1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam

85 559 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 565,5 KB

Nội dung

Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

* * *

1_ Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là TPCP được coi là một trongnhững ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoánViệt Nam từ nay đến năm 2020 Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao

mà Việt Nam đang thực hiện, nhu cầu vốn đầu tư xã hội hàng năm ở ViệtNam ước chừng cần khoảng 39% GDP Để huy động được nguồn vốn này,Chính Phủ Việt Nam hiện đang nỗ lực thực hiện việc thu hút vốn qua nhiềukênh huy động khác nhau, trong đó kênh huy động vốn qua thị trường tráiphiếu Chính Phủ là một ưu tiên quan trọng Để thị trường trái phiếu ChínhPhủ đáp ứng được mục tiêu huy động vốn cho nền kinh tế, cần phải đưa rađược các biện pháp giải quyết phù hợp, phối hợp đồng đều giữa hai mảng thịtrường phát hành và thị trường giao dịch TPCP Chính vì vậy, Đề tài “ pháttriển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam “ được viết với mục tiêutập trung vào nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực tiễn đối với thị trường TPCPnhằm tạo lập một thị trường giao dịch hiệu quả tại Việt Nam

2_ Mục đích nghiên cứu

Bài viết nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc phát triển thịtrường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam hiện nay, qua đó làm sáng tỏ nhữngvấn đề về lí luận và đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở ViệtNam , từ đây đề ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP

3_ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Thị trường trái phiếu Chính Phủ

Trang 2

Phạm vi nghiên cứu: Thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Namnhững năm vừa qua.

4_ Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể,thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử Nghiên cứu từ lí luận chung về thị trường trái phiếuChính Phủ và vai trò của thị trường TPCP trong nền kinh tế, đến thực trạnghoạt động của thị trường TPCP hiện nay, từ đó, đề ra những giải pháp nhằmphát triển thị trường TPCP

5_ Những đóng góp của đề tài

Bài viết đã hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về thị trườngTPCP Phân tích và luận giải có căn cứ khoa học về thực trạng thị trườngTPCP ở Việt Nam, đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng nhưnhững tồn tại của thị trường Nêu lên những nguyên nhân và đề ra những giảipháp nhằm khắc phục những tồn tại của thị trường TPCP ở Việt Nam

6_ Kết cấu bài nghiên cứu

Bài viết “ Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam”

được chia làm 3 chương:

Chương 1: Các vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu Chính Phủ

Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt NamChương 3: Giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam

Trang 3

Chương 1: Các vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu

Chính Phủ

1.1 Khái quát về trái phiếu Chính Phủ

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm trái phiếu Chính Phủ

1.1.1.1 Khái niệm

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người pháthành(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán(người cho vay)một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, vàphải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn Như vậy, thực chất làvới trái phiếu, trái chủ là người cho vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệmnào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người cho vay Nhà phát hành cónghĩa vụ thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.Nếu một công ty không hoàn trả được lãi cho trái phiếu, người ta sẽ xem xétvấn đề phá sản đối với công ty đó Quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản củatrái chủ được ưu tiên trước cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường Đây sẽ là sựđảm bảo quan trọng cho các nhà đầu tư và như vậy trái phiếu có mức độ rủi rothấp hơn so với cổ phiếu

Trái phiếu Chính Phủ do Chính Phủ phát hành Những trái phiếu nàyđược phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt Ngân sách Nhà Nước hoặc để xâydựng các công trình công cộng, hoặc để giải quyết những khó khăn về tàichính Trái phiếu Chính Phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán

và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao Do đặc điểm đó, lãi suấtcủa trái phiếu Chính Phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãisuất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.Mệnh giá của trái phiếu có thểđược ghi bằng đồng ngoại tệ hoặc đồng bản tệ Nếu trái phiếu Chính Phủ

Trang 4

được phát hành trong nước thì đó là bộ phận hình thành những khoản nợtrong nước Nếu trái phiếu Chính Phủ được phát hành tại nước ngoài thì hìnhthành một khoản nợ nước ngoài Trái phiếu Chính Phủ được đảm bảo chắcchắn bởi uy tín của Chính Phủ và tài sản của quốc gia, trái phiếu Chính Phủ

có khả năng cầm cố, và chuyển nhượng Các tổ chức nhân đạo, các tổ chứctôn giáo, các công ty phục vụ cho mục đích công cộng thường ưu tiên muatrước và được miễn giảm phí giao dịch Hệ thống ngân hàng là người trợ giúpđắc lực của nhà nước trong quá trình phát hành và thanh toán trái phiếu ChínhPhủ

1.1.1.2 Đặc điểm của trái phiếu Chính Phủ

Thông qua khái niệm về trái phiếu Chính Phủ ở trên, ta thấy TPCP là công

cụ vay nợ đặc biệt của Chính Phủ, nó có độ an toàn cao Vì nó đặc biệt nênngoài những đặc điểm chung của trái phiếu, TPCP còn có những đặc điểmriêng đó là:

 TPCP là loại trái phiếu có độ rủi ro thấp nhất Vì nó có nguồn ngânsách Nhà Nước đảm bảo

 Là loại trái phiếu có uy tín cao, an toàn nhất trên thị trường

 Quy mô phát hành và giao dịch lớn chính vì vậy TPCP có ảnh hưởnglớn đến thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung

 Do TPCP là công cụ an toàn, khối lượng phát hành lớn, có nhiều ưuđãi, do đó chủ yếu TPCP do trung gian tài chính nắm giữ

Trang 5

1.1.2 Phân loại trái phiếu Chính Phủ

Có rất nhiều cách phân loại trái phiếu Chính Phủ, tùy theo từng mục đích

mà có cách phân loại khác nhau Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này ta chỉnghiên cứu trái phiếu dài hạn

1.1.2.1 Phân loại theo chủ thể ủy quyền phát hành

Theo điều 4 Nghị định 141/2003/NĐ-CP, TPCP bao gồm: tín phiếu khobạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tư, trái phiếungoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc

 Tín phiếu kho bạc là: loại trái phiếu Chính Phủ có thời hạn dưới

1 năm, phát hành với mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhànước và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ

 Trái phiếu kho bạc là: loại trái phiếu Chính Phủ có thời hạn từ 1năm trở lên được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngânsách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt

 Trái phiếu đầu tư là: loại trái phiếu Chính Phủ có thời hạn từ mộtnăm trở lên, bao gồm các loại sau:

+ Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộcdiện ngân sách đầu tư, năm trong kế hoặch đầu tư đã được Chính Phủ phêduyệt nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch

+ Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kếhoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm được Chính Phủ phê duyệt

Trang 6

 Trái phiếu công trình trung ương là: loại trái phiếu Chính Phủ có

kỳ hạn từ 01 năm trở lên do Kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy độngvốn theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, cho các dự án thuộc nguồnvốn đầu tư của ngân sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được

bố trí vốn ngân sách trong năm

 Trái phiếu ngoại tệ là: loại trái phiếu Chính Phủ, có kỳ hạn từ 1năm trở lên do Bộ Tài Chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định củaThủ tướng Chính Phủ Đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi

 Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính Phủ phát hành nhằm huyđộng nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quantrọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống,tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước

1.1.2.2 Phân loại theo thời gian đáo hạn

Do trái phiếu Chính Phủ phát hành có kỳ hạn 1 năm trở lên, nên khiphân loại TPCP theo thời gian đáo hạn có những loại sau:

 Trái phiếu ngắn hạn (Shorts) có thời hạn từ 1 đến 5 năm;

 Trái phiếu trung hạn (Mediums) có thời hạn từ 5 đến 15 năm;

 Trái phiếu dài hạn (Longs) có thời hạn hơn 15 năm;

 Trái phiếu vô hạn (Perpetuities) không có ghi ngày đáo hạn

Trang 7

1.1.2.3 Phân loại khác

Theo hình thức sử dụng vốn: Trái phiếu kho bạc gắn với việc thực hiệnnhững chính sách tài khóa, trái phiếu đầu tư huy động vốn cho các công trìnhthuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát…

Theo cách tính lãi: Lãi suất trái phiếu phát hành được xác định trên cơ

sở kết quả của từng phiên đấu thầu Lãi suất trái phiếu có thể áp dụng cố địnhcho cả kỳ hạn trái phiếu hoặc thả nổi hàng năm theo sự biến động của lãi suấttrên thị trường tài chính, tiền tệ Trường hợp áp dụng lãi suất thả nổi, căn cứ ýkiến thoả thuận của Bộ Tài Chính, tổ chức phát hành công bố mức lãi suấttham chiếu trước khi đấu thầu Lãi suất chính thức sẽ được công bố trước theotừng thời gian hoặc vào các thời điểm thanh toán lãi trái phiếu trên cơ sở lãisuất tham chiếu tại thời điểm công bố

Theo hình thức biểu hiện: Trái phiếu đấu thầu qua thị trường giao dịchchứng khoán tập trung được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc búttoán ghi sổ; có ghi tên hoặc không ghi tên

 Đối với hình thức chứng chỉ: Bộ Tài Chính quy định nộidung để tổ chức phát hành in và phân phối cho các tổ chức trúng thầu

 Đối với hình thức bút toán ghi sổ: Do Trung tâm Giao dịchchứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) và các tổ chức lưu ký ghi và quản

lý sổ sách

Theo tiêu thức quản lí: có trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh

 Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ,

cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành Những phiếu trảlãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc

Trang 8

xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ

nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay

 Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉcủa trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành Hình thức ghidanh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ,

cả gốc lẫn lãi Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hìnhthức ghi sổ Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữuđược xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính

Tuy nhiên, cho dù phân loại theo hình thức nào thì TPCP cũng cónhững đặc điểm giống trái phiếu khác về mệnh giá, lãi suất, kì hạn

Mệnh giá( giá trị danh nghĩa hay giá trị bề mặt ) là giá trị

ghi trên trái phiếu, nó xác định tổng số tiền gốc mà trái chủ được nhận cho tớihết thời hạn của trái phiếu Khác với cổ phần, mệnh giá trái phiếu là yếu tốđược xác lập rất rõ ràng, vì đây là cơ sở đặt nền móng cho các quan hệ nghĩa

vụ suốt chiều dài tồn tại của trái phiếu Mệnh giá trái phiếu thường được địnhchuẩn ở các số càng chẵn càng tốt, tuỳ theo giá trị đồng bạc ở mỗi nước, đồngthời cũng là để giúp cho việc giao dịch thuận tiện Thường mỗi thị trường sẽ

có những mệnh giá được chuộng nhất và được khuyến khích sử dụng Ví dụ ở

Mỹ hiện nay, khi nói đến trái phiếu trong TTCK thì dân chúng có thói quenliên tưởng ngay đến loại 1.000USD Loại 5.000USD cũng phổ biến nhưngkhông bằng loại 1.000USD Những loại nhỏ hơn 1.000USD gọi là "babybond" (trái phiếu nhỏ lẻ) được các công ty cần huy động vét (thường là để lậpquỹ hoàn trái hoặc hoán nợ cho các loại trái phiếu trả lãi cao đã huy độngtrước đó) nhưng không nhỏ hơn 1.000USD Các baby bond phải chịu phí giaodịch đắt hơn

Trang 9

Tại Việt Nam, trong thời gian khởi động để chuẩn bị cho việc ra đờiTTCK, ta cũng đang quan tâm đến một mệnh giá đồng bộ để đáp ứng yêu cầu

kỹ thuật trong giao dịch Có thể nói, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển VN(BIDV) là nhà phát hành tiên phong loại trái phiếu tiêu chuẩn này, vào tháng

11 và 12 năm 1999, với các mệnh giá chuẩn là 10.000.000 VNĐ và 1000USD

Lãi suất: Đây là thành tố xác định quyền lợi về thu nhập

định kỳ (phần cứng) cho người sở hữu trái phiếu (chủ nợ) Tiền lãi, theothông lệ đã phổ biến, được trả cứ nửa năm một lần, nên khi tính toán ta cầnchia đôi lãi năm ra hai phần bằng nhau Chẳng hạn trái phiếu mệnh giá10.000.000đ, lợi suất danh nghĩa (nominal yield = lãi suất = rate of interest) là10% thì mỗi sáu tháng trái phiếu đó nhận được 500.000đ, và từ đó tính ratháng, ra ngày Lãi suất chia làm 2 loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế

Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất ghi trên trái phiếu Nó quy

định mức lợi tức mà trái chủ được hưởng so với mệnh giá của trái phiếu Nhưvậy, bất kể điều gì xảy ra đối với giá của một trái phiếu coupon có lãi suấthàng năm 8% và mệnh giá 1000 USD, nó sẽ vẫn được trả 80 USD lợi tứchàng năm cho đến khi đáo hạn

Lãi suất thực tế: được xem xét trong mối liên hệ giá trị

thời gian của tiền Lãi suất thực tế (lãi suất hiệu quả) là lãi suất mà bạn thực

sự thu được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tínhđến tác động của lãi suất ghép Thông thường cái mà chúng ta hay nhìn thấy

là lãi suất danh nghĩa, còn lãi suất thực tế sẽ được tính toán từ lãi suất danhnghĩa theo một số phương pháp nhất định Lãi suất danh nghĩa gắn liền với

Trang 10

phương pháp tính lãi đơn giản, còn lãi suất thực tế là kết quả của phươngpháp tính lãi kép.

Kỳ hạn: Là độ dài thời gian cho đến khi người phát hành

trái phiếu trả lại toàn bộ tiền gốc cho trái chủ và nhận lại trái phiếu Với tất cảcác loại trái phiếu bình thường, việc hoàn trả lại tiền gốc sẽ được thực hiệnvào ngày đáo hạn (maturity) Ngày đáo hạn còn là cơ sở quan trọng để xácđịnh các kỳ trả lãi Kỳ trả lãi được xác định mỗi năm hai lần Ví dụ: trái phiếuJ&J, trả lãi vào ngày 1 tháng Giêng và 1 tháng Bảy; trái phiếu F&A trả lãi vàongày 1 tháng Hai và 1 tháng Tám; J&D trả lãi ngày 1 tháng Sáu và 1 thángChạp (dương lịch),… Tại các thị trường phát triển, việc quy định số ngàytrong năm và phương pháp đếm ngày được chuẩn hoá tuỳ theo loại trái phiếu

Ở Mỹ trái phiếu công ty và trái phiếu đô thị được tính theo năm có 360 ngày

và tháng có 30 ngày (kể cả tháng Hai) Nhưng trái phiếu Chính Phủ thì lạitính một năm là 365 ngày và tháng tính theo ngày lịch thực tế

Có 3 loại cơ cấu đáo hạn căn bản của một đợt phát hành trái phiếu:

 Loại trái phiếu có thời hạn cố định (term bonds) đáo hạn tất cả cùngmột lúc

 Loại trái phiếu đáo hạn theo nhóm (serial bonds) từng kỳ, loại nàyđược phát hành một đợt nhưng có kỳ đáo hạn khác nhau theo lịch trình địnhtrước Ví dụ: một trái phiếu đô thị có lượng phát hành 100 tỷ đồng có lịch đáohạn mỗi năm 5 tỷ suốt trong chiều dài tồn tại của đợt đó là 20 năm

 Loại trái phiếu đáo hạn kết hợp (balloon bonds) đáo hạn từng phầnnhưng đa phần là vào kỳ cuối cùng Ví dụ một đợt phát hành trái phiếu

"balloon" có thể mỗi năm thu hồi 3% giá trị phát hành ban đầu trong vòng 20

Trang 11

năm, rồi sau đó tất toán 40% còn lại vào năm đáo hạn Từ balloon cho ta kháiniệm phần phình ra nằm ở cuối trái bóng.

Để phù hợp với kế hoạch sử dụng tài chính và tính toán hiệu quả kinh

tế, một nhà phát hành có thể bán trái phiếu trải ra qua vài ba năm, họ sẽ thuxếp đợt phát hành theo từng sê- ri tách biệt

1.2 Thị trường trái phiếu Chính Phủ

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường trái phiếu Chính Phủ

Thị trường TPCP là một bộ phận của thị trường chứng khoán, màTTCK lại là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Chính

vì vậy, trước khi tìm hiểu về thị trường TPCP ta sẽ tìm hiểu qua vài nét về thịtrường tài chính

1.2.1.1 Khái niệm, cấu trúc của thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ nhữngngười có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn Thị trường tài chính cũng

có thể được định nghĩa là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính Hoạtđộng trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu có củacác cá nhân, tới hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, và tới độngthái chung của toàn bộ nền kinh tế

Cấu trúc của thị trường tài chính: Tùy theo các tiêu thức khác nhau,người ta có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau:

 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chínhđược chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn Thị trường tiền tệ là thịtrường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn Thị trường vốn là thị

Trang 12

trườngmua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn So với cáccông cụ trên thị trường tiền tệ, các công cụ trên thị trường vốn có tính thanhkhoản kém hơn và đội rủi ro cao hơn, do đó chúng có mức lợi tức cao hơn.

 Căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chínhđược chia ra thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần Thị trường nợ làthị trường mua bán các công cụ nợ như trái phiếu, các khoản cho vay,…Thịtrường nợ có đặc trưng là các công cụ giao dịch đều có kỳ hạn nhât định, cóthể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo cam kết nợ giữa chủ nợ vàngười mắc nợ sự hoạt động trên thị trường nợ phụ thuộc rất lớn vào biếnđộng của lãi suất ngân hàng Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua báncác cổ phần của công ty cổ phần Đặc trưng của thị trường này là các công cụtrên thị trường này không có kỳ hạn mà chỉ có thời điểm phát hành, không cóngày mãn hạn Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổphiếu trên thị trường hoặc khi công ty tuyên bố phá sản Khác với thị trường

nợ, hoạt động của thị trường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quảkinh doanh của công ty cổ phần

 Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tàichính, thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứcấp Thị trường sơ cấp là thị trường trong đó các công cụ tài chính được pháthành lần đầu và được bán cho người đầu tiên mua chúng Do là phát hành lầnđầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường cấp một Thị trường thứ cấp

là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khi chúng đã được phát hànhtrên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường thứ hai

Trang 13

1.2.1.2 Khái niệm, đặc điểm thị trường trái phiếu Chính Phủ

Sau khi đã hiểu rõ về thị trường tài chính ta có thể khái quát về thịtrường trái phiếu Chính Phủ đó là:

 Thị trường trái phiếu Chính Phủ là một bộ phận cấu thành củathị trường tài chính, qua đó Chính Phủ có thể huy động được vốn, bù đắpthâm hụt ngân sách và đầu tư cơ sở hạ tầng

 Thị trường TPCP là nơi diễn ra các giao dịch mua – bán, traođổi TPCP, việc này diễn ra cả trên thị trường phát hành và thị trường giaodịch

 Quy mô của thị trường TPCP thường lớn hơn so với thịtrường trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu Ở Mỹ, thị trường chứng khoáncung ứng 30% vốn trực tiếp trong đó 2% từ cổ phiếu, 4% từ TPDN, 24% từTPCP

Bảng 1.1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chính đầu tư vào TPCP

(Nguồn: GT TTCK – Khoa NH – TC, ĐH KTQD)

Trang 14

1.2.2 Phân loại thị trường trái phiếu Chính Phủ

1.2.2.1 Thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ

Thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ( thị trường sơ cấp) là thị trườngmua bán trái phiếu Chính Phủ mới phát hành Trên thị trường này vốn từ nhàđầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu mua tráiphiếu Chính Phủ mới phát hành

Vai trò của thị trường phát hành TPCP

- Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn mà Chính Phủ cần

sẽ được huy động thông qua thị trường phát hành

- Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiềnnhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dàihạn

Đặc điểm của thị trường phát hành TPCP

- Thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ là thị trường tạo vốn choChính Phủ và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch Trênbình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường phát hành trái phiếu Chính Phủ làmtăng vốn đầu tư

- Những người bán trái phiếu Chính Phủ trên thị trường trái phiếuChính Phủ là Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước

- Thị trường phát hành chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứngkhoán nhất định, trong thời gian hạn định

Trang 15

1.2.2.2 Thị trường giao dịch trái phiếu Chính Phủ

Thị trường giao dịch TPCP là nơi giao dịch TPCP đã được phát hành trênthị trường phát hành Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu.Thị trường giao dịch đảm bảo tính thanh khoản cho TPCP đã phát hành

Đặc điểm của thị trường giao dịch TPCP

- Trên thị trường giao dịch TPCP, các khoản tiền thu được từ việc bántrái phiếu thuộc về nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ khôngthuộc về nhà phát hành Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào nhữngngười phát hành trái phiếu mà vận chuyển giữa những người đầu tư trái phiếutrên thị trường Thị trường giao dịch TPCP là một bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu TPCP, gắn bó chặt chẽ với thị trường phát hành

- Giao dịch trên thị trường giao dịch phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự

do, giá trái phiếu Chính Phủ trên thị trường giao dịch do cung và cầu quyếtđịnh

- Thị trường giao dịch TPCP là một thị trường hoạt động liên tục, cácnhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường giaodịch

1.2.2.3 Mối liên hệ giữa thị trường phát hành và thị trường giao dịch TPCP

Thị trường phát hành TPCP là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành vàphát triển của thị trường giao dịch TPCP vì đó là nơi cung cấp hàng hóaTPCP trên thị trường giao dịch Không có thị trường phát hành thì không thể

có sự xuất hiện của thị trường giao dịch Thị trường giao dịch là một loại thị

Trang 16

trường đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưa có một thị trườngphát hành rộng rãi, vững chắc.

Ngược lại, thị trường giao dịch đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho

sự phát triển của thị trường phát hành, vì một khi trái phiếu Chính Phủ đãđược phát hành ra trên thị trường, nếu không có một thị trường giao dịchTPCP để lưu hành, mua bán, trao đổi tạo ra tính thanh khoản cho TPCP thìthật khó có thể thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền ra mua trái phiếu Chính Phủ.Chính việc mua bán giao dịch trái phiếu trên thị trường giao dịch làm cho lưuđộng hóa vốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể chuyển từ trái phiếu Chính Phủthành tiền mặt

1.2.3 Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ

và tăng trưởng kinh tế, tránh lạm phát…Nhưng để đạt được mục tiêu đó, thìthị trường phải hoạt động với lượng vốn lớn, tính thanh khoản cao, khối lượnggiao dịch lớn, chi phí giao dịch nhỏ, có sự tham gia ngày càng đông của cácnhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư có tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật giao dịchhiện đại, phương thức giao dịch tiên tiến, khả năng linh hoạt lớn, khả năngkiểm soát thị trường tốt…Như vậy, phát triển thị trường TPCP là sự thay đổi

Trang 17

các yếu tố của thị trường theo hướng tích cực nhằm thực hiện tốt hơn chứcnăng của thị trường trái phiếu Chính Phủ.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP

Đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP ta dựa trên hai yếu tố: Cácyếu tố định tính, và các yếu tố định lượng

 Các yếu tố định lượng:

+ Doanh số phát hành, giao dịch: Thị trường TPCP càng pháttriển thì lượng vốn huy động được từ việc phát hành, giao dịch TPCP sẽ cànglớn và ngược lại, nếu lượng vốn huy động được từ việc phát hành, giao dịchTPCP là không đáng kể thì điều đó có nghĩa là thị trường TPCP còn rất nhỏ

bé và chưa phát triển

+ Số lượng và sự đa dạng về hàng hóa trên thị trường TPCP: sựphát triển của thị trường trái phiếu Chính Phủ được thể hiện bởi số lượngTPCP phát hành, giao dịch trên thị trường và sự phong phú về chủng loạihàng hóa trên thị trường, đa dạng về kỳ hạn TPCP Nếu hàng hóa trên thịtrường trái phiếu Chính Phủ đa dạng sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọnhơn, và sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn

+ Tần suất phát hành, giao dịch TPCP: tần suất phát hành, giaodịch TPCP phải hợp lí, chưa hẳn tần suất lớn đã là tốt, lượng cung trái phiếulớn mà cầu trái phiếu nhỏ thì sẽ làm cho các đợt phát hành bị thất bại Cần tậptrung phát hành TPCP theo lô lớn

+ Phí giao dịch: Để thị trường TPCP trở nên sôi động thì phí giaodịch thấp là một nhân tố thu hút nhà đầu tư

Trang 18

+ Thời gian giao dịch: Thời gian giao dịch càng rút ngắn càngthể hiện sự phát triển của thị trường TPCP Thời gian giao dịch ngắn thể hiệntrình độ công nghệ được nâng cao, thị trường hoạt động chuyên nghiệp hơn.

+ Thành viên tham gia vào thị trường TPCP: một thị trườngTPCP phát triển là thị trường có sự tham gia của nhiều công ty chứng khoán,ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài, nhà tạo lập thịtrường…

 Các yếu tố định tính

+ Mức độ linh hoạt của thị trường: thể hiện ở sự kết hợp hài hòagiữa các phương thức giao dịch, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thịtrường TPCP

+ Khả năng kiểm soát thị trường: một thị trường phát triển tốtđồng nghĩa với việc thị trường đó được quản lý và giám sát một cách có hiệuquả Giao dịch trên thị trường trở nên minh bạch, trung thực, tránh hiện tượnggian lận, thao túng giá cả…

+ Tính thanh khoản của TPCP: Thị trường TPCP có phát triển thìkhả năng thanh khoản của trái phiếu Chính Phủ mới cao Do đó, để đánh giámột thị trường TPCP có phát triển hay không ta có thể xem xét đến tính thanhkhoản của trái phiếu

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ

Thị trường trái phiếu Chính Phủ là một thị trường đóng vai trò quantrọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Do vậy, việc nghiên cứu các nhân

Trang 19

tố ảnh hưởng đến thị trường TPCP có một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúpChính Phủ có những bước đi nhằm giúp cho thị trường trái phiếu phát triển vàhoạt động một cách có hiệu quả Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường TPCPđược chia làm 2 nhân tố chính:

1.3.1 Các nhân tố vĩ mô

1.3.1.1 Nhân tố về sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế

Đây là nhân tố quan trọng nhất, nó quyết định tới sự phát triển của thịtrường tài chính nói chung cũng như thị trường TPCP nói riêng của bất kỳquốc gia nào trên thế giới Cùng với sự ổn định về chính trị thì ổn định môitrường kinh tế vĩ mô đặc biệt là thị trường tài chính là yếu tố cực kỳ quantrọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia Các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởngGDP, chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái,… mang yếu tố quyết định khi tiến hànhhoạch định chiến lược phát triển hệ thống tài chính trong đó có thị trườngTPCP.Ngoài ra, các chính sách tài chính tiền tệ cũng có tác động tới sự quản

lý vĩ mô nền kinh tế của Chính Phủ

Với một quốc gia có sự ổn định về chính trị và kinh tế sẽ làm cho đờisống, thu nhập của toàn xã hội được nâng cao, phần tích lũy ngày càng lớn,dẫn đến nhu cầu đầu tư tăng cao, khi Chính Phủ tiến hành thu hút vốn phục vụcho mục đích đầu tư phát triển bằng cách phát hành trái phiếu thì các nhà đầu

tư sẽ rất an tâm trong việc bỏ vốn vào đầu tư trung và dài hạn Trong giaiđoạn đầu hình thành và phát triển TTCK, Chính Phủ sẽ tổ chức tiến hành pháthành TPCP làm mặt hàng chính cho thị trường Thêm vào đó, việc tiến hànhmua bán TPCP thường xuyên trên thị trường sơ cấp sẽ giúp cho tính thanhkhoản của TPCP được nâng cao và làm nguồn vốn khả dụng của các tổ chứcnắm giữ TPCP được tăng lên, từ đó tạo ra một khung lãi suất chuẩn cho các

Trang 20

loại trái phiếu khác giúp các nhà đầu tư có những sự lựa chọn đầu tư vốn củamình một cách chính xác và có hiệu quả hơn.

Nếu một quốc gia không có sự ổn định về chính trị và kinh tế sẽ kéotheo đời sống của người dân cũng gặp khó khăn, điều này đồng nghĩa với việcChính Phủ sẽ không huy động được vốn và thị trường TPCP sẽ không pháttriển được Như vậy, Sự ổn định về chính trị và kinh tế là một yếu tố hết sứcquan trọng cho sự phát triển của thị trường TPCP

1.3.1.2 Nhân tố pháp lý

Để thị trường TPCP có thể hoạt động và phát triển được thì điều kiệntrước tiên là phải có hệ thống các quy định về pháp luật đối với chính sáchphát triển kinh tế theo từng giai đoạn cụ thể Để môi trường pháp lý phát huyhiệu lực đối với hoạt động của thị trường, cần thiết phải có sự phối hợp nhịpnhàng của các cơ quan quản lý nhà nước và đảm bảo có một khung pháp lýđầy đủ, đồng bộ và thống nhất Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đếnbản thân TTCK và hoạt động của các doanh nghiệp Mỗi thay đổi chính sách

có thể kéo theo các tác động tốt hoặc xấu tới TTCK nói chung và thị trườngTPCP nói riêng, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm Môi trường phápluật là yếu tố quan trọng tác động tới TTCK Do vậy môi trường pháp lý cầnđuợc xem xét trên các góc độ: Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK đượcxây dựng như thế nào, có đủ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tưhay không? Những mặt khuyến khích, ưu đãi, hạn chế được quy định trong hệthống pháp luật ra sao? Và Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửađổi và ảnh hưởng của chúng đến TTCK như thế nào?

Trang 21

1.3.1.3 Nhân tố thuộc về mô hình tổ chức thị trường

Mô hình tổ chức thị trường TPCP có tác động rất quan trọng trong việcthúc đẩy hoạt động của các nhà đầu tư tham gia vào thị trường, tạo cho thịtrường TPCP luôn sôi động và hiệu quả Mô hình tổ chức thị trường TPCPnếu được xác lập phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường, đồng thời,tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản thực hiệntốt chức năng quản lý, giám sát thị trường TPCP Ngược lại, nếu mô hình tổchức thị trường TPCP không được xác lập phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triểncủa thị trường, làm cho thị trường hoạt động kém hiệu quả, không sôi động…

Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêudùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽgây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng vàđổi mới doanh nghiệp trong thực tế, cứ tăng trưởng kinh tế cao thì thườngkéo theo lạm phát Hiện tượng này gần như là một nguyên lý mà các nhà kinh

Trang 22

tế, kế hoạch, tài chính quốc gia phải luôn luôn quan tâm để hài hoà giữa pháttriển và kiểm soát lạm phát, trong đó việc cân đối liều lượng, thời điểm,phương thức áp dụng các biện pháp là rất quan trọng Lạm phát cao làm đồngtiền mất giá, kéo theo lãi suất tiết kiệm tăng cao, nhà đầu tư sẽ phân vân giữađầu tư vào thị trường trái phiếu hay gửi tiết kiệm Lạm phát thuần túy (lạmphát ngầm) không nguy hiểm cho TTCK vì tiền mua cổ phiếu thực chất là đầu

tư vào hiện vật

Lãi suất: Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền Khi lãisuất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn,

do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ Vì vậy, khi lãi suất cao, giá trái phiếuthấp có thể là một cơ hội tốt để mua vào trái phiếu Khi kinh tế phát triển màkhông có lạm phát lớn thì trái phiếu dài hạn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp sốmột của cổ phiếu Lãi suất cao thu hút dân chúng đầu tư vào trái phiếu, kể cảtiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì đó là những bến đậu an toàn cho đồng vốn Ởmức lãi suất thấp, tiền tiết kiệm được đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn, tínhthanh khoản tăng cao làm TTCK phát triển

Khi nền kinh tế phát triển tốt thì TTCK có xu hướng đi lên và ngược lạikhi kinh tế giảm sút thì TTCK đi xuống Như vậy, nếu dự đoán được xuhướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triểnchung của TTCK Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải cố gắng dự đoán tình hìnhkinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ để thamgia hoặc rút lui khỏi thị trường chứng khoán một cách hợp lý nhất

Trang 23

1.3.2 Các nhân tố vi mô

1.3.2.1 Nhân tố về các tổ chức trung gian tài chính

Đây là một trong những chủ thể quan trọng của thị trường chứng khoánnói chung cũng như thị trường trái phiếu Chính Phủ nói riêng, với vai trò củamình các tổ chức phát hành, kinh doanh , và hỗ trợ cho thị trường thông quacác nghiệp vụ như bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, mô giới, tư vấn….Với sự tham gia của các trung gian tài chính đã tạo động lực thúc đẩy cho thịtrường trái phiếu ngày càng phát triển mạnh mẽ

1.3.2.2 Nhân tố về công chúng đầu tư

Để thị trường TPCP hoạt động một cách có hiệu quả, cần có các chínhsách tạo dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư, giảm thiểu những sự bất ổnđịnh hay những biến động xấu của thị trường Thêm vào đó để duy trì lòngtin của các nhà đầu tư thì các trái phiếu được phát hành phải đảm bảo chấtlượng và cần Chính Phủ phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh các cam kếtđối với các nhà đầu tư Ngoài các yếu tố của bản thân nhà phát hành thì sự hỗtrợ của Chính Phủ, của các tổ chức trung gian tài chính cũng có ý nghĩa quantrọng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trườngtrái phiếu Chính Phủ

1.3.2.3 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và để tạo lập một thị trường tráiphiếu Chính Phủ hoạt động có hiệu quả thì các cơ quan quản lý nhà nước cầnphải tập trung vào công tác quản lý và giám sát thị trường một cách chặt chẽ,ngăn chặn kịp thời những hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng xấu tới hoạt

Trang 24

động của thị trường nhằm đảm bảo cho các giao dịch diễn ra minh bạch vàcông bằng với tất cả các đối tượng tham gia thị trường.

Kết luận chương 1

Trái phiếu Chính Phủ trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề tươngđối mới mẻ và mang tính thời sự, bằng việc sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu , trong chương 1 đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về TPCP

và thị trường TPCP Đồng thời chỉ ra sự cần thiết của thị trường TPCP trongviệc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và khả năng huy động các nguồn vốntrong nền kinh tế

Trang 25

Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu

có ý nghĩa rất lớn, tuy nhiên, nó còn nhiều hạn chế do nguồn lực tài chínhtrong dân còn nhỏ, dựa trên lòng yêu nước là chính, có loại công trái khônghoàn cả gốc lẫn lãi mà người dân vẫn mua, có thể thấy rằng giai đoạn nàyviệc phát hành công trái không dựa trên quan hệ kinh tế mà là trên quan hệchính trị, nhằm mục đích phục vụ cho chiến tranh là chính Như vậy, ở giaiđoạn này chưa tồn tại khái niệm thị trường trái phiếu Chính Phủ

2.1.2 Giai đoạn 1990 - nay: Giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ

Trong giai đoạn 1990 đến nay, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mớitoàn diện nền kinh tế - xã hội theo các nghị quyết của đại hội đảng lần thứVII, VIII và IX Nền kinh tế trong giai đoạn này đã liên tục tăng trưởng và đạtđược những thành tựu quan trọng Nhiệp độ tăng GDP bình quan hàng năm

Trang 26

giai đoạn 1991 – 1995 đạt 8,2%, giai đoạn 1996 – 2000 đạt 7,0% và giai đoạn

2001 – 2004 đạt xấp xỉ 7.3% Để thực hiện các mục tiêu của chiến lược pháttriển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương, chínhsách lớn trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ nói chung và công tác huy động vốnnói riêng đó là: Xây dựng chính sách tài chính quốc gia và thực hiện cải cách

cơ bản nền tài chính Nhà nước theo hướng thúc đẩy khai thác nguồn lực trongnước, xây dựng và phát triển thị trường tài chính, từng bước hình thành thịtrường chứng khoán, thu hút các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư pháttriển Công tác huy động vốn của Chính Phủ trong giai đoạn 1991 – 2004 chủyếu được thực hiện thông qua hoạt động phát hành trái phiếu Chính Phủ quakho bạc Nhà nước, gần đây nhất là quỹ Hỗ trợ phát triển và thu hút nguồn vốnvay nợ, viện trợ nước ngoài Có thể chia thời kỳ này thành 2 giai đoạn nổi bậtnhư sau:

2.1.2.1 Giai đoạn 1990 – 1999

Từ năm 1990, hệ thống ngân hàng hoạt động theo 2 pháp lệnh: pháplệnh ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh ngân hàng thương mại và các tổ chứctín dụng Đồng thời, hệ thống kho bạc Nhà nước đã được thành lập theo quyếtđịnh số 07/HĐBT ngày 1/4/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng( nay là thủtướng Chính Phủ) dựa trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ thuộcngân sách Nhà nước từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam sang cho Bộ TàiChính Ngay từ khi được thành lập cho đến nay, hệ thống kho bạc Nhà nước

đã tổ chức thực hiện công tác huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và chođầu tư phát triển bằng trái phiếu Chính Phủ

Có thể thấy rằng, việc thành lập hệ thống kho bạc Nhà nước, công tácquản lý, điều hành quỹ ngân sách Nhà nước và huy động vốn cho đầu tư phát

Trang 27

triển đã có bước phát triển quan trọng Và để từng bước xây dựng các văn bảnquy phạm pháp luật trong lĩnh vực huy động vốn ho bạc Nhà nước đã soạnthảo và trình Chính Phủ, Bộ Tài Chính ban hành các nghị định số 72/CP ngày26/7/1994 về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các quyết định,thông tư hướng dẫn, và bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành vàphát triển thị trường chứng khoán nói chung Thị trường TPCP nói riêng vàquan trọng hơn cả là việc đổi mới nhận thức và quan điểm đối với công táchuy động vốn phục vụ mục đích chỉ tiêu cùng đầu tư phát triển của Chính Phủ

Năm 1991, kho bạc Nhà nước tổ chức thí điểm phát hành tín phiếu khobạc kỳ hạn 3 tháng tại thành phố Hải Phòng, mở đầu cho việc tổ chức côngtác huy động vốn trong thời kỳ mới Từ năm 1992, nguồn vốn phát hành tráiphiếu Chính Phủ đã góp phần tích cực trong việc chấm dứt phát hành tiền để

bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước Đặc biệt là từ khi có nghị định 72/CPnăm 1994 đã bước đầu cho thấy sự thay đổi trong cách tư duy của Chính Phủtrong chiến lược tạo nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư pháttriển.Trong giai đoạn này bằng những hình thức phát hành mới, công tác huyđộng vốn của Chính Phủ đa có những tiến bộ vượt bậc Điều này đã tạo tiền

đề cho sự xuất hiện mặc dù chưa thật sự rõ nét thị trường TPCP ở Việt Nam

2.1.2.2 Giai đoạn 2000 – 2004

Nhằm hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy thị trường TPCP pháttriển Chính Phủ đã liên tục ban hành những nghị định thay thế cho nghị định72/CP bằng nghị định số 01/2000/NĐ-CP, ngày 13/01/2000 và mới đây nhất

là nghị định số 141/2003/NĐ-CP, ngày 20/11/2003 của Chính Phủ ban hành

về quy chế phát hành trái phiếu Chính Phủ; nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày1/7/1998 được thay thế bằng nghị định số 144/2003/NĐ-CP 28/11/2003 về

Trang 28

chứng khoán và thị trường chứng khoán Thị trường TPCP đã thực sự đượcxác lập bắt đầu từ tháng 7/2000 khi trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HồChí Minh ra đời, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong dời sống kinh tế - xãhội, nó tạo ra những yêu cầu, thách thức, cũng như cơ hội mới cho công táchuy động vốn, đặc biệt là nhu cầu hàng hóa để kích thích hoạt động mua bán,trao đổi và luân chuyển vốn trên thị trường, Từ đây, trái phiếu Chính Phủđược phát hành theo những phương thức mới là đấu thầu qua trung tâm giaodịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành Theo đó, các loại TPCP trung và dàihạn đã đủ tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Như

v ậy sự hình thành và phát triển thị trường TPCP qua các giai đoạn, đặc biệt là

từ khi hệ thống kho bạc Nhà nước ra đời đến nay, đã giải quyết một số vấn đềsau:

 Tạo nguồn tài chính quan trọng, đáp ứng nhu cầu đầu tư củaChính Phủ phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước

 Phát hành TPCP đã trở thành giải pháp có hiệu quả trong việckiềm chế lạm phát và chấm dứt phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sáchNhà nước

 Thị trường TPCP phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa thị trường chứng khoán

2.2.Thực trạng thị trường trái phiếu Chính Phủ ở Việt Nam

2.2.1 Thị trường phát hành TPCP

2.2.1.1 Khung pháp lý điều chỉnh

Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành TPCP, tráiphiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được

Trang 29

ban hành thay thế Nghị định 01/2000 trước đây cũng tạo cơ chế khuyến khíchphát hành huy động vốn qua trái phiếu.

Thông tư 21/2004/BTC ngày 24/03/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫnviệc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu Chínhquyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch tập trung

Quyết định 46/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 6/8/2006 banhành Quy chế phát hành TPCP theo lô lớn

Quyết định 2276/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu TPCP tại Trungtâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 20/6/2006 Giao dịch TPCP

sẽ được thực hiện tại các TTGDCK Kể từ ngày 20/6/2006, toàn bộ hoạt độngđấu thầu TPCP qua TTGDCK sẽ được thực hiện tại TTGDCK Hà Nội và sau

đó được niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Hà Nội

2.2.1.2 Thành viên tham gia

- Các thành viên đấu thầu: Trước khi ban hành quyết định 2276/2006/QĐ-BTC, TTGDCK Hà Nội có 36 thành viên đấu thầu và sau khi ban hànhquyết định 2276/2006/QĐ-BTC, tính đến 14/4/2008, TTGDCK Hà Nội đã có

73 thành viên đấu thầu

- Các thành viên bảo lãnh: Tính đến 30/9/2007 có 34 thành viên bảolãnh phát hành TPCP, trong đó có 16 thành viên là các ngân hàng thương mại

Trang 30

thầu không cạnh tranh lãi suất thì khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnhtranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu thông báo pháthành của đợt đó Số trái phiếu trúng thầu được niêm yết và giao dịch tại sởgiao dịch chứng khoán TP.HCM; tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ 1năm/1 lần.

TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành: Từ năm 30/6/2006, KBNN đã thực hiện 91 đợt đấu thầu TPCP qua SGCK TP.HCMvới tổng khối lượng gọi thầu là 19.800 tỷ đồng Kết quả có 74 đợt thành côngvới khối lượng TPCP trúng thầu là 10.578,7 tỷ đồng, đạt 53,43% so với khốilượng gọi thầu

2000-TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) nay là Ngân hàng Phát triểnViệt Nam phát hành: Từ năm 2002 - 30/6/2006, Quỹ HTPT đã thực hiện 60đợt đấu thầu TPCP qua TTGCK TP.HCM với tổng khối lượng gọi thầu là9.100 tỷ đồng Kết quả chỉ có 18 đợt thành công với khối lượng TPCP trúngthầu là 1.199 tỷ đồng, đạt 13,18% so với khối lượng gọi thầu

Từ 01/7/2006 SGDCK TP.HCM không tổ chức đấu thầu TPCP, nhiệm

vụ này được thực hiện thống nhất tại TTGDCK Hà Nội

+ Đấu thầu trái phiếu Chính Phủ qua TTGDCK Hà Nội:

Trong năm 2007, đơn vị thực hiện phát hành qua TTGDCK Hà Nộinhiều nhất là kho bạc Nhà nước với 31 phiên đấu thầu, tiếp đến là Ngân hàngphát triển Việt Nam với 7 phiên và quỹ đầu tư và phát triển đô thị Tp.HCMvới 6 phiên Trong năm 2007, không có phiên đấu thầu nào Trái phiếu thủ đôcủa UBND Tp Hà Nội( năm 2006 có 1 phiên )

Trang 31

n v : T ngĐơn vị: Tỷ đồng ị: Tỷ đồng ỷ đồng đồng

Số phiên KL gọi

thầu

KL trúng thầu Kho bạc Nhà

2 năm, trong bảng 3 là số liệu tổng hợp số lượng TPCP niêm yết tại TTGDCK

Hà Nội trong 2 năm 2006, 2007

Bảng 2.2: Thống kê trái phiếu niêm yết (Tại thời điểm 31/12/2006 -31/12/2007)

Tên tổ chức

phát hành

Tổng số loại TP

KL niêm yết

(nghìn trái phiếu )

Giá trị niêm yết (nghìnđồng )

Tổng số loại TP

KL niêm yết

(nghìn trái phiếu )

Giá trị niêm yết (triệuđồng)

Trang 32

( Nguồn: Báo cáo thường niên 2007- TTGDCK Hà Nội ).

( Nguồn: Báo cáo thường niên 2007- TTGDCK Hà Nội )

b- Tình hình bảo lãnh phát hành:

Song song với việc triển khai phương thức đấu thầu trái phiếu quaSGDCK Tp.HCM, Bộ Tài Chính thực hiện việc phát hành trái phiếu theophương thức bảo lãnh, với mục đích thông qua các tổ chức bảo lãnh là cáccông ty CK, NHTM, công ty TC sẽ phân phối rộng rãi trái phiếu Chính Phủđến các nhà đầu tư Hiện nay đã có 20 đơn vị được công nhận là thành viênbảo lãnh phát hành trái phiếu Chính Phủ, gồm: 14 NHTM và 6 công ty CK,TPCP được phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ, chứng chỉ tráiphiếu không ghi tên và in sẵn mệnh giá mục đích nhằm huy động nguồn vốn

Biểu đồ lãi suất và khối lượng trúng thầu Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm

Khối lượng trúng thầu Lãi suất trúng thầu

Loại TPCP

Trang 33

trung hạn và dài hạn cho NSNN Thông qua kênh phát hành này, Bộ TàiChính đã tạo ra được một khối lượng hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng đủcác yêu cầu kỹ thuật để được niêm yết và giao dịch tại SGDCK Tp.HCM

TPCP do KBNN phát hành qua bảo lãnh từ năm 2000 đến tháng 9/2007

là 115 đợt với giá trị bảo lãnh phát hành là 33.927 tỷ đồng Riêng 9 tháng đầunăm 2007, TPCP được KBNN phát hành qua bảo lãnh là 17 đợt với tổng giátrị 6.951 tỷ đồng

TPCP do Quỹ HTPT phát hành qua bảo lãnh từ năm 2002 đến 9/2007

là 218 đợt với tổng giá trị 49.859 tỷ đồng Riêng 9 tháng đầu năm 2007, sốđợt bảo lãnh phát hành là 34 đợt với tổng giá trị 23.895 tỷ đồng

Thông qua kênh bảo lãnh phát hành, kho bạc Nhà nước đã huy độngđược hàng nghìn tỷ đồng nguồn vốn dài hạn cho NSNN và cho đầu tư pháttriển TPCP phát hành qua TTGDCK đã góp phần bổ sung một lượng hànghóa lớn cho thị trường TPCP nói riêng và TTCK nói chung trong quá trìnhxây dựng và mở rộng quy mô hoạt động Thị trường bảo lãnh phát hành ngàycàng được hoàn thiện và phát triển, trở thành điểm hẹn hấp dẫn giữa nhà pháthành trái phiếu với nhà đầu tư, thông qua thị trường này kho bạc nhà nước cóthể ước lượng được cung cầu vốn trên thị trường với độ tin cậy cao, bám sátđược diễn biến của lãi suất trên thị trường vốn từ đó tham mưu cho lãnh đạo

Bộ Tài Chính trong việc lựa chọn phương án bảo lãnh phát hành, đảm bảo hàihòa lợi ích và quyền lợi giữa chủ thể phát hành và các nhà đầu tư kinh doanhchứng khoán Thông qua việc công khai minh bạch thông tin liên quan đếnphương thức bảo lãnh phát hành, TPCP đã giúp các nhà đầu tư có được nhữngthông tin cần thiết về thời điểm phát hành, khối lượng phát hành và thời gian

Trang 34

đáo hạn của TPCP để từ đó các nhà đầu tư có kế hoạch sử dụng và phân bổnguồn vốn đầu tư có hiệu quả hơn.

c- Tình hình bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước:

_ Trái phiếu bán lẻ kỳ hạn 2 năm: Qua kinh nghiệm của đợt phát hành

thí điểm trái phiếu kỳ hạn 3 năm (1994) không hiệu quả, năm 1995, Kho bạcNhà nước đã thay đổi bằng các phát hành trái phiếu chỉ với kỳ hạn 1 năm.Tuy nhiên, sau 2 năm phát hành loại trái phiếu này đã cho thấy nó không thểđáp ứng được yêu cầu về huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển Dovậy, để khắc phục nhược điểm này, tháng 6/1999 cho đến nay Kho bạc Nhànước đã chuyển hẳn sang tổ chức phát hành loại trái phiếu có thời hạn 2 năm

có ghi tên và không in trước mệnh giá, bán cho các đối tượng là người ViệtNam và người nước ngoài đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam; Các tổchức tín dụng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng; Các công ty bảo hiểm,quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam,các chi nhánh đầu tư nước ngoàitại Việt Nam;Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của Việt Nam thuộc mọithành phần kinh tế Điều này đã cho phép kho bạc Nhà nước có thể huy độngmột khối lượng vốn với thời gian hợp lý và tạo điều kiện cho việc sử dụngvốn của ngân sách Nhà nước được kéo dài Tính từ năm 2000 – 2004, kho bạcNhà nước đã huy động được 18.960 tỷ đồng với kỳ hạn 2 năm với lãi suấtnăm 2000: 8,9 - 10,5%/năm; 2001: 6.8 - 7.0%/năm; 2002: 7,1 – 7,4%.năm;

2003 – 2004: 8,2 - 8,4%/năm

Bảng 2.3: Kết quả huy động trái phiếu kho bạc bằng hình thức bán lẻ giai

đoạn 2000 - 2004Năm Lãi suất Khối lượng huy động( tỷ đồng)

Trang 35

( Nguồn kho bạc nhà nước )

_ Trái phiếu chiết khấu kho bạc kỳ hạn 5 năm: Để tiếp tục phát triển

thị trường vốn trong nước, đồng thời với mục đích tạo hàng hóa cho thịtrường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 16/4 đến ngày15/6/2001, kho bạc Nhà nước đã tiến hành phát hành thí điểm trái phiếu chiếtkhấu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 7,2 %/năm tại Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh Đây là loại trái phiếu không ghi tê, in sẵn mệnh giá, quy định thốngnhât ngày phát hành và ngày đến tới hạn thanh toán Trái phiếu này đã đượcniêm yết và giao dịch tại SGDCK Tp.HCM Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhânkhách quan và chủ quan như: giá ngoại tệ và giá bất động sản có biến độnglớn, tâm lý người dân thích đầu tư vào cổ phiếu vì lợi tức cao, cơ chế lãi suấtchưa tạoneen sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư dẫn đến giá trị huy động củađợt phát hành không được như mong muốn Trong thời gian đó, giá trị huyđộng chỉ đạt khoảng 50 tỷ đồng

_ Công trái giáo dục: Nhằm mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo,

thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền, năm 2003 quốc hội, Chính Phủ đã

có chủ trương phát hành 2000 tỷ đồng công trái giáo dục để hỗ trợ các tỉnhmiền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn thực hiện mục tiêukhông còn phòn học ba ca, phòng học tranh tre nứa lá Từ ngày 5/5/2003, toàn

Trang 36

bộ hệ thống kho bạc Nhà nước đã triển khai phát hành công trái giáo dục cũnggiống như công trái xây dựng tổ quốc đã phát hành năm 1999 Tuy nhiên, đểkhắc phục một số hạn chế của đợt phát hành trước và nhằm thu hút vốn cóhiệu quả hơn, công trái giáo dục phát hành có 2 loại: in sẵn mệnh giá vàkhông in sẵn mệnh giá Kết quả toàn đợt thu được 2.580 tỷ đồng, vượt 29%chỉ tiêu được giao.

Như vậy, Đối với kênh phát hành trực tiếp TPCP (bán lẻ) qua hệ thốngKho bạc Nhà nước, số lượng phát hành hành năm không đáng kể, chỉ khoảng2.000 tỷ đồng mỗi năm với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là 02 năm KBNN đã thựchiện kế hoạch từng bước giảm dần kênh bán lẻ qua hệ thống KBNN Từ đầunăm 2007 đến nay không thực hiện phát hành theo hình thức này

d - Trái phiếu công trình trung ương và trái phiếu công trình giaothông thủy lợi

 Trái phiếu công trình TW: bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây, theoquy định trái phiếu công trình trung ương được phát hành qua các kênh như :đấu thầu trên trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành Nhưvậy, các công trình sẽ được huy động vốn dài hạn hơn, chi phí thấp hơn.Tuy

đã có quy định mới về trái phiếu Chính Phủ và trái phiếu chính quyền địaphương cũng như trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh , những việc huy độngvốn cho các công trình đã được phê duyệt dù là của địa phương vẫn được coi

là nguồn huy động từ trái phiếu Chính Phủ Kết quả, từ năm 2000 đến hếtnăm 2004, tổng giá trị huy động được cho trái phiếu công trình để thực hiệnnốt kế hoạch đề ra đạt khoảng 300 tỷ đồng

 Trái phiếu giao thông thủy lợi: Trong 2 năm 2003 – 2004, được

sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài Chính, hệ thống kho bạc Nhà nước dã tổ chức

Trang 37

phát hành 2 đợt trái phiếu huy động vốn cho các công trình trọng điểm quốcgia thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, được pháthành qua cả 3 phương thức : bán trực tiếp ra công chúng qua hệ thống khobạc Nhà nước, đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành Việc phát hànhtrái phiếu giao thông thủy lợi có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và chính trị,được các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm phốihợp chỉ đạo và tích cực hưởng ứng nên chỉ trong thời gian ngắn đã huy độngđược khối lượng vốn khá lớn đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân vốn đầu tư.Đợt 1: từ 15/10/2003 – 15/12/2003, tổng khối lượng trái phiếu phát hành bằngđồng Việt Nam là 4.505 tỷ đồng, bằng đô la Mỹ là 33.034.000 USD Đợt 2: từ15/4/2004 – 15/6/2004, tổng khối lượng trái phiếu phát hành bằng đồng ViệtNam là 2.067 tỷ đồng, bằng đo la Mỹ là 43.665.000 USD Đây là các đợt pháthành trái phiếu công trình có quy mô lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trongviệc khẳng định quan điểm đúng đắn của Chính Phủ trong việc sử dụng tráiphiếu Chính Phủ để huy động các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển.

2.2.2 Thị trường giao dịch TPCP

2.2.2.1 Khung pháp lý điều chỉnh:

Trước tháng 11/2003, Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 củaChính Phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán là văn bản pháp quycao nhất trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó hoạt động giao dich trái phiếuđược thực hiện theo cả hai phương thức là giao dịch khớp lệnh và giao dịchthỏa thuận Đồng thời, Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 quyđịnh việc phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu qua Trung tâm Giaodịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành

Trang 38

Hiện nay hoạt động đấu thầu và giao dịch TPCP trên TTGDCK đượcđiều chỉnh bởi các văn bản pháp quy sau:

- Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về phát hành TPCP,trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phươngđược ban hành thay thế Nghị định 01 trước đây cũng tạo cơ chế khuyến khíchphát hành huy động vốn qua trái phiếu

- Thông tư 21/2004/BTC ngày 24/03/2004 của Bộ Tài Chính hướngdẫn việc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếuChính quyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch tập trung

Liên quan tới hoạt động giao dịch TPCP trên các TTGDCK bao gồmcác văn pháp pháp quy hiện hành sau:

- Luật Chứng khoán, số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính Phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;

- Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK Tp HCM và Quy chếgiao dịch chứng khoán của TTGDCK Hà Nội

- Công văn số 244/UBCK-PTTT ngày 30/7/2004 của UBCKNN đồng

ý triển khai phương thức giao dịch mới cho trái phiếu niêm yết trên TTGDCKTP.HCM, theo đó: chỉ thực hiện giao dịch thỏa thuận đối với trái phiếu vàkhông giới hạn khối lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịchcũng như đơn vị yết giá đối với trái phiếu

Trang 39

- Quyết định số 244/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ Tài Chính banhành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội;

- Quyết định số 245/QĐ-UBCK ngày 4/5/2005 của Chủ tịch UBCKNNban hành hướng dẫn quy định đăng ký, giao dịch chứng khoán và công bốthông tin bất thường của tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán tại TTGDCK

2.2.2.2 Thành viên tham gia

Về thành viên trên Sở GDCK TPHCM:

Thành viên trên hệ thống giao dịch trái phiếu của SGDCK Tp.HCM làcác công ty chứng khoán, đồng thời là các thành viên giao dịch TPCP trên SởGDCK TPHCM Hiện nay có 76 công ty chứng khoán thành viên, trong đóthành viên có số vốn điều lệ thấp nhất là 9 tỷ đồng và cao nhất là 1200 tỷ

Đối tượng tham gia giao dịch TPCP chủ yếu trong giai đoạn 2001-2002

là ngân hàng thương mại (chiếm 94% khối lượng mua vào) và công ty chứngkhoán (chiếm khoảng trên 90% khối lượng bán), các đối tượng khác như công

ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và công ty tài chính hầu như chưa tham gia vào thịtrường hơặc chỉ tham gia với tỷ trọng rất thấp

Trang 40

Từ năm 2003 đến nay, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tàichính và các đối tượng khác đã tích cực và chủ động hơn trong việc tham giagiao dịch TPCP, tuy nhiên ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán vẫn

là hai đối tượng tham gia tích cực nhất (chiếm khoảng 50% tổng khối lượnggiao dịch) Tuy tỷ trọng giao dịch của quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công tytaì chính chỉ chiếm tỷ trọng giao dịch dưới 10% nhưng đây là tín hiệu khảquan chứng tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư có tổ chức ngoài ngân hàng vàcông ty chứng khoán vào thị trường TPCP (số liệu trong bảng 2.4)

Bảng 2.4: Đối tượng giao dịch TPCPi tượng giao dịch TPCPng giao d ch TPCPị: Tỷ đồng

Đối tượng

%KLmua

% KLbán

% KLmua

% KLbán

% KLmua

% KLbán

% KLmua

% KLbán

Ngân hàng 35,49 17,68 34,05 32,67 43,47 40,33 38,63 42,58

Cty chứng

khoán 24,56 78,51 43,78 63,43 46,38 53,94 48,63 51,44Quỹ đầu tư 0,83 - 2,12 1,76 5,9 2,28 9,16 1,38

Cty bảo

hiểm 35,07 0,96 17,75 0,08 2,64 1,25 3,1 4,27

Cty tài

chính 3,98 2,77 0,39 0,82 0,5 0,52 0,32 0,16Khác 0,07 0,08 1,91 1,24 1,11 1,68 0,16 0,17

( Nguồn: Báo cáo thường niên 2007- TTGDCK Hà Nội )

Về thành viên trên TTGDCK HN:

Ngày đăng: 26/03/2013, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. TS. Đào Lê Minh- chủ biên (2002), Giáo trình “ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán ”, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Tác giả: TS. Đào Lê Minh- chủ biên
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. TS. Trần Đăng Khâm (2007), Giáo trình “ Thị trường chứng khoán phân tích cơ bản ”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán phân tích cơ bản
Tác giả: TS. Trần Đăng Khâm
Nhà XB: NXB ĐH Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
4. TS. Lê Thị Mai Linh- chủ biên(2003), Giáo trình “ phân tích và đầu tư chứng khoán”, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: phân tích và đầu tư chứng khoán
Tác giả: TS. Lê Thị Mai Linh- chủ biên
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2003
6. Website: http://www.mof.gov.vn 7. Website: http://tintuc.timnhanh.com 8. Website: http://www.tuoitre.com.vn 9. Website: http://www.thanhnien.com.vn 10.Website: http://www.saigontimes.com.vn Link
1. Chiến lược tài chính – tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, (2002), Bộ Tài Chính Khác
5. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Báo cáo thường niên 2006, 2007; Số liệu thống kê giao dịch 2006, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chính đầu tư vào TPCP - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 1.1 Các dòng vốn qua hệ thống tài chính đầu tư vào TPCP (Trang 13)
Bảng 1.1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chính đầu tư vào TPCP - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 1.1 Các dòng vốn qua hệ thống tài chính đầu tư vào TPCP (Trang 13)
Bảng 1.1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chính đầu tư vào TPCP - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 1.1 Các dòng vốn qua hệ thống tài chính đầu tư vào TPCP (Trang 13)
Bảng 2.2: Thống kê trái phiếu niêm yết (Tại thời điểm 31/12/2006 -31/12/2007) - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.2 Thống kê trái phiếu niêm yết (Tại thời điểm 31/12/2006 -31/12/2007) (Trang 31)
Bảng 2.2: Thống kê trái phiếu niêm yết  (Tại thời điểm 31/12/2006 -31/12/2007) - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.2 Thống kê trái phiếu niêm yết (Tại thời điểm 31/12/2006 -31/12/2007) (Trang 31)
c- Tình hình bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
c Tình hình bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: (Trang 34)
Bảng 2.3: Kết quả huy động trái phiếu kho bạc bằng hình thức bán lẻ giai  đoạn 2000 - 2004 - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.3 Kết quả huy động trái phiếu kho bạc bằng hình thức bán lẻ giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 34)
Bảng 2.3: Kết quả huy động trái phiếu kho bạc bằng hình thức bán lẻ giai  đoạn 2000 - 2004 - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.3 Kết quả huy động trái phiếu kho bạc bằng hình thức bán lẻ giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 34)
Bảng 2.4: Đối tượng giao dịch TPCP - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.4 Đối tượng giao dịch TPCP (Trang 40)
Bảng 2.4: Đối tượng giao dịch TPCP - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.4 Đối tượng giao dịch TPCP (Trang 40)
Bảng 2.6: So sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.6 So sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết (Trang 44)
Bảng 2.6: So sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.6 So sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết (Trang 44)
Bảng 2.6: So sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.6 So sánh giá trị trái phiếu giao dịch và giá trị TPCP niêm yết (Trang 44)
tăng trưởng mạnh (xem số liệu trong Bảng 2.7). Đến ngày 30/9/2006, tổng giá trị TPCP được giao dịch là 70.917 tỷ đồng. - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
t ăng trưởng mạnh (xem số liệu trong Bảng 2.7). Đến ngày 30/9/2006, tổng giá trị TPCP được giao dịch là 70.917 tỷ đồng (Trang 45)
Bảng 2.7: Thống kê tình hình giao dịch TPCP 2000 đến 30/6/2007 - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.7 Thống kê tình hình giao dịch TPCP 2000 đến 30/6/2007 (Trang 45)
Bảng 2.7: Thống kê tình hình giao dịch TPCP 2000 đến 30/6/2007 - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.7 Thống kê tình hình giao dịch TPCP 2000 đến 30/6/2007 (Trang 45)
Bảng 2.8: Giao dịch trái phiếu năm 2005- 2007 Phương  - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.8 Giao dịch trái phiếu năm 2005- 2007 Phương (Trang 48)
Bảng 2.8: Giao dịch trái phiếu năm 2005- 2007 - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.8 Giao dịch trái phiếu năm 2005- 2007 (Trang 48)
Bảng 2.8: Giao dịch trái phiếu năm 2005- 2007 - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.8 Giao dịch trái phiếu năm 2005- 2007 (Trang 48)
Bảng 2.9: Quy mô giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội Năm  - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.9 Quy mô giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội Năm (Trang 49)
Bảng 2.9: Quy mô giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.9 Quy mô giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội (Trang 49)
Bảng 2.9: Quy mô giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội - Phát triển thị trường trái phiếu Chính Phủ tại Việt Nam
Bảng 2.9 Quy mô giao dịch trái phiếu tại TTGDCK Hà Nội (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w