1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên cây hoa thiên lý đến sức khỏe cộng đồng tại huyện dương minh châu, tỉnh tây ninh

94 86 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại nhằm:  Ngăn ngừa, tiêu diệt, xua đuổi hoặc làm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT LÊN CÂY HOA THIÊN LÝ

ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Phương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diễm Thúy MSSV: 1411090094 Lớp: 14DMT01

TP Hồ Chí Minh, 2018

Trang 2

i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan với Hội Đồng bảo vệ Đồ Án này là do em tự thực hiện, không lấy từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác Các số liệu trích dẫn trong đồ

án tốt nghiệp là trung thực Nếu có vấn đề gì về Đồ Án em xin chịu trách nhiệm

Tp.HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2018

Người thực hiện

Nguyễn Thị Diễm Thúy

Trang 3

Đặc biệt em xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Nguyễn Thị Phương, Người đã tận tình hướng dẫn truyền dạy cho em những kiến thức quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ em, đã hết lòng hướng dẫn em hoàn thành Đồ Án tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị hiện đang làm việc tại UBND huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và bệnh viện huyện Dương Minh Châu đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp số liệu chính xác để em hoàn thành Đồ Án tốt nghiệp

Em xin được gửi lời cảm ơn đến anh Lê Thanh Tâm, phòng Phân tích thí nghiệm TP.HCM, đã tận tình giúp đỡ em trong việc phân tích mẫu

Và hơn hết em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hòa thành Đồ Án tốt nghiệp này

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, luôn hoàn thành tốt công tác và những dự định, chỉ tiêu đề ra

Trang 4

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu 2

3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 3

3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 3

3.4 Phương pháp so sánh 3

3.5 Phương pháp thống kê 3

4 Ý nghĩa đề tài 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.1 Đối tượng nghiên cứu 4

5.2 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ TBVTV VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG 5

1.1.1 Khái niệm về TBVTV 5

1.1.2 Phân loại TBVTV 5

1.1.3 Các dạng TBVTV thường dùng 8

1.1.4 Vai trò của TBVTV đối với sản xuất và hệ sinh thái 9

1.1.5 Sơ lược về các loại TBVTV trên thế giới và Việt Nam 9

1.1.6 Khái niệm về dư lượng TBVTV 15

1.1.7 Độ độc của TBVTV 17

1.1.8 Tác động của TBVTV đến môi trường 18

Trang 5

iv

1.1.9 Hiện trạng sử dụng TBVTV 22

1.2 TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TBVTV ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 25

1.2.1 Tác động của TBVTV đến sức khỏe cộng đồng 25

1.2.2 Một số bệnh do TBVTV gây ra 27

1.3 TỔNG QUAN VỀ CÂY HOA THIÊN LÝ 28

1.3.2 Kỹ thuật trồng trọt và thu hoạch hoa thiên lý 29

1.3.3 Tình hình sâu bệnh trên cây hoa thiên lý 34

1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH 35

1.4.1 Vị trí địa lý 35

1.4.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 38

1.4.3 Khí hậu 38

1.4.4 Các nguồn tài nguyên 38

1.4.5 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Dương Minh Châu 40

1.4.6 Khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp 41

1.4.7 Khu vực kinh tế Công nghiệp – Xây dựng 422

1.4.8 Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ 43

1.4.9 Dân số huyện Dương Minh Châu 44

1.4.10 Khái quát ngành trồng trọt của huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh 45

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TBVTV LÊN CÂY HOA THIÊN LÝ TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU 48

2.1 Tình hình trồng cây hoa thiên lý 48

2.2 Tình hình sử dụng TBVTV trên cây hoa thiên lý 49

2.3 Tình hình sử dụng phân bón lên cây hoa thiên lý 56

2.4 Các biểu hiện liên quan đến sức khỏe khi tiếp xúc TBVTV 57

2.5 Tình hình người dân sử dụng nông sản hoa thiên lý 61

2.6 Hiện trạng quản lý của trạm khuyến nông 62

Trang 6

v

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG THUỐC BVTV TRÊN

HOA THIÊN LÝ TẠI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH 63

3.1 Lấy mẫu hoa thiên lý để phân tích 63

3.2 Các loại TBVTV và quy trình phun xịt trên cây hoa thiên lý 64

3.3 Kết quả phân tích mẫu hoa thiên lý 65

3.4 Đề xuất giải pháp quản lý dư lượng thuốc BVTV trồng hoa thiên lý 69

3.4.1 Giải pháp quản lý trong kinh doanh TBVTV 69

3.4.2 Giải pháp quản lý sử dụng TBVTV trên cây hoa thiên lý 70

Kết luận 71

Kiến nghị 72

Trang 7

LD50 Liều gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 8

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng1.1: Phân loại TBVTV của WHO Theo độ độc cấp tính 7

Bảng 1.2: Các dạng TBVTV thành phẩm 8

Bảng 1.3: Số liệu sơ bộ thị trường nhập khẩu lượng TBVTV và nguyên liệu tại một số nước trên thế giới 2017 15

Bảng 1.4: Diện tích theo đơn vị hành chính huyện Dương Minh Châu 36

Bảng 1.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu theo giá so sánh 2010 41

Bảng 1.6: Hiện trạng dân số của Huyện qua một số năm 44

Bảng 1.7: Diện tích đất nông nghiệp của huyện Dương Minh Châu 46

Bảng 1.8: Diện tích đất nông nghiệp ở các xã 47

Bảng 2.1: Kết quả nông hộ được tập huấn sử dụng TBVTV 49

Bảng 2.2: Liều lượng sử dụng TBVTV lên cây hoa thiên lý 50

Bảng 2.3:Tần suất nông hộ phun xịt TBVTV trên cây hoa thiên lý 51

Bảng 2.4: Tỷ lệ người trực tiếp phun xịt TBVTV quan tâm hướng gió 52

Bảng 2.5: Tỷ lệ người dân sử dụng bảo hộ lao động khi phun xịt thuốc 54

Bảng 2.6: Tỷ lệ các nông hộ sử dụng phân bón lên vườn thiên lý 56

Bảng 2.7: Các triệu chứng liên quan đến TBVTV 57

Bảng 2.8: Tỷ lệ người trực tiếp phun xịt TBVTV khám sức khỏe định kì 59

Bảng 2.9: Tình hình bệnh có thể liên quan đến TBVTV 60

Bảng 2.10: Tỷ lệ (%) người dân biểu hiện triệu chứng khi hít phải TBVTV 61

Bảng 3.1: Các loại thuốc và cách thức phun xịt TBVTV lên vườn thiên lý 64

Bảng 3.2: Kết quả dư lượng TBVTV còn tồn dư lại trên hoa thiên lý 65

Bảng 3.3: Thông tư 50/2016/TT-BYT về Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có trong thực phẩm 65

Bảng 3.4: Thực tế các hộ sử dụng TBVTV trong hoa thiên lý 66

Trang 9

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1: Con đường dự kiến phát tán của TBVTV 17

Sơ đồ 1.2: Phát tán hoạt tính của thuốc trong môi trường 17

Sơ đồ 1.3: Tác hại của TBVTV đối với con người 27

Đồ thị 2.1: Tỷ lệ người dân được tập huấn sử dụng TBVTV 51

Đồ thị 2.2: Tần suất nông hộ phun xịt TBVTV trên cây hoa thiên lý 51

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ người trực tiếp phun xịt TBVTV sử dụng BHLĐ 55

Đồ thị 2.4: Tỷ lệ số nông hộ sử dụng phân bón lên cây hoa thiên lý 57

Đồ thị 2.5: Tỷ lệ các triệu chứng biểu hiện liên quan đến TBVTV 58

Trang 10

ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Vườn trồng hoa thiên lý của người dân tỉnh Tây Ninh 30

Hình 1.2: Dây thiên lý được cắt dùng để làm hom 30

Hình 1.3: Đất đã trộn với phân hoai mục 31

Hình 1.4: Các bầu giống cây hoa thiên lý đã được nhân giống 31

Hình 1.5: Người dân thu hoạch hoa thiên lý 34

Hình 1.6: Giàn thiên lý được cắt bỏ những cành lá qua mùa vụ mới 34

Hình 1.7 : Bản đồ hành chính huyện Dương Minh Châu 37

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu và độ ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp cho nên nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo Tận dụng được lợi thế thiên nhiên và con người, nền nông nghiệp phát triển không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hóa chất BVTV ra đời với nhiều loại đa dạng phong

phú đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp

Sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh,… là những nhu cầu cần thiết của ngành trồng trọt TBVTV được xem là tác nhân có ích trong việc kiểm soát và phòng ngừa các loài sâu bệnh Tuy nhiên TBVTV là con dao hai lưỡi đối với các loại sinh vật có ích, kể cả con người Một khi bị phát tán vào môi trường TBVTV có thể gây ra những tác hại cho con người và môi trường Theo các nhà khoa học, dư lượng hóa chất TBVTV tuy rất nhỏ nhưng độc chất sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ lâu ngày đến giai đoạn nào đó có thể gây hại

Huyện Dương Minh Châu là một huyện có địa hình đồi khá bằng phẳng nên thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất Diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện được thống kê năm 2017 là 30.025 ha Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô,

mì, rau hoa quả các loại và đặc biệt trong những năm gần đây người dân huyện đang trồng nhiều nhất là cây hoa thiên lý vì mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân nhờ đó mà kinh tế huyện phát triển vượt bậc

Hoa thiên lý là một loại rau được người dân ưa dùng trong các bữa ăn hằng ngày Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ từ hoa thiên lý người dân huyện Dương Minh Châu bắt đầu trồng, nên những năm gần đây huyện có diện tích trồng cây hoa thiên

Trang 12

2

hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe con người Tuy nhiên phần đông người dân sinh sống tại khu vực trồng hoa thiên lý chưa có nhiều kiến thức sử dụng các loại TBVTV, nên hiệu quả sử dụng không cao Dẫn đến tình trạng lạm dụng TBVTV, lượng thuốc sử dụng ngày càng nhiều so với diện tích trồng cây thiên lý Ngoài ra người tiêu dùng sử dụng hoa thiên lý đều nghĩ rằng hoa thiên lý là một loài rau an toàn không có nhiều độc hại nên lượng tiêu thu hoa ngày càng nhiều và không được quan tâm đúng mức Đặc biệt từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá về tình trạng sử dụng TBVTV lên cây hoa thiên lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Thực tế cho thấy việc sử dụng các loại TBVTV hiện nay đã gây nhiều hậu quả xấu đến môi trường đặc biệt là sức khỏe con người Trước thực trạng đó em thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên cây

hoa thiên lý đến sức khỏe cộng đồng tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh”

nhằm tìm hiểu rõ hơn về dư lượng TBVTV lên cây hoa thiên lý ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng tại huyện Dương Minh Châu

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được dư lượng TBVTV trên hoa thiên lý tại địa bàn huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Xác định được hiện trạng sử dụng TBVTV tại huyện Dương Minh Châu

tỉnh Tây Ninh trên hoa thiên lý

 Xác định mức độ dư lượng các TBVTV trên hoa thiên lý

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu

Thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan về TBVTV từ sách, báo internet

 Thu thập số liệu, tài liệu về sức khỏe cộng đồng tại Trung Tâm y tế

huyện Dương Minh Châu

Trang 13

3

 Tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra các nông hộ dân trực tiếp trồng hoa thiên lý

3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Điều tra tình hình sử dụng TBVTV của nông dân trồng hoa thiên lý trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo nội dung ở phiếu điều tra Đối tượng khảo sát gồm:

 Các hộ dân trồng cây hoa thiên lý

 Nội dung phiếu cung cấp thông tin đính kèm ở phụ lục 1

 Cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý xã Chà Là về tình hình sử dụng TBVTV trên địa bàn xã

3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

 Hình thức lấy mẫu hoa thiên lý: Lấy bốn gốc và vị trí chính giữa trộn mẫu hoa thiên lý lại, cân 300g bảo quản bằng túi nilon

 Phân tích mẫu tại trung tâm phân tích thí nghiệm Tp.Hồ Chí Minh

3.4 Phương pháp so sánh

So sánh kết quả đã phân tích theo Thông tư 50/2016/TT-BYT về Quy định

mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có trong thực phẩm

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Tạo cơ sở đề xuất các giải pháp về hiện trạng sử dụng TBVTV một cách hợp

lý góp phần trong việc sử dụng TBVTV tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và nhân rộng việc trồng cây hoa thiên lý tại các địa phương khác

Trang 14

4

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đồ án là hoa thiên lý đã phun xịt thuốc bảo vệ thực vật

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đồ án tại một số hộ ấp Láng, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nơi có nhiều nông hộ trồng cây hoa thiên lý làm nguồn thu nhập chính trong gia đình

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu về thuốc bảo vệ thực vật, cây hoa thiên

lý, sức khỏe cộng đồng do tác động của TBVTV

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Dương Minh Châu

Đánh giá hiện trạng sử dụng TBVTV trên cây hoa thiên lý

Phân tích dư lượng TBVTV trên cây hoa thiên lý làm tác động đến sức khỏe cộng đồng

Trang 15

Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, ) những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại nhằm:

 Ngăn ngừa, tiêu diệt, xua đuổi hoặc làm giảm bớt côn trùng, tuyến trùng, nấm, cỏ dại hoặc các dạng sinh vật được xem là dịch hại

 Kích thích tăng trưởng cây trồng, gây rụng hoặc làm khô lá

Một trong đồ án này đề cập tới vấn đề thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng là những loại TBVTV được sử dụng trong công tác bảo vệ và tăng trưởng cây trồng

1.1.2 Phân loại TBVTV

Hiện nay thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số lượng Tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:

1.1.2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng gồm có các loại sau:

 Thuốc trừ sâu: Diệt côn trùng và các loài sâu hại

 Thuốc trừ bệnh: Diệt nấm bao gồm các loại nấm làm rụi cây

 Thuốc trừ chuột: Diệt chuột và các loài gặm nhấm

 Thuốc trừ nhện: Diệt các loài ve bọ nhện

 Thuốc trừ tuyến trùng: Diệt các loài tuyến trùng, giống sâu giun

 Thuốc trừ cỏ: Diệt cỏ dại

Trang 16

6

1.1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc

Phân theo nguồn gốc thuốc BVTV gồm có các loại sau:

Thuốc BVTV hóa học

Thuốc BVTV vô cơ:

Nhóm này gồm các hợp chất độc, thường ưu thế nhất là Arsenic, đồng, thủy ngân Các chất này không phân hủy trong điều kiện thường và khi được sử dụng làm thuốc trừ sâu chúng sẽ là các chất độc bền vững Các thuốc trừ sâu vô cơ nổi bật:

 Hỗn hợp bordeaux: Là một loại thuốc trừ bệnh với một vài thành phần gốc đồng hoạt động, bao gồm Tetracupic sulfate và Pentacupic sulfate

 Hợp chất Arsen: Thuốc trừ sâu chứa thạch tín(Arsen) bao gồm Trioxide arsenic, Sodium arsenic, Calcium arsenat

Thuốc BVTV hữu cơ:

Những loại thuốc BVTV hữu cơ gồm:

Clo hữu cơ: Đây là một nhóm chất hydrocarbon clo hóa trong phân tử có

gốc Aryl, carbocylic, heterocylic Thuốc clo hữu cơ rất độc nên hiện nay đã bị cấm

sử dụng vì hợp chất bền vững trong môi trường sống, tích lũy phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm (tích lũy trong mỡ động vật)

Phosphat hữu cơ: Lân hữu cơ (có nguyên tử P hóa trị 4) có đặc tính nổi

bật là độc hại đối với động vật có xương sống Phospho hữu cơ gây độc chủ yếu thông qua sự ức chế men acetylcholinesterase làm tích lũy quá nhiều actylcolim tại vùng Synap làm cơ bị giật mạnh và tê liệt Gồm có 3 nhóm chính Aliphatic (mạch thẳng), Phenyl (mạch vòng), Heterocylic (dị vòng)

Carbamate: Là dẫn xuất của acid Carbamic, ức chế men cholinesterase

Hợp chất này ít độc hơn 2 nhóm trên nếu cơ thể bị nhiễm độc thì có khả năng phục hồi cao Trừ Nitrosomethyl carbamate là chất gây đột biến mạnh

Pyrethroid: Là thuốc diệt côn trùng được trích ly từ hoa cúc trồng ở Nam

Phi Độc tính qua đường miệng LD50 = 1500mg/kg, được tổng hợp bền với ánh sáng

và liều lượng thấp

Trang 17

7

Thuốc BVTV sinh học

Thuốc có nguồn gốc chiết xuất từ những nguyên liệu tự nhiên như động vật, thực vật và một số khoáng chất nhất định:

Thuốc vi sinh: Bao gồm các vi sinh vật tảo, vi khuẩn, virut, nguyên sinh

động vật là các thành phần hoạt hóa Thuốc có tác động chuyên biệt lên sâu non nên

an toàn với người, là thiên địch của nhiều loại côn trùng gây hại

Thuốc sinh hóa: Là hợp chất tự nhiên diệt côn trùng theo cơ chế không

độc Nhóm thuốc này bao gồm các Pheromones dẫn dụ côn trùng vào bẫy để phun thuốc, bẫy chứa chất dính, không độc, độ bền kém, không nguy hại cho môi trường

Plant – Incorporated – Protectants ( chất bảo vệ thực vật kết hợp): là hợp

chất thực vật sản sinh ra từ vật liệu di truyền đã được cấy thêm vào cây trước đó

1.1.2.3 Phân loại theo độc tính

Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đưa ra các nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ thể qua miệng và da như sau:

Bảng 1.1: Phân loại TBVTV của WHO Theo độ độc cấp tính

1.1.2.4 Phân loại theo con đường xâm nhập

 Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette,…

 Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha,…

 Các thuốc vị độc: Trichlorfon, Decamethrin,…

 Các thuốc xông hơi: Methyl Bromide, Chloropicrin,…

Trang 18

Dạng thành phẩm

Bảng 1.2: Các dạng TBVTV thành phẩm Dạng thuốc Chữ viết tắt Ví dụ vài loại thuốc Ghi chú

Bột hòa tan

trong nước

BTN, BHN WP,DF WDG, SP

Viappla 10BTN Vialphos 80 BHN Copper –zine 85 WP Padan 95 SP

Dạng bột mịn phân tán trong nước thành dung dịch dạng huyền phù

Huyền phù HP, FL, SC Appencarb super 50 FL

Carban 50 SC

Lắc đều trước khi sử dụng

Thuốc phun

Dạng bột mịn, không tan trong nước chỉ rắc trực

tiếp

Trang 19

9

1.1.4 Vai trò của TBVTV đối với sản xuất và hệ sinh thái

Vai trò TBVTV đã được khẳng định rõ ràng đối với ngành trồng trọt ngay từ buổi đầu của lịch sử phát triển Nhìn chung, TBVTV có những tác động tích cực và tiêu cực đối với cây trồng

Tích cực

 TBVTV có thể tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để

 Được sử dụng rộng rãi trên diện tích lớn, trong thời gian ngắn, trong các địa hình khác nhau

 Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế cao, bảo vệ được năng suất cây trồng

 TBVTV được sử dụng đơn giản dễ áp dụng và có thể phổ biến rộng rãi trong sản xuất

Tiêu cực

 Thường gây độc cho con người và các loài sinh vật có ích

 Phá vỡ cân bằng sinh học, làm đảo lộn hệ sinh thái

 Nếu dùng thuốc không hợp lý dễ dẫn đến các loài dịch hại quen thuộc

 T BVTV dễ ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí

 Dư lượng thuốc BVTV trong nông sản

1.1.5 Sơ lƣợc về các loại TBVTV trên thế giới và Việt Nam

1.1.5.1 Trên thế giới

Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại

để bảo vệ mùa màng một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã hình thành Vì vậy lịch

sử thuốc TBVTV có từ rất lâu đời (cách đây khoảng 10.000 năm) Vào thời kì 2500 trước công nguyên các hợp chất lưu huỳnh đã được sử dụng để diệt côn trùng và nhện Khoảng năm 1550 TCN người ta đã biết sử dụng thuốc để đuổi bọ chét Năm

1200 TCN Trung Quốc đã có thuốc xử lý hạt giống Năm 900 SCN người Trung Quốc đã dùng Arsenic sulfides để trừ côn trùng trong vườn Thế kỉ IV người ta biết

xử lý hạt lúa bằng Arsen trắng

Trang 20

10

Từ cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX là thời gian của cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu Hỗn hợp lưu huỳnh và vôi được sử dụng rộng rãi để trị rệp sáp trên các vườn cam tại Mỹ Một số thuốc trừ sâu, dịch hại diệt hại phổ biến ở cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, chủ yếu là chất vô cơ như Arsen, Selenium, Antimony, Sulfur,… hoặc một số chất thảo mộc vốn có chất độc

Từ đầu thế kỉ XX, xuất hiện một biện pháp trừ sâu hại tích cực hơn và hiệu quả hơn đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ vào năm 1939, và liên tục sau đó ra đời nhiều các hợp chất hóa học khác Trong suốt 25 năm sau đó nó được xem như là vị cứu tinh của nhân loại, giúp diệt trừ côn trùng và tăng sản lượng nông sản, chu trình sản xuất củng tương đối rẻ nên nó được áp dụng phổ biến rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới

 Năm 1940 người ta tổng hợp nên các hợp chất có gốc lân hữu cơ

 Năm 1947, người ta tổng hợp nên hóa chất carbamate

 Năm 1970 phát triển được các loại thuốc Pyrethroide

Hiện nay TBVTV tồn tại 3 thế hệ, tính độc hại thế hệ sau thường thấp hơn thế hệ trước Thuốc bảo vệ thực vật thế hệ thứ nhất thường là thuốc chiết xuất từ chất Nicotin, hay Pyrethrum chiết từ một loại cúc khô, những chất vô cơ như thạch tín TBVTV thế hệ thứ 2 là tổng hợp các chất hữu cơ : 666, Wofatox… TBVTV thế

hệ thứ 3 là sự xuất hiện vào những năm 1970 và 1980 như: gốc Lân hữu cơ, Carbamate và sự ra đời của Pyrethroide, thuốc sinh học

 Lân hữu cơ: Các thuốc thuộc nhóm Phospho hữu cơ là các thuốc có chứa

phospho Tính chất diệt côn trùng được phát hiện ở Đức trong Thế chiến thứ II Các thuốc phospho hữu cơ có hai đặc tính nổi bật: (1) thuốc độc đối với động vật có xương sống hơn là thuốc do hữu cơ và (2) không tồn lưu lâu (dễ phân hủy trong môi trường có pH > 7) và ít hoặc không tích lũy trong mô mỡ động vật Các thuốc phospho hữu cơ gây độc chủ yếu thông qua sự ức chế men Acetylcholinesterase làm tích lũy quá nhiều acetylcoline tại vùng synap làm cho cơ bị giật mạnh và cuối cùng

bị tê liệt

Trang 21

11

Các thuốc phospho hữu cơ được chia làm 3 nhóm dẫn xuất: Aliphatic, Phenyl và Heterocylic

* Các dẫn xuất của Aliphatic

 Tất cả các dẫn xuất của aliphatic là những dẫn xuất của acid phosphoric mang chuỗi carbon thẳng

 Monocrotophos là một phospho hữu cơ Aliphatic chứa Nitrogen Là loại thuốc lưu dẫn, có độc tính cao đối với động vật máu nóng Thuốc này hiện vẫn nằm trong danh mục hạn chế sử dụng của Việt nam

 Dichlorvos là dẫn xuất aliphatic có áp suất hơi lớn, bị hạn chế sử dụng

 Mevinphos là một phospho hữu cơ rất độc nhưng rất mau phân hủy, dùng trong sản xuất rau thương phẩm

 Methamidophos (hiện đã bị cấm sử dụng) và Acephate là hai phospho hữu

cơ dùng nhiều trong nông nghiệp, đặc biệt là trừ côn trùng trên rau

 Sebutos (Apache, Rugby) là loại thuốc diệt côn trùng và tuyến trùng hiệu quả trên bắp, đậu phộng, mía và khoai tây

Nhìn chung, các dẫn xuất aliphatic đều có cấu trúc đơn giản, độ độc thay đổi rất nhiều, khá hòa tan trong nước, có tính lưu dẫn tốt Một số trong nhóm này hiện

bị hạn chế hoặc cấm sử dụng ở Việt Nam

* Các dẫn xuất Phenyl

Các thuốc nhóm này có một phenyl gắn vào phân tử acid phosphoric, các vị trí còn lại của phân tử acid phosphoric thường mang các nhóm Cl, NO2' CH3' Các Phosphophenyl thường bền hơn các phospho hữu cơ Aliphatic do đó dư lượng cũng cao hơn

Parathion là một phospho hữu cơ phenyl quen thuộc nhất và là chất phospho hữu cơ thứ nhì được đưa vào dùng trong nông nghiệp năm 1947 Ethyl Parathion là dẫn xuất phenyl đầu tiên được sử dụng rộng rãi nhưng do quá độc nên Việt Nam cấm từ tháng 5 năm 1996 (ở Mỹ cấm từ năm 1991)

Trang 22

sử dụng ở Việt Nam) có đặc tính lưu dẫn rất tốt, do đó chúng có khả năng tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ

 Pyrethroids: Pyrethroid bền với ánh sáng và phổ tiêu diệt côn trùng rộng,

sử dụng với liều thấp Các Pyrethroid có 4 thế hệ:

* Thế hệ thứ nhất :

Thế hệ này chỉ có một chất là Allethrin (Pynamin), được thương mại hóa vào

1949 Allethrin là một chất tổng hợp giống hệt Cinerin I (là một thành phần của Pyrethrum) có các dây nhánh tương đối ổn định và bền hơn Pyrethrum

* Thế hệ thứ hai :

Thế hệ thứ hai gồm có Tetramethrin (Neo - Pynamin) ra đời năm 1965 Thuốc có tác dụng tiêu diệt nhanh hơn Allethrin và có thể phối hợp dễ dàng với các chất cộng hưởng Resmethrin xuất hiện vào năm 1967, hiệu lực hơn Pyrethrum gấp

20 lần (thí nghiệm trên ruồi nhà), Bioresmethrin là một chất đồng phân của Resmethrin hiệu lực hơn Pyrethrum gấp 50 lần Bioallethrin(d-trans-allethrin) được giới thiệu vào năm 1969, tác dụng mạnh hơn allethrin và dễ pha trộn với các chất

Trang 23

13

hợp lực nhưng không hiệu quả bằng Resmethrin Chất cuối cùng trong thế hệ này là Phenothrin (Sumithrin), xuất hiện vào năm 1973, chất này có độc lực trung bình và hơi tăng hiệu lực khi trộn với các chất hợp lực

* Thế hệ thứ ba :

Thế hệ thứ ba gồm có các Fenvalerate (Pydrin, Tribute) và Permethrin (Ambush, Dragnet, Pouce, Pramex, Torpedo), xuất hiện năm 1972 - 1973 Các chất này dùng nhiều trong nông nghiệp vì có hoạt tính diệt côn trùng cao và bền với ánh sáng

* Thế hệ thứ tư :

Thế hệ thứ tư hiện nay có nhiều tính chất độc đáo, chúng có hiệu lực tiêu diệt với nồng độ chỉ bằng 1/10 các loại thuốc thế hệ thứ ba Gồm có các thuốc sau: Bifenthnn (Talstar), Deltamethrin (Decis), Esfenvalerate, Fenpropathrin (Danitol), Fluvalinate efluthrin… Tất cả những chất trên đều bền với ánh sáng, rất ít bay hơi nên tồn lưu có thể đến 10 ngày trong điều kiện môi trường thuận lợi

Giai đoạn từ 1990 đến nay thị trường TBVTV đã thay đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân Lượng thuốc tiêu thụ qua các năm đều tăng

Trang 24

14

Hiện nay Việt Nam hiện nằm trong top những quốc gia sử dụng TBVTV

nhiều và khó kiểm soát Thị trường TBVTV trong nước hiện đang “loạn” với danh

mục hoạt chất được sử dụng quá dài và quá nhiều các loại thuốc với những tên thương phẩm khác nhau Cùng với đó là tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu của nông dân đã và đang gây ra những hệ lụy đối với rau, củ quả sản xuất trong nước

Thực tế ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay cho thấy phần lớn các doanh nghiệp không sản xuất mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế biến gia công đóng gói hoặc đóng chai rồi bán ra thị trường

Hiện cả nước có trên 200 doanh nghiệp TBVTV, gần 100 nhà máy chế biến thuốc (chế biến được khoảng 50% lượng chế phẩm sử dụng trong nước, khoảng 30.000 - 40.000 tấn/năm) cùng với khoảng 30.000 đại lý TBVTV

Tuy nhiên nguồn cung chính cho thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất TBVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu

Năm 2017 lượng TBVTV nhập khẩu vào Việt Nam đạt 979 triệu USD Mặc hàng TBVTV ở Việt Nam nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Đức… trong các nước chỉ có Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất chiếm tới 53,5% tổng giá trị nhập khẩu TBVTV vào thị

trường Việt Nam (Theo Vibiz report – Các doanh nghiệp nhập khẩu TBVTV 2017)

Ngoài ra lượng TBVTV nước ta nhập khẩu thường những loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh,… những loại thuốc này được phục vụ ngành sản xuất nông nghiệp trồng lúa, cây ăn quả, rau màu

Trang 25

15

Bảng 1.3: Số liệu sơ bộ thị trường nhập khẩu lượng TBVTV và nguyên liệu tại

một số nước trên thế giới 2017

Tên nước Thuốc trừ cỏ Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh

Lượng tấn Giá trị USD Lượng tấn Giá trị USD Lượng tấn Giá trị USD

Trung

Quốc 27.195.026 85.847.623 8.022.375 2.520.012.418 8.032.180 85.649.395 Indonesia 1.317.583 5.259.192 1.200.342 6.787.257 746.493 3.876.565

Ấn Độ 951.958 3.113.008 934.435 20.763.123 746.493 3.876.565 Malaisia 234.117 2.597.732 353.508 2.263.663 505.451 23.605.855 Nhật Bản 187.675 4.812.331 33.154 9.829.676 389.188 1.592.881 Singapore 172.720 2.357.666 101.145 5.223.953 377.883 4.735.651 Hàn Quốc 160.480 1.806.841 138.300 28.969.740 334.846 5.815.077

Úc 95.060 175.941 25.870 639.909 307.136 97.855.826 Hoa Kỳ 81.981 19.843.362 64.595 30.429.033 731.793 23.789.248 Thái Lan 36.266 572.748 21.868 400.883 96.575 132.712.096

độ ẩm, dư lượng của thuốc được tính bằng mg thuốc có trong 1kg nông sản, đất hay nước

Như vậy dư lượng TBVTV bao gồm bất kì dẫn xuất nào của thuốc cũng như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho con người và môi trường

1.1.6.1 Dư lượng TBVTV có trong nông sản

Đôi lúc do quá trình sử dụng thuốc lâu dài thường xuyên có thể dịch hại trở nên quen thuốc, khi đó nồng độ của TBVTV sau khi phun trực tiếp lên cây trồng phải mạnh mới có đủ hiệu lực chống lại chúng

Trang 26

16

Nồng độ TBVTV ảnh hưởng đến sức khỏe con người và phụ thuộc vào tồn

dư của TBVTV trong sản phẩm tại thời điểm đưa vào sử dụng trong sinh hoạt Qua thực tế, các loại TBVTV được sử dụng trước khi thu hoạch chỉ vài ngày hoặc vài giờ do vậy dư lượng TBVTV trong sản phẩm còn cao gây ngộ độc cho con người nếu chúng được tiêu thụ sớm Đây là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc TBVTV bởi vì rất nhiều loại rau hoa quả sau khi phun TBVTV chỉ được rửa sơ qua rồi đem thẳng ra chợ bán

1.1.6.2 Động thái dư lượng TBVTV

Đối với thực vật:

TBVTV được cây hấp thụ, chuyển vận và tích lũy chủ yếu ở các bộ phận sinh trưởng và dự trữ chất dinh dưỡng Trong cây, hàng loạt các phản ứng, chuyển hóa và phân giải thuốc xảy ra dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ, không khí và nhất là hoạt động của các enzym trong cây

Những sản phẩm phân giải chứa phosphate, nitrate (thuốc lân hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ) có thể được cây sử dụng làm thức ăn Các sản phẩm phân hủy khác cây bài tiết ra ngoài ở thể khí

Tốc độ chuyển hóa và phân giải thuốc trong cây tùy thuộc vào độ bền vững của hoạt chất trong cơ thể sống, mức hoạt động của enzym của cây, tuổi của cây điều kiện và thời tiết bên ngoài

Đối với con người

Các chất độc hóa học hoặc sản phẩm chuyển hóa của nó được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường thận, tiêu hóa da, phổi, tùy thuộc vào tính chất hóa lý của chất độc Các chất kim loại nặng như chì, thủy ngân, mangan, được thải qua đường ruột, thận Các chất tan trong mỡ được thải qua da, qua sữa theo nước bọt, theo kinh nguyệt Các chất có tính bay hơi củng theo hơi thở ra ngoài

Con đường phát tán TBVTV

Việc sử dụng TBVTV trong nông nghiệp, lâm nghiệp, là nguồn gốc sinh ra tồn dư một lượng TBVTV trong môi trường TBVTV phun lên cây một phần được cây hấp thụ tiêu diệt sâu bệnh, một phần đi vào môi trường xung quanh và chịu tác

Trang 27

17

động của hàng loạt các quá trình lý hóa, sinh học nên chúng sẽ bị biến đổi, di chuyển và phân bố lại giữa các đơn vị trong môi trường Con đường phát tán của TBVTV trong môi trường được trình bày như sau:

Tia nước Theo trọng lực Diệt sâu

Độc cấp tính: độ độc hại đối với các loài sinh vật căn cứ trên giá trị LD50,

là liều lượng gây chết 50% cá thể thí nghiệm có thể là chuột hoặc thỏ Độ độc của

TBVTV dạng rắn cao gấp 4 lần độc dạng lỏng

 Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính phụ thuộc vào cả độc tính của hóa chất trừ sâu (loại thuốc cấm sử dụng hoặc sử dụng với liều lượng cao không an toàn): tê liệt, ngứa, thiếu khả năng điều phối các cơ quan trong cơ thể, đau đầu, chóng mặt, rùng mình, buồn nôn, chuột rút ở vùng bụng, đổ mồi hôi, giảm thị lực, khó thở hay suy hô hấp và tim đập chậm Lượng thuốc cao có thể gây ra bất tỉnh, co giật và chết Nhiễm độc cấp tính có thể kéo dài trong vòng 4 tuần và gồm các triệu

Đất trồng

Nước cấp Nước ngầm

Động vật

Con người

Biển

Trang 28

18

chứng chuột rút ở 2 chi dưới dẫn đến thiếu khả năng điều phối và chứng liệt Tình trạng sức khỏe có thể được cải thiện cải thiện sau vài tháng hoặc vài năm nhưng

một số di chứng có thể kéo dài

Độc mãn tính: là khả năng tích lũy trong cơ thể người và động vật trong

máu, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào u ác tính phát triển, ảnh hưởng của thuốc

đến bào thai và gây dị dạng đối với các thế hệ sau

 Các triệu chứng nhiễm độc mãn tính do tiếp xúc với hóa chất trừ sâu trong thời gian dài gồm: suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, mất phương hướng, suy nhược nghiêm trọng, dễ bị kích động, đâu đầu, phản ứng chậm, dù tác động đến người lớn hay trẻ nhỏ, hậu quả của việc nhiễm độc hóa chất trừ sâu có thể chỉ xuất hiện rắt muộn sau nhiều năm, hay thậm chí tới tận thế hệ sau Ngoài ra còn một số tác động lâu dài khác như gây quái thai (cơ thể bị dị tật từ trong phôi thai) và đột

biến gen, đột biến nhiễm sắc thể

1.1.7.2 Các dạng chất độc của TBVTV

Chất độc nồng độ: mức độ gây độc của nhóm chất độc nồng độ phụ thuộc

vào lượng thuốc xâm nhập cơ thể Gồm các chất thuộc nhóm lân hữu cơ, carbamate, pyrethroid, thuốc có nguồn gốc sinh vật

Chất độc tích lũy: có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể, gây biến đổi sinh

lý có hại cho cơ thể sống Gồm các chất As, chì, thủy ngân,

1.1.8 Tác động của TBVTV đến môi trường

Hiện nay do việc lạm dụng TBVTV tràn lan, không tuân thủ theo các quy tắc

và các biện pháp an toàn lao động, có nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái như gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, liều lượng sử dụng cao

có thể kiềm chế sự phát triển cây trồng, gây hiện tượng kháng thuốc ở các loài sinh vật gây bệnh, tiêu diệt các loài sinh vật có ích

 Tác động của TBVTV đến môi trường đất

Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng TBVTV nhất TBVTV đi vào đất từ các nguồn:

 Phun xử lý đất

Trang 29

19

 Các hạt TBVTV rơi vào đất

 Theo nước mưa rơi xuống

 Theo xác sinh vật vào đất

Khi sử dụng TBVTV cho cây trồng xem như phần lớn lượng TBVTV được

sử dụng đó sẽ được đưa vào đất trồng Vì thuốc phun để diệt cỏ thì sau khi cỏ chết, thuốc cũng trả vào đất, nếu thuốc phun để diệt sâu bệnh thì lá rụng cũng vùi vào đất hoặc khi tưới nước hay gặp trời mưa thì lượng thuốc bám dính trên cây cũng sẽ được rửa và ngấm vào đất

Trong đất thuốc sẽ di chuyển thấm ngang hoặc thấm sâu đến khi phân hủy hoàn toàn Trong khoảng thời gian chưa phân hủy, thuốc sẽ gây hại hoặc tiêu diệt các sinh vật cư trú trong đất, trong đó có những loài động vật có ích như giun đất, các động vật trong lớp nhiều chân, và đáng lo ngại nhất là hệ sinh vật đất

 Tác động của TBVTV đến môi trường nước

Nước nhiễm TBVTV do được phun trực tiếp như phun hóa chất diệt cỏ hoặc tiêu diệt các loại bệnh Nước cũng có thể ô nhiễm TBVTV do thải bỏ chai, lọ của TBVTV sau khi phun hoặc nước dùng để rửa thiết bị phun, tràn đổ sự cố Trong nước, TBVTV tồn tại ở các dạng khác nhau và điều có thể ảnh hưởng tới vi sinh vật qua quá trình hòa tan, hấp thụ hoặc lắng TBVTV được hòa tan bị hấp thụ bởi các thành phần vô sinh hoặc hữu sinh, lơ lửng hoặc lắng tụ xuống đáy, tích tụ trong cơ thể sinh vật

 Tác động của TBVTV đến môi trường không khí

TBVTV có nhiều loại, trong đó có một số loại có thể bay hơi sau khi phun hay đang trực tiếp phun Không khí bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi Dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ, gió, TBVTV có thể lan truyền trong không khí Lượng thuốc tồn trong không khí sẽ khuếch tán, có thể di chuyển xa và lắng đọng vào nguồn nước mặt ở nơi khác gây ô nhiễm môi trường

 Tác động của TBVTV lên hệ sinh thái, quần xã sinh vật

Trang 30

Do sử dụng thuốc liên tục hoặc có tính năng gần giống nhau nên hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao với TBVTV có nguồn gốc hóa học nên làm suy giảm tính đa dạng quần thể:

 TBVTV là một trong những nguyên nhân quan trọng gây mất tính ổn định của quần thể

 TBVTV sử dụng trên quy mô càng lớn, số lượng càng nhiều, thời gian phun càng dài càng làm giảm mạnh số lượng quần thể, cá thể

 Tác động của TBVTV đến sức khỏe con người

TBVTV không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiếp xúc qua công việc trộn

và phun mà chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh khu vực phun thuốc Đó là những phụ nữ, trẻ em tham gia các công việc ngoài đồng hoặc là những người đi ngang qua nơi vừa mới phun thuốc Không những thế dư lượng thuốc còn tích lũy lại trong các loại cây trồng, hoa, quả, hạt, củ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng làm thức ăn

Trang 31

21

Một tác nhân truyền tin quan trọng là acetylcholine bị phá hủy bởi Enzyme AcetylCholinesterase Hai nhóm hóa chất trừ sâu chính là lân hữu cơ và carbamate ngăn chặn AcetylCholinesterase

Acetylcholine tích lũy trong khớp thần kinh và gây ra sự tắc nghẽn, thông tin cản trở các thông điệp có thể di chuyển tự do giữa các tế bào thần kinh Tùy thuộc vào liều dùng các tác động có thể nhỏ hoặc ở mức cao nhất gây tử vong

Con đường thâm nhập vào sức khỏe của TBVTV

Các chất độc vào trong cơ thể sẽ phân bố ở máu của các cơ quan, sự phân bố này phụ thuộc vào tính chất của chất độc, mỗi chất độc có một tỷ lệ không thay đổi giữa đậm độ của nó trong máu và đậm độ trong các cơ quan Các chất độc có tính điện ly được vận chuyển dựa vào kho dự trữ trong một số tổ chức và cơ quan khác nhau như chì, bari, tập trung trong xương vào trong da hoặc lắng đọng ở gan thận dưới dạng phức nhất

Thâm nhập qua da

Nông dân và người lao động trực tiếp trên đồng bị nhiễm TBVTV chủ yếu là thông qua da Một số hóa chất có áp lực lớn đối với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì sau đó đi vào hệ tuần hoàn và gây nhiễm độc cho cơ thể Việc phun thuốc ngoài đồng TBVTV có thể bám trực tiếp lên quần áo, tiếp xúc ngấm vào

da hoặc nông dân trộn thuốc nhưng không mang găng tay Ví dụ như nicotin, các dẫn xuất nitro và amin thơm, các dung môi có chứa thuốc trừ sâu photpho và clo hữu cơ

Thâm nhập qua hơi thở

Điều này thường xảy đối với người trực tiếp phun xịt thuốc trên đồng, hoặc những người có mặt trong khu vực phun thuốc Một số TBVTV độc hại thâm nhập vào mũi và hơi độc sẽ xâm nhập vào phổi, đi trực tiếp vào máu một cách nhanh chóng làm tác động vào dây thần kinh trung ương (não bộ) và hệ thần kinh ngoại biên (dây thần kinh ở các vùng xung quanh não và tủy sống) Hóa chất tấn công thông qua men AcetylCholinesterase (AchE) Việc ngăn chặn hoạt động của men AchE gây ra hiện tượng ngừng truyền thông tin giữa các đầu dây thần kinh Ảnh

Trang 32

Qua miệng

Thuốc được thấm vào máu qua màng lót của miệng, đến bao tử rồi đến ruột Nuốt phải thuốc theo cùng đồ ăn, uống xâm nhập vào cơ thể, nếu TBVTV xâm nhập vào cơ thể theo con đường này thường gây trúng độc nặng nhất

Qua mắt

Khi phun thuốc bay vào mắt từ đó có thể vào máu Gây kích thích mắt mãn tính có thể dẫn tới việc tạo mộng trong mắt và một màng mạch máu nhỏ trên giác mạc Khi tổn thương trầm trọng thì màng mạch máu đó có thể che phủ mắt làm giảm thị lực

1.1.9 Hiện trạng sử dụng TBVTV

1.1.9.1 Hiện trạng sử dụng TBVTV trên thế giới

Trên thế giới, còn một số nước sử dụng TBVTV việc sử dụng TBVTV nhằm đảm bảo năng suất cây trồng tối đa, nông dân có thể tiết kiệm tiền Tuy nhiên, những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng thuốc trừ sâu là rất nhiều Ứng dụng các hóa chất này dẫn đến suy thoái môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và giảm sức khỏe con người, từ tổn thương thần kinh đến ung thư

Hoa Kỳ là nước tiêu thụ TBVTV nhiều nhất ở khu vực Châu Âu sử dụng 850.984,332 pounds mỗi năm tức khoảng 386.000 tấn TBVTV rất phổ biến ở đất nước này mà ngay cả hộ gia đình áp dụng chúng cho bãi cỏ, đô thị sử dụng chúng cho công viên Một nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các tuyến đường thủy đều bị

Trang 33

23

nhiễm một số loại hóa chất và khoảng 90% các giếng có nguồn gốc từ nước ngầm chứa TBVTV Dư lượng TBVTV trên thực phẩm dẫn đến từ 4.000 đến 20.000 ca ung thư mỗi năm Sự ô nhiễm dẫn đến bất cứ nơi nào từ 6 triệu đến 14 triệu ca tử vong cá và 67 triệu ca tử vong do chim Cuộc sống động vật khác, đặc biệt là động vật lưỡng cư, đã bị dị tật bẩm sinh do tổn thương dây thần kinh cũng dẫn đến suy

giảm dân số (Theo Worldalas – các nước sử dụng TBVTV hàng đầu 2016)

Các nước Châu Á vẫn còn tiêu thụ và sử dụng thuốc BVTV hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, nhưng Trung Quốc là nước sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất ở Châu Á, sử dụng 3.981.548,455 pounds mỗi năm tức khoảng 1.806.000 tấn Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên bắt đầu sử dụng TBVTV, sao chép thực hành của Hoa Kỳ, và dựa vào ứng dụng của nó đối với cây trồng Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng TBVTV hiện tại vượt qua mức an

toàn và góp phần gây ô nhiễm môi trường và các vấn đề sức khỏe con người (Theo Worldalas – các nước sử dụng TBVTV hàng đầu 2016)

Ngoài ra hiện nay trên thế giới hiện trạng sử dụng TBVTV khá ít hoặc không còn dùng TBVTV nhiều như những năm trước Có thể thấy rằng các nước ở Châu

Âu hầu như không còn sử dụng TBVTV nữa chẳng hạn như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch các nước này đang hướng tới ngành nông nghiệp sạch không còn

sử dụng TBVTV nữa nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi trường Diện tích đất nông nghiệp dùng cho thực phẩm sạch tại 28 nước EU tăng 21% lên 11,1 triệu ha vào

năm 2015 so với 9 triệu ha trong năm 2010 (theo Cơ quan Thống kê Eurostat của Châu Âu) Diện tích đất trồng nông nghiệp sạch ở tất cả các quốc gia trong số 28

thành viên EU đều tăng Đáng lưu ý là chỉ riêng 4 quốc gia (Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Đức) đã chiếm hơn một nửa (53%) tổng diện tích trồng nông nghiệp sạch

của toàn châu Âu (nguồn Petro Time – Bùng nổ nông nghiệp sạch ở Châu Âu 2017)

Đối với một số nước Châu Á như Ấn Độ, đang xây dựng chính sách canh tác hữu cơ nên các cơ quan Ấn Độ đã giảm nguồn cung cấp TBVTV từ năm 2016

(Theo Independent – chuyển đổi ngành nông nghiệp Ấn Độ)

Trang 34

24

1.1.9.2 Hiện trạng sử dụng TBVTV ở Việt Nam

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, mỗi năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn TBVTV Tuy nhiên, lượng thuốc nhập khẩu này chủ yếu dưới dạng nguyên liệu, sau đó về nước, các doanh nghiệp mới pha chế, sang chiết và đóng gói bán ra thị trường Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 3 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam mất ít nhất nửa tỷ USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu từ Trung Quốc, trong đó năm 2014, Việt Nam chi 411 triệu USD, năm 2015 là 376 triệu USD, và 5 tháng đầu năm 2016 đã chi 140 triệu USD

Do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây khó cho công tác quản lý, quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựa chọn được thuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp không ít khó khăn Tình trạng lạm dụng thuốc tư tưởng ỷ lại biện pháp hóa học đã để lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khỏe con người.Trong 3 năm gần đây, danh mục TBVTV được sử dụng đã lên tới gần 1.700 hoạt chất, trong khi các nước trong khu vực chỉ có khoảng 400-600 hoạt chất

Việc nhập khẩu những vật tư liên quan đến sản xuất nông nghiệp năm nay tăng vọt cũng có thể do sản xuất nông nghiệp trong nước đang gặp thuận lợi khi diện tích trồng trọt tăng so với cùng kỳ và dịch bệnh ảnh hưởng đến lúa, hoa màu cũng được ghi nhận là tăng hơn so với mọi năm

Tại Việt Nam để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, hàng năm

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn ban hành danh mục TBVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng Trong danh mục TBVTV được phép sử dụng được nhà nước quy định và ban hành năm 2017 có 777 hoạt chất thuốc trừ sâu với 1680 tên thương phẩm, 611 hoạt chất thuốc trừ bệnh với 1290 tên thương phẩm,

229 hoạt chất thuốc trừ cỏ với 696 tên thương phẩm,… Tuy được phép sử dụng nhưng TBVTV cũng có nhiều tác động đến cây trồng và hệ sinh thái

Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc TBVTV phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong do sử dụng không đúng cách, TBVTV gây nhiễm độc cấp tính

Trang 35

25

như bỏng mắt, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan, khi nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương, ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng,…), gây độc thần kinh, ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch Cơ thể con người bị nhiễm độc TBVTV biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng thậm chí có thể tàn

phế hoặc tử vong (Theo Sở nông nghiệp Bình Dương - Ảnh hưởng hóa chất TBVTV 2017)

Ngoài ra sử dụng nhiều TBVTV nhà nước đang quan tâm việc đất trồng trọt đang ngày càng thoái hóa, xơ cứng gần như không cải tạo lại được

1.2 TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TBVTV ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Sức khỏe cộng đồng là sức khỏe chung, hiểu một cách toàn diện là một hệ thống tổ chức giữa những con người quan hệ và tác động lẫn nhau trong một môi trường hữu sinh và vô sinh với một môi trường xã hội

1.2.1 Tác động của TBVTV đến sức khỏe cộng đồng

Tất cả TBVTV đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người do đó việc

sử dụng TBVTV cần được quản lý và sử dụng đúng kỹ thuật Những loại độc hại cần được hạn chế hoặc cấm sử dụng, tuy nhiên những TBVTV này ở một số nước đang phát triển vẫn đang được sử dụng một cách rộng rãi nên tình trạng nhiễm độc hàng loạt vẫn đang diễn ra ở mức báo động

Khi trực tiếp, tiếp xúc là người đi phun thuốc TBVTV dễ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi, gây nhiễm độc và ngộ độc TBVTV Những người ít hay không tiếp xúc với TBVTV cũng có thể bị nhiễm độc

do ăn, uống, những nông sản, nước nguồn có dư lượng TBVTV

Các độc tố trong thuốc xâm nhập vào rau, hoa quả, cây lương thực, thực phẩm, thức

ăn gia súc và động vật sống trong nước rồi xâm nhập vào các loại thực phẩm,… Một số loại thuốc trừ sâu và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có tác dụng trực tiếp gây ra quái thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc

Trang 36

26

Thông thường TBVTV xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu từ 3 con đường:

 Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da

 Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống

 Đi vào khí quản qua đường hô hấp

Biểu hiện của việc ngộ độc TBVTV ở người:

Trường hợp ngộ độc nhẹ: Có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện trong các

triệu chứng như: Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chảy nước miếng, chảy nước mắt

Ngộ độc ở mức độ trung bình: Buồn nôn, nôn ói, mờ mắt, tức ngực, đau

thắt dạ dày, run rẩy, vã mồ hôi, co đồng tử, mạch đập chậm,

Ngộ độc nặng: Co giật, thở yếu, mê sảng, rối loạn nhịp tim, tử vong

Những hội chứng khi bị nhiễm độc TBVTV:

Hội chứng về thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất

ngủ, giảm trí nhớ Rối loạn thần kinh thực vật như ra mồ hôi, ở mức độ nặng hơn có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến tê liệt, nặng hơn nữa có thể gây tổn thương não bộ, hội chứng nhiễm độc não thường gặp nhất là do thủy ngân hữu cơ sau đó là đến lân hữu cơ và Clo hữu cơ

Hội chứng về tim mạch: Co thắt ngoại vi, nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp

tim, nặng hơn là suy tim, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, Clo hữu cơ và Nicotin

Hội chứng hô hấp: Viêm đường hô hấp, thở khò khè, viêm phổi, nặng

hơn có thể suy hô hấp, ngừng thở

Hội chứng tiêu hóa – gan mật: Viêm dạ dày, viêm gan, mật, co thắt

đường mật, thường là do nhiễm độc Carbamat, thuốc vô cơ có chứa Cu, S

Hội chứng về máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất huyết, thường là do

nhiễm độc Clo và lân hữu cơ, Carbamat Ngoài ra trong máu có sự thay đổi hoạt tính của một số men như Axetyl cholinesteza do nhiễm độc lân hữu cơ Hơn nữa có thể thay đổi đường máu, tăng đột ngột nồng độ trong máu

Trang 37

27

Ngoài 5 hội chứng kể trên nhiễm độc do TBVTV còn có thể gây ra tổn thương đến hệ tiết niệu, nội tiết và tuyến giáp Như vậy nếu quá trình sử dụng không an toàn, đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng

Sơ đồ 1.3: Tác hại của TBVTV đối với con người

1.2.2 Một số bệnh do TBVTV gây ra

Theo như kết quả nghiên cứu các nhà khoa học có một số bệnh là nguồn gốc

do TBVTV gây ra

Ung thư

Trong những năm gần đây bệnh ung thư có xu hướng gia tăng rất cao và vấn

đề đáng lo ngại về sức khỏe cộng đồng Phần lớn các bệnh ung thư rất khó xác định nguyên nhân đầu tiên gây bệnh Trong số nguyên nhân đang nghiên cứu hiện đã có một số bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa tiếp xúc TBVTV với nguy cơ mắc bệnh nan y này Các dạng ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang, cổ

tử cung, não, thận, bao tử cũng phát hiện thường xuyên

Bệnh Pakinson

Thường xuyên tiếp xúc với thuốc diệt cỏ có nồng độ cao có nguy cơ mắc bệnh Pakinson cao gấp 2,5 lần so với bình thường Thuốc diệt cỏ sẽ làm tăng quá trình sản xuất oxy dẫn đến phá vỡ cấu trúc tế bào Biểu hiện ban đầu là run, cuối cùng dẫn đến tê liệt và chết

Trang 38

1.3 TỔNG QUAN VỀ CÂY HOA THIÊN LÝ

Cây hoa thiên lý có tên khoa học là Telosma Cordata (Bura.F) Merr Pergularia Minorander, họ thiên lý (Asclepaadaceae) Ngoài tên thiên lý còn có tên

là hoa lý

1.3.1 Đặc tính thực vật và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Cây hoa thiên lý thuộc loại cây dây leo thân hóa gỗ, không tua cuốn, leo bằng ngọn, cành mềm, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 2-5m Thân non và bánh

tẻ lông mịn, mủ trắng, có màu xanh, khi về già chuyển thành màu nâu, nhiều cành nhánh Lá thiên lý màu xanh,mềm, mỏng và bóng, hình trái tim,chóp nhọn, nổi rõ gân, lá mọc đối, mép nguyên,mép lá thường cong lên Hoa thiên lý màu xanh vàng, mọc thành chùm ở nách lá Hoa có năm cánh, có loại cánh to, cánh nhỏ, hương rất thơm đặc biệt về ban đêm và ăn được có vị bùi, mát Thiên lý nở hoa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm

Cây hoa thiên lý là loài cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh sản vô tính và hữu tính Nhiệt độ tối thiểu là 20 - 35 oC, chịu rét kém, nhiệt độ không khí dưới 10 oC cây sẽ không phát triển Cây hoa thiên lý thích vươn lên cao, thích nơi nhiều nắng gió Thiên lý không kén đất tuy nhiên nếu trồng ở những nơi đất xấu thì cây cằn cỗi, chậm phát triển và ít cho ra hoa giảm năng suất, đối với những loại đất thịt, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt thì cây sẽ phát triển nhanh cho ra nhiều hoa và đạt năng suất cao

Trên thế giới:Cây hoa thiên lý được trồng và phân bố ở nhiều nơi trong

các nước trên thế giới như: Đông Dương, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ (Kashmir), Myanma, Pakistan Ở Châu Âu, người ta đã trồng cây hoa

thiên lý từ năm 1748 để làm cây cảnh và lấy hoa

Trang 39

29

Ở Việt Nam: Cây hoa thiên lý được trồng khắp đất nước, được trồng

nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc Vào khoảng 3 năm trở lại đây cây hoa thiên lý được trồng khá rộng rãi ở các tỉnh phía Nam như ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Phước, Bình Dương, do nhu cầu tiêu thụ hoa thiên lý ở các thành thị rất lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Vì vậy người dân ở một số nơi đã đưa cây hoa thiên lý vào trồng theo hướng hàng hóa và hầu như ở các vùng nông

thôn đều có xu hướng trồng hoa thiên lý làm nguồn thu nhập chính

Huyện Dương Minh Châu – tỉnh Tây Ninh

Vào khoảng 3 năm trở lại đây khi cây hoa thiên lý được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, được người dân ở các huyện hay tỉnh lân cận họ đã trồng và đang thu nhập có giá trị kinh tế cao thì họ đã truyền tai nhau về mô hình trồng cây hoa thiên

lý Chính vì vậy người dân ở huyện Dương Minh Châu đã biết và nắm rõ việc trồng cây hoa thiên lý thu lợi nhuận cao nên người dân ở một số xã đã tự đi mua giống và tìm hiểu cách trồng về loài cây hoa thiên lý và đem về trồng thử

Hiện nay ở huyện Dương Minh Châu nhiều người dân ở các xã như Truông mít, Cầu Khởi, Phước Ninh, Phươc Minh, Chà Là, hiện đang phát triển nhiều nhất về mô hình trồng cây hoa thiên lý Nhờ vậy mà người dân đã có nguồn thu nhập khá và cuộc sống của họ tương đối ổn định

1.3.2 Kỹ thuật trồng trọt và thu hoạch hoa thiên lý

Đối với trồng cây hoa thiên lý thì ở nhiều nơi nhiều Tỉnh thành có cách trồng cây hoa thiên lý khác nhau chẳng hạn như ở Nghệ An các hộ dân sẽ trồng theo hệ thống giàn leo được đúc cọc bê tông và tận dụng cây gỗ tạp hoặc tre dựng theo chiều thẳng đứng rồi dùng kẽm mắc ngang từ đầu cọc bê tông này sang cọc bê tông khác Cây hoa thiên lý được trồng dưới trụ cột bê tông khi cây đâm nhánh thì mắc các nhánh lên các dây kẽm đã cột trên trụ

Không chỉ các hộ dân ở miền Bắc có cách trồng hoa thiên lý khác nhau mà ở miền Nam ở một số tỉnh như Bình Phước, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, tùy vào điều kiện đất, nước, khí hậu mõi nơi nên sẽ có cách trồng và chăm sóc sẽ khác nhau Nên ở Tây Ninh cũng vậy và đặc trưng nhất là ở huyện Dương Minh Châu các hộ

Trang 40

30

dân hiện đang sinh sống ở xã Chà Là nơi có nhiều hộ trồng cây hoa thiên lý nhiều nhất trong huyện cũng sẽ có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa thiên lý cũng khá là khác nhau Nhưng sẽ có điểm chung về nhân giống hoặc làm giàn để bắt nhán

h thiên lý leo lên và phát triển trên tại giàn

Hình 1.1: Vườn trồng hoa thiên lý của người dân tỉnh Tây Ninh

Nhân giống

7Chọn những loại cây hoa thiên lý có dây nhánh tẻ (không già quá và cũng không được non quá) có đường kính khoảng 7 – 10mm để cắt làm hom Sau đó cắt mỗi hom dài khoảng 20 - 25cm, chấm tro vào hai đầu để chống chảy nhựa, mất

nước và cuối cùng cần khoanh tròn phần phía dưới để lại 2 mắt phía trên đem trồng

Hình 1.2: Dây thiên lý được cắt dùng để làm hom

Ngày đăng: 02/10/2019, 10:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Dương Đỡnh Tường (2018), giật mỡnh gần ẵ học viờn 4 huyện Hà Nội cú dư lượng TBVTV trong máu, đọc từ: https://nongnghiep.vn/giat-minh-gan-1-2-hoc-vien-4-huyen-ha-noi-co-du-luong-thuoc-bvtv-trong-mau-post223255.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: giật mỡnh gần ẵ học viờn 4 huyện Hà Nội cú dư lượng TBVTV trong máu
Tác giả: Dương Đỡnh Tường
Năm: 2018
3. Theo Vibiz report, Các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc BVTV 2017). Theo Vibiz.v(2017), Các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc BVTV. Đọc từ http://vibiz.vn/tin-tuc/-vibiz-report-nganh-tbvtv_-cac-dn-nhap-khau-tbvtv-quy-3-2017.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo Vibiz report, Các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc BVTV 2017)
Tác giả: Theo Vibiz report, Các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc BVTV 2017). Theo Vibiz.v
Năm: 2017
4. S.Phương (2017), Bùng nổ nông nghiệp sạch ở Châu Âu. Đọc từ: https://petrotimes.vn/bung-no-nong-nghiep-sach-o-chau-au-497711.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùng nổ nông nghiệp sạch ở Châu Âu
Tác giả: S.Phương
Năm: 2017
8. Lê Huy Bá, (2008), Độc chất môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc chất môi trường
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2008
9. Nguyễn Trần Oánh, Phạm Văn Viên, Bùi Trọng Thủy, (2007), Giáo trình sử dụng thuốc BVTV, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sử dụng thuốc BVTV
Tác giả: Nguyễn Trần Oánh, Phạm Văn Viên, Bùi Trọng Thủy
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
10. Tổng cục môi trường (2015), Hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam
Tác giả: Tổng cục môi trường
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2015
5. Lê Thị Kim Oanh (2008), Tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật đọc từ: http://www.nea.gov.vn/ThongTinMT/NoiDung/thanhhoa_15-1-08.htm.6. Thái Văn Nam, (2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường Link
1. Báo cáo kế hoạch sử dụng đất huyện Dương Minh Châu 2017 Khác
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2017), Thông tư15/2017/TT – BNNPTNT, Về việc ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cẩm sử dụng ở Việt Nam Khác
12. Báo cáo tổng kết cuối năm 2017, Trung Tâm y tế huyện Dương Minh Châu Khác
1. Họ tên người cung cấp thông tin:………………………………………… Khác
2. Nghề nghiệp:……………………………Tuổi:….......Giới tính:……… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w