Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục trong giai đoạn 2007-2013. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng lên 2,7 lần trong vòng 7 năm qua, trung bình tăng 27%/năm.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007- 2013
Đơn vị: Tỷ USD
Việc gia nhập WTO đã giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ 48,6 tỷ USD năm 2007 lên đến 62,7 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên lạm phát cao năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ giữa năm đã có tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của Việt Nam. Hệ quả năm 2009, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng âm (-8,9%). Mặc dù vậy, đến năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự báo và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhịp tăng trung bình 15,1% của giai đoạn trước khi gia
48.57 62.7 56.6 71.6 96.3 114.6 132.2 0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
nhập WTO cũng như cao hơn mục tiêu 15% đề ra trong Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong thời kỳ này. Đến năm 2011 xuất khẩu của Việt Nam đã đạt con số ấn tượng là 96,9 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2007- 2011 (34%), đưa kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần kể từ khi gia nhập WTO (năm 2007).
Cụ thể: - Năm 2007
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,6 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng). Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Ôx-trây-li-a, I-rắc.
- Năm 2008
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7% kế hoạch năm. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Xuất khẩu dầu thô ước tính đạt 13,9 triệu tấn, tương đương 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 23,1% về
kim ngạch so với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng giữa năm. Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% s
So với năm 2007; trong đó Hoa Kỳ vẫn là bạn hàng lớn nhất về hàng dệt may với 5,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2007; tiếp đến là EU 1,7 tỷ USD, tăng 13,8%; Nhật Bản 810 triệu USD, tăng 15,9%.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2008 ước tính đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước, trong đó hai thị trường EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép. Thủy sản ước tính đạt 4,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2007. Thị trường EU vẫn là thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2007; tiếp theo là Nhật Bản đạt 850 triệu USD, tăng 12,8%; Hoa Kỳ 760 triệu USD, tăng 4,3%; Hàn Quốc 310 triệu USD, tăng 12,7%. Xuất khẩu gạo năm 2008 ước tính đạt 4,7 triệu tấn, đạt 2,9 tỷ USD, tuy chỉ tăng 3,6% về lượng nhưng tăng 94,8% về kim ngạch so với năm trước, do có mức tăng kỷ lục về giá xuất khẩu trong năm qua.
Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền
thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện.
- Năm 2009
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch (kế hoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội).
Do sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước, chủ yếu do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD. Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 7,1% so với quý IV năm 2008.
Nhờ xuất khẩu quý IV tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 5,1%, đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng hoá cả năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,9 tỷ USD, giảm 13,5%, đóng góp 76,5%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,2% so với năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm trước; dầu thô 6,2 tỷ USD (giảm 2,4% về lượng và giảm tới 40% về kim ngạch), chiếm tới 68% mức giảm chung của tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm; thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; giày dép đạt 4 tỷ USD, giảm 15,8%; gạo đạt 2,7 tỷ USD (tăng 25,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD,
giảm 9,9%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD (tăng 10,2% về lượng và giảm 19% về kim ngạch); than đá đạt 1,3 tỷ USD (tăng 29,9% về lượng và giảm 4,5% về kim ngạch).
Thị trường xuất khẩu một số hàng hoá chủ yếu năm 2009 như sau: Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2008; tiếp theo là EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 3,1%; Nhật Bản 930 triệu USD, tăng 12%. Thị trường chính của dầu thô vẫn là Ôx-trây-li-a với 1,5 tỷ USD, giảm 55%; Xin-ga-po 1 tỷ USD, giảm 37%; Ma-lai-xi-a 780 triệu USD, giảm 8%; Mỹ 430 triêụ USD, giảm 57%; Trung Quốc 420 triệu USD, giảm 30%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các đối tác chính trong năm 2009 đều giảm, trong đó EU đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,7 %; Mỹ 710 triệu USD, giảm 3,9%; Nhật Bản 760 triệu USD, giảm 8,4%. Sản phẩm giày, dép xuất khẩu sang EU năm 2009 ước tính đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23,2%; Mỹ 1 tỷ USD, giảm 2%; Nhật Bản 120 triệu USD, giảm 10,5%.
Trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hoá của nước ta đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: Thị trường Mỹ ước tính đạt 11,2 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2008; EU 9,3 tỷ USD, giảm 14,4%; ASEAN 8,5 tỷ USD, giảm 16,4%; Nhật Bản 6,2 tỷ USD, giảm 27,7%; Trung Quốc 4,8 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn Quốc 2,5 tỷ USD, tăng 15%; Ôx-trây-li-a 2,2 tỷ USD, giảm 48% (chủ yếu do giá dầu thô giảm). Đáng chú ý là thị trường châu Phi tuy kim ngạch ước tính mới đạt 1,1 tỷ USD nhưng đã phát triển nhanh, gấp 8 lần năm 2008.
- Năm 2010
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và vượt 18% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009.
Trong năm 2010, có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD(Năm 2009 có 12 mặt hàng), trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao so với năm 2009 như: Hàng dệt may đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2%; giày dép đạt 5,1
tỷ USD, tăng 24,9%; thủy sản 4,9 tỷ USD, tăng 16,5%; hàng điện tử máy tính 3,6 tỷ USD, tăng 28,8%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,4 tỷ USD, tăng 31,2%; gạo đạt 3,2 tỷ USD, tăng 20,6; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 3 tỷ USD, tăng 48%; cao su 2,4 tỷ USD, tăng 93,7%.
Nhìn chung xuất khẩu hàng hóa năm 2010 có nhiều thuận lợi do đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, trong đó giá sắn và sản phẩm sắn tăng 90,7%; cao su tăng 81%; hạt tiêu tăng 39,7%; hạt điều tăng 22,4%; than đá tăng 52,9%; dầu thô tăng 33,7%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 64,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2009.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với năm trước, trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 4,6% xuống 4%.
Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: Hàng dệt may đạt 5,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD; giày dép 1,3 tỷ USD; thủy sản 864 triệu USD. Tiếp đến là EU đạt 10 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 15,9% với kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 2 tỷ USD; hàng dệt may 1,64 tỷ USD; thủy sản 1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 594 triệu USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 13% và tăng 19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu 653 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và tăng 48,6%.
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 7460 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2009, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4450 triệu USD, tăng 45,9%; dịch vụ vận tải 2306 triệu USD, tăng 11,8%
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 8879 triệu USD, tăng 19% so với năm 2010, trong đó dịch vụ du lịch đạt 5620 triệu USD, tăng 26,3%; dịch vụ vận tải 2505 triệu USD, tăng 8,7%.
- Năm 2011
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 47,2 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm trước.
Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USDlà: Dệt may 14 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2010; dầu thô 7,2 tỷ USD, tăng 45,9%; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỷ USD, tăng 27,3%; thủy sản 6,1 tỷ USD, tăng 21,7%; điện tử máy tính 4,2 tỷ USD, tăng 16,9% ; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,1 tỷ USD, tăng 34,5%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,9 tỷ USD, tăng 13,7%; gạo 3,6 tỷ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỷ USD, tăng 35%; cà phê 2,7 tỷ USD, tăng 48,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng 2,4 tỷ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1 tỷ USD, tăng 53,6%.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh chủ yếu do đơn giá của nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng, trong đó giá hạt tiêu tăng 65%; giá hạt điều tăng 42%; giá cà phê tăng 44%; giá cao su tăng 29%; giá gạo tăng 9%, giá sắn và sản phẩm của sắn tăng 9%; giá than đá tăng 15,6%, giá dầu thô tăng 40,8%, giá xăng dầu tăng 36%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 tăng 11,4% so với năm trước.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 có một số thay đổi so với năm 2010: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 35,2%, tăng 4 điểm phần trăm, là nhóm hàng đóng góp vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất với mức 47,5%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 40,6%, giảm 2 điểm phần trăm so với năm trước; tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm nhẹ từ 22,5% năm 2010 xuống
21,9% năm 2011; vàng và các sản phẩm vàng chiếm 2,3%, giảm so với 3,8% của năm 2010.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường có kim ngạch cao nhất trong năm 2011 với 16,7 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của nước ta và tăng 17,5% so với năm 2010; thị trường EU đạt 16,5 tỷ USD, chiếm 17,2% và tăng 45,4%; thị trường ASEAN đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 14,1% và tăng 31,5%; Nhật Bản đạt 10,6 tỷ USD, chiếm 11,1% và tăng 37,8%; Trung Quốc đạt 10,8 tỷ USD, chiếm 11,2% và tăng 47,6%.
- Năm 2012
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ