Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
8,93 MB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm nấm là một trong những bệnh khá phổ biến trên thế giới. Nấm tồn tại ở khắp mọi nơi: môi trường đất, nước, không khí, ở thực vật, động vật và trên cả cơ thể người. Khi gặp điều kiện thuận lợi như nóng ẩm, sang chấn, sức đề kháng suy giảm…nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Bệnh do nấm gây ra gặp nhiều ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Bệnh có thể gặp ở người lớn và trẻ em [29]. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và dễ dàng gây nhiễm nấm ở người. Những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm nấm thông thường do ý thức kém và điều kiện vệ sinh thiếu thốn đã giảm nhiều. Tuy nhiên, do sự xuất hiện đại dịch HIV/AIDS cùng với việc ứng dụng những thành tựu mới của y học hiện đại như: Ghép tạng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, hoá trị, xạ trị điều trị ung thư, sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng, corticoid kéo dài, các bệnh rối loạn chuyển hoá Thực tế nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm Candida sp ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, dần xuất hiện tình trạng kháng thuốc kháng nấm ở các bệnh nhân này đang ngày một gia tăng [1], [2], [3]. Tại bệnh viện Da liễu TW số bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm tìm nấm rất đông và đa dạng. Trong đó, tỷ lệ Candida sp gây bệnh niêm mạc sinh dục và lưỡi miệng chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ở vùng bị bệnh thường không đặc hiệu như: Ngứa, đau rát, viêm trợt niêm mạc, tiết dịch, chảy máu…Bệnh gây nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ diễn biến dai dẳng, tiến triển nặng nề. Tuỳ thuộc vào bệnh cảnh lâm 1 sàng từng vị trí mà gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan phủ tạng thậm chí gây vô sinh hoặc tử vong. Thất bại điều trị do nhiều nguyên nhân liên quan đến các yếu tố như: yếu tố vật chủ, yếu tố thuốc và vi nấm gây bệnh. Trong đó, yếu liên quan đến vật chủ thường là yếu tố quan trọng nhất đưa đến hiện tượng đề kháng [26]. Trước thực trạng người bệnh chưa có thói quen đến khám và tư vấn tại các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín mà thông thường tự ý mua và sử dụng thuốc theo kiểu “đa năng”, phần nào tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong điều trị. Bên cạnh đó, với thói quen của chính cán bộ y tế không chuyên khoa thường điều trị theo kiểu “bao vây”. Mặt khác, cách thức điều trị ngắn hạn, liều duy nhất góp phần gia tăng tình trạng kháng thuốc nếu điều trị không đúng nguyên nhân hoặc không đủ liều. Đặc biệt đối với những trường hợp nhiễm nấm Candida sp có biến chứng hoặc tái phát, được khuyến cáo là không sử dụng. Thực trạng trên cho thấy nếu thiếu điều kiện xét nghiệm có thể gặp khó khăn trong việc tìm nguyên nhân để chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả [27]. Gần đây, tại phòng nấm bệnh viện Da liễu TW đã tự tìm tòi, nghiên cứu và cập nhật kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu nấm học đến từ CDC. Đồng thời, dựa trên kinh nghiệm kế thừa từ lớp người đi trước. Phòng xét nghiệm nấm tiến hành cải tiến quy trình định loại nấm Candida sp. Nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm, rút ngắn thời gian, tiết kiệm kinh tế đồng thời đơn giản dễ thực hiện và có thể triển khai thực hiện kỹ thuật tại các tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, cập nhật một số kỹ thuật nhằm xác định độ nhạy cảm các chủng Candida sp với một số kháng sinh hiện hành và kháng sinh kháng nấm mới. Từ đó, giúp các thầy thuốc lâm sàng lựa chọn kháng sinh kháng nấm thích hợp để điều trị cho người bệnh mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, qua đó khảo sát mức độ kháng thuốc nhằm giảm nguy cơ thất bại điều trị nấm Candida sp. 2 Đó là lý do khiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp niêm mạc lưỡi, miệng và đường sinh dục. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tạo cơ hội cho nấm gây bệnh. 2. Phân loại các chủng nấm Candida spp gây bệnh niêm mạc lưỡi miệng và đường sinh dục bằng quy trình cải tiến. Và xác định độ nhaỵ cảm chủng nấm Candida spp với một số kháng sinh kháng nấm bằng phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuyếch tán trên thạch. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét lịch sử Bệnh được viết trong y văn từ thời Hypocrate và Galen dưới những tên gọi khác nhau như: Monilia, Candida…Năm 1792, Frank mô tả lâm sàng căn bệnh này. Năm 1894, Wilkinson xác định các triệu chứng lâm sàng của bệnh liên quan với căn nguyên do nấm. Đến 1923 Berkhout mô tả rất chi tiết nấm này dưới tên thống nhất Candida [27] 1.2. Đặc điểm nấm Candida (Yeast - Levure) [49, 25, 26] - Candida thuộc chi nấm men, họ Cryptococcaceae. - Tồn tại trạng thái đơn bào, có nhân chuẩn. - Hình dạng: hình tròn hoặc hình bầu dục, đôi khi gặp dạng sợi hoặc vô định hình. - Kích thước dao động từ 3 – 10 µm, thông thường lớn hơn gấp 10 lần so với vi khuẩn. - Sinh sản vô tính theo phương thức nảy chồi. Khi bào tử chồi được sinh ra theo dạng tuyến tính không phân cắt thì hình thành nên cấu trúc gọi là giả sợi nấm. - Khả năng thích nghi môi trường đường cao - Tồn tại trong thiên nhiên, trong các môi trường chứa đường như hoa quả, rau dưa, mật mía… 1.3. Tính chất gây bệnh - Candida thuộc vi hệ tuy nhiên có thể bền vững hoặc thoáng qua. Bình thường có thể tìm thấy Candida ký sinh ở trên da, trong họng miệng, đường tiêu hoá, âm đạo… mà không gây bệnh, chúng sống cộng sinh và cân bằng trong vi hệ bình thường [39] 4 - Candida thực sự gây bệnh cho người khi cơ thể suy giảm miễn dịch và có yếu tố thuận lợi. Có hơn 300 loài Candida sp gây bệnh, trong đó loài C.albicans hay gặp nhất [25]. Ngoài ra, có thể gặp C.glabrata, C.tropicalis, C.krusei, C.parasillosis , mỗi loài Candida khác nhau có độc tính khác nhau nên khả năng gây bệnh và độ nhạy cảm kháng sinh chống nấm cũng khác nhau [5]. - Candida có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan, tổ chức: Ở nông trên da, niêm mạc miệng lưỡi, niêm mạc sinh dục nam nữ và cũng có thể xâm nhập sâu gây bệnh ở: Phổi, tim, máu, não… có thể gây tử vong. Sự phát triển của chúng chịu sự kiềm chế của các vi khuẩn sống trong vi hệ. Chúng trở nên gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi; sức đề kháng suy giảm và mất cân bằng trong vi hệ. [9], [38], [80] - Điều kiện thuận lợi: [7], [25] + Yếu tố bên trong: . Yếu tố sinh lý: Tình trạng tăng cân, thừa cân, béo phì, đang có thai, chu kỳ kinh nguyệt, pH âm đạo thay đổi. . Bệnh lý: đái tháo đường, bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như: ung thư, bệnh tự miễn, đặc biệt HIV/AIDS . Do dùng thuốc: kháng sinh, corticoid kéo dài, thuốc tránh thai, xạ trị, hoá trị liệu trong ung thư… + Yếu tố bên ngoài: . Loét do bỏng . Người già răng rụng hết . Răng giả, khớp thái dương hàm không khớp, hai mép xệ, nước bọt tụ lại nhiều làm môi trường luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển . Người thường xuyên ngâm tay trong nước như nội trợ, thợ giặt là, công nhân chế biến hoa quả, bánh kẹo, sản xuất bia… 5 * Cơ chế gây bệnh Các loài Candida tồn tại được trong môi trường niêm mạc, đầu tiên chúng phải bám dính được vào tế bào biểu mô niêm mạc. Sau đó, xâm nhập vào tế bào biểu mô nhờ men phân huỷ protein đặc hiệu do Candida tiết ra. Đối với C.albicans có khả năng bám dính và xâm nhập vào tế bào biểu niêm mạc cao hơn các loài Candida khác. Điều này đã lý giải vì sao nhiễm Candida niêm mạc chủ yếu do loài C.albicans gây ra.(8)(28) 1.4. Các bệnh gây ra do Candida 1.4.1 Nhiễm Candida ở da, móng Bệnh thường gặp ở các nếp kẽ, vùng da ẩm ướt: Kẽ bẹn, kẽ cổ, nách, nếp lằn mông thường gặp ở những người béo phì, bệnh nhân đái tháo đường. Thương tổn đỏ tươi, bề mặt có nhiều vẩy nhỏ, mụn nước rìa thương tổn và xuất hiện những thương tổn vệ tinh. Viêm quanh móng do Candida, theo Lâm Văn Cấp (2001) chiếm tỷ lệ 3,7% tổng số bệnh nhân xét nghiệm nấm. Trong đó, có 70,1% do nhiễm nấm C. albicans. Bệnh biểu hiện viêm móng và quanh móng: Sưng, đau mưng mủ rãnh móng hoặc móng dày sừng đôi khi teo nhỏ. Bệnh gặp nhiều vào mùa hè và thường ở người phải tiếp xúc với nước, chế biến hoa quả, làm đậu, làm bún, nội trợ…[8] 1.4.2 Nhiễm Candida ở da đầu Thường ít gặp, trên da đầu có những đám chân tóc bị viêm hoá mủ, trong đó tìm thấy nấm Candida và tụ cầu. Tóc rụng không mọc lại, không tìm thấy sợi và bào tử nấm trong sợi tóc [10] 1.4.3 Nhiễm Candida niêm mạc miệng Người ta thấy có khoảng 30-50% người khoẻ mạnh bị nhiễm nấm Candida niêm mạc miệng, lưỡi. Hay gặp hơn ở trẻ sơ sinh do bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ bởi người mẹ nhiễm nấm âm đạo không điều trị kịp 6 thời. Hoặc trẻ bú mẹ cũng hay bị nhiễm nấm Candida miệng (Tưa lưỡi). Bệnh hay gặp ở người già, thường liên quan đến hệ miễn dịch bi suy giảm nặng do một số bệnh lý: tiểu đường, ung thư, bệnh bạch cầu cấp… Đặc biệt nhiễm nấm miệng lưỡi ở người trẻ tuổi có thể là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng và phổ biến nhất của bệnh nhân HIV/AIDS, chiếm 50% ở bệnh nhân nhiễm HIV và 80-90% ở bệnh nhân AIDS. Trong đó, có 60% tái phát sau 3 tháng điều trị [30], [31] 1.4.4. Nhiễm nấm Candida niêm mạc đường sinh dục: - Đường lây: + Qua đường tình dục + Do vô trùng không tốt: làm thủ thuật sản khoa,… + Từ môi trường sống: nước ao hồ, mặc chung đồ lót, kém vệ sinh, môi trường âm đạo ẩm ướt. Bệnh rất thường găp ở phụ nữ và theo Scrip (1997) nhận thấy hầu hết phụ nữ đều có ít nhất một lần trong đời biểu hiện lâm sàng viêm âm đạo (VÂĐ) do nấm Candida và khoảng một nửa trong số họ tái phát hàng năm. Ngoài ra, khoảng 1/3 trường hợp viêm âm đạo hoàn toàn không có triệu chứng, thường được phát hiện qua việc khám kiểm tra định kỳ và xét nghiệm cận lâm sàng [36]. - Đối với những trường hợp viêm quy đầu, viêm niệu đạo do nấm ở nam giới gặp chủ yếu ở bệnh nhân bị tiểu đường hoặc vợ (bạn tình) bị viêm âm hộ(AH), âm đạo (AĐ) do nấm. Tuy nhiên, đây không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục nên không cần phải điều trị bạn tình, nhưng cần xem xét lại trong trường hợp bệnh tái phát. Bình thường trong cơ thể người, nấm sống cộng sinh trong âm đạo mà không có biểu hiện lâm sàng. Chúng chịu sự kiểm soát các vi sinh vật sống trong vi hệ và hệ thống miễn dịch cơ thể, nhằm cân băng môi trường âm đạo. Khi yếu tố nào đó bị phá vỡ dẫn đến mất cân bằng vi hệ nấm có cơ hội phát 7 triển mạnh và trở thành tác nhân gây bệnh. Cũng có giả thiết khác cho rằng sự thiếu hụt kháng thể IgG kéo dài gây nhiễm nấm trầm trọng [34], [33] Năm 2000 Lisiak M nghiên và cộng sự nghiên cứu 416 chủng nấm trên bệnh nhân biểu hiện viêm âm hộ âm đạo do nấm: C.albicans chiếm đa số 81,97%, tiếp theo C.glabrata 11,06%, C.krusei chiếm 2,16%, C.tropicalis 1,2%, C.guillermondii chiểm 1,3%. Còn không xác định loài là 2,4% [33] 1.4.5. Nhiễm nấm Candida phủ tạng + Nhiễm nấm Candida ở ống tiêu hoá Nấm gây bệnh ở thực quản là một trong những biểu hiện ban đầu bệnh nhân HIV/AIDS. Khoảng 10% bệnh nhân AIDS bị các suy giảm miễn dịch khác có nhiễm kèm Candida thực quản. Biểu hiện triệu chứng thường là khó nuốt, sút cân, hội chứng suy mòn có thể tử vong. Nhiễm nấm Candida đường ruột gây tiêu chảy kéo dài. + Nhiễm nấm Candida hô hấp. Nấm Candida có thể gây viêm thanh quản, tắc nghẽn khí quản, viêm phổi hoặc phế quản phổi. Chẩn đoán xác định căn cứ sinh thiết nhu mô phổi. Tuy nhiên, cần phải nuôi cấy để phân biệt với Paracoccidiomycose. + Nhiễm nấm Candida tim. Có thể viêm màng ngoài tim sau mổ. Viêm nội tâm mạc do Candida. Ngoài ra, những nguời đặt van tim nhân tạo hoặc nghiện heroin là yếu tố thuận lợi viêm nội tâm mạc do Candida. + Nhiễm nấm Candida huyết Chủ yếu gặp bệnh nhân có bệnh lý ác tính như lympho Hogdkin hoặc không Hogdkin. Người nghiện ma tuý, bị bỏng rộng là yếu tố thuận lợi cho nhiễm Candida huyết. Bệnh cảnh lâm sàng diễn biến nặng nề, nguy kịch. Bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh. (52) 8 Vào những năm 1988-1990, một bệnh viện Pháp cho biết tỷ lệ nhiễm Candida spp huyết trong bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu do C.albicans chiếm 80,3%, C.glabrata 0,1%, C.krusei chiếm 0%. Nhưng sau 10 năm người ta thấy C.albicans chiếm 53,2% còn C.glabrata chiếm tới 27,1%, C.krusei chiếm 1,4% [51] Ngoài ra, Candida có thể xâm nhập vào thần kinh trung ương, mọi bộ phận của mắt như nhãn cầu, kết mạc, gây mù loài vĩnh viễn (5) Thông thường các bệnh nhiễm vi nấm nhiều khi tiến triển âm thầm hoặc có thể chẩn đoán nhầm bệnh lý khác bởi các triệu chứng lâm sàng không điển hình nên nếu thiếu điều kiện xét nghiệm việc định nguyên nhân có thể gặp khó khăn. Ngoài ra, có khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm Candida sp niêm mạc không có triệu chứng, thường phát hiện qua thăm khám sức khoẻ định kỳ và làm xét nghiệm cận lâm sàng [14] Tại phòng xét nghiệm vi nấm Bệnh viện Da liễu TW năm 2010 số lượt bệnh nhân đến xét nghiệm nấm khoảng 25.000.000 lượt, trong đó số ca xét nghiệm dương tính là 11.900.000. Tỷ lệ nhiễm nấm do chủng Candida gây ra chiếm gần 1/3. Đến năm 2011 số lượng bệnh nhân đã tăng lên gấp đôi. Điều đó cho thấy xét nghiệm tìm nấm có vai trò quan trọng trong việc phục vụ bệnh nhân cũng như giúp các bác sỹ lâm sàng chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Ngày nay mỗi bệnh viện đều xây dựng quy trình định loại nấm riêng phù hợp từng lĩnh vực chuyên ngành. Tuy nhiên, các kỹ thuật cũ còn tồn tại một số hạn chế như: người làm kỹ thuật thụ động, không tích lũy kinh nghiệm. Giá thành kỹ thuật còn cao và đôi khi phức tạp mất thời gian. Điều đặc biệt ở đây là quy trình cũ chỉ định loại một hoặc vài loài nấm, trong khi có nhiều loài nấm và số lượng loài nấm ngày càng tăng cũng như tỷ lệ nhiễm nấm ngày càng cao. Qua từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, những người làm công tác xét nghiệm luôn khắc phục hạn chế bằng cách cải 9 tiến kỹ thuật xét nghiệm sao cho phù hợp với từng thời kỳ và đặc thù chuyên nghành Da liễu. Tại phòng xét nghiệm nấm cùng tập thể khoa xét nghiệm nói riêng và Ban lãnh đạo bệnh viện nói chung đang từng bước xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng chung trong phòng thí nghiệm. Hệ thống này cần những thành phần thiết yếu như: quản lý thiết bị, quản lý nhân sự và kiểm soát quá trình thực hiện. Mỗi yếu tố trên bao gồm rất nhiều khâu đặc biệt là khâu kiểm soát chất lượng xét nghiệm thông qua xây dựng quy trình thường quy chuẩn (SOPS). Nó được coi như là tài liệu hướng dẫn chi tiết giúp ta từng bước thực hiện các thao tác xét nghiệm. Đồng thời, đòi hỏi ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu và cập nhật thường xuyên ít nhất mỗi năm 1 lần. Nhằm đảm bảo rằng các xét nghiệm do phòng thí nghiệm thực hiện đúng và đáng tin cậy. Mục đích kỹ thuật: - Xây dựng quy trình phân loại nấm men nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm kinh tế, ngắn gọn, dễ hiểu, thao tác kỹ thuật dễ thực hiện và chính xác. Từ đó, giúp cho chẩn đoán và điều trị các bệnh lý do nấm Candida gây ra nhanh và hiệu quả. - Đánh giá hiệu quả quy trình mới bằng cách định danh các chủng chuẩn ATCC và có so sánh với một số quy trình khác. - Có thể áp dụng đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến y tế cơ sở Trên thực tế đa số các phòng xét nghiệm chỉ làm xét nghiệm trực tiếp tìm nấm, trong đó có một số ít tiến hành nuôi cấy nhưng không định loại nấm Candida sp. Trong khi đó có rất nhiều loài nấm Candida; Lodder và Kreger- van-Rij (1952) phân loại 164 loài nấm men. Năm 1984 Kreger-van-Rij 196 loài. Thế giới đã sử dụng nhiều kỹ thuật trong định loại nấm men, tính đến nay phân lập hơn 300 loài nấm Candida. [25]. Nhiều tác giả đã chứng minh rằng mỗi loài nấm Candida có độc lực khác nhau nên khả năng gây bệnh và độ nhạy cảm với kháng sinh chống nấm rất khác nhau [28] 10 [...]... qui trình thử nghiệm 2.7 Xử lý số liệu - Nhập số và xử lý số liệu theo chương trình SPSS 16.0 Sau khi xử lý số liệu chúng tôi đưa ra tỷ lệ (%) bệnh nhân nhiễm nấm niêm mạc lưỡi miệng và niêm mạc sinh dục, tỷ lệ các chủng nấm Candida sp ở mẫu bệnh phẩm của từng vùng niêm mạc, tỷ lệ (%) độ nhạy cảm của chủng nấm với các kháng sinh chống nấm CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1 Tỷ lệ bệnh nấm niêm mạc do Candida. .. do Candida sp 3.1.1 Phân bố chung bệnh nấm niêm mạc do Candida Tỷ lệ bệnh nấm lưỡi do Candida sp trong số BN viêm lưỡi Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nấm lưỡi do Candida sp trong số BN viêm lưỡi Bệnh nấm lưỡi Do Candida Không do Candida Tổng số Số bệnh nhân Tỷ lệ(%) 100 Nhận xét: Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nấm ĐSD do Candida sp trong số BN HCTDNĐ Bệnh nấm ĐSD Do Candida Không do Candida Tổng số Số bệnh nhân Tỷ lệ(%)... độ nhạy cảm chủng nấm với kháng sinh chống nấm Z1-α/2: Hệ số tin cậy 95% (=1,96) p: tỷ lệ độ nhạy cảm của chủng nấm với kháng sinh chống nấm ε: giá trị tương đối (=0,2) Kết quả tính cỡ mẫu là n= 97 bệnh nhân 2.2.4 Biến số nghiên cứu Tuổi, giới, nghề nghiệp của BN nhiễm nấm Candida sp, tỷ lệ các chủng Candida sp phân bố niêm mạc lưỡi miệng và sinh dục, xác định các chủng Candida thường gặp và tình trạng... ở niêm mạc Z1-α/2: Hệ số tin cậy 95% (=1,96) p: tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm Candida sp niêm mạc xét nghiệm dương tính ε: giá trị tương đối (=0,1) Kết quả tính cỡ mẫu là n=385 bệnh nhân Cỡ mẫu nghiên cứu đặc điểm chủng nấm Candida sp niêm mạc và xác định độ nhạy cảm chủng nấm với kháng sinh chống nấm n = Z 1-α/2 2 p (1 − p ) ( pε ) 2 n: cỡ mẫu cho nghiên cứu đặc điểm chủng nấm Candida sp niêm mạc và. .. với các kháng sinh chống nấm bằng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuyếch tán trên thạch Nguyên lý: Kháng sinh ở trong khoanh giấy sẽ khuếch tán vào thạch Meuler-hinton có chứa các chủng vi nấm thử nghiệm và mức độ nhạy cảm 31 của vi nấm với kháng sinh được biểu hiện bằng đường kính các vòng vô khuẩn xung quanh khoanh giấy kháng sinh Phương pháp xác định: - Loại mẫu: Các chủng vi nấm gây bệnh phân. .. thuốc của các chủng nấm đó 23 2.2.5 Quy trình thu thập số liệu - Đặc điểm đặc phân bố nấm Candida sp ở niêm mạc: Khám theo mẫu bệnh án nghiên cứu (Phụ lục) - Tỷ lệ nhạy cảm: Xét nghiệm trực tiếp, nuôi cấy, phân loại và làm KSĐ Sơ đồ 3: Quy trình thu thập số liệu Bệnh nhân viêm da, niêm mạc Khám lâm sàng Xét nghiệm (-) (+) Nuôi cấy và phân loại Kết quả KSĐ Khuyếch tán trên thạch Tỷ lệ nhiễm Candida sp... Đồng thời, giúp người bệnh tiết kiện chi phí và dùng thuốc an toàn Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân loại nấm Candida sp bằng kỹ thuật cải tiến và đánh giá độ nhạy cảm các chủng Candida sp bằng cách áp dụng kỹ thuật khuyếch tán trên thạch thông qua các khoanh giấy kháng sinh chống nấm Trong đó có sử dụng một số kháng sịnh chống nấm hiện hành và kháng sịnh chống nấm mới đang được các nhà y học trên thế... Candida Không do Candida Tổng số Số bệnh nhân Tỷ lệ(%) 100 Nhận xét: 3.1.2 Phân bố nhiễm nấm Candida theo các tháng trong năm Biểu đồ 3.1 3.1.3 Phân bố bệnh nấm niêm mạc do Candida theo giới Biểu đồ 3.2 3.1.4 Phân bố bệnh nấm niêm mạc do Candida theo tuổi Bảng 3.3 Phân bố bệnh nấm niêm mạc theo tuổi Nhóm tuổi 0-16 17-59 >= 60 Số bệnh nhân Tỷ lệ(%) ... Capofungin… Các thuốc chống nấm: 21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng - Bệnh nhân có biểu hiện viêm miệng luỡi, viêm đường sinh dục do nấm Candida đến khám và điều trị tại phòng khám Bệnh viện Da liễu TW Đồng thời, có chỉ định xét nghiệm trực tiếp tìm nấm dương tính, chỉ định nuôi cấy phân loại nấm và làm kháng sinh đồ nấm bằng phương pháp khoanh giấy kháng sinh. .. (2009): Chủng vi nấm C albicans và Candida sp khác gây bệnh vùng miệng lưỡi nhạy cảm gần như 100% với các thuốc kháng nấm thông thường như Ketoconazole, Clotrimazole, Amphotericine B [3] 1.5 Biểu hiện lâm sàng nhiễm nấm Candida niêm mạc [1, 42] 1.5.1 Triệu chứng cơ năng: thường không điển hình - Ngứa - Đau rát - Đỏ da, phù nề niêm mạc - Riêng đối với nhiễm nấm đường sinh dục (ĐSD) + Khí hư màu trắng váng . bệnh. 2. Phân loại các chủng nấm Candida spp gây bệnh niêm mạc lưỡi miệng và đường sinh dục bằng quy trình cải tiến. Và xác định độ nhaỵ cảm chủng nấm Candida spp với một số kháng sinh kháng nấm bằng phương. khả năng gây bệnh và độ nhạy cảm kháng sinh chống nấm cũng khác nhau [5]. - Candida có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan, tổ chức: Ở nông trên da, niêm mạc miệng lưỡi, niêm mạc sinh dục nam nữ và cũng. tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp niêm mạc lưỡi, miệng và đường sinh dục. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tạo cơ hội cho nấm gây bệnh. 2.