mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở việt nam từ năm 2007 tới 2013

74 2.7K 15
mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở việt nam từ năm 2007 tới 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013-2014 Tên công trình: Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2007-2013 Nhóm ngành: KD2 Hà Nội , tháng 04 năm 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế 5 1.1.1. Khái niệm chung 5 1.1.2. Các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế 6 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu 8 1.2.1. Khái niệm Xuất khẩu 8 1.2.2. Các yếu tố tác động tới xuất khẩu 10 1.3. Mối quan hệ giữa Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế 14 1.3.1. Vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế 14 1.3.2. Mối quan hệ nhân quả không rõ ràng giữa xuất khẩu hàng hóa và tăng trưởng 15 1.4. Mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ……………………………………………………………………… 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2007- 201318 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt nam từ năm 2007 tới 2013 18 2.2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007- 2013 23 2.3. Áp dụng mô hình kinh tế lượng vào mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2013 34 2.3.1. Mô hình giả thuyết 34 2.3.2. Kết quả và kiểm định mô hình 35 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TỪ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 45 3.1. Một số mục tiêu và kế hoạch đề ra cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 45 3.1.1. Một số mục tiêu đề ra cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới 45 3.1.2. Một số kế hoạch và định hướng xuất khẩu 45 3.1.3. Một số chính sách và định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 49 3.2. Một số giải pháp khai thác lợi thế trong mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 53 3.2.1. Một số giải pháp khai thác lợi thế xuất khẩu đến tăng trưởng 53 3.2.2. Khai thác lợi thế của tăng trưởng đến xuất khẩu 60 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WB World Bank Ngân hàng thế giới APEC Asia-Pacific Economuc Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương VITAS Vietnam Textile and Apparel Association Hiệp hội dệt may Việt Nam TPP Trans-Pacific Strategic Economuc Partnership Agreement Hiệp định hợp tác Kinh tế chuyến lược xuyên Thái Bình Dương FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do EU European Union Liên minh Châu Âu ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ODM Original Equipment Manufacturer Nhà sản xuất thiết bị nguyên thủy NIEs New Industrilize Countries Các nước Công nghiệp mới HSBC HongKhong and Shanghai Banking Corporation Tập đoàn Ngân hàng Thương mại Hồng Kông và Thượng Hải ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GNI Gross National Income Tổng sản phẩm quốc dân NSNN Ngân sách nhà nước KNXK Kim ngạch xuất khẩu DANH MỤC BẢNG Bảng 2.3.1: Tổng sản phẩm trong nước và tổng kim ngạch xuất khẩu 35 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP giai đoạn 2007- 2013 18 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007- 2013 23 Biểu đồ 2.3.2.1: Đồ thị phần dư theo y^ 37 Biểu đồ 2.3.2.2:. Đồ thị phần dư theo biến giải thích export 37 Biểu đồ 2.3.2.3: Đồ thị phần dư theo thời gian 40 Biểu đồ 2.3.2.4: Đồ thị phần dư theo phần dư trễ 1 giai đoạn 41 Biểu đồ 2.3.2.4: Đồ thị của nhiễu 43 Biểu đồ 2.3.2.5: Đồ thị tổng sản phẩm trong nước theo tổng kim ngạch xuất khẩu 43 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài Xuất khẩu hàng hóa có ý nghĩa quan trọng và ngày càng đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế, sự ổn định kinh tếvĩ mô và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Hàng hóa xuất khẩu có khối lượng lớn, chất lượng cao còn làm tăng vị thế kinh tế quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Với chiến lược kinh tế mở, các quốc gia đều thực thi những biện pháp tác động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhằm phát huy lợi thế quốc gia trên trường quốc tế, trong đó các biện pháp tài chính thường được vận dụng và khai thác triệt để theo chiều hướng tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Sau 5 năm là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang tiếp tục đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do với các nước lớn, môi trường thương mại đang và sẽ có nhiều cơ hội cùng những thách thức mới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng cho mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, hướng tới 100 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu tăng liên tục là một điểm sáng của nền kinh tế thì tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam bắt đầu suy giảm nhanh và liên tục từ giai đoạn cuối 2007- 2013. Để tìm được những lí giải thỏa đáng về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, cũng như đề xuất những giải pháp thực tế để phù hợp với môi trường kinh tế quốc tế mới và điều kiện kinh tế trong nước hiện nay, việc tìm hiểu chuyên sâu và nghiên cứu vấn đề “ Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2007-2013” là rất cần thiết và có ý nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều mối liên kết, không ngừng tác động qua lại lẫn nhau thì hoạt động thương mại quốc tế đóng vai trò chiến lược trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia. Trước thực tiễn đó, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết và có ý 2 nghĩa chiến lược nhằm tận dụng được các cơ hội và hạn chế các thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như: - Bài “Ngoại thương, tăng trưởng và giảm nghèo”, viện nghiên cứu và phát triển- FETP, - Th.S Nguyễn Quang Hiệp, “Thành tựu và vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế ở VIệt Nam và Lào”, tạp chí Phát triển và hội nhập UEF. Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận có liên quan đến hai vấn đề ngoại thương và tăng trưởng. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trên chủ yếu đi nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn trước khủng hoảng năm 2007, đồng thời mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các vai trò của xuất khẩu tại Việt Nam, chưa nêu được mối quan hệ cụ thể của xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong tình hình kinh tế mới khi mà ảnh hưởng suy thoái từ các nước phát triển đang bao trùm toàn cầu. Bài nghiên cứu khoa học sẽ tiếp tục kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đi trước và tập trung vào xây dựng mô hình kinh tế, lý giải sự mâu thuẫn giữa xuất khẩu và tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2007- 2013. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những kiến thức lý luận về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế bằng mô hình kinh tế lượng; tìm hiểu những vấn đề thực tiễn trong nước và quốc tế để rút ra những kết luận chung về nguyên nhân, cơ hội, thách thức, những thành công, hạn chế của mối quan hệ này. Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các chính sách quản lý của Việt Nam trong thời gian tới nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Để thực hiện mục đích nghiên cứu này, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế; - Tìm hiểu thực trạng vấn đề tại Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2013; 3 - Sử dụng mô hình kinh tế lượng để rút ra mối quan hệ về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu; - Áp dụng mô hình trên vào thực tiễn và đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu chiến lược của đất nước; - Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác lợi thế từ mối quan hệ này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa; mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế; những cơ hội và thách thức mới trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động và mối liên hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam - Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu tăng trưởng kinh tế và các hoạt động xuất khẩu hàng hóa hữu hình, không đề cập đến dịch vụ, vốn, sức lao động. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các hoạt động và tình hình phát triển kinh tế thực tiễn hàng năm trong giai đoạn từ 2007- 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp Kế thừa, tổng hợp những kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến các nội dung về xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở trong và ngoài nước. - Phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, dự báo,… - Phương pháp kinh tế lượng: Từ các số liệu thực tế nghiên cứu được xây dựng mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa hai biến là xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế để rút ra các kết luận về biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như đề xuất giải pháp cụ thể. 6. Kết cấu của đề tài 4 Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu kết cấu làm 3 chương: - Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. - Chương II: Thực trạng mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam nghiên cứu trong giai đoạn 2007- 2013. - Chương III: Một số giải pháp nhằm khai thác những tác động tích cực của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế và từ tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế 1.1.1. Khái niệm chung Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trng một thời kì (thường là năm) nhất định so với kì gốc (năm gốc). Sự gia tăng đó được thể hiện cả ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng tuyệt đối, trong khi đó tốc độ tăng trưởng thể hiện sự so sánh tương đối giữa các thời kì (năm). Có thể sử dụng các thước đo sau để phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP- Gross domestic product) là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia trong từng thời kì nhất định (thường tính cho 1 năm). Về nguyên tắc, Tổng sản phẩm trong nước được tính theo 3 phương pháp: Phương pháp sản xuất (còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng).Theo phương pháp này, GDP được xác định bằng cách tổng hợp giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp (hoặc ngành) cộng với thuế nhập khảu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. Phương pháp thu nhập ( từ thu nhập tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa chứ khong phải là giá trị của bản thân hàng hóa) Phương pháp chi tiêu về sản phẩm dịch vụ cuối cùng GDP = C + I + G + (X-M) Trong đó: C là khoản chi tiêu của cá hộ gia đình về hàng hóa dịch vụ I là tổn đấu tư của khu vực tư nhân (không tính các khoản đầu tư tài chính nuwh cổ phiếu, trái phiều, tiền gửi tiết kiệm) [...]... nghệ và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác 1.4 Mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Từ mối liên quan giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu của nhóm sẽ đưa ra cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tếthông qua mô hình kin tế lượng và sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để từ đó tìm hiểu sâu hơn về sự ảnh hưởng... hưởng của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế và sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào xuất khẩu Thông qua sự thành lập được mô hình kinh tế lượng, nhóm nghiên cứu sẽ kiểm định độ chính xác và phù hợp của mô hình để từ đó đưa ra sự nhận xét về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng một cách chính xác nhất 18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM NGHIÊN... trưởng xuất khẩu vào 1% tăng trưởng GDP Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng tăng xuất khẩu là một trong những yếu tố chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế (tức là giả thiết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu) Lý thuyết này dựa vào tiền đề cho rằng tăng xuất khẩu có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thông qua một số kênh Thứ nhất, ngành xuất khẩu có thể ảnh hưởng tới các ngành phi xuất khẩu thông... sách kinh tế vĩ mô hay nền chính trị ổn định, tham nhũng giảm,… Tóm lại, để đánh giá tác động của ngoại thương vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân người ta sử dụng mối quan hệ tương quan giữa kim ngạch xuất khẩu với GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu so với GDP và tương quan xuất khẩu so với nhập khẩu Ngoài ra ảnh hưởng đó còn được tính toán bởi chí tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu và tăng trưởng xuất. .. giới, chỉ trên cơ sở nắm vững các nhân tố của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp mới đề ra mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn Trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh đều phải xác định đối tác và những lực lượng nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 14 1.3 Mối quan hệ giữa Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã được phân tích... GIAI ĐOẠN 2007- 2013 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt nam từ năm 2007 tới 2013 Tổng quan tình hình tăng trưởng kinh tế từ 2007- 2013 Tình hình kinh tế nước ta đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu mới nhưng đồng thời cũng phát sinh và bộc lộ rõ hơn những mặt hạn chế và bất cập, có thể khái quát bằng một số chỉ tiêu thống kê định lượng dưới đây Kinh tế liên tục tăng trưởng với... ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng lên 2,7 lần trong vòng 7 năm qua, trung bình tăng 27% /năm Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007- 2013 Đơn vị: Tỷ USD KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 132.2 140 114.6 120 96.3 100 80 60 62.7 48.57 71.6 56.6 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 40 20 0 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Việc gia nhập WTO đã giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ 48,6... hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển và mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại cố gắng lượng hóa sự đống góp của các yếu tố sản xuất vafoq úa trình tăng trưởng kinh tế Từ các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, về lý thuyết cũng như thực tiễn, người ta luôn nghiên cứu tìm ra mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử Ở giai đoạn đầu của sự phát triển mô hình tăng. .. sản xuất của xã hội về hàng hóa theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí thấp nhất 1.3.2 Mối quan hệ nhân quả không rõ ràng giữa xuất khẩu hàng hóa và tăng 16 trưởng Qua nghiên cứu một số tài liệu, mối quan hệ giữa xuất khẩu hàng hóa và tăng trưởng của một quốc gia bao gồm những giả thuyết sau: Giả thuyết 1: Tăng xuất khẩu tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. .. giảm từ 10,7% xuống còn 8% Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2008 theo giá so sánh tăng thấp so với năm 2007, chỉ ở mức 5,6% So với GDP, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ bằng 69,5% và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bằng 84% Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam hiện đang là nền kinh tế có độ mở lớn và tốc độ mở nhanh, do đó dễ bị ảnh hưởng từ những biến động của thị trường thế giới Bước vào năm 2009, nền kinh . TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2007- 20131 8 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt nam từ năm 2007 tới 2013 18 2.2. Thực trạng xuất khẩu. tăng trưởng kinh tế 14 1.3.2. Mối quan hệ nhân quả không rõ ràng giữa xuất khẩu hàng hóa và tăng trưởng 15 1.4. Mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ………………………………………………………………………. lý luận cơ bản về xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. - Chương II: Thực trạng mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam nghiên cứu trong giai đoạn 2007- 2013. - Chương III:

Ngày đăng: 09/10/2014, 07:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan