1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may mặc minh ngọc

75 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 554,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với công nghệ hiện đại nên hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với những khó khăn trở ngại nhưng cơ chế này cũng tạo ra nhiều cơ hội làm giàu cho những nhà kinh doanh có tài. Vậy các nhà quản lý phải tập trung mọi trí lực tiếp cận thông tin nhanh để sớm đưa ra những quyết định tốt có lợi cho doanh nghiệp của mình. Hiện nay mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh muốn có lợi nhuận cao và gây được uy tín trên thị trường, trước hết phải đòi hỏi quản lý một cách chính xác kịp thời lấy thu bù chi có lãi. Trong đơn vị sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu về để sản xuất hàng hoá, thành phẩm đến khâu tiêu thụ, thực hiện tốt tiêu thụ thành phẩm doanh nghiệp sẽ hoàn thành các quá trình kinh tế của sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liêu tục, sản phẩm tiêu thụ nhanh, thoả mãn nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay mỗi doanh nghiệp phải làm thế nào để không những nâng cao chất lượng, tăng cường số lượng sản phẩm hàng hoá, mà còn tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã mở rộng thị trường, áp dụng rộng rãi các phương thức bán hàng để hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất với chất lượng tốt nhất, như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Muốn phát triển trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, công ty cần phải thực hiện những biện pháp toàn diện nhằm cải thiện các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu mà công ty đã đạt được đồng thời giải quyết những tồn tại tác động không tốt đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho tương lai của công ty, sau khi đi sâu vào khảo sát nghiên cứu tình hình thực tế tại doanh nghiệp em đã chọn đề tài cho báo cáo tốt nghiệp "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân May Mặc Minh Ngọc". Nội dung của báo cáo này gồm 2 phần chính: Phần 1: Tổng quan về doanh nghiệp Minh Ngọc Phần 2 : Phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp 1.Lịch sử hình thành Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân may mặc Minh Ngọc Địa chỉ: 88 Bạch Đằng, Hồng Bàng, Hải Phòng. Số điện thoại: 0313822224 Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và quà trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, doanh nghiệp tư nhân may Minh Ngọc cũng đã không ngừng hội nhập, phát triển để vươn tới thành công. Xuất phát từ nhà may Oanh ( số 8, Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng ) từ năm 1988, tới năm 2005 DNTN May Mặc Minh Ngọc được thành lập. Với quan niệm “ chữ tín là vàng “, Minh Ngọc luôn năng động , nhạy bén, bám sát nhu cầu thị trường để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.Ngành kinh doanh: -May mặc đồ bảo hộ lao động 3. Cơ cấu tổ chức: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH VĂN PHÒNG CÔNG TY PHÒNG NHÂN SỰ PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT 1. Giám đốc Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty: giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh doanh, quyết định các chính sách lớn, chủ trương của công ty về đầu tư, đối ngoại đồng thời chỉ đạo các phòng ban, tiếp nhận thông tin và tham mưu cho các phòng ban cấp dưới. 2. Phó giám đốc Tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc, có quyền hạn đề ra các kiến nghị, đề xuất giám đốc quyết định liên quan đến các công việc được giao quản lý, ký kết và thực hiện các giao dịch được giám đốc uỷ quyền. 3. Phòng tài chính Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ phân phối, điều hòa, tổ chức sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cung cấp thông tin kế toán cho cấp quản trị và các bộ phận có liên quan. Thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và quyền lợi người lao động. 4. Văn phòng công ty Có nhiệm vụ chung là phụ trách tiếp tân, đón khách, thực hiện các giao dịch với các đối tác khách hàng, thực hiện công tác văn thư, 5. Phòng nhân sự Tuyển nhân sự mới. Điều động và luân chuyển nhân viên khi cần. Chấm công, soạn thảo hợp đồng lao động và quản lý hợp đồng. 6. Phòng hoàn thiện PHÒNG KINH DOANH PHÒNG MARKETING PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒN G HOÀN THIỆN PHÒNG THIẾT KẾ PHÒNG ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm, ký công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn, gấp và đóng gói sản phẩm. 7. Phòng kinh doanh Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện. Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối. Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Giải quyết những thắc mắc khiếu nại của khách hàng. 8. Phòng thiết kế Vẽ mẫu và phối màu sắc, trang trí họa tiết. 9. Phòng kỹ thuật Cắt mẫu và tính định mức. 10. Phòng điều hành sản xuất Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty. 11. Phòng Marketing Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty. Xây dựng chiến lược và các hoạt động Marketing cụ thể cho từng thương hiệu. Sáng tạo các hình thức Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu. Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thông cáo báo chí, cung cấp thông tin ra bên ngoài). Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông. Đánh giá kết quả truyền thông dựa trên khảo sát, chăm sóc website, đưa tin bài lên website. Thu thập các ý kiến đóng góp trong nội bộ và bên ngoài và chuyển cho các bộ phận liên quan giải quyết. Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh phân phối như khuyến mãi cho các kênh phân phối, trưng bày tại các điểm bán hàng (siêu thị, cửa hàng tự chọn, điểm bán sỉ, điểm bán lẻ). Tạo mối quan hệ với các khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số thông qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết… Cập nhập và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ nhằm chiếm ưu thế trên thị trường. 12. Phòng quản trị sản xuất và chất lượng Lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất. Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho, xử lý sản phẩm không phù hợp. Quản lý trang thiết bị sản xuất, và giám sát dụng cụ, thiết bị đo lường. Tổ chức công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng. 4. Cơ cấu về lao động: Chỉ tiêu Giới tính Trình độ lao động Độ tuổi Nam Nữ Đại học Cao đẳng Dưới cao đẳng Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi Số lượng (người) 25 155 18 29 133 67 92 21 Tỷ lệ (%) 14 86 10 16 74 37 51 12 Tổng 180 người -Trình độ lao động: Lao động của công ty chủ yếu có trình độ dưới cao đẳng, chiếm 74% tổng số lao động, trong số đó hầu hết đã qua đào tạo trung cấp và dạy nghề. Do đặc thù ngành may mặc nên mặc dù trình độ của công nhân không cao nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. 5.Đặc điểm về kinh tế kĩ thuật: Đặc điểm nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp được thể hiện qua 2 bảng sau: -Nguồn vốn của doanh nghiệp: Nguồn vốn Tính đến hết ngày 31/12/2013 Tỷ lệ (%) PHÒNG CHẤT LƯỢNG QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG A. Nợ phải trả 44.448 62 1. Nợ ngắn hạn 36.562 51 2. Nợ dài hạn 358 0,5 3. Nợ khác 7.527 10,5 B. Vốn chủ sở hữu 27.242 38 1. Nguồn vốn, quỹ 21.220 29,6 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 6.022 8,4 Tổng nguồn vốn 71.690 100 -Tài sản của doanh nghiệp: Tài sản Tính đến hết ngày 31/12/2013 Tỷ lệ (%) A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 38.999 54,4 1. Tiền 26.812 37,4 2. Các khoản phải thu 5.162 7,2 3. Hàng tồn kho 4.588 6,4 4. Tài sản lưu động khác 2.437 3,4 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 32.691 45,6 1. Tài sản cố định 15.628 21,8 2. Đầu tư dài hạn 3.585 5,0 3. Tài sản dài hạn khác 287 0,4 4. Xây dựng cơ bản dở dang 13.263 18,4 Tổng tài sản 71.690 100 6.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Chênh lệch Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối (10 6 VNĐ) Tương đối (%) 1 Giá trị tổng sản lượng 10 6 VNĐ 47.978 65.296 +17.318 +36,10 2 Tổng doanh thu 10 6 VNĐ 69.680 101.650 +31.970 +45,88 3 Tổng chi phí 10 6 VNĐ 52.261 62.998 +10.737 +20,54 4 Tổng lợi nhuận 10 6 VNĐ 17.419 38.652 +21.233 +121,9 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 6 VNĐ 4.354,8 9.663,8 +5.308 +121,9 6 Lợi nhuận sau thuế 10 6 VNĐ 13.064,3 28.989,3 +15.925 +121,9 7 Thu nhập bình quân của lao động 10 6 VNĐ /ng- năm 58,8 63,5 +4,7 +7,99 8 Năng suất lao động bình quân 10 6 VNĐ /ng- năm 304 345 +41 +13,49 Phần II: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 1.Một số vấn đề lí luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT a.Khái niệm Có thể hiểu một cách khái quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất như sau: H = K/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó Như thế, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố. b. Bản chất Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó (thường là một năm). Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị hoặc có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh bằng định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, v.v Hiệu quả là phạm trù phản ánh sự lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối chỉ có thể phản ánh bằng tỷ số tương đối: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó. Hao phí nguồn lực của một thời kỳ là hao phí về mặt hiện vật, cũng có thể được xác định bởi đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Vậy bản chất hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh 1.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Ngày nay, khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng cạn kiệt, khan hiếm mà nhu cầu con người ngày càng đa dạng với cấp độ cao và tăng không có giới hạn, môi trường bị tàn phá nặng nề, các vấn đề xã hội ít được quan tâm và đó là sự phát triển không bền vững. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải lựa chọn và trả lời chính xác 3 câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Chỉ có như vậy, sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm để thỏa mãn cùng một nhu cầu ngày càng trở nên khốc liệt. Để đứng vững trong cạnh tranh có 2 vấn đề đặt ra cho nhà sản xuất kinh doanh là chất lượng và giá cả đối với sản phẩm. Để thỏa mãn một nhu cầu, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm với giá hợp lý nhất. Mục tiêu bao trùm lâu dài của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận có thể tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng đảm bảo tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội, là điều kiện để thực hiện mục tiêu lâu dài, bao trùm của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao, càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi khách quan của doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó có liên quan đến tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Muốn đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến kinh doanh, tác động đến hiệu quả kinh doanh. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không thể đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả kinh doanh được hình thành từ đâu, cái gì sẽ quyết định nó. Xác định nhân tố ảnh hưởng như thế nào, mức độ và xu hướng tác động là nhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể [...]... hai nhóm chính: nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhân tố ngoài doanh nghiệp 1.3.1.NHÂN TỐ THUỘC VỀ DOANH NGHIỆP Những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: 1 Vốn kinh doanh Trong kinh doanh, nhân tố đầu tiên được quan tâm chính là vốn Đây là yếu tố nền tảng cho một hoạt động sản xuất kinh doanh có thể bắt đầu Luật pháp Việt Nam quy định một doanh nghiệp được xã hội... chức thực hiện Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả Sự hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bước hoàn hiện quá trình sản xuất và xác lập hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Tuy vậy mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là một nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân ra đời của bộ máy quản lý Bộ... doanh nghiệp Không có khách hàng, doanh nghiệp cũng như quá trình sản xuất kinh doanh đều không thể tồn tại Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc đáp ứng ngày càng cao nhu cầu, sở thích người tiêu dùng Việc điều tra nghiên cứu khách hàng để xác định loại sản phẩm, chất lượng, số lượng cần sản xuất để tiến hành cung ứng ra thị trường sản phẩm phù hợp một cách hiệu quả nhất 6 Cạnh tranh Trên thị... rộng mạng lưới tiêu thụ phù hợp cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh số bán và lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh 1.3.2.NHÂN TỐ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm: yếu tố kinh tế, nhân khẩu, xã hội học, cạnh tranh, văn hóa, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, khách hàng, đối tác, v.v 1 Yếu tố kinh tế Kinh tế bao gồm nhiều vấn đề như vấn đề... quản lý có hiệu quả là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Sự kết hợp yếu tố sản xuất không phải là tự phát như quá trình tự nhiên mà là kết quả của hoạt động sản xuất có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển của con người Vì vậy, hình thành bộ máy tổ chức hợp lý là một đòi hỏi cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3 Nghệ thuật kinh doanh và xử lý thông tin Nghệ thuật kinh doanh. .. động sản xuất kinh doanh để có doanh thu tư ng ứng 3 Chỉ tiêu lợi nhuận: Tổng số tiền lãi để doanh nghiệp trích lập các quỹ, chia lợi tức và đầu tư phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Nhóm chỉ tiêu chất lượng: là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồm: 1 Năng suất lao động 2 Thu nhập của người lao động 3 Hiệu quả sử dụng lao động 4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh. .. giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong bài thiết kế này, hệ thống chỉ tiêu được phân loại theo tính chất gồm 2 nhóm chỉ tiêu chính như sau: Nhóm chỉ tiêu số lượng: là nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, điều kiện hoặc kết quả sản xuất kinh doanh Bao gồm: 1 Chỉ tiêu doanh thu: Tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2 Chỉ tiêu chi phí: Tổng số tiền... tín hiệu đáng mừng đối với một thương hiệu còn non trẻ trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu như hiện nay Vấn đề đặt ra đối với công ty là làm thế nào để tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu của mình trong thời gian tới 3 .Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty 3.1.PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG 3.1.1 PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU DOANH THU Doanh thu của doanh. .. doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Trong kinh tế học doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng Doanh thu là một chỉ tiêu để đánh giá về mặt lượng của hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và có mối liên hệ mật thiết với các chỉ tiêu khác trong chính doanh nghiệp. .. lợi nhuận trên doanh thu, v.v Việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu ở doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu doanh thu của từng sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất để bước đầu thấy được hiệu quả thực chất của hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy những mặt mạnh, những điểm yếu còn tồn tại trong công tác quản lý, công tác giám sát sản xuất, quá trình lao động của công nhân viên, v.v . đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 1 .Một số vấn đề lí luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1.KHÁI NIỆM VÀ BẢN. nhiều nhân tố khác nhau. Muốn đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến kinh doanh, tác động đến hiệu quả kinh doanh. . nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao, càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi khách quan của doanh nghiệp thực hiện

Ngày đăng: 08/10/2014, 19:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 03. Tình hình vốn của công ty đến hết ngày 31/12/2013 - một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may mặc minh ngọc
Bảng 03. Tình hình vốn của công ty đến hết ngày 31/12/2013 (Trang 22)
BẢNG 05. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2012 VÀ 2013 - một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may mặc minh ngọc
BẢNG 05. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2012 VÀ 2013 (Trang 29)
BẢNG 06. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU DOANH THU THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY - một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may mặc minh ngọc
BẢNG 06. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU DOANH THU THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (Trang 35)
BẢNG 07. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU CHI PHÍ THEO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP MINH NGỌC - một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may mặc minh ngọc
BẢNG 07. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU CHI PHÍ THEO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP MINH NGỌC (Trang 38)
BẢNG   08.  PHÂN   TÍCH   CHI   TIẾT  CHỈ   TIÊU   LỢI   NHUẬN  THEO   SĂN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP MINH NGỌC - một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may mặc minh ngọc
08. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN THEO SĂN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP MINH NGỌC (Trang 43)
BẢNG 10. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU THU NHẬP NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY - một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may mặc minh ngọc
BẢNG 10. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHỈ TIÊU THU NHẬP NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w