1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp xoá đói, giảm nghèo xã nhật tân giai đoạn 2011-2015.

49 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 661 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO XÃ NHẬT TÂN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quang Huy Họ và tên sinh viên : Nguyễn Công Sự Mã sinh viên : TX071580 Lớp : Quản lý kinh tế HÀ NỘI - 2012 2 MỤC LỤC 3 PHÂN MỞ ĐẦU Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tớnh toàn cầu nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, cộng đồng, quốc gia, dõn tộc. Nếu không giải quyết được đói nghèo thì các mục tiêu hoà bình, ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội khó có thể giải quyết được. Vì vậy công cuộc chống đói nghèo đã và đang trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách của cả nhõn loại. Để giải quyết triệt để và đẩy lựi đói nghèo không một quốc gia, một cộng đồng dõn tộc nào có thể tự mình giải quyết được cần phải có sự đồng tõm, hiệp lực, hỗ trợ của cả cộng đồng thế giới. Xã Nhật Tõn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một xã đồng bằng thuộc huyện bán sơn địa Kim Bảng, xã cũng có những nét chung như những địa phương khác đó là vẫn cũn tình trạng đói nghèo, đời sống một bộ phận nhõn dõn vẫn đang rất khó khăn trong khi đó xã hiện đang xõy dựng lên thị trấn vào năm 2015. Do đó công tác xoá đói, giảm nghèo đặc biệt được quan tõm, triển khai thực hiện. Từ những năm 2006, Hội đồng nhõn dõn xã đã có Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 30/02/2006 về một số biện pháp xoá đói, giảm nghèo. UBND xã đã ra quyết định thành lập ban xoá đói, giảm nghèo của xã, dành nhiều ngõn sách đầu tư xõy dựng cơ sở hạ tầng, dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn, xõy dựng các mô hình xoá đói, giảm nghèo. Với lý do trên, là người con quê hương đang thực tập tại xã, em nhận thấy vấn đề đói nghèo của xã cần phải có bước đi thất chính xác, phù hợp. Chớnh vì vậy nên em đã chọn viết đề tài: Một số giải pháp xoá đói, giảm nghèo xã Nhật Tõn – Kim Bảng – Hà Nam. 1 CHƯƠNG I I. Một số khái niệm cơ bản. 1. Khái niệm về đúi nghèo: Theo Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm mang tớnh chất chung về đói nghèo như sau: - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dõn cư không có khả năng thoả món các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. 1 - Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dõn cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. 2 * Ở Việt Nam hiện thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Chõu Á Thái Bình Dương ESCAP tổ chức tại Băng Koc (Thái Lan) đưa ra đó là: Nghèo là tình trạng một bộ phận dõn cư không được hưởng và thoả món những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và tập quán của địa phương. 3 * Các khái niệm liên quan về ranh giới nghèo và mức sống tối thiểu: Mức sống tối thiểu: Là mức sống trong đó những nhu cầu tự nhiên, nhu cầu tối thiểu tức là những nhu cầu thuần tuý về vật chất như thức ăn, quần áo, nhà ở phải đảm bảo để cuộc sống của một con người được tồn tại ở mức bình thường. Mức sống tối thiểu được tính bằng tiền qua thu nhập tối thiểu có thể coi là ranh giới nghèo. 4 2.Phương phỏp xỏc định chuẩn đúi nghèo: 1 tài liệu tk giáo trình kt nguồn nhân luc nhà suất bản Đại học KTQD 2 tài liệu tk giáo trình kt nguồn nhân luc nhà suất bản Đại học KTQD 3 tài liệu tk giáo trình kt nguồn nhân luc nhà suất bản Đại học KTQD 4 tài liệu tk giáo trình kt phát triển lý thuyết v thà ực tiễn nhà xuất bản thống kê TP.HCM 2 * Theo Ngõn hàng thế giới, tỷ lệ đói nghèo được xác định tương ứng với 2 đường. Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo lương thực, thực phẩn. Đường đói nghèo ở mức cao hơn là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm). 5 Đường đói nghèo lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nướng đang phát triển cũng như tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan khác đã xác định. Đó là mức Kalo tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người (2.100 kg kalo/người/ngày) những người có mức chi tiêu dưới mức chi tiêu cần thiết để đạt được lượng Kalo này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Tính theo tổng sản phẩm quốc dõn bình quõn đầu người Ngõn hàng thế giới (WB) đưa ra 2 mức 275 USD và 370 USD. 6 * Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của chương trình xoá đói, giảm nghèo Việt Nam được Bộ Lao động Thương bình và xã hội đưa ra cụ thể như sau: - Giai đoạn 2006-2010: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 170/QĐ- TTg chuẩn nghèo cho giai đoạn nay như sau: Dưới 200.000đ/người/tháng với khu vực nông thôn Dưới 260.000đ/người/tháng với khu vực thành thị. - Giai đoạn 2011-2015: Dưới 400.000đ/người/tháng đối với khu vực nông thôn. 7 5 tài liệu tk giáo trình kt nguồn nhân luc nhà suất bản Đại học KTQD 6 tài liệu tk giáo trình kt nguồn nhân luc nhà suất bản Đại học KTQD 7 tài liệu tk giáo trình kt nguồn nhân luc nhà suất bản Đại học KTQD 3 II. Nguyên nhân đúi nghèo - Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin nguyên nhõn gõy ra đói nghèo thì có nhiều nhưng nguồn gốc sõu xa và trực tiếp là do chế độ người bóc lột người và do tình trạng chậm phát triển kinh tế - xã hội. Nhõn loại muốn vĩnh viễn thoát ra khỏi đói nghèo phải xoá cho được chế độ bóc lột và tàn tớch của nó, tiến lên xõy dựng CNXH và Cộng sản chủ nghĩa với lực lượng sản xuất hiện đại, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. - Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhõn của đói nghèo. Trên thực tế, không có một nguyên nhõn biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng có tính chất xã hội, nó cũng không phải là nguyên nhõn thuần tuý về kinh tế - xã hội hay do thiên tai, dịch hoạ, mà ở đõy nguyên nhõn của tình trạng đói nghèo có sự đan xen, thõm nhập vào nhau của cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, cái sõu xa và cái tức thời, nguyên nhõn trực tiếp và nguyên nhõn gián tiếp, khách quan và chủ quan nhưng tổng hợp lại có thể xác định tập trung vào một số nguyên nhõn chủ yếu sau: III. Các yếu tố ảnh hưởng đến đúi nghèo. 1. Điều kiện tự nhiờn Với đặc trưng về sự phõn hoá giàu nghèo theo vùng ở Nhật Tõn, có thể thấy người nghèo chủ yếu sống ở các vùng có sự phõn chia về địa hình và cách biệt về xã hội. Nhiều khi sự phõn cách đó là rất trầm trọng và kéo dài. Hậu quả của sự cách biệt đó là: + Người nghèo không hoặc ít được tiếp cận với các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, tín dụng, khuyến nông, khuyến lõm. + Xa chợ, xa thị trấn, thị tứ dẫn đến thiếu thông tin về thị trường. Họ gặp khó khăn khi tính toán đầu vào, đầu ra của sản xuất để đạt hiệu quả cao. 4 2. Thiên tai và các rủi ro khác Người nghèo dễ bị tổn thương bởi các khó khăn hàng ngày về những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhõn, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh, khả năng tớch luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống như (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, dịch bệnh, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ) các rủi ro trong sản xuất kinh doanh với người nghèo cũng rất cao như thiên tai, dịch bệnh nặng là những nguyên nhõn bao trùm và quyết định nhất gõy ra đói gay gắt, cục bộ, cấp tớnh đòi hỏi Nhà nước và chính quyền phải cứu đói khẩn cấp. 3. Đất đai, dân cư Nhật Tõn là một xã đất chặt, người đông, diện tớch đất canh tác ít nếu tính bình quõn đầu người trên km 2 đất thì ở vào khảng 5.000 người/1 km 2 . Diện tớch đất nông nghiệp bình quõn đầu người chưa được 300 m 2 /người. Do đó không có đất sản xuất, bên cạnh đó việc ổn định chỗ ăn, ở cũng là vấn đề hết sức khó khăn đặc biệt là với người nghèo vì đất ở quá đắt mà địa phương thì không có diện tớch để giãn dõn. 4. Nhân khẩu học: Quy mô hộ gia đình là mẫu số quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập đầu người. Đông con vừa là nguyên nhõn vừa là hậu quả của nghèo đói ở Nhật Tõn theo báo cáo điều tra hộ nghèo năm 2011, thì số hộ nghèo tuổi cũn trẻ trong đó có trên 50% hộ có từ 3 con trở lên. 5. Giỏo dục đào tạo, trình độ học vấn thấp, việc làm không ổn định Học vấn thấp khiến người nghèo ít có cơ hội tỡm được việc làm tốt và ổn định. Thu nhập chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện nõng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo không những vậy học vấn thấp nó cũn ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái. Tiếp thu tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Ở Nhật 5 Tõn tuy hệ thống giáo dục đã được phổ cập từ lõu cơ sở vật chất các trường học tương đối được bảo đảm song tỷ lệ trẻ em bỏ học thì lại chủ yếu rơi vào những hộ nghèo vì họ không có điều kiện, bên cạnh đó chính sách thì chỉ miễn được học phí, số này không đáng là bao, trong khi đó các khoản thu khác thì lại không biết gấp bao nhiêu lần tiền học phí. 6. Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém Bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu, khi mắc bệnh người nghèo buộc phải bán đất cát, đồ đạc, cầm cố, vay mượn tài sản để trang trải, chi phí ít khả năng tiếp cận với các dịch vụ phòng bệnh theo điều tra của ngành y tế xã thì số ngày ốm bình quõn của người nghèo là 3-5 ngày/năm so với người giàu là 2-3 ngày/năm. Và những năm gần đõy số ngày ốm trên năm của người giàu có xu hướng giảm dần nhưng người nghèo thì vẫn giữ nguyên. Theo báo cáo điều tra hộ nghèo của xã Nhật Tõn, năm 2011 thì số hộ nghèo của xã do bệnh tật ốm đau và già cả chiếm tương đối lớn 30% trên tổng số hộ nghèo trong toàn xã. 7. Nguồn lực trung ương cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đúi nghèo. Hiện nay ở xã Nhật Tõn có rất nhiều chương trình vay vốn của Ngõn hàng chính sách do các hội, đoàn thể đứng ra bảo lãnh nhưng trên thực tế thì nguồn vốn này lại ít đến được với người nghèo vì họ không vay do vay về không biết để làm gì. 8.Trình độ của cán bộ địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến đúi nghèo. Ở Nhật Tõn đã thành lập Ban xoá đói, giảm nghèo của xã do đồng chí Phó Chủ tịch làm trưởng ban, mặt trận, các đoàn thể là uỷ viên. Mặc dù đội ngũ cán bộ trong ban chỉ đạo cũng có trình độ, nhiệt tình trong công tác xoá đói, giảm nghèo của xã nhưng việc tỡm cho hộ nghèo một hướng đi thích hợp để thoát nghèo và chống tái nghèo thì không phải là việc có thể làm ngay 6 được, cũn nhiều những việc phải học hỏi, rút kinh nghiệm. III. Vai trò của chính quyền địa phương trong xoá đói, giảm nghèo. Chính quyền địa phương có một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác xoá đói, giảm nghèo. Bởi vì chính quyền địa phương là Nhà nước cấp nhỏ nhất, là nơi gần dõn, sát dõn nhất, là người trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chương trình, dự án về công tác phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Công tác xoá đói, giảm nghèo nói riêng, mọi đặc điểm, hoạt động, tõm tư nguyện vọng cũng như tình hình kinh tế, đời sống xã hội của người dõn như thế nào no hay đói, sướng hay khổ có khó khăn hay không họ làm ăn như thế nào cũng đều do chính quyền địa phương nắm bắt cả. Và chỉ có họ mới nắm bắt được người địa phương họ cần gì điều kiện tự nhiên, xã hội như thế nào và từ đó mới có các giải pháp phù hợp. Xuất phát từ vị trí vai trò đó của chính quyền địa phương trong công tác xoá đói, giảm nghèo. Trong những năm qua, Đảng uỷ chính quyền địa phương đã thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp, chính sách nhằm xoá đói, giảm nghèo ở địa phương như chính sách giáo dục đào tạo nghề. Hàng năm dạy nghề cho hơn 100 lao động, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học luôn đứng nhất nhì trong tỉnh. Các chính sách thu hút đầu tư phát triển các ngành nghề phụ luôn được chú trọng. Hiện khu tiểu thủ công nghiệp của xã đã có 26 nhà đầu tư sản xuất có hiệu quả trong đó có 5 công ty may thu hút hàng ngàn lao động. Các chính sách về tín dụng luôn được địa phương quan tõm khai thác, hiện trên địa bàn xã nguyên số dư nợ của ngõn hàng Chính sách xã hội đã là gần 10 tỷ đồng; quỹ tín dụng nhõn dõn hoạt động có hiệu quả; chính sách về y tế luôn được quan tõm, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương. Do đó nền kinh tế của địa phương luôn phát triển cao, cơ cấu kinh tế 7 [...]... người nghèo - Phỏt triển các chương trình hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội để giải quyết về vốn làm ăn, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người nghèo - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nõng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm 32 công tác xoá đói, giảm nghèo nhất là cán bộ chủ chốt của xã II MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO XÃ NHẬT TÂN GIAI ĐOẠN 2011-2015 Xoá đói, giảm nghèo. .. năm mở từ 1-2 lớp tập huấn về công tác xoá đói, giảm nghèo (mời cán bộ cấp trên xuống) cho ban xoá đói, giảm nghèo và các hộ nghèo trên địa bàn xã III.ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Về tình trạng đúi nghèo và xoá đói, giảm nghèo của xã Nhật Tân giai đoạn 2006-2010 - Giai đoạn 2006-2010, tình hình kinh tế, xã hội của xã Nhật Tõn đã có những chuyển biến rừ rệt, nền kinh tế của xã hàng năm có tốc độ tăng trưởng tương... cuộc sống của người lao động và công nhõn - Phần lớn tõm lý người nghèo cũn ngại vận động, chưa mạnh dạn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế do thiếu vốn, sợ rủi ro, kinh nghiệm ít 30 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA XÃ NHẬT TÂN GIAI ĐOẠN 2011-2015 I QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA XÃ GIAI ĐOẠN 2011-2015 1 Quan điểm và phương hướng xóa đói giảm nghèo của xã - Xoá đói, giảm. .. hội cơ bản - Xoá đói, giảm nghèo là một bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Đảng uỷ, chính quyền địa phương các ban ngành, đoàn thể Thực hiện xoá đói, giảm nghèo phải luôn gắn liền với công bằng xã hội, phải lấy chương trình xoá đói, giảm nghèo làm trung tõm gắn với chương trình kinh tế xã hội khác, ưu tiên các hộ nghèo chính sách, già cả neo đơn - Xoá đói giảm nghèo là nhiệm... lệ hộ nghèo luôn giảm, bình quõn gần 2%/năm Cơ sở hạ tầng được quy hoạch và phát triển đồng bộ, chính sách an sinh xã hội được tăng cường, đời sống nhõn dõn ngày được nõng cao 8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHẩO VÀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHẩO TẠI XÃ NHẬT TÂN GIAI ĐOẠN 2006-2010 I.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NHẬT TÂN GIAI ĐOẠN 2006-2010 1 Về kinh tế chung: Tình hình phát triển kinh tế xã Nhật. .. hộ nghèo hết tuổi lao động (2 vợ chồng già) 2 Về các biện pháp xoá đói, giảm nghèo của xã đang thực hiện Xác định được công tác xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Vì vậy trong những năm qua, Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp, nhiều chính sách, chương trình nhằm xoá đói, giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội của địa phương Các chủ trương, chính sách xoá. .. các giải pháp thực hiện Nhưng song yếu tố quan trọng quyết định thành công hay không về một chủ trương, chính sách, chương trình, dự án xoá đói, giảm nghèo của xã đó là các giải pháp Mỗi một địa phương có một đặc điểm kinh tế - xã hội, nguồn nhõn lực, vật lực khác nhau vì vậy nhất thiết phải có các giải pháp khác nhau cho phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi vùng Nói như vậy có nghĩa là giải pháp xoá đói,. .. tiêu, nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo và đã trở thành phong trào sõu rộng trong toàn thể nhõn dõn, một nét đẹp văn hoá và mang tớnh xã hội ngày càng cao Qua thực hiện đã xuất hiện nhiều mô hình xoá đói, giảm nghèo hiệu quả 26 ở một số cơ sở xúm và hộ gia đình như ở xúm 15; xúm 14 Các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể nhõn dõn đã xõy dựng được nhiều phong trào, nhiều mô hình xoá đói, giảm nghèo hiệu... tổ chức chính trị xã hội, của mỗi gia 31 đình và toàn xã hội Xoá đói, giảm nghèo phải được thực hiện theo phương chõm xã hội hoá vùng nghèo, hộ nghèo, phát huy nội lực tự vươn lên là chính cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng 2 Mục tiêu của xã cần đạt được - Xoá cơ bản hộ nghèo trong xã, không để xảy ra tình trạng tái nghèo, phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống cũn 3% -... kinh tế, xã hội xoá đói, giảm nghèo của địa phương Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo cũn nhiều lúng túng, chậm và thiếu sót - Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, các chương trình, dự án của nhà nước tới người dõn không thật sự mang lại hiệu quả cao, một bộ phận . XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHẩO TẠI XÃ NHẬT TÂN GIAI ĐOẠN 2006-2010 I.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NHẬT TÂN GIAI ĐOẠN 2006-2010. 1. Về kinh tế chung: Tình hình phát triển kinh tế xã Nhật. xoá đói, giảm nghèo đặc biệt được quan tõm, triển khai thực hiện. Từ những năm 2006, Hội đồng nhõn dõn xã đã có Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 30/02/2006 về một số biện pháp xoá đói, giảm nghèo. . vậy nên em đã chọn viết đề tài: Một số giải pháp xoá đói, giảm nghèo xã Nhật Tõn – Kim Bảng – Hà Nam. 1 CHƯƠNG I I. Một số khái niệm cơ bản. 1. Khái niệm về đúi nghèo: Theo Liên Hợp Quốc đã đưa

Ngày đăng: 10/10/2014, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w