Dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricarđô (1772-1823) nhà kinh tế học người Anh.Lý thuyết này cho rằng trong trao đổi quốc tế thì hai bên đều có lợi. Tư tưởng lợi thế so sánh đã trở thành quy luật kinh tế nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng được áp dụng cho đến ngày nay.
Tại Việt Nam, khi đánh giá các nguồn lực sản xuất có lợi thế so sánh để phát triển kinh tế đối ngoại, người ta thường đề cập đến 3 nguồn lực cơ bản: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý thuận lợi của đất nước.
a. Nguồn nhân lực :
Tính đến năm 2013 dân số nước ta hơn 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới, đứng thứ 3 về quy mô dân số ở các nước Đông Nam Á, trong đó có khoảng 50% là lực lượng lao động. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu người, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến 01/01/2014 là 47,49 triệu người. Trung bình mỗi năm có khoảng trên 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động.
Giá lao động của người Việt Nam khá rẻ. Trong một báo cáo năm 2012 của Werner International, một đơn vị chuyên tư vấn trong ngành dệt may toàn cầu, Việt Nam vẫn là một trong những nước có chi phí nhân công dệt may rẻ nhất thế giới (khoảng 0,6 đô la Mỹ/giờ công) ngang với Pakistan. Trong khi đó, chi phí này trung bình ở một số nước phát triển ở châu Âu là khoảng 30 đô la Mỹ/giờ, các nước Đông Âu là khoảng hơn 6 đô la Mỹ/giờ, Hàn Quốc là trên 8 đô la Mỹ/giờ, Ấn Độ và Indonesia là khoảng trên 1,5 đô la
Mỹ/giờ. Chi phí nhân công dệt may của Việt Nam có lẽ chỉ cao hơn các quốc gia cũng bắt đầu tham gia vào may gia công là Bangladesh và Campuchia… Điều đó tạo ra lợi thế cho Việt Nam khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật hiện đại và ứng dụng nó, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Song, tỷ lệ tăng dân số cao tạo ra lực lượng lao động lớn, một mặt gây sức ép với nền kinh tế, mặt khác tạo ra thị trường lao động cung lớn hơn cầu. Người Việt Nam hạn chế về thể lực, trình độ kỹ thuật, kỷ luật, quản lý, kinh nghiệm sản xuất và lại mang nặng tâm lý của người lao động sản xuất nhỏ. Đây chính là hạn chế về chất lượng của người lao động Việt Nam.
Như vậy, một quốc gia có dân số đông, lực lượng lao động nhiều chưa hẳn là một quốc gia mạnh, thực tế các quốc gia trong khu vực có dân số lớn hơn nước ta nhiều nhưng cũng chỉ là những quốc gia đang phát triển: Trung Quốc, Indonesia, Â'n Độ... Một quốc gia mạnh trong phát triển kinh tế phải thể hiện được tốc độ phát triển của nó, sự năng động để vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ nhằm đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế xã hội, sự nhanh nhạy nắm bắt thời cơ phát triển. Kết quả nghiên cứu các nền kinh tế công nghiệp mới NIEs và ASEAN cho thấy nhân tố đầu tiên quyết định thành công trong phát triển kinh tế là tư chất của con người, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý, sự lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế, những giải pháp có tính khả thi phù hợp điều kiện dân tộc, thời đại để khơi dậy sức mạnh của dân tộc, khai thác tiềm năng của đất nước, đặc biệt là phát huy nguồn lực có lợi thế so sánh của đất nước để tham gia vào thị trường của khu vực và thế giới. Với lực lượng lao động lớn ở nước ta khi tham gia vào phân công lao động khu vực và quốc tế ta sẽ có một nguồn lực quan trọng, một điều kiện thuận lợi, một lợi thế cần thiết. Song yếu tố quyết định là tính trí tuệ của lao động. Với truyền thống lao động, học tập trải qua những thử thách của lịch sử dân tộc, nguồn lực lao động của người Việt Nam sẽ được nhân lên mạnh gấp nhiều lần khi lao động đó chứa đựng trí tuệ, tầm cao của thời đại. Vì thế, chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo cho toàn xã hội, bồi dưỡng văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động là nuôi dưỡng và phát huy nguồn lực với đầy đủ tính chất ưu thế của nó. Nếu biết
đầu tư và đầu tư đúng nguồn lao động sẽ không bị cạn kiệt khi khai thác mà ngược lại càng khai thác càng phát triển. Chỉ có chăm lo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nước ta mới vừa có lợi thế về số lượng vừa đạt cả chất lượng khi mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b. Nguồn tài nguyên thiên nhiên :
Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đa dạng và phong phú bao gồm đất đai, rừng biển, nguồn nước, khoáng sản đủ loại, khí hậu (sức gió, ánh nắng, lượng mưa để có thể hình thành năng lượng tự nhiên) và tài nguyên du lịch. Có thể nói rằng với một nguồn tài nguyên như thế đất nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát huy lợi thế của mình so với một số nước NIEs, Đông Á (những nước có thị trường xuất nhập khẩu lớn ở nước ta).Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện ưu đãi của tự nhiên, nhiều quốc gia trở nên khá hơn nhờ những thuận lợi đó, trong đó có VIệt Nam.Vì thế, khi mở cửa giao lưu kinh tế với bên ngoài, hầu như các quốc gia này chủ yếu đẩy mạnh khai thác tài nguyên sẵn có của đất nước. Ngày nay sự phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão, những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ từ thập kỷ 80 đến nay cho phép con người sử dụng tài nguyên chất xám, những thành tựu của trí tuệ từng bước thay thế tài nguyên hiện có. Ví dụ : thay thế xăng dầu bằng rượu etylic sản xuất bằng công nghệ lên men từ nguồn nguyên liệu đường mía, bột sắn hoặc lên men mêtan các phế thải làm nhiên liệu v.v... Từ đây xuất hiện một số quan điểm cho rằng nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế "bẩn" (sử dụng tài nguyên) sang kinh tế "sạch" (sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật) ở thế kỷ 21. Do vậy, các lợi thế về tài nguyên của các quốc gia cũng cần được đánh giá đúng mức. ở Việt Nam cũng như thế giới, tài nguyên từ lòng đất không phải là nguồn ưu thế vĩnh cửu mà đang mất dần lợi thế so sánh.
Đánh giá các nguồn lực còn giúp Việt Nam có kế hoạch khai thác và tái tạo hợp lý nhiều nguồn tài nguyên (biển, rừng, khí hậu...) mà hiện nay chúng ta chưa đủ khả năng khai thác để phục vụ phát triển kinh tế, có nghĩa là những nguồn lực sản xuất nguyên nhiên liệu có lợi thế so sánh nhưng chưa được sử dụng hoặc khi đủ điều kiện sử dụng thì lợi thế so sánh mất dần hoặc không còn lợi thế nữa. Vì vậy, cần vận dụng nhập khẩu những nguồn lực không có lợi thế so sánh ở trong nước như vốn, kỹ thuật, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý... để khai thác xuất khẩu những nguồn lực có lợi thế so sánh như đã nêu trên. Có những nguồn lực mà chỉ cần đầu tư trong thời gian ngắn đã mang lại hiệu quả ngay : khai thác rừng biển... là những nguồn lực nằm trong xu hướng đang phát triển hiện nay. Song cũng có những nguồn lực đòi hỏi phải đầu tư lâu dài mới đem lại hiệu quả: tái tạo rừng, nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác năng lượng thiên nhiên... là những lĩnh vực cần có quan niệm mới trong việc đầu tư nuôi dưỡng tạo nguồn lực để sử dụng lâu dài.
c. Vị trí địa lý :
Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, có chiều dài tiếp giáp với biển Đông, nhìn ra Thái Bình Dương, có tuyến đường giao thông hàng hải, hàng không từ Đông sang Tây với những vịnh, cảng quan trọng. Đường bộ, đường sông đã nối 3 nước Đông Dương thành thế chiến lược kinh tế, quân sự thuận lợi.Điều này tạo khả năng cho Việt Nam phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau trong hoạt động dịch vụ. Nhất là nước ta lại nằm trong khu vực phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP từ 7-9%/năm trong vài ba thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta chưa khai thác lợi thế về vị trí thuận lợi của đất nước được bao nhiêu.Một trong những nguyên nhân là vấn đề đánh giá lợi thế này. Vị trí địa lý của một đất nước có thuận lợi hay không chưa phải là yếu tố quyết định để đất nước đó phát triển. Nhưng nó là điều kiện tiền đề quan trọng, đặc biệt là khi đất nước mở cửa giao lưu với bên ngoài. Tiền đề này giải quyết những nghịch lý ở những đất nước đang phát triển là: đất nước còn khó khăn, chi phí vận chuyển lớn, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giảm được chi phí vận chuyển; khai thác hoạt động dịch vụ giải quyết được hàng triệu công ăn việc làm, thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh, kích thích đầu tư mở rộng sản xuất. Một trong những nguyên nhân để những quốc gia, đảo và bán đảo trong khu vực (Singapore, Malaisia, Hồng Kông...) đạt được mức tăng trưởng cao, là biết khai thác vị trí địa lý thuận lợi của mình.
Từ việc đánh giá các nguồn lực trên để đưa ra các hướng giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩucủa Việt Nam.
Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có (tĩnh) sang lợi thế cạnh tranh “động” không những là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mà còn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường. Nhờ đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới có những biến động bất lợi. Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị tài nguyên được khai thác.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
- Đối với nhóm hàng nguyên liệu và khoáng sản: Giảm khối lượng xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị nhóm hàng nhiên liệu và khai khoáng.
- Nhóm hàng nông lâm, thủy sản: Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; hướng mạnh vào phát triển sản phẩm sạch, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và vượt được rào cản thương mại mới ngày càng tinh vi của các nước nhập khẩu.
- Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo và thủ công mỹ nghệ: Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu đa dạng, nguồn lao động dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tỷ lệ giá trị trong nước và giá trị gia tăng cao để phục vụ xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, củng cố và mở rộng vững chắc thị phần của hàng Việt Nam tại thị trường EU, Bắc Mỹ; tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu tại Liên bang Nga và Đông Âu, Mỹ La Tinh, Tây Á, Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, tiếp tục coi thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Indonesia…) là thị trường xuất khẩu trọng điểm trong 10 năm tới. Xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ này, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý và nhiều nét tương đồng về văn
hóa. Điều này sẽ mang lại một số thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời vẫn bảo đảm duy trì thị trường trong nước.
Thứ tư, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, dệt may khi tham gia xuất khẩu vẫn bị xếp vào nhóm hàng gia công, sơ chế hoặc nghiên liệu thô, tức là giá trị thấp, nên mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn, nhưng giá trị gia tăng không nhiều, dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao. Trong khi đó, không ít mặt hàng xuất khẩu thô từ Việt Nam đưa các hãng phân phối lớn tiếp tục đóng gói, nhập khẩu lại thị trường Việt Nam với thương hiệu ngoại. Bởi vậy, để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà nước nên tập trung cho việc cung cấp thông tin và thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu đối với những mặt hàng Việt Nam đã xuất khẩu và được thị trường thế giới chấp nhận, như: gạo, cà phê, thủ công mỹ nghệ…; từng bước thiết lập hệ thống phân phối tại các nước và khu vực trên thế giới để mang lại giá trị xuất khẩu cao.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu khoa học này, bài nghiên cứu đã chỉ ra rõ nét hơn thưc trạng của hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, từ đó chỉ ra mối quan hệ không thể tách rời giữa hoạt động xuất khẩu và sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Trong giai đoạn 2007-2013, hoạt động xuất khẩu đã góp nhần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế trong nước kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu đã góp phần đáng kể trong quá trình tăng trưởng kinh tế trong nước, tăng cường giao lưu hợp tác với thị trường quốc tế. Xuất khẩu luôn là động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Nhờ việc sử dụng mô hình kinh tế lượng, nhóm đã cho thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động của xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, xác định được sự ảnh hưởng trực tiếp và theo hướng tích cực của hoạt động xuất khẩu đến sự tăng trưởng kinh tế. Qua đó, ta thấy được tốc độ gia tăng xuất khẩu và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động theo một tỉ lệ nhất định.
Bên những tác động tích cực của hoạt động xuất khẩu đến nền kinh tế còn có những mặt hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.Hoạt động xuất khẩu của nước ta tuy có sự tăng trưởng về số lượng nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi bên ngoài khi chưa có những chuyển biến mạnh về chất. Nắm rõ được những tác động và điểm yếu này, chính phủ và nhà nước nên đề ra được những mục tiêu, quyết định và chính sách phù hợp với sản xuất kinh doanh xuất khẩu, tận dụng những lợi thế của xuất khẩu để biến hoạt động xuất khẩu thành một công cụ kinh tế đắc lực vừa đem lại lợi nhuận vừa đẩy mạnh sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việc tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế và đẩy mạnh xúc tiến thương mại đem lại cho Việt Nam một vị thế trên thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. ThS.Phan Thế Công, “Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27, năm 2011, Tr 265‐275.
2. Pgs.Ts. Phạm Duy Liên, Giáo trình giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống kê. 3. TS. Đặng Quốc Tuấn, Luận án Tiến sĩ “ Tác động của thương mại quốc tế đối với
phát triển kinh tế Việt Nam”, Viện Chiến lược phát triển, 2010.
4. Hồ Thiên Hương, Ảnh hưởng của các gói kích cầu của chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Đại học Ngoại thương, 2010
5. Mai Thị Thủy, Ảnh hưởng của các gói kích cầu của chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây tới hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, Đại học Ngoại thương, 2012.
6. Vũ Thị Thu Thủy, Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt nam giai đoạn 2009-2010,
Đại học Ngoại thương, 2009.
7. Nguyễn Thuỷ Nguyên, WTO - thuận lợi và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, 2006.
8. Ngô Thị Ngọc Bích, Chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Hồng Kông và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Đại học Ngoại thương, 2012.
9. Lê Minh Ngọc, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp, Đại học Ngoại thương, 2007.
10. Lê Thị Ngọc Bích, Vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế Việt nam giai