Một số giải pháp khai thác lợithế xuấtkhẩu đến tăngtrưởng

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở việt nam từ năm 2007 tới 2013 (Trang 58 - 65)

Lợi thế đầu tiên và rõ ràng là thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang phục hồi và phát triển. Khi nền kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu và thị trường tiềm năng Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu ở những thị trường đó gia tăng tạo nên nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức của VND so với USD theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Sự hồi phục kinh tế ở mức độ vừa phải tại các nước phát triển đã làm cho nhu cầu hàng hóa Việt Nam từ các thị trường này có thể tăng. Đặc biệt, việc Việt Nam tích cực tham gia đàm phán và gia nhập TPP sẽ tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước có tham gia Hiệp định này bởi hàng Việt Nam sẽ có lợi thế so với hàng các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan,… khi chịu mức thuế suất thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer và Fan Zhai vào cuối năm 2012, thì việc gia nhập TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng 46 tỉ USD, tức khoảng 13,6%. Khi TPP được ký kết, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỉ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỉ USD nếu Nhật Bản tham gia TPP.

Bên cạnh đó, trong số 12 đối tác đang đàm phán với Việt Nam, hiện có 8 đối tác có quan hệ thương mại tự do với nước ta; 4 đối tác còn lại (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru), chưa thiết lập quan hệ thương mại tự do nên cơ hội chủ yếu của Việt Nam sẽ mở rộng ở 4 thị trường này. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) kỳ vọng, TPP sẽ mang về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD vào năm 2020 và cán mức 55 tỷ USD vào năm 2030.

Ba lĩnh vực mà Việt Nam có thể tận dụng lợi thế khi tham gia TPP để tập trung phát triển nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới là:

* Nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (gồm nông sản, dệt may, da giầy và đồ gỗ nội thất) sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi khi Việt Nam tham gia vào TPP. Cụ thể, các thành viên TPP có thể tham gia vào việc tư vấn, chuyển giao công nghệ và bán máy móc, nguyên liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực này. Đồng thời, các nước cũng có thể đầu tư trực tiếp phát triển công nghệ phụ trợ, chế biến để phân phối các mặt hàng này ra thế giới.

* Lĩnh vực cơ sở hạ tầng, vì đây là nền tảng để hàng hóa của các nước thành viên được luân chuyển trong khu vực. Đặc biệt, tiềm năng của lĩnh vực này được nhân lên khi Việt Nam có vị trí địa lý gắn với Lào và Campuchia, cùng với những thỏa thuận về phát triển vận tải và phân phối của cả ba nước Đông Dương. Từ đây, hệ thống giao thông có thể được mở rộng ra cả các nước cận biển khác như Thái Lan, Myanmar.

* Cơ hội đầu tư vào ASEAN, với quy mô 600 triệu dân và GDP đạt 1.800 tỷ USD, thì ASEAN là khu vực có tiềm năng phát triển về tiêu dùng và đầu tư tương đối lớn. Các nước trong TPP cũng nhìn thấy việc đầu tư vào Việt Nam như một cơ hội để phát triển ra toàn khu vực ASEAN.

Nhu cầu thế giới sau khủng hoảng đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản,Việt Nam đã gia tăng trong năm 2013. Cùng với đó, với những nỗ lực vượt qua khủng hoảng cùng lúc với việc khai thác lợi thế gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam. Ví dụ: hàng xuất khẩu Việt Nam giờ cũng đã tràn ngập thị trường Cam-pu-chia và Lào, cũng như hàng Việt Nam đã xâm nhập mạnh vào các chuỗi cửa hàng bán lẻ Target, JC Penney ở Mỹ.

Môi trường chính trị xã hội ổn định, những thành công trong chính sách xóa đóigiảm nghèo cũng như trong các chính sách kinh tế vượt qua khủng hoảng đã nângcao uy tín và vai trò của Việt Nam trên thế giới.Điều đó cộng với sự đóng góp tích cực hơn của Việt Nam trên thế giới cũng tạo nên những thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam qua các thị trường mới.Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các thể chế, tổ chức như ASEAN, APEC, WTO cũng đã khẳng định một vị thế mới cho nền kinh tế Việt

Nam.Việt Nam không còn là một nước chỉ nhận viện trợ mà đã có khả năng như viện trợ nhân đạo cho các nước khác, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Những điển hình về thực trạng kinh tế của Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa, các tạp chí nghiên cứu về kinh tế cũng thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đối với nền kinh tếViệt Nam, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới.

Vị trí địa lý của Việt Nam cũng tạo ra một lợi thế cho các sản phẩm Việt Nam.Là một nước trung tâm ASEAN, lại nằm bên cạnh một thị trường rộng lớn Trung Quốc, lợi thế địa lý này cần được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chú trọng.Trong 5 năm sắp đến, cùng với thu nhập quốc dân của Trung Quốc tăng rõ rệt, việc giảm thuế xuất khẩu vào TQ theo hiệp định thương mại Trung Quốc-ASEAN và giá trị đồng nhân dân tệ được dự báo tăng sẽ đóng góp không nhỏ vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vị trí trung tâm của ASEAN cũng giúp các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có một thị trường thế giới gần gũi và quen thuộc. Không những thế, các nước ASEAN xung quanh cũng có thể là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đã tạo dựng một chỗ đứng riêng trên thị trường thế giới như nông sản, thủy sản, giày da, may mặc,…

Sau một thời gian gia nhập các thể chế thương mại quốc tế như APEC, WTO, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đã được cải thiện, nâng cấp, đặc biệt tập trung cho các ngành xuất khẩu. Sự thiếu hụt lao động phổ thong phải chăng cũng là 1 cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng gia tăng những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao hơn, dẫn đến việc sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị hơn.

Đánh giá về triển vọng xuất khẩu của Việt Nam năm 2014, Ngân hàng HSBC dự báo những điểm sáng chính yếu của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ vẫn là các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu. Với các điều kiện toàn cầu đang được cải thiện và những hiệp định thương mại đang trong quá trình đàm phán, các công ty chuyên xuất khẩu sẽ có một năm tăng trưởng mạnh nữa.

HSBC còn cho rằng, với việc tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, Việt Nam được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều từ nhu cầu các nước phương Tây được cải thiện. HSBC kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 20% trong năm 2014 từ mức tăng 15,4% trong năm 2013. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng GDP đạt mức 5,6% trong năm 2014 từ mức 5,4% trong năm 2013.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định: Dự báo trong năm 2014, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được Bộ Công Thương tích cực đàm phán, ký kết sẽ góp phần mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam (như các Hiệp định: TPP; Việt Nam – EU; FTA Việt Nam - Hàn Quốc và FTA Việt Nam và Liên minh Thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan).

Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2014, cùng với việc chuẩn bị hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các Hiệp định thương mại tự do với EU, với liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan và với các đối tác lớn khác, sẽ mở ra những thuận lợi và cơ hội phát triển mới. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang biến chuyển tích cực hơn khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam gia tăng, hứa hẹn một năm nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thời gian tới, ngành công thương đã đề ra nhiều giải pháp mang tính chất đột phá, như phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo có công nghệ trung bình và công nghệ cao, phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới và định hướng chiến lược xuất khẩu với lợi thế của Việt Nam. Bộ Công Thương không khuyến khích và có lộ trình phù hợp hạn chế đầu tư sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp hoặc lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Về giải pháp thức đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu; Tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; Tăng cường kinh phí thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2014 theo hướng chú trọng mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển, các thị trường tiềm năng và thị trường mới nổi.

Việc đẩy mạnh hoạt động đàm phán các FTA cũng sẽ được tăng cường chú trọng, đồng thời tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu hơn của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. Chú trọng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ…

Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam vẫn liên tục tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, nhưng hoạt động thương mại của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do cơ sở hạ tầng, các dịch vụ logistics (vận chuyển, dịch vụ giao nhận, lưu kho…), chuỗi cung ứng… còn yếu kém, khiến cho năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế chưa cao. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam” do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 4/10/2013, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiều cản trở Theo báo cáo tại hội thảo, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 34% trong năm 2011, 18% năm 2012 và 20% trong quý đầu của năm 2013. Tuy nhiên, Việt Nam chưa đạt được thành công trong việc đa dạng hóa các sản phẩm cũng như tạo giá trị gia tăng cao cho hàng hóa xuất khẩu. Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và ký các thỏa thuận thương mại tự do với nhiều đối tác thương mại, qua đó giảm được thuế và các rào cản thương mại giúp cho xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, doanh nghiệp không thể khai thác được cơ hội từ tự do hóa thương mại khi trong nước không tạo thuận lợi thương mại. Báo cáo chỉ ra ba trụ cột quan trọng tác động đến thương mại – xuất khẩu của Việt Nam là hạ tầng giao thông và các dịch vụ logistics, thủ tục pháp quy về xuất nhập khẩu, tổ chức chuỗi cung ứng còn yếu kém.

Việt Nam đã đầu tư công rất lớn vào cơ sở hạ tầng, nhưng hạ tầng liên quan đến thương mại vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp…Ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao

cấp của WB cho rằng, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam thấp, trình độ sản xuất ở mức giản đơn, hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém, hành lang vận chuyển kết nối các cảng biển kém, hiệu quả và tính minh bạch của hải quan còn nhiều hạn chế.

Khoảng 90% thương mại quốc tế của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển.Công suất cảng biển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay nhưng quy hoạch cảng biển, đầu tư cảng lại không gắn liền với kết nối giao thông và thiếu hỗ trợ dịch vụ logistics nên hiệu suất khai thác cảng thấp.

Theo ông Đức, dù đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam chiếm 3,1% GDP (2009 - 2011) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc gia có cùng trình độ phát triển, dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa phát triển và đầu tư. Cụ thể, Việt Nam có khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 12,1%/năm, thương mại tăng 18%/năm nhưng đầu tư vào hệ thống giao thông vận tải lại dậm chân ở mức 0%/năm. Đây sẽ là một áp lực cho Việt Nam khi xuất khẩu dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2020.Ngoài ra, theo ông Phạm Minh Đức, các doanh nghiệp khai thác dịch vụ logistics cùng hệ thống kho bãi, giao thông đường bộ của Việt Nam tụt hậu so với tiêu chuẩn toàn cầu. Dù chi phí vận tải của Việt Nam thấp nhưng chi phí logistics lại cao hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới.Thủ tục pháp quy trong giao dịch thương mại qua biên giới được chú ý nhất là hải quan.Những sửa đổi gần đây trong Luật Hải quan cùng những cải cách hành chính đã giúp cải thiện đáng kể thủ tục hải quan. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn trong giai đoạn thí điểm nên hải quan và các bộ, ngành liên quan đến công tác quản lý biên mậu vẫn xử lý công việc dựa vào các biểu mẫu giấy, mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp, không nhất quán và còn nhiều lỗ hổng. Sự gia tăng số lượng giao dịch trong quá trình phát triển thương mại nhanh hơn bước tiến quy trình thủ tục, do vậy Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực về thời gian thông quan và tỷ lệ kiểm tra hàng thực tế.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của hội nghị, việc tổ chức chuỗi cung ứng đang có thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Cụ thể, nguyên liệu thô, kể cả dầu thô mặc dù còn chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng xuất khẩu đã giảm từ 51,7% (năm 2000) xuống 30% (năm 2010), công nghiệp chế biến tăng từ 42,9% lên 59,8%. Tuy nhiên, sản phẩm chế

biến phần lớn từ công nghệ thấp hoặc trung bình, nên tạo ra ít giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng hoặc phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí và tăng giá trị hàng xuất khẩu chưa được chú ý nhiều ngay cả ở những ngành xuất khẩu chủ lực. Cụ thể, ngành may mặc có tới 60% nhà máy làm hàng gia công, chỉ có 2% là công ty sản xuất thiết kế gốc (ODM), số còn lại sản xuất theo hợp đồng có tham gia mua nguyên vật liệu và tìm nguồn cung ứng. Ngành da giầy có đến 54% tổng số nhà máy làm hàng gia công, nhập khẩu 60% nguyên liệu thô. Ngành công nghiệp điện tử và thiết bị điện chuyên sản xuất linh kiện cho các sản phẩm điện tử phức tạp mà cuối cùng được lắp ráp ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc. Xuất khẩu gạo chủ yếu thực hiện theo hợp đồng giữa chính phủ với chính phủ dẫn đến xuất khẩu gạo chất lượng thấp, chưa khuyến khích đa dạng sản phẩm gạo cũng như xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, từ đó nông dân ít có động lực để cải thiện chất lượng gạo.

Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế trưởng, đại diện WB cho rằng, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu phát triển, sự yếu kém của chuỗi cung ứng khiến Việt Nam khó tạo ra được giá trị gia tăng cần thiết.

Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tếTheo ông Sandeep Mahajan, trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại là giải pháp cho sự phát triển dài hạn của Việt Nam. Việt Nam cần dựa vào thương mại để tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai của Việt Nam cần dựa trên nền tảng tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao hơn. Để làm được điều này, Việt Nam cần thành lập Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi thương mại để phát triển và triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia cho tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại, phát triển hạ tầng và dịch vụ giao thông, tái cơ cấu

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở việt nam từ năm 2007 tới 2013 (Trang 58 - 65)