1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đánh giá tác động của sonde jj niệu quản sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng

32 4,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Sonde JJ niệu quản giúp dẫn lưu nước tiểu từ thậnxuống bàng quang, tránh tắc nghẽn sau tán sỏi , đồng thời chính sonde JJ làmột phương tiện tốt giúp nong rộng niệu quản tạo điều kiện cho

Trang 1

Các phương pháp can thiệp ít sang chấn trong điều trị sỏi niệu ngày càng

đa dạng, nhất là trong khoảng 25 năm nay như : Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏinội soi ngược dòng, lấy sỏi thận qua da Mỗi phương pháp đều có vai trònhất định, có khi phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau Trong

đó, phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng đã được biết đến từ lâu Lyon(1978) Perez- Castro và Martinez - Pinero (1980) [18]

Nhờ vào những thành tựu to lớn về khoa học kỹ thuật, năng lượng, điện

tử, quang học Các năng lượng phá sỏi như: Thuỷ điện lực, điện động học,siêu âm học Việc chế tạo ra các ống nội soi cứng và mềm có đường kínhngày càng nhỏ, cho phép các nhà tiết niệu thực hiện kỹ thuật được dễ dàng[18] Tán sỏi qua nội soi (Endo Uroscopic Lithotrypsy) đã giải quyết tới90% các trường hợp sỏi, phẫu thuật mổ hở chỉ còn < 10% [3], [14]

Ở Việt Nam tán sỏi niệu quản qua nội soi đã được thực hiện từ nhữngthập niên 90 , đã triển khai tại rất nhiều bệnh viện chuyên sâu và các bệnhviện lớn thu được nhiều thành công

Phương pháp điều trị này có ưu điểm là không tạo ra vết mổ cho bệnhnhân và rút ngắn thời gian điều trị, tuy nhiên vẫn cần phải dẫn lưu đường

Trang 2

tiết niệu để tránh các biến chứng như sỏi rơi xuống quá nhiều làm tắc niệuquản, phù nề niệu quản Sonde JJ niệu quản giúp dẫn lưu nước tiểu từ thậnxuống bàng quang, tránh tắc nghẽn sau tán sỏi , đồng thời chính sonde JJ làmột phương tiện tốt giúp nong rộng niệu quản tạo điều kiện cho các mảnhsỏi dễ rơi xuống Bệnh nhân có thể sinh hoạt cuộc sống hàng ngày bìnhthường với một ống thông đặt trong cơ thể lâu hàng tháng với ít nguy cơbiến chứng Ngày nay, cùng với sự phát triển của phương pháp điều trị nộisoi, thì đặt sonde JJ niệu quản là sự lựa chọn hàng đầu để dự phòng tắc niệuquản sau tán sỏi.

Bên cạnh quan điểm của các tác giả thừa nhận vai trò tích cực của sonde

JJ niệu quản, vẫn còn không ít các ý kiến cho rằng không nên sử dụng sonde

JJ niệu quản trong nội soi tán sỏi ngược dòng Bởi vì sonde JJ không làmgiảm các biến chứng sau tán sỏi, hoặc do bản thân sonde JJ gây ra nhiều biếnchứng cho bệnh nhân Do đó cho đến nay, việc sử dụng sonde JJ như là mộtbiện pháp dự phòng tắc niệu quản sau nội soi tán sỏi ngược dòng vẫn đangcòn tranh luận

Từ khi triển khai phương pháp điều trị sỏi niệu quản bằng nội soi tán sỏingược dòng tại Bệnh viện Trung ương Huế thì việc đặt sonde JJ niệu quản để

hỗ trợ sau mổ đã được áp dụng thường xuyên

Nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của sonde JJ niệu quản sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng” Nhằm mục

Trang 3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược giải phẫu

1.1.1 Giải phẫu học niệu quản

Niệu quản nằm sau phúc mạc dọc hai bên cột sống thắt lưng, sát vàothành bụng sau, là ống dẫn nước tiểu nối liền từ bể thận với bàng quang vàcũng là con đường bài tiết nước tiểu duy nhất của thận

Niệu quản và các động mạch của niệu quản [30].

Chiều dài niệu quản trung bình từ 25 - 28cm, chia làm hai đoạn: bụng vàchậu hông, mỗi đoạn dài khoảng 12,5 - 14cm Niệu quản trái dài hơn niệuquản phải độ 1cm, tuỳ theo vị trí của hai thận vì thận trái nằm cao hơn thậnphải vào khoảng một đốt sống Đường kính của niệu quản lúc căng vàokhoảng 5mm đều từ trên xuống dưới ngoại trừ ba vị trí hẹp

Trang 4

 Bể thận - niệu quản

 Đoạn nội thành bàng quang

 Đoạn bắt chéo động chậu

Vị trí hai niệu quản cắm vào bàng quang cách nhau khoảng 5cm lúcbàng quang căng nước tiểu Hướng đi của niệu quản đoạn nội thành bàngquang chạy chếch vào trong, ra trước và xuống dưới Đoạn niệu quản nộithành bàng quang dài khoảng 2cm

1.1.2 Cấu trúc niệu quản

Thành niệu quản dày # 1mm có cấu trúc gồm ba lớp:

Lớp niêm mạc: Lớp này liên tục với niêm mạc bể thận ở trên và niêmmạc bàng quang ở dưới, lớp này được phân tầng đa dạng có khả năng chốnglại môi trường toan của nước tiểu

Trang 5

Lớp cơ gồm có ba lớp: Lớp trong là cơ dọc, lớp giữa là cơ vòng, lớpngoài thô sơ gồm vài bó cơ dọc theo Marion (1921), Dell Adian (1950): Lớp

cơ niệu quản sắp xếp theo kiểu vòng xoắn

Lớp bao ngoài: Là lớp áo vỏ, có nhiều mạch máu nối tiếp nhau và một số

tế bào hạch chi phối hoạt động của niệu quản

1.1.3 Mạch máu và thần kinh

Mạch máu niệu quản: Niệu quản được cung cấp máu bởi nhiều nguồn.Đoạn trên do các động mạch tách từ động mạch thận, xuống dưới là cácnhánh từ động mạch chủ, động mạch trực tràng giữa, động mạch tử cung,động mạch bàng quang, động mạch chậu Hệ thống tĩnh mạch đổ vào tĩnhmạch chậu, tĩnh mạch thận Mạch máu niệu quản tạo thành một mạng lướiliên tục chạy dọc niệu quản Khi phẫu thuật làm tổn thương lớp thanh mạcquá dài làm tổn thương lớp mạch máu nuôi dưỡng niệu quản dễ làm hoại tửniệu quản [2]

Thần kinh: Hệ thần kinh chi phối niệu quản là hệ giao cảm, phân bố theođộng mạch Chúng có nguồn gốc từ đám rối thận, đám rối tinh, đám rối hạ vịgồm các sợi vận động chi phối vận động cho cơ trơn, thành niệu quản và cácsợi cảm giác mang cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành niệu quản

1.1.4 Giải phẫu niệu quản ứng dụng trong nội soi

Sự hiểu biết giải phẫu đường tiết niệu của niệu quản giúp cho việc đưamáy nội soi vào niệu quản để tiến hành các thủ thuật trong lòng niệu quảnv.v Niệu quản có những đường cong giải phẫu và các chổ hẹp tự nhiên.Việc nắm vững các liên quan giải phẫu cấu trúc chung quanh niệu quản giúpcho tiến hành thủ thuật trong lòng niệu quản một cách an toàn Nội soi niệuquản được thực hiện trước tiên với máy nội soi 12Ch, ngày nay với các nộisoi cỡ bé hơn 7,5Ch, 10,5Ch [3], [14]

Trang 6

+ Kích thước lòng niệu quản: Một máy nội soi cỡ 12Ch có thể đưa vàotrong lòng niệu quản, sau khi nong nhẹ nhàng: lỗ niệu quản, niệu quản chậu

và khúc nối bể thận - niệu quản Bình thường lỗ niệu quản có kích thước 12Ch, đoạn niệu quản trong thành bàng quang có kích thước 13-15Ch Vì vậycần nong nhẹ nhàng khúc nối niệu quản - bàng quang khi dùng máy nội soilớn hơn 10Ch

9-Lòng niệu quản đoạn chậu hông có kích thước từ 12-15Ch hoặc hơn và

dễ nong để có thể đưa máy nội soi lên cao

Các nhịp đập của động mạch chậu là mốc giải phẫu quan trọng của đoạnniệu quản này

Lòng niệu quản đoạn bụng (thắt lưng) có kích thước lớn hơn cả, khi bịgiãn có thể lên tới 30Ch thuận lợi cho việc đưa máy nội soi lên phía trên.Tại khúc nối bể thận - niệu quản lòng niệu quản hơi hẹp và có sự thayđổi về hướng đi, có thể gặp hình ảnh một nếp gấp niêm mạc gây cản trở choviệc đưa máy nội soi lên cao Sự di động đài bể thận theo nhịp thở so với sự

cố định của niệu quản có giá trị như một mốc giải phẫu

+ Các biến đổi bẩm sinh hay mắc phải của kích cỡ lòng niệu quản

Lòng niệu quản có thể khá hẹp gây cản trở cho việc đưa máy nội soi lên

bể thận, nhất là lúc đưa máy nội soi vượt qua đoạn niệu quản trong thànhbàng quang thường bị hẹp và xơ cứng Càng khó khăn hơn trong một sốtrường hợp bị dị tật bẩm sinh khi niệu quản cắm cao trên bể thận, các niệuquản đôi thường có lòng niệu quản hẹp Sỏi niệu quản thường gây hẹp lòngniệu quản do thành niệu quản bị viêm mạn và xơ cứng bên ngoài, làm cho niệuquản kém di động và dễ bị thủng

+ Đường uốn cong và sự di động của niệu quản: Niệu quản có hình cácđường cong ngược chiều nhau làm cho người ta nghĩ khó có thể đưa một

Trang 7

dụng cụ thẳng vào bên trong niệu quản được Tuy nhiên Perez Castro (1982)

đã chứng minh rằng một máy nội soi cứng có thể làm biến mất các đườngcong giải phẫu của niệu quản vì niệu quản có thể di động và chỉ dính vào mặtsau lá phúc mạc của thành bụng sau

Niệu quản đoạn chậu hông có đường cong với hình lõm trước trong.Niệu quản đoạn chậu lại có đường cong với hình lõm sau ngoài

Ở Nam giới niệu đạo ít di động do tuyến tiền liệt bị cố định, việc đưamáy nội soi vào niệu quản đoạn bụng có thể khó khăn Các trường hợp cóchèn ép từ bên ngoài như thai to, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u phì đạituyến tiền liệt thường tạo niệu quản hình móc câu, gây cản trở cho nội soiniệu quản [12]

1.2 Sinh lý

1.2.1 Sinh lý học niệu quản

Do cơ cấu trúc niệu quản từ bào thai Niệu quản càng dài thì các thớ dọccàng chiếm ưu thế, các cơ vòng cũng đổi hướng thành cơ xoáy trôn ốc và chínhcấu trúc đặc biệt này làm cho niệu quản có lực nhu động mạnh để đẩy nước tiểu.Biên độ co bóp với áp lực thay đổi theo từng đoạn, bình thường là niệu quảngiữa, co bóp mạnh nhất là niệu quản dưới, áp lực co bóp từ 25 - 50cm nước, tần

số nhu động từ 2 - 4 lần/phút, tốc độ nhu động 20 - 30mm/giây [8] Do đó, nướctiểu chảy vào bàng quang không thành dòng liên tục mà thành những dòngngắn theo tốc độ nhu động xuất phát từ bể thận dọc xuống toàn bộ niệu quản.Lúc nước tiểu chảy vào bàng quang, lỗ niệu quản mở ra trong 2 - 3 giây rồikhép lại cho đến khi có nhu động tiếp Lỗ niệu quản không có van, nhưng dođường đi vào niệu quản nội thành bàng quang khá dài và chênh kèm theo cothắt của cơ bàng quang, do cơ chế này mà không thể trào ngược nước tiểu từbàng quang lên niệu quản

Trang 8

Hình 1.2.1 Sự di chuyển của giọt nước tiểu

A Giọt nước tiểu di chuyển bình thường

B Giọt nước tiểu liền nhau

C Giọt nước tiểu gần như liên tục khi lợi tiểu

1.2.2 Sinh lý bài tiết nước tiểu

Nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang không phải do trọnglực mà do lực đẩy, lực cản, lực này thay đổi tuỳ theo sự bài tiết Lực đẩy là

áp lực trong lòng đường bài xuất nước tiểu, do nhiều áp lực khác nhau hợp lại(Buzelin J.M, 1993) [8]

- Áp lực bể thận

- Áp lực của sóng co thắt

- Áp lực của khối nước tiểu

- Áp lực nội tại của thành niệu quản

Griffiths và Notschaele (1983) mô tả chi tiết cơ chế vận chuyển nướctiểu trong niệu quản [8] Bình thường khi bể thận đầy nước tiểu, có sự giatăng áp lực trong bể thận, niệu quản đang trạng thái xẹp, nước tiểu bị đẩy vàoniệu quản thành từng ngụm và sóng nhu động niệu quản xuất phát từ phầntrên niệu quản đẩy nước tiểu đi xuống dưới Sự gia tăng dòng nước tiểu ở niệu

Trang 9

quản, lúc đầu niệu quản tăng tần số nhu động, tiếp theo tăng thể tích ngụmnước tiểu (Briggs 1972, Constantinou 1974) Nếu dòng nước tiểu vẫn tiếp tụctăng thì một loạt các ngụm nước tiểu hợp nhất lại, niệu quản đầy thành cộtnước tiểu và giãn lớn đó là cột nước chứ không phải là ngụm như trước [8].

1.2.3 Sinh lý bệnh học niệu quản

Những thay đổi về sinh lý bệnh học niệu quản tuỳ thuộc vào mức độ,thời gian tắc nghẽn của sỏi và tình trạng nhiễm trùng , bao gồm sự gia tăng

áp lực trong lòng niệu quản đồng thời với kích thước niệu quản về chiều dài

và đường kính (Rose - Gillenwater, 1973) Kích thước niệu quản gia tăng làhậu quả của sự tăng áp lực trong lòng niệu quản [8]

Giai đoạn đầu nhu động của niệu quản tăng lên nhưng sau đó thì giảmdần, thậm chí mất hẳn nếu sỏi gây tắc nghẽn kéo dài và liên tục

1.3 Sơ lược các phương pháp điều trị sỏi niệu quản

1.3.1 Điều trị nội khoa

- Đối với sỏi nhỏ, trơn láng, sóng nhu động niệu quản đẩy sỏi di chuyểnxuống dưới để tống ra ngoài Dùng thuốc lợi tiểu để tăng dòng nước tiểu,thuốc chống viêm Steroid làm giảm phù nề niêm mạc niệu quản giúp sỏi dichuyển thuận lợi hơn [3],[16]

- Sỏi Acid Uric (không cản quang) trong môi trường pH nước tiểu < 6sỏi sẽ tan nếu ta kiềm hoá nước tiểu và uống nhiều nước > 2 lít/24h, lượngnước tiểu > 2lít/24h

- Sỏi Calci khó hoà tan bằng thuốc, điều trị với chế độ tiết thực giảmcalci

- Sỏi Magie Amoni Phosphat liên quan đến vi khuẩn sinh Urease nhưPseudomonas, Klebsiella hậu quả làm tăng amonium và carbonat gây kiềmhoá nước tiểu Điều trị bao gồm chống nhiễm trùng và giảm pH nước tiểu

Trang 10

- Điều trị nội khoa sau phẫu thuật, dựa vào thành phần hoá học của sỏi,kháng sinh chống nhiễm trùng sau phẫu thuật để tránh sỏi tái phát [11].

1.3.2 Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)

Nhờ sự tiến bộ của công nghệ điện tử, tin học, quang học người ta đã chếtạo ra máy tán sỏi ngoài cơ thể được giới thiệu đầu tiên bởi Christian Chaussytại Munich (1980) với hiệu Dornier - HM 3 nguyên lý của máy là tán sỏi vụn

ra nhiều mảnh nhỏ, các mảnh sỏi nhỏ này nó di chuyển trong nước tiểu và đái

ra ngoài trong những ngày tiếp theo [3], [9], [16], [29]

- Chỉ định: Cho các loại sỏi ở thận, niệu quản, bàng quang có đường kính

 2cm tính theo chiều dài trục của sỏi

- Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, có đặt mảnh ghép trong vùng lưng có uthận hoặc trẻ em < 10 tuổi, nhiễm khuẩn

Tại Việt Nam đã có một số cơ sở trang bị máy tán sỏi ngoài cơ thể như

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bệnh viện trường Đại học Ykhoa Huế và đã cho kết quả tốt như Nguyễn Thị Thuần (2004) báo cáo kếtquả tán sỏi ngoài cơ thể cho 320 bệnh nhân sỏi thận và niệu quản bằng máyMZ.ESWL.VI đạt kết quả tốt 91,88%[19] Phạm Văn Lình, Lê Đình Khánh,Nguyễn Khoa Hùng (2001) đã dùng máy MZ.ESWL.VI đã điều trị cho 149bệnh nhân đạt kết quả tốt 91,94% [9]

Nhưng phương pháp này tốt cho sỏi thận, sỏi niệu quản đoạn bụng cònriêng sỏi niệu quản đoạn chậu tán rất khó khăn [1], [9], [14]

Phương pháp này có nhược điểm khi sỏi đã tán vụn, các mảnh sỏi vụn dichuyển qua niệu quản để ra ngoài, nhưng gặp những chổ hẹp của niệu quảnhoặc đoạn cuối của niệu quản dễ bị mắc kẹt và dừng ở đó, tạo thành mộtchuổi sỏi nhất là những mảnh to Hiện nay để giải quyết tình trạng này,người ta dùng phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản [1], [11], [16], [30]

Trang 11

Đối với sỏi niệu quản đoạn chậu việc điều trị hiện nay ngoài phươngpháp mổ lấy sỏi và phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, phương pháp tán sỏiqua nội soi đã và đang được quan tâm nghiên cứu áp dụng.

1.3.3 Phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy sỏi niệu quản

Phẫu thuật nội soi được áp dụng đối với niệu quản trong điều trị một sốbệnh lý bắt đầu từ năm 1970

Đối với sỏi niệu quản phẫu thuật nội soi được chỉ định cho những trườnghợp không thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc lấy sỏi quasoi niệu quản Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản trước tiên được tiến hànhbằng đường qua phúc mạc, sau đó mở phúc mạc thành sau để tiếp cận niệuquản và mở niệu quản để lấy sỏi Việc chuẩn bị đòi hỏi trước tiên phải đặtSonde JJ niệu quản

Từ năm 1973, 1974 các thủ thuật nội soi ở khoang sau phúc mạc đã đượcnhiều tác giả đề cập đến Năm 1979, Wickham đã phẫu thuật lấy sỏi niệuquản nội soi bằng đường sau phúc mạc nhờ bơm CO2 vào khoang sau phúcmạc [18] Năm 1982, Bay - Nielsen và Schultz thực hiện phẫu thuật nàykhông cần bơm hơi mà bóc tách khoang sau phúc mạc nhờ dụng cụ Năm

1992, Gaur đề xuất cách bóc tách bằng bóng bơm nước qua Sonde Nelaton vàđến Năm 1993, Rassweiler và Potempa bóc tách khoang sau phúc mạc bằngbơm bóng có kiểm soát bằng Video thì các phẫu thuật nội soi khoang sauphúc mạc mới được hoàn chỉnh hơn [14]

1.3.4 Phương pháp phẫu thuật hở

Phẫu thuật hở để lấy sỏi niệu quản vẫn có một vài trò nhất định tronglĩnh vực điều trị, mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị như đã nêu Phẫuthuật hở được chỉ định khi các phương pháp trên thất bại, nhiễm trùng, bệnh

lý thuộc hệ tiết niệu và bệnh lý sau phúc mạc phối hợp [21]

Trang 12

1.3.5 Phương pháp tán sỏi niệu quản qua nội soi (TUL)

1.5.5.1 Sơ lược lịch sử phát triển của phương pháp

Lịch sử soi niệu quản bằng ống cứng bắt đầu từ Hugh Hampton Young(1929) [16], [17], khi soi niệu quản bằng ống soi bàng quang Mc Govem vàWalzak soi niệu quản bằng ống soi mềm 9F thấy được sỏi niệu quản (1964).Cuối thập niên 1970 Goodman và Lyon đã phát triển mạnh về nội soi niệuquản [17] Từ những năm 80 của thế kỷ XX chuyên ngành Niệu thế giới đã

có sự đột phá trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới tạo ra phương phápđiều trị sỏi tiết niệu hiệu quả và ít sang chấn đó là phương pháp tán sỏi ngoài

cơ thể, tán sỏi qua da Đặc biệt tán sỏi qua nội soi ống cứng do Perez Castro

và Martinez - Pinero thực hiện năm 1980 từ đó đến nay các tác giả đã đề xuấtnhiều phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản khác nhau để phá vỡ viên sỏinhư Thủy điện lực, Siêu âm, Cơ học, Laser [3], [18], [19]

Các loại máy tán sỏi NQ ngày nay

a.Máy tán sỏi thủy điện lực

Với đường kính đầu tán 1.9-5F tạo ra những sóng xung động tác độnglên sỏi làm vỡ sỏi,hiệu quả tới 90-95% đối với sỏi NQ đoạn dưới.Tuynhiên,máy thủy điện lực có thể gây thương tổn niêm mạc NQ do nhiệt phátsinh tư tia điện nổ ở đầu tán làm thủng thành NQ hoặc có thể để lại di chứnghẹp NQ

Bất lợi của máy tán sỏi thủy điện lực là các mảnh vỡ của sỏi thường

bắn ra khắp nơi nên việc gắp các mảnh sỏi vụn khó khăn so với tán sỏibằng siêu âm

Trang 13

b Máy tán sỏi bằng siêu âm

Tán sỏi bằng siêu âm được Mulvaney giới thịêu vào năm 1953.Tuynhiên, tới thập niên 70,lần đầu tiên được áp dụng trong lâm sàng để điều trịsỏi BQ bởi Huffman.Năm 1973 ,Goodfriend lần đầu áp dụng tán sỏi NQ.Nguyên lý dựa trên độ rung của sóng siêu âm với bước sóng cao(23.000-25.000 Hz)tại đầu tán(Probe)tác động trực tiếp lên sỏi làm vỡ sỏi.Các mảnhsỏi sau khi tán thường vỡ vụn và được hút ra liên tục trong quá trình tán.Dòngnước chảy liên tục trong máy soi làm lạnh đầu tán tránh hiệu ứng nhiệt ở đầután,do vậy bảo vệ thành NQ không bị tổn thương bởi nhiệt

Ưu điểm của máy tán sỏi siêu âm:

+Ít gây tai biến hẹp ,thủng NQ

+Đối với sỏi nhiễm trùng,tán sỏi rất hiệu quả vì vừa tán vừa hút

+Không làm sỏi văng lên thận

+Đối với sỏi NQ khảm có thể tán rìa sỏi làm sỏi bong ra sau đó đưaGuide Wire qua sỏi

Nhược điểm:

+Kênh thao tác nhỏ

+Chỉ những mảnh sỏi nhỏ mới qua được máy ra ngoài

+Đầu tán nhỏ ,các mảnh sỏi dễ làm bít đường ớng hút của đầu tán

c Máy tán sỏi dùng năng lượng Laser

Nguyên lý:năng lượng Laser phát xung theo từng nhịp hoặc phát xung

liên tục giúp viên sỏi hấp thu hết năng lượng được phát ra và làm vỡ sỏi

Ưu điểm:

+Ít làm tổn thương NQ

+Có thể sử dụng được với máy soi cứng và mềm

Trang 14

Chỉ dùng máy soi NQ cứng để tán sỏi.

Siêu âm Thủy điện lực Laser Xung hơi

mà ngày nay được sử dụng rộng rãi trong ngành niệu khoa, đặc biệt với sựphát triển mạnh mẽ của nội soi

Trong nhiều năm nay, đã có nhiều thay đổi về mẫu mã của ống thông màchủ yếu là cấu tạo của 2 đầu ống nhằm hạn chế tác dụng phụ và biến chứngcủa nó Mặc dù có nhiều kiểu nhưng phần lớn trong các loại sonde này đượcphát thảo dựa vào sonde JJ

Trang 15

1.4.2 Cấu tạo của sonde JJ

Hình 1.4.2: Các loại sonde JJ

Trang 16

Sonde JJ có dạng 2 chữ J ở 2 đầu ngược nhau, có các lỗ bên ở 2 đầuthông bên trong lòng sonde với môi trường ngoài Các loại chất liệu cấu tạonên sonde JJ

- Polyerythane

- Silicon

- Polyethylene

- C flex

1.4.3 Các đặc tính của sonde JJ “lý tưởng”

- Đủ cứng để điều chỉnh tốt đường kính bên trong, đường kính ngoài vàthứ hai nữa là có các lỗ bên lớn trên suốt chiều dài của sonde Mục đích là tạo

sự dẫn lưu tốt bên trong trên suốt chiều dài của đường niệu, và cho phép nướctiểu bên trong sonde đi ra lòng niệu quản và ngược lại Sau khi so sánh cácsonde có nòng khác nhau, công trình của Burgos đã cho thấy rằng không cónhiều khác biệt giữa các đường kính trong của các sonde khác nhau

- Vòng xoắn ở đầu gần có độ căng cao để bảo đảm dẫn lưu bể thận vàtránh không cho di chuyển xuống dưới Việc cố định sonde phụ thuộc vàohình dạng của đầu gần (tốt nhất là hình xoắn ốc), sự phân bố các lỗ bên ở đầugần, và vật liệu được sử dụng

- Hệ số cọ sát thấp - nó được qui định bởi đặc tính bề mặt , về chất liệuđược sử dụng để làm catheter

- Sự tương hợp sinh học đủ để bảo đảm trong một thời gian lâu dài Sựtiếp xúc lâu dài với nước tiểu tạo điều kiện để dính các chất và các tế bào bềmặt vào bên trong sonde, cùng với sự vôi hóa Vôi hóa là yếu tố hạn chế nhất

về thời gian sử dụng

- Cản quang, bởi vì chúng ta đặt sonde thường là dưới sự kiểm soát củamàng huỳnh quang

Ngày đăng: 10/10/2014, 01:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Quán Anh (2001), “ Sỏi niệu quản”, Bệnh học ngoại khoa tập 2, Nxb Y học - Hà Nội, tr. 140-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sỏi niệu quản”
Tác giả: Trần Quán Anh
Nhà XB: NxbY học - Hà Nội
Năm: 2001
2. Bài giảng Giải phẫu học (2004), “ Niệu quản - Bàng quang-Niệu đạo”,tập 2, Nxb Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 201-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Niệu quản - Bàng quang-Niệu đạo”
Tác giả: Bài giảng Giải phẫu học
Nhà XB: Nxb Y học TP Hồ Chí Minh
Năm: 2004
3. Giáo trình chuyên khoa II Ngoại tiết niệu (2007), “ Sỏi tiết niệu”, Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y dược Huế, tr. 8-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sỏi tiết niệu
Tác giả: Giáo trình chuyên khoa II Ngoại tiết niệu
Năm: 2007
4. Trần Đức Hòe (2003), “Phẫu thuật ở niệu quản”, Những kỹ thuật Ngoại khoa trong tiết niệu”, Nxb KH và KT Hà Nội, tr. 283-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phẫu thuật ở niệu quản”," Những kỹ thuật Ngoạikhoa trong tiết niệu
Tác giả: Trần Đức Hòe
Nhà XB: Nxb KH và KT Hà Nội
Năm: 2003
5. Trần Đức Hòe (2003), “Soi niệu quản”, Những kỹ thuật Ngoại khoa trong tiết niệu, Nxb KH và KT Hà Nội, tr. 503-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Soi niệu quản”
Tác giả: Trần Đức Hòe
Nhà XB: Nxb KH và KT Hà Nội
Năm: 2003
6.Nguyễn Thế Khánh (2001), “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng” Nxb Y học Hà Nội, tr. 418-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Thế Khánh
Nhà XB: Nxb Yhọc Hà Nội
Năm: 2001
7. Nguyễn Kỳ (2003), “Phương pháp điều trị ngoại khoa hiện nay về sỏi đường tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu - Hội tiết niệu thận học Việt Nam, Nxb Y học, tr. 255-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp điều trị ngoại khoa hiện nay về sỏiđường tiết niệu”
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2003
8. Nguyễn Kỳ (2003), “Sinh lý học hệ tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu - Hội tiết niệu Hà Nội, Nxb Y học, tr. 36-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sinh lý học hệ tiết niệu”
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2003
9. Phạm Văn Lình, Lê Đình Khánh (2001), “ Nhận xét bước đầu kết quả tán sỏi ngoài cơ thể máy MZ.ESWL.VI”, Tạp chí khoa học, Đại Học y khoa Huế, Số 9, tr.127-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nhận xét bước đầu kết quả tánsỏi ngoài cơ thể máy MZ.ESWL.VI”
Tác giả: Phạm Văn Lình, Lê Đình Khánh
Năm: 2001
10. Bùi Văn Lệnh (1999), “Chẩn đoán hình ảnh bộ máy Tiết niệu”,Trường Đại học Y Hà Nội, Nxb Y học Hà Nội, tr. 105-08 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chẩn đoán hình ảnh bộ máy Tiết niệu”
Tác giả: Bùi Văn Lệnh
Nhà XB: Nxb Y học Hà Nội
Năm: 1999
11. Nguyễn Mễ (1998), “ Sỏi niệu quản”, Bệnh học tiết niệu - Hội tiết niệu Hà Nội, xuất bản lần 2, Nxb Y học, tr. 244-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Sỏi niệu quản”
Tác giả: Nguyễn Mễ
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1998
12. Trần Văn Sáng (1998), “Sỏi tiết niệu”, Bài giảng bệnh học niệu khoa, Tài liệu dành cho Đại học - Cao học - Nghiên cứu sinh, xb lần 2, Nxb Mũi Cà Mau, tr. 107-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sỏi tiết niệu”
Tác giả: Trần Văn Sáng
Nhà XB: Nxb MũiCà Mau
Năm: 1998
13. Võ Tất Thắng (2006), “Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản đoạn chậu bằng nội soi”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản đoạn chậubằng nội soi”
Tác giả: Võ Tất Thắng
Năm: 2006
14. Nguyễn Bửu Triều (2003),“Tán sỏi niệu quản qua nội soi”, Hội tiết niệu - Thận học Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, tr.91-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tán sỏi niệu quản qua nội soi”
Tác giả: Nguyễn Bửu Triều
Nhà XB: Nxb Y học Hà Nội
Năm: 2003
16. Lê Sĩ Toàn (1993), “Sỏi tiết niệu”, Bài giảng bệnh học ngoại khoa sau đại học, Học viện Quân y, tr. 313-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sỏi tiết niệu
Tác giả: Lê Sĩ Toàn
Năm: 1993
17. Lê Ngọc Từ (2003), “ Thăm khám bằng dụng cụ và nội soi tiết niệu” ,Bệnh học Tiết niệu, NXB Yhọc Hà Nội, tr. 123-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thăm khám bằng dụng cụ và nội soi tiếtniệu”
Tác giả: Lê Ngọc Từ
Nhà XB: NXB Yhọc Hà Nội
Năm: 2003
18. Dương Văn Trung (2004),“ Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser”, Tạp chí Ngoại khoa số 2/ 2007, tr. 37-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng bằngLaser”
Tác giả: Dương Văn Trung
Năm: 2004
19. Doãn Thị Ngọc Vân (2004), “ Kết quả tán sỏi niệu quản qua nội soi BV Saint Paul Hà Nội”, Nxb Bộ Y Tế, tr. 582-4.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Kết quả tán sỏi niệu quản qua nội soi BVSaint Paul Hà Nội”
Tác giả: Doãn Thị Ngọc Vân
Nhà XB: Nxb Bộ Y Tế
Năm: 2004
20. A.J COSTELLO, (2000), “ Experience with the holmium laser as an endoscopic lithotripte” Royal Melbourne Hospital, pp. 348-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Experience with the holmium laser as anendoscopic lithotripte
Tác giả: A.J COSTELLO
Năm: 2000
21. ATHER MH, (2001), “Chaning trends towards endouolo-gical intervention- is there a role for open surgery”, The Aga Khan University, Pakitan, pp. 173- 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chaning trends towards endouolo-gicalintervention- is there a role for open surgery
Tác giả: ATHER MH
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2.1 Sự di chuyển của giọt nước tiểu - đánh giá tác động của sonde jj niệu quản sau tán sỏi niệu quản  nội soi ngược dòng
Hình 1.2.1 Sự di chuyển của giọt nước tiểu (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w