Đối với các NHTM, ngoài việc thu phídịch vụ từ hoạt động này, trên nền tảng hoạt động TTQT, ngân hàng NHcòn có thể phát triển các nghiệp vụ liên quan khác như kinh doanh ngoại tệ,tài trợ
Trang 1TRANG PHỤ BÌA
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề
tài “Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam” Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng,
và đặc biệt là TS Nguyễn Thị Hồng Hải đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướngdẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Khoá luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.Nguyễn Thị Hồng Hải Tôi xin cam đoan: Khoá luận này là công trình nghiêncứu của bản thân Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khoá luận đãđược nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, kết quả trình bày trongkhoá luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra
Nguyễn Xuân Hiệp
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
2 BIDV Bank for Investment and Development of Vietnam
Trang 424 TTTD Tổ chức tín dụng
26 UCP Uniform Customs and Practice for Documentary Credits
28 URR Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursements under Documentary
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Doanh số TTQT của Ngân hàng Quốc tế từ năm 2009 đến 2012 32 Bảng 2.2 Doanh số thanh toán L/C xuất, nhập tại Ngân hàng Quốc tế 34 Bảng 2.3 Tình hình hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng Quốc tế 35 Bảng 2.4 Thị phần TTQT của NHTM Việt Nam 35
Bảng 2.5 Tốc độ tăng doanh số thanh toán hàng XK của Ngân hàng Quốc tế và tốc độ tăng kim ngạch xuất
Bảng 2.6 Thị phần thanh toán xuất khẩu của các NHTM 39 Bảng 2.7 Thị phần tương đối thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Quốc tế so với một số NHTM khác 40
Bảng 2.8 Tốc độ tăng doanh số thanh toán hàng XK của Ngân hàng Quốc tế và tốc độ tăng kim ngạch nhập
Bảng 2.9 Tỷ trọng doanh số thanh toán hàng XK và NK của một số NHTM từ 2009 đến 2012 43
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc tế 27 Biểu đồ 2.2 Mạng lưới chi nhánh/ Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm của Ngân hàng Quốc tế 28
Trang 6Biểu đồ 2.3 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Quốc tế 28 Biểu đồ 2.4 Tình hình tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Quốc tế 29 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu doanh thu cung ứng dịch vụ ngân hàng năm 2012 31 Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng sử dụng các phương thức TTQT tại Ngân hàng Quốc tế 33 Biểu đồ 2.7 Doanh số thanh toán hàng nhập, xuất tại Ngân hàng Quốc tế từ năm 2009 đến 2012 43 Biểu đồ 2.8 Doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Quốc tế 45
DANH LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ 10
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Quốc tế 26
MỤC LỤC
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đangtừng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Với việc chính thức trở thànhthành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/1/2007
đã tạo cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn,thách thức để khẳng định vị trí và vai trò của mình trên trường thế giới
Đi liền với việc mở rộng quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế thì hoạtđộng thanh toán quốc tế (TTQT) được coi là một mắt xích không thể thiếu,hơn nữa còn là một nhân tố kích thích kinh tế đối ngoại phát triển Thông quahoạt động TTQT, NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, từ đó gián tiếp đóng góp công sức vào việc làm cho nền ngoại thươngcủa Việt Nam ngày càng lớn mạnh Đối với các NHTM, ngoài việc thu phídịch vụ từ hoạt động này, trên nền tảng hoạt động TTQT, ngân hàng (NH)còn có thể phát triển các nghiệp vụ liên quan khác như kinh doanh ngoại tệ,tài trợ xuất nhập khẩu (XNK), nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế
Ngay từ năm 1991, Nhà nước đã cho phép các ngân hàng có đủ điều kiện
có thể mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, sựcạnh tranh giữa các NH nội ngày càng gay gắt Hơn thế nữa, thực hiện đúngcam kết kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, các NH nước ngoài được phépthành lập NH con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì sự cạnh tranh trongngành NH càng trở lên khốc liệt hơn Đứng trước áp lực này, mặc dù cónhững thế mạnh nhất định về nguồn vốn và mạng lưới hoạt động rộng khắp,việc mở rộng thị phần TTQT đối với NHTMCP Quốc tế Việt Nam có thể coi
là một trong những nhiệm vụ đầy thách thức
Trang 9Với những lý do trên, trong quá trình thực tập tại NHTMCP Quốc tế
Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa vấn đề lý luận về TTQT và thị phần TTQT của NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng về thị phần TTQT hàng XNK củaNHTMCP Quốc tế Việt Nam
- Đề xuất giải pháp mở rộng thị phần TTQT đối với NHTMCP Quốc tếViệt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng mở rộng thị phần TTQT của NHTMCP Quốc tếViệt Nam giai đoạn 2009-2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củachủ nghĩa Mac Lenin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn Đểđánh giá tình hình thực tế, sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phântích, tổng hợp, chứng minh
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng thị phần thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam
Chương 3: Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế,chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật…trong đó quan hệ kinh tế(mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế tồn tại và phát triển Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn
đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đóhình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng làcầu nối trung gian giữa các bên
Từ phân tích trên đi đến khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện
các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của nước liên quan.
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vựchoạt động là kinh tế và phi kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vựchoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt Hơnnữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt độngngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy,người ta có thể phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ rànglà: Thanh toán trong ngoại thương (hay gọi theo cách cũ là thanh toán mậudịch) và thanh toán phi ngoại thương (tức là thanh toán phi mậu dịch)
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việcthực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ
Trang 11thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế Cơ sỏ đểcác bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là việc thực hiệnthanh toán không có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cungứng lao vụ cho nước ngoài, là các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách Nhànước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của các cá nhânngười nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một
tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước…
Nội thương hay ngoại thương: Nhìn chung, hoạt động ngoại thương cómột số điểm khác cơ bản so với hoạt động nội thương, trong đó ngoại thươngliên quan đến:
- Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc gia khác nhau;
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là nội tệ hay ngoại tệ đối với mộthoặc hai bên;
- Hàng hóa mua bán thường dịch chuyển qua biên giới giữa các nước, đi từnước người bán đến nước người mua;
- Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tốquốc tế
- Kiểm soát ngoại hối, tỷ giá và các chính sách hạn chế ngoại thương của chínhphủ…
Ngày nay do quá trình hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ các hình thứchoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng đa dạng và phong phú đã trở thành cácnhân tố làm thay đổi những đặc trưng của hoạt động ngoại thương cổ điểntrước đây Ví dụ:
- Người mua và người bán ở cùng một nước và có cùng một quốc tịch nhưnhau, chẳng hạn mua bán giữa nhà kinh doanh nội địa và nhà kinh doanhtrong khu chế xuất trong cùng một nước
Trang 12- Hàng hóa xuất nhập khẩu không nhất thiết phải dịch chuyển qua biên giới từnước người mua đến nước người bán, ví dụ hợp đồng mua bán giữa nội địa vàkhu chế xuất Do có đặc điểm này, nên các nước thường thiết lập một quy chếthanh toán đặc thù riêng cho khu chế xuất.
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán là đồng tiền chung, tức không phải là nội
tệ của riêng một nước và cũng không phải là đồng tiền của một nước thứ ba
- Nhiều nước áp dụng chính sách “Đô la hóa toàn phần”, nghĩa là sử dụng đồngngoại tệ làm đồng tiền pháp định quốc gia, do đó đã làm triệt tiêu yếu tố tỷ giátrong thanh toán quốc tế
- Xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, dỡ bỏ hàng rào thương mại (thuế quan
và phi thuế quan) đã làm cho ngoại thương và nội thương ngày càng trở nênđồng nhất với nhau
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩucũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông quaNHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàncầu Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thànhcầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán Ngày nay, hoạt độngthương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ vàtài chính của ngân hàng Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phươngthức TTQT, tài trợ XNK, đảm bảo an toàn và quyền lợi của hai bên mua bán,thông qua dó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ vớiquốc gia trên thế giới
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế với ngân hàng thương mại
Trong thời gian gần đây, vị trí và vai trò của hoạt động thanh toán quốc
tế đối với ngân hàng thương mại càng ngày càng trở lên quan trọng, nó đemlại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà còn cả về tỷtrọng Thanh toán quốc tế hiện nay không chỉ là dịch vụ thanh toán thuần túy
Trang 13mà nó còn là mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy sự pháttriển các hoạt động khác của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng phát triển, đáp ứngđược những đòi hỏi của khách hàng là điều kiện thuận lợi để mở rộng quy
mô Hơn thế nữa, khi đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế ngân hàng cóthể mở rộng tài trợ tín dụng XNK cũng như tăng cường được nguồn vốn huyđộng Ngoài ra, các nghiệp vụ như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch
vụ ngân hàng Quốc tế khác cũng có thể phát triển nhờ có nguồn vốn ngoại tệthu về lớn, đa dạng từ hoạt động thanh toán quốc tế
Bên cạnh đó, một ngân hàng với nghiệp vụ TTQT phát triển có thể nângcao hình ảnh trên trường quốc tế, trên cơ sở đó thu hút nguồn vốn tài trợ từ thịtrường tài chính thế giới
Cuối cùng, hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng tăng thu nhập
và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cơ chế thịtrường
1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của NHTM
1.1.3.1 Khái niệm về phương thức thanh toán quốc tế
Các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa người cư trú và người không cưtrú trong cuộc sống hàng ngày làm phát sinh nhu cầu thanh toán chi trả lẫnnhau Tuy nhiên, mà nhiều lý do mà việc thanh toán giữa người thụ hưởng vàngười trả tiền thông thường thông qua ngân hàng thay vì trực tiếp với nhau
Để cho việc thanh toán diễn ra chính xác, nhanh chóng, bên ủy thác vàngân hàng nhận ủy thác phải thỏa thuận những nội dung, điều kiện và cáchthức tiến hành chuyển tiền hoặc trả tiền thích hợp
Toàn bộ nội dung, điều kiện và các thức để ngân hàng tiến hành chuyểntiền hoặc trả tiền giữa người cư trú và người không cư trú gọi là phương thứcthanh toán quốc tế
Trang 14Trong ngoại thương, thanh toán quốc tế là kết quả của hợp đồng mua bán
nên có khái niệm theo nghĩa hẹp sau: Phương thức thanh toán quốc tế trong
ngoại thương là toàn bộ quá trình, điều kiện quy trình để người mua trả tiền
và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận hàng theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.
Do hoạt động ngoại thương đóng vai trò chủ yếu trong kinh tế đối ngoại,
do đó, khi nói đến thanh toán quốc tế mà không nói rõ trong thanh toán lĩnhvực nào, thì ta hiểu đó là thanh toán trong ngoại thương
1.1.3.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của NHTM
Thực tế, điều kiện để các bên giao nhận hàng hóa và chi trả tiền là rấtphong phú, đa dạng Từ đó, dẫn tới hình thành nhiều phương thức thanh toánquốc tế khác nhau Mỗi phương thức có những ưu và nhược điểm nhất định,thể hiện thành những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người xuấtkhẩu và người nhập khẩu Dưới đây là nội dung, đặc điểm của một số phươngthức thanh toán quốc tế chủ yếu tại các ngân hàng thương mại hiện nay:
a Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
Hai hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): là hình thức chuyển tiền, trong
đó lệnh thanh toán chuyển tiền của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): là hình thức chuyển
tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng được chuyển tiền được thể hiện
Trang 15trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền hàng talex hay mạng swift.
Ưu nhược điểm với các bên,
Căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu, nhờ thu bao gồm hai loại:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): là phương thức thanh toán, trong đó
chứng từ nhờ thu chỉ gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc,…), còn các chứng từ thương mại (hóa đơn, chứng từ vận tải,…) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là phương thức thanh
toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm: (i) hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính; (ii) hoặc chỉ chứng từ thương mại (không có chứng
Trang 16từ tài chính) Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người trả tiền khi
người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác
quy định trong Lệnh thu (nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế và kinh
doanh ngoại tệ, 2004, NXB Thống kê, Hà Nội)
Ưu điểm đối với các bên
Với nhà xuất khẩu
- Chắc chắn bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà NK khi họ đã hoàn thành tráchnhiệm thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
- Với hối phiếu kỳ hạn, người NK đã chấp nhận nhưng đến hạn không thanhtoán, người XK có quyền kiện ra tòa
- Chỉ định người đại diện ở nước người NK thanh mặt xử lý trong trường hợpnhà NK không thanh toán hay chấp nhận thanh toán
- Có thu nhập từ phí nhờ thu và các giao dịch liên quan
- Mở rộng tín dụng, tài trợ thương mại
- Tăng cường mối liên hệ với ngân hàng đại lý, tạo tiềm năng về các giao dịchđối ứng
C Phương thức tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàngtheo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho ngườithụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
Trang 17(4) Thông báo L/C Advise L/C
Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank)
(2) Đơn mở Apply L/C Apply L/C
(6’)Bộ chứng từ
(6’)Bộ chứng từ
(7)Trả tiền qua
(6) Xuất Trình
(8)Đòi tiền Retirement
tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp vớinhững quy định nêu ra trong thư tín dụng
Có thể nói, đây là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiềunhất tại Việt Nam hiện nay, do đó ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về quy trình củathanh toán của phương thức này
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
(Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương – 2010 –
GS.TS Nguyễn Văn Tiến)
Ghi chú:
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toántheo phương thức L/C
(5)Giao hàng Shipment of goods
Ngân hàng chuyển chứng
từ (Remitting Bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
Nhà xuất khẩu (Exporter)
Trang 18(2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhậpkhẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này pháthành một L/C cho nhà XK hưởng.
(3) Cắn cứ vào đơn mở L/C nếu đồng ý NHPH lập L/C và thông qua ngân hàngđại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C chonhà xuất khẩu
(4) Khi nhập được L/C NHTB thông báo L/C cho nhà XK
(5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hànhgiao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợpvới hợp đồng ngoại thương
(6) Và (6’) sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu củaL/C và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán
(7) Và (7’) NHđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả
(8) NHPH đòi tiền nhà XK và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đãđược nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán
Ưu điểm với các bên
Với người mua
Trong phương thức thanh toán L/C, hầu hết các giấy tờ chứng từ đượcngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót Bởi vậy,người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa cho mình mà không phảitốn thời gian công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy Hơn nữa, ngườimua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới trả tiềnhàng
Với người bán
Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ phù hợp.Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu Người bán sau khi giao
Trang 19hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ đượcthanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán Dovậy, nhà XK có thể thu hồi vốn nhanh chóng.
Với ngân hàng phát hành
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng thu được các khoản phí.Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thu được một khoản tiền khá lớn khi có kýquỹ Cùng với nghiệp vụ này, ngân hàng có thể thực hiện một số nghiệp vụkhác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ… hơn thếnữa, nghiệp vụ này cũng giúp cho vai trò và uy tín của ngân hàng trên trườngquốc tế được nâng cao
1.2 Mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của NHTM
1.2.1 Khái niệm mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của NHTM
1.2.1.1 Khái niệm thị phần thanh toán quốc tế
Xét trên giác độ chung thì : Thị phần là thị trường tiêu thụ sản phẩm màdoanh nghiệp chiếm lĩnh
Thị phần nói rõ thị phần tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sảnphẩm tiêu thụ trên thị trường
Bên cạnh đó, ta còn có khái niệm về thị phần tương đối
Như ta đã biết, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinhdoanh các sản phẩm đặc biệt là tiền tệ và các dịch vụ về tiền tệ và thanh toánquốc tế là một trong những loại hình dịch vụ của ngân hàng hay nói cách khác
đó chính là sản phẩm của ngân hàng
Như vậy, ta đi đến khái niệm sau: Thị phần hoạt động TTQT của một
NHTM là phần mà dịch vụ TTQT của ngân hàng đó đã chiếm lĩnh trên thị trường.
Trang 201.2.1.2 Khái niệm mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của NHTM
Theo khái niệm về thị phần TTQT của ngân hàng thương mại đã nêu, ta
có thể dễ dàng rút ra khái niệm về mở rộng thị phần TTQT như sau: Mở rộng
thị phần TTQT của một NHTM là việc gia tăng phần mà dịch vụ TTQT của ngân hàng đó chiếm lĩnh trong thị trường.
1.2.2 Sự cần thiết mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của NHTM
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của hoạt động TTQT đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM, bất kỳ một NHTM nào dù mới bắt đầu tham gia thị trường hay đã hoạt động trong lĩnh vực TTQT đều có xu hướng đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ này để duy trì và mở rộng thị phần của ngân hàng mình Tuy nhiên, tổng thị phần TTQT của cả hệ thống ngân hàng là số xác định (100%) mà số lượng các NHTM thực hiện dịch vụ TTQT ngày càng gia tăng Nhất là với những biến động dữ dội trong môi
trường vĩ mô trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạtđộng ngoại thương nước nhà, việc mở rộng thị phần TTQT trở nên cần thiếthơn bao giờ hết Nó không chỉ giúp cho bản thân ngân hàng gia tăng thêmdoanh thu mà trong mảng hoạt động này, dần dần hoàn thiện quy trình nghiệp
vụ thanh toán, thúc đẩy các nghiệp vụ liên quan như : Huy động vốn, tíndụng, kinh doanh ngoại tệ,…mà còn nâng cao uy tín ngân hàng trong mắtkhách hàng, cũng như đem lại cho ngân hàng một vị thế cao hơn trong ngành,cải thiện năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Khi phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp nhằm duy trì và mở rộngthị phần TTQT của NHTM cần quan tâm và có sự phối hợp giũa hai nhóm chỉtiêu: Chỉ tiêu định tính phản ánh hiệu quả hoạt đông TTQT và chỉ tiêu địnhlượng phản ánh thị phần TTQT của ngân hàng
Trang 21b Sự tuân thủ pháp luật về hoạt động thanh toán quốc tế
Trong qua trình hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mạichịu sự chi phối, ảnh hưởng của rất nhiều văn bản pháp lý do các tổ chứcquốc tế và quốc gia ban hành Chỉ tiêu tuân thủ pháp luật cho những đánh giá
về chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT, mức độ sai sót, mức độ áp dụng cácchuẩn mực, thông lệ quốc tế, quy chế, quy trình trong TTQT
c Mức độ đa dạng của sản phẩm hoạt động thanh toán quốc tế
Mức độ đa dạng được nhìn nhận thông qua số lượng các nghiệp vụTTQT, số lượng sản phẩm dịch vụ trong từng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng nhucầu ngày một đa dạng của khách hàng, tăng thêm thu nhập của ngân hàng quathu phí các dịch vụ, phí thanh toán Với việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụthanh toán quốc tế của mình, ngân hàng sẽ có cơ hội tận dụng tối đa nguồnlực của mình, bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ giúp ngân hàng tạo sức cạnhtrạnh với các đối thủ của mình
1.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng
a Thị phần hoạt động TTQT của NHTM
Trang 22Chỉ tiêu trên cho thấy trong tổng doanh số TTQT của cả hệ thống ngânhàng thì tỷ lệ TTQT của một NHTM nào đó là bao nhiêu Qua đó, ta thấyđược mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng đó về các dịch vụ thanhtoán Ngày nay, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện qua hệ thốngcác NHTM nên ta có thể coi doanh số TTQT của cả hệ thống NH thể hiệntoàn bộ kim ngạch XNK của một quốc gia Vậy chỉ tiêu trên có thể tính toántheo công thức sau :
Chỉ tiêu thị phần TTQT tăng thường cho thấy dấu hiệu tốt về hoạt độngthanh toán quốc tế của ngân hàng
b Thi phần thanh toán hàng xuất (nhập) của NHTM
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng doanh số thanh toán hàng XK hoặc qua
NK qua hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ thanh toán XK hoặc NK qua ngân hàngnào đó là bao nhiêu
Cũng với lý luận như trên, tỷ tiêu trên có thể viết thành:
C Chỉ tiêu và thị phần TTQT tương đối
Chỉ tiêu về thị phần tương đối tức là thị phần thanh toán XNK của ngânhàng so với đối thủ cạnh tranh
Trang 23Nhóm chỉ tiêu trên cho biết ngân hàng và đối thủ cạnh tranh bên nào cólợi thế cạnh tranh hơn về hoạt động thanh toán XNK nói chung hay hoạt độngthanh toán NK và XK nói riêng.
Trên thực tế, tổng doanh số TTQT của toàn hệ thống ngân hàng trongmột năm là một số xác định, mà số các ngân hàng NHTM tham gia hoạt độngTTQT thì ngày càng tăng nên việc tăng thị phần tuyệt đối của các NHTM là
có giới hạn Do vậy, khi phân tích đánh giá về thị phần TTQT của một ngânhàng thì bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối ta cần đánh giá các chỉ tiêu thị phầntương đối hay nói cách khác là so sánh thị phần của ngân hàng mình với thịphần của đối thủ cạnh tranh
Thị phần tương đối của ngân hàng tăng lên chứng tỏ hoạt động thanhtoán quốc tế của ngân hàng có bước phát triển so với đối thủ cạnh tranh Rõràng là, khi chỉ tiêu này tăng lên, ngân hàng chiếm được nhiều phần hơn trongmiếng bánh thị trường của mình trong khi phần của đối thủ giảm đi
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của NHTM
1.3.1 Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế khách quan nói chung và hoạt động ngoại thương nóiriêng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàngthương mại Các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại códiễn ra hay không phụ thuộc vào các giao dịch ngoại thương giữa quốc gianày với quốc gia khác Các nhân tố khách quan chính ảnh hưởng tới hoạtđộng này bao gồm các chính sách vĩ mô của Nhà nước và chính sự phát triểngiao dịch ngoại thương của nền kinh tế
1.3.1.1 Chính sách vĩ mô của nhà nước
Các chính sách kinh tế của Nhà nước đưa ra là nhằm mục đích điều tiết,kiếm soát và định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó Trong các chính
Trang 24sách này có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại thương và do đógián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế.
a Chính sách thuế và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động XNK Nếu chính sáchđưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng không khuyến khích XK và thu hẹp
NK, từ đó làm giảm kinh ngạch XNK Kim ngạch XNK giảm gây ra ảnhhưởng tới hoạt động TTQT của NHTM Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của nhànước do hoạt động XNK cũng như thanh toán quốc tế là rất cần thiết bởinhững hoạt động này mang tính rủi ro cao
b Chính sách kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rộng bao gồm hoạt động ngoại thương,đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt độngkinh tế khác trong đó hoạt động ngoại thương là hoạt động trọng tâm Chínhsách kinh tế đối ngoại là cơ sở nền tảng và tác động trực tiếp đến hoạt độngTTQT Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịchhay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng đến hành vi của các doanh nghiệp từ đódẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT
c Chính sách đối ngoại
Là những quy định pháp lý, thể lệ của NHNN trong vấn đề quản lý ngoại
tệ, vàng bạc đá quý, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, cũng như việc mua bán traođổi ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nướcngoài… với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toán quốc
tế, hệ thống NHTM đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đấtnước Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phép hoạt động TTQT phảituân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối
Trang 25của nhà nước đưa ra không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân TTQT, từ
đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngoại tệ của ngân hàng
1.3.1.2 Sự phát triển của hoạt động ngoại thương
a Tỷ giá hối đoái
Đây là một nhân tố nhạy cảm, được xác định bởi mối cung cầu trên thịtrường tiền tệ Biến động tỷ giá không chỉ ảnh hưởng xấu đến hoạt động XNK
mà còn tác động xấu đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Khi
tỷ giá thanh đổi liên tục bất thường dẫn tới sự cân nhắc mua bán ngoại tệ trởlên khó khăn, từ đó mà nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT bị ảnhhưởng Các ngân hàng buộc phải lựa chọn hoặc chấp nhận co hẹp hoạt độngTTQT , hạn chế đối tượng khách hàng hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại
tệ, đổi lại ngân hàng có thể giữ được khách hàng Nếu biết chính xác thờiđiểm và khả năng tính toán cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ cácdịch vụ khác do hoạt động TTQT mang lại, thì đây có thể là cơ hội cho ngânhàng có thêm khách hàng mới
b Sự thay đổi thể chế chính trị, kinh tế ở nước bạn hàng
Vì hoạt động TTQT là hoạt động diễn ra giữa các quốc gia khác nhaunên nó chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hộicủa các quốc gia Mọi sự biến động về kinh tế, chính trị ở nước bạn hàng đều
có thể dẫn tới việc vi phạm hợp đồng, các cam kết đã thỏa thuận giữa hai bên.Mặt khác, sự suy thoái kinh tế hay khủng hoảng chính trị đều gây ảnh hươngbất lợi đến thương mại, hoạt động XNK mà từ đó ảnh hưởng đến thanh toánXNK
c Sự cạnh tranh của các đối thủ
Rõ ràng rằng, với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt độngngoại thương, thi trường thanh toán quốc tế trở lên sôi động hơn bao giờ hết.Hiện nay các ngân hàng không ngừng nghiên cứu, đổi mới các sản phẩm, dịch
Trang 26vụ, cải tiến quy trình thanh toán, thực hiện các chiến lược Marketing hiệu quảhơn để thu hút khách hàng Như một hệ quả của quá trình này, sự cạnh tranhtrên thi trường thanh toán quốc tế ngày càng trở lên khốc liệt Để tồn tại được,ngân hàng cũng phải có các chiến lược cạnh tranh với đối thủ của mình
d Môi trường pháp lý quốc tế
Khung pháp lý theo hướng chuẩn mực quốc tế đang là một trong nhữngyếu tố quan trọng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Bản thân hoạtđộng thanh toán quốc tế là một mặt thực hiện theo tiếu chuẩn quốc tế, mặtkhác phải tuân thủ luật ban hành của quốc gia Cho nên, nhà nước cần banhành văn bản pháp lý một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập dẫn đếnbuông lỏng hoặc sơ hở nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạtđộng TTQT.0
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Ngoài những điều kiện khách quan, hoạt động thanh toán quốc tế cũngchịu ảnh hưởng mạnh từ những yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân ngânhàng Một số nhân tố chủ quan chính được kể tới là:
1.3.2.1 Các chính sách của ngân hàng
Các chính sách của ngân hàng như chính sách khách hàng, chính sáchđối ngoại, chính sách phát triển dịch vụ…có ảnh hưởng lớn đến hoạt độngTTQT Các chính sách đúng đắn sẽ thu hút được khách hàng trong và ngoàinước, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng
1.3.2.2 Chiến lược kinh doanh
Việc ngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh triển khai nghiệp vụkinh doanh đối ngoại sớm sẽ tạo cho ngân hàng đó có lợi thế ban đầu; tạođược bề dày về kinh nghiệm và chiếm lĩnh được thị phần phục vụ doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Trang 27Địa bàn hoạt động cũng là yếu tố quan trọng Hầu hết các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu đều tập trung tại các thành phố lớn, nơi vốn diễn ra sựcạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong ciệc tiếp thị khách hàng Do vậynếu chậm đưa hoạt động thanh toán quốc tế vào những địa bàn này, ngânhàng sẽ không thu hút được khách hàng nếu không có được đội ngũ cán bộchuyên môn cao, công nghệ hiện đại và nguồn lực tài chính đủ lớn.
1.3.2.3 Mô hình thanh toán quốc tế
Với các ngân hàng khác nhau, sự lựa chọn về mô hình thanh toán quốc tế
có thể có sự khác biệt nhất định, hoặc mô hình tập trung hoặc mô hình phântán Tuy nhiên, một điều cần thiết là mô hình thanh toán quốc tế đó cần phùhợp với quy mô, mạng lưới cũng như quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tếcủa ngân hàng Với mô hình thích hợp, ngân hàng có thể tận dụng được tối
đa nguồn lực của mình, tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng củamình sản phẩm dịch vụ thanh toán tốt nhất
1.3.2.4 Uy tín của ngân hàng trong thanh toán quốc tế
Uy tín cuản ngân hàng trong nước và trên thị trường quốc tế là tiêu chítổng hợp từ rất nhiều yếu tố: Chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ,khả năng thanh toán…Một ngân hàng có uy tín sẽ là điều kiện đầu tiên đểkhách hàng lực chọn dịch vụ Nhờ đó mà uy tín của khách hàng cũng đượcnâng lên, độ rủi ro giảm đi và khách hàng giảm được chi phí mua hàng vìkhông phải trả thêm các chi phí phát sinh từ việc ngân hàng thu hút thêmkhách hàng, tăng doanh thu và mở rộng thị phần thanh toán quốc tế Tuynhiên uy tín của một ngân hàng không chỉ do ngân hàng trung ương của nóquyết định mà phụ thuộc vào uy tín của mỗi chi nhánh thành viên
Về mặt uy tín trên trường quốc tế, để đạt được điều nay, ngân hàng cầnphải trải qua những đánh giá, khảo nghiệm của rất nhiều tổ chức kinh tế tàichính trên thế giới về lĩnh vực thanh toán quốc tế Sau khi đã tạo lập được uy
Trang 28tín này, ngân hàng sẽ có cơ hội được tiếp cận với những đối tác quốc tế mới,ngày càng đánh bóng thêm uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
1.3.2.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý
Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tạimột nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại mước, địaphương đó Đại lý ngân hàng rộng khắp trên thế giới giúp cho giao dịch vàthanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớtchi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại thông qua ngân hàng đại lý đó để mởrộng hoạt động TTQT
Một ngân hàng có các ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới và cómối quan hệ tốt sẽ rất thuận tiện trong việc liên lạc, tra soát các giao dịchthanh toán XNK Các khách hàng có hoạt động thanh toán XNK ngày càng có
xu hướng mở rộng đối tác làm ăn ra ngoài thị trường truyền thống Vì vậy sẽ
có nhiều thương vụ với các đối tác mới ở các nước khác nhau trên thế giới.Việc xúc tiến thêm các ngân hàng đại lý giúp ngân hàng đáp ứng được mọinhu cầu của khách hàng Nhờ việc thiết lập các quan hệ mới, các giao dịchthanh toán sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian giúp kháchhàng được thanh toán nhanh, tiết giảm phí, không bị lờ đi các thương vụ làm
ăn quan trọng, nhờ đó mà đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
1.3.2.6 Mức độ hài lòng của khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ
Khách hàng chính là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển Khikhách hàng đến với ngân hàng, sử dụng các dịch vụ và cảm thấy hài lòng sẽđến với ngân hàng nhiều hơn Hơn thế nữa, họ có thể sẽ tiếp tục giới thiệu vớinhững khách hàng khác làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ củangân hàng Từ đó, làm cho ngân hàng trở lên lớn mạnh hơn, lợi nhuận nhiềuhơn và dần dần mở rộng được thị phần của ngân hàng
Trang 29Tuy nhiên, trong trường hợp phát sinh mẫu thuẫn giữa ngân hàng vàkhách hàng mà mâu thuẫn đó không được giải quyết, sự hài lòng của kháchhàng sẽ giảm đi Hậu quả là mức độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàngcũng như số lượng sản phẩm dịch vụ khách hàng sẽ cùng nhau giảm xuống.Điều đó cho thấy ngân hàng cần phải xây dựng những biện pháp chắm sóckhách hàng thật hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình nghiệp vụ cho các hoạt động ngânhàng luôn phải phù hợp với công nghệ hiện đại đang áp dụng và ngược lạicông nghệ ngân hàng cũng cần phải được cải tiến đồng bộ với sự thay đổi,phát triển của cơ chế nghiệp vụ Công nghệ ngân hàng và quy trình nghiệp vụ
là hai yếu tố song hành với nhau, đảm bảo sự hoạt động thông suốt trong hệthống nghiệp vụ ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nóiriêng
Trang 30Thêm vào đó, một ngân hàng nổi tiếng với đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi
có thể nâng cao được uy tín ngân hàng trong cả hai thị trường, thị trườngkhách hàng và thị trường nguồn nhân lực
1.3.2.9 Hoạt động liên quan đến hoạt động thanh toán XNK
Các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng, hoạt động kinhdoanh ngoại tệ…là các hoạt động có tác dụng bổ trợ, thúc đẩy cho hoạt độngthanh toán XNK của NHTM Phát triển nghiệp vụ này là tiền đề, là nền tảng
hỗ trợ cho sự phát triển nghiệp vụ kia vf ngược lại Đồng thời các hoạt độngnày cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, tạo nên sức cạnh tranhcủa ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt độngTTQT của NHTM và vấn đề mở rộng thị phần TTQT, rút ra những điều sau:
- TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các
cá nhân, tổ chức ở nhiều lãnh thổ, quốc gia khác nhau Do đó, nó chịu nhiềuảnh hưởng của yếu tố trong và ngoài nước
- Hoạt động TTQT đóng vai trò to lớn trong việc tăng thu nhập ngân hàng tăngkhả năng cạnh tranh trong nền kinh tế cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩycác hoạt động khác phát triển
- Hoạt động TTQT của NHTM chịu tác động của rất nhiều yếu tố, bảo gồmnhững nhân tố khách quan, như: các chính sách vĩ mô của Nhà nước, tìnhhình kinh tế đối ngoại quốc gia; và các nhân tố chủ quan xuất phát từ mô hìnhthanh toán, chiến lược kinh doanh, uy tín…của bản thân ngân hàng
Trang 31- Cạnh tranh càng ngày trở lên khốc kiệt nên vấn đề mở rộng thị phần hoạtđộng của các NH là rất cấp thiết, đặc biệt là trong hoạt động TTQT.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc tế VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cổ đông sáng lập Ngân hàngQuốc tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại ViệtNam và trên trường quốc tế; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
-Đến quý IV năm 2012, sau 16 năm hoạt động, Ngân hàng Quốc tế đã trởthành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sảnđạt 65.036 tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng Ngân hàng Quốc tế đã có 4.300cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 160 chi nhánh và phòng giao dịch tạitrên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước Trong quá trình hoạt động, Ngânhàng Quốc tế đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộngđồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệuthương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hàilòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng
Trang 32dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tưnhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo Vietnamnet.vn bình chọn…
Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt độngkinh doanh, Ngân hàng Quốc tế luôn định hướng lấy khách hàng làm trọngtâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinhdoanh với quyết tâm “Trở thành nhân hàng luôn sáng tạo và hướng đến kháchhàng nhất tại Việt Nam” Do vậy, hiện Ngân hàng Quốc tế đã và đang tăngcường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chútrọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông quacác kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói chocác nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ đểphục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn
2.1.2 Mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý của NHTMCP Quốc tế
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Quốc tế
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phòng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế
Phòng nghiệp vụ Nguồn vốn Ngân hàng
Phòng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Phòng nghiệp vụ
Tín dụng
Trang 33
(Nguồn: Website Vib.com.vn)
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Quốc tế
Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của Ngân hàng Quốc tế là 65.036 tỷđồng, bằng 67% so với năm 2011, đạt 57% kế hoạch năm, tổng dư nợ cho vayđạt 33.425 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2011 Tại thời điểm 2012
tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,75%/tổng dư nợ, cao hơn không đáng kể so với mức2,68% tại thời điểm cuối năm 2011 Đáng lưu ý, nợ có khả năng mất vốn củangân hàng đã giảm 46% so với năm 2011
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn đạt 65.036 tỷ đồng, giảm gần 33% sovới đầu năm, trong đó vốn huy động tại thị trường I và trái phiếu huy độngvốn khách hàng giảm 11.7% xuống 38.970 tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Tăng cường vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc tế
Đơn vị: tỷ USD
(Nguồn: Bản cáo bạch ngân hàng Quốc tế năm 2012)
Ngân hàng Quốc tế là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhucầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung huyđộng vốn từ 2 thị trường: Tổ chức kinh tế và dân cư và Các tổ chức tín dụng
và các định chế tài chính
Trang 34Biểu đồ 2.2: Mạng lưới Chi nhánh/ Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm
của Ngân hàng Quốc tế
(Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng Quốc tế 2012)
Đồng thời, Ngân hàng Quốc tế cũng đẩy mạnh việc phát triển hệ thốngmạng lưới chi nhánh nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tiền gửi của dân cư cũngnhư cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế
Ngân hàng Quốc tế quan tâm và chú trọng phát triển tốc độ tăng trưởngtiền gửi của thị trường II trung bình đạt 66%/năm trong giai đoạn 2009–2012
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Quốc tế
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quốc tế từ năm 2009 đến 2012)
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Ngay từ những ngày đầu thành lập, với sự hỗ trợ của các cổ đông sánglập, Ngân hàng Quốc tế đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là cácdoanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng hải, Bưu chính viễnthông, Thủy sản và Chế biến hàng xuất khẩu
Trang 35Các sản phẩm chính của ngân hàng bao gồm: Cho vay tài trợ kinh doanh,cho vay hợp vốn, cho vay các khoản phải thu, chiết khấu bộ chứng từ xuấtkhẩu, cho vay đầu tư dự án…
Trong năm 2012, tỷ trọng tăng trưởng tín dụng giảm so với những nămtrước Ngân hàng Quốc tế thực hiện thắt chặt tín dụng theo định hướng củaNgân hàng Nhà nước là giảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợtín dụng đối với nền kinh tế từ 25% năm 2011 xuống còn 20% năm 2012
Biều đồ 2.4: Tình hình tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Quốc tế Đơn vị: tỷ USD
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quốc tế từ năm 2009 đến năm 1012)
2.1.3.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Quốc tế gặp phải rấtnhiều biến động Nếu như, hoạt động này đem lại doanh thu 118,3 tỷ đồng vớimức lợi nhuận là 45,7 tỷ đồng vào năm 2009 thì năm 2010 chứng kiến sự thua
lỗ nặng nề trong hoạt động này với mức lỗ lên tới 53 tỷ đồng Điều này đượcgiải thích bởi sự biến động tiêu cực của thị trường ngoại hối, đồng USD mấtgiá mạnh mẽ so với đồng tiền khác (Bloomberg, 2010), giá vàng thế giới tăngmạnh Trong khi đó, VNĐ lại bị mất giá so với USD và NHNN phải liên tụcthực hiện điều chỉnh giá
Tuy nhiên, trong năm 2011, NHNN đã ban hành chỉ thị số 01/CT-NHNN
về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soátlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội Với động thái này,hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM năm 2011 đã có nhiều biếnchuyển tích cực Ngân hàng Quốc tế đã đạt được lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh ngoại hối với số lãi 25,8 tỷ đồng trong năm 2011 Sang năm 2012, hoạtđộng này tiếp tục đem về cho Ngân hàng Quốc tế khoản lãi 53 tỷ đồng
Trang 362.1.3.3 Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng
Các sản phẩm chính gồm có các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, bảo lãnh,
tư vấn, chiết khấu, hối đoái, quản lý tín dụng…Tổng doanh thu từ cung ứngcác dịch vụ ngân hàng đạt 117 tỷ đồng vào năm 2010, tăng 35,8% trong năm
2011 và đạt mức trên 350 tỷ đồng năm 2012 Cơ cấu chính tạo nên doanh thudịch vụ cung ứng ngân hàng là: dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh và dịch
vụ khác Hoạt động thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế của Ngânhàng nhanh chóng và rất an toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán củakhách hàng với thu phí từ dịch vụ thanh toán năm 2011 là 78,1 tỷ đồng tăng135% so với năm 2010 và con số này năm 2012 đạt 153,5 tỷ đồng
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu doanh thu cung ứng dịch vụ ngân hàng năm 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quốc tế năm 1012
2.2 Thực trạng mở rộng thị phần thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
2.2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Hoạt động TTQT là một hoạt động tương đối phức tạp, các chủ thể thamgia vào hoạt động này là các tổ chức, cá nhân ở các nước khác nhau Do đó,
để có thể thực hiện hoạt động này một cách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện
Trang 37đòi hỏi phải áp dụng những văn bản pháp lý làm cơ sở Hiện nay, hoạt độngTTQT tại NH TMCP Quốc tế Việt Nam đang chịu sự điều hành của các vănbản pháp lý chủ yếu sau:
2.2.1.1 Văn bản pháp lý mang tính chất Quốc tế
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập cònhiệu lực thi hành: Công ước Viên của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế, Công ước Brusell điều chỉnh vận đơn đường biển, năm1924; Luật thống nhất về hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ, 1930
Hiệp định đa biên và song phương ký kết với các ngân hàng trong vàngoài nước
Thông lệ và tập quán thương mại quốc tế: Đặc biệt là các văn bản UCP
600, URC 522, ISBP 681, Incoterms 2010
2.2.1.2 Văn bản pháp lý mang tính chất quốc gia
Bộ luật dân sự năm 2005; Bộ luật thương mại năm 2005; Luật Ngân hàng nhànước; Luật các tổ chức tín dụng năm 1997
Các nghị định, thông tư về ngoại hối và hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch
vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng do NHNN ban hành
Ngoài ra, còn có các văn bản pháp lý về điều hành hoạt động kinh doanhngoại hối, nghiệp vụ TTQT do trực tiếp NH TMCP Quốc tế Việt Nam banhành
2.2.2 Thực trạng mở rộng thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
2.2.2.1 Tổng quan thị phần TTQT của Ngân hàng Quốc tế
Hoạt động TTQT tại Ngân hàng Quốc tế chính thức được thực hiện từnhững ngày đầu thành lập, trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành,doanh số hoạt động thanh toán XNK khuynh hướng chung là không ngừng
Trang 38tăng qua các năm Tuy nhiên, tốc độ tăng thì giảm đi và có sự giảm sút đáng
kể vào năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Bảng 2.1: Doanh số TTQT của Ngân hàng Quốc tế từ năm 2009 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Quốc tế từ năm 2008 đến năm 1012)
Thời kỳ hậu khủng hoảng năm 2009 đã chứng kiến sự sụt giảm 16,14%doanh số TTQT của Ngân hàng Quốc tế Điều này dễ dàng được giải thíchbằng tác động khách quan của suy thoái kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, đến năm
2010, Ngân hàng Quốc tế đã lật ngược tình thế với doanh số TTQT là 5,9065
tỷ USD Và với sự phát triển mạnh mẽ của xuất nhập khẩu Việt Nam năm
2012, lần đầu tiên Việt Nam đạt tổng kim ngạch xuất khẩu trên 200 tỷ USD,Ngân hàng Quốc tế cũng đã thu được sự tăng lên đáng kể trong doanh sốTTQT, đạt 8,2674 tỷ USD ở mức tăng 18,01% so với năm 2011
Chất lượng các sản phẩm dịch vụ TTQT truyển thống tại Ngân hàngQuốc tế ngày càng phát triển, thể hiện ở quy mô và giá trị của các phươngthức TTQT chủ yếu như L/C, nhờ thu, chuyển tiền
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng sử dụng các phương thức TTQT tại Ngân
hàng Quốc tế Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng Quốc tế từ năm 2008 đến năm 1012)
Những năm trước đây, phương thức TTQT được ưa chuộng tại các NHTM VN là tín dụng chứng từ, thường chiếm khoảng 70% doanh số, sau
Trang 39đó là chuyển tiền, nhờ thu Tuy nhiên trong những năm gần đây, tại các NHTM VN đã có sự dịch chuyển trong sử dụng các phương thức thanh toán Thực trạng sử dụng các phương thức TTQT tại Ngân hàng Quốc tế cũng đã
có sự dịch chuyển qua các năm, tỷ trọng phương thức L/C giảm đi trong khi
tỷ trọng phương thức chuyển tiền tăng lên.
Thanh toán L/C
Tín dụng chứng từ là phương thức chiếm tỷ trọng cao và quan trọng đối với các NHTM Đây cũng là nguồn thu TTQT chính của các NHTM Trong điều kiện Việt Nam là một nước nhập siêu, phương thức thanh toán L/C NK luôn là phương thức phát triển mạnh của ngân hàng Doanh số phương thức này luôn chiếm khoảng một nửa trong doanh số chung của hoạt động thanh toán NK.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán L/C xuất, nhập tại Ngân hàng Quốc
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng Quốc tế từ năm 2009 đến năm 1012)
Về thanh toán Xk, là một trong các Ngân hàng lớn ở Việt Nam, Ngânhàng Quốc tế luôn thu hút được một số lượng lớn khách hàng đáng kể thanhtoán XK qua ngân hàng, chiếm phần lớn trong các giao dịch của toàn bộ hệthống ngân hàng
Chuyển tiền quốc tế
Phương thức chuyển tiền quốc tế được triển khai ở Ngân hàng Quốc tế
từ những ngày đầu thực hiện nghiệp vụ TTQT, bao gồm chuyển tiền mậu dịch
và phi mậu dịch Trong đó, chuyển tiền mậu dịch thanh toán XNK chiếm tỷ
Trang 40trọng lớn, khoảng 80% doanh số chuyển tiền Đây là phương thức TTQT đơngiản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng Quốc tế từ năm 2009 đến năm 1012)
Trong năm 2011, hoạt động ngân hàng đại lý của Ngân hàng Quốc tế cóbước phát triển đột phá Ngân hàng đã đẩy mạnh việc thiết lập, phát triểnquan hệ, cấp mới hạn mức với các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hànglớn trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng các kênh thanh toán cũngnhư hoạt động tài trợ thương mại Đồng thời duy trì và gia tăng được hạn mứccủa các ngân hàng cấp cho Ngân hàng Quốc tế về việc xác nhận thư tín dụng,chiết khấu thương mại, phát hành bảo lãnh cũng như hạn mức kinh doanhngoại hối thêm 70% so với năm 2010 Mạng lưới các ngân hàng đại lý trênkhắp thế giới của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2011 cũng đạt hơn 500 đốitác, tăng 20% so với năm 2010 Đến năm 2012, số lượng ngân hàng đại lý củaNgân hàng Quốc tế đạt trên 600 đối tác tại gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ
Bảng 2.4: Thị phần TTQT của NHTM Việt Nam