay bị ho vào buổi sáng và ho kèm theo đờm cũng khá là cao thể hiện ở Biểu 3.6 cho thấy tỉ lệ công nhân ho kèm theo đờm chiếm 13,3%.

Theo tác giả Tougard – AB. Bach – B và CS(1997) thì có 10/16 công nhân trong đối tượng nghiên cứu có các biểu hiện về đường hô hấp (ho, khó thở, chảy nước mũi) tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [18].

Nghiên cứu của Medvedev – VI, Olobuera – EM và CS thì có 34,1% số công nhân có hình ảnh của sự xâm nhập của trực khuẩn lao vào nhu mô phổi trong tổng số 91 bênh nhân có nguy cơ bị lao phổi [20].

Các kết quả nghiên cứu trong nước tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp là khá cao: Nghiên cứu của Nguyễn Thế Công và cộng sự (1999), bệnh viêm xoang, viêm họng là 35,55%[7], Đặng Thị Thảo (1994) thì tỷ lệ mắc các bệnh

tai mũi họng là 63,3% [8], Vương Nam Đàn (1997) tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang, viêm họng là 28,7% [12].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì các bệnh về đường hô hấp của công nhân tại các nghiên cứu trên đều có tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.

Tuy vậy so với nghiên cứu của thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn

Sự tiếp xúc với các yếu tố bất lợi từ môi trường như: lạnh, hôi tanh của cá tôm, không khí ngột ngạt, các yếu tố hóa học là những nguyên nhân khiến cho công nhân làm việc trong nhà máy dễ mắc các bệnh về hô hấp.

Một phần của tài liệu thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân công ty cổ phần procimex việt nam tại sơn trà, đà nẵng năm 2012 (Trang 46 - 49)