1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri

67 859 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 742 KB

Nội dung

B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI NGUYN VIT LONG ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị UNG THƯ ĐạI TRựC TRàNG DI CĂN GAN BằNG ĐốT NHIệT SóNG CAO TầN KếT HợP VớI PHáC Đồ HóA CHấT FOLFIRI Chuyờn ngnh: Ung th Mó sụ: 62.72.23.01 CNG D TUYN NGHIấN CU SINH NGI HNG DN KHOA HC: GS.TS. MAI HNG BNG 1 Hà Nội - 2013 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CEA : Carcino Embryonic Antigen CTScan : Computer Tomography Scan ĐT : Đại tràng ĐNSCT : Đốt nhiệt sóng cao tần MRI : Magnetic Resonance Imaging UTĐT : Ung thư đại tràng. UTĐTT : Ung thư đại trực tràng. UTBM : Ung thư biểu mô. 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tổ chức ghi nhận ung thư thế giới (GLOBOCAN 2008), ung thư đại trực tràng (UTĐTT) có tỉ lệ mắc cao thứ 3 và đứng thứ 6 về tỉ lệ tử vong ở cả hai giới [35]. Ước tính năm 2010 tại Mỹ, có khoảng 142.570 trường hợp UTĐTT mới mắc trong đó 51.370 trường hợp tử vong [66]. Tại Việt Nam, năm 2010 trên cả nước có khoảng 5434 người mới mắc đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới, trong đó tỷ lệ mắc của nam và nữ tương ứng là 19,0 và 14,7 trên 100.000 dân [6]. Khoảng 70% bệnh nhân UTĐTT sẽ phát triển di căn gan trong suốt quá trình bệnh và được coi là nguyên nhân gây tử vong chính trong bệnh này. Tại thời điểm chẩn đoán có khoảng 1/3 số bệnh nhân chưa có di căn lan tràn ngoài gan. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tổn thương di căn gan được coi là phương pháp điều trị triệt căn và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất nhưng chỉ 20-25% bệnh nhân di căn gan có chỉ định phẫu thuật [54] [57] [58] [59] [67]. Các bệnh nhân không phẫu thuật được sẽ được điều trị hóa chất toàn thân và các phương pháp điều trị tại chỗ như: hóa chất động mạch gan, tia xạ, đốt nhiệt sóng cao tần (ĐNSCT), tiêm ethanol, laser, tắc mạch Trong các kỹ thuật điều trị tại chỗ UTĐTT di căn gan thì ĐNSCT là phổ biến nhất. Mục đích của điều trị ĐNSCT là tiêu diệt tại chỗ các tổn thương di căn gan. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tính an toàn và vai trò của ĐNSCT trong kéo dài thời gian sống thêm ở bệnh nhân UTĐTT di căn gan không phẫu thuật được. Cho đến nay ĐNSCT được đề xuất như một phương pháp điều trị chuẩn cho bệnh nhân UTĐTT di căn gan không có chỉ định phẫu thuật mà không có di căn ngoài gan. Mặt hạn chế của ĐNSCT là vẫn còn một tỉ lệ khá cao bệnh nhân tái phát tại gan và ngoài gan sau điều trị mà nguyên nhân là do các vi di căn và do sự phá hủy khối u chưa triệt để [51] 3 [67]. Vai trò của điều trị hóa chất toàn thân cũng đã được chứng minh ở nhóm bệnh nhân này. Đặc biệt là các phác đồ hóa chất FOLFIRI, FOLFOX đã được coi là chiến lược điều trị chuẩn cho bệnh nhân UTĐTT di căn gan với mục đích: kiểm soát khối u, giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống [29] [34] [50] [59] [63] [64]. Những nghiên cứu gần trên thế giới về kết hơp ĐNSCT với hóa chất toàn thân nhằm phát huy tác dung tiêu diệt các vi di căn và tồn dư của khối u sau điều trị ĐNSCT đã mang lại những kết quả đáng khích lệ [51] [57] [62]. Ở nước ta, ĐNSCT đã và đang được ứng dụng trong một số trung tâm y tế lớn nhưng chủ yếu là để điều trị các ung thư gan nguyên phát. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về ứng dụng của ĐNSCT trong điều trị các di căn gan của UTĐTT. Đặc biệt là nghiên cứu về sự kết hợp giữa ĐNSCT với điều trị hóa chất toàn thân. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất FOLFIRI” nhằm hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân UTĐTT di căn gan. 2. Đánh giá kết quả điều trị kết hợp đốt nhiệt sóng cao tần và phác đồ hóa chất FOLFIRI ở các bệnh nhân này. 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Phôi thai học, giải phẫu học, chức năng và sinh lý 1.1.1. Phôi thai học Thời kỳ phôi thai, ống tiêu hóa là một ống đứng thẳng giữa ổ bụng gồm quai dạ dày, quai tá tràng và quai ruột, sau đó quai ruột lại chia làm 2 ngành trên và dưới. Đại trực tràng có nguồn gốc từ ngành dưới của quai ruột. Ngành dưới từ ống noãn hoàng tới nụ manh tràng phát triển thành hồi tràng, nụ manh tràng biến thành manh tràng. Phần phía sau nụ manh tràng phát triển thành đại tràng lên và đại tràng ngang. Đoạn cuối của ngành dưới đi đến hậu môn và phát triển thành đại tràng xuống và trực tràng, đoạn này cùng với nang niệu chạy vào ổ nhớp, về sau sẽ phát triển thành bàng quang [11]. 1.1.2. Giải phẫu học - Đại tràng gồm hai phần: Đại tràng phải gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng góc gan và phần phải của đại tràng ngang. Đại tràng trái gồm phần trái đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma và phần nối của đại tràng sigma vào trực tràng. Đại tràng (ĐT) có chiều dài khoảng 1,4 - 1,8 m, thay đổi theo tuổi, cá thể, tộc người. Đường kính ĐT rộng nhất ở manh tràng và giảm dần theo khung đại tràng đến đại tràng sigma và hẹp nhất ở đoạn tiếp giáp bóng trực tràng. Mặt ngoài của ĐT có các dải cơ dọc, các bướu và các bờm mỡ. Tương ứng với các dải dọc, có 3 nếp dọc nhẵn chạy dài suốt ĐT, giữa chúng có những bóng phình và các nếp bán nguyệt [11]. 5 - Trực tràng là đoạn cuối cùng của đại tràng, nối tiếp với đại tràng xích ma. Gồm 2 phần: Bóng trực tràng nằm trong chậu hông bé, dài từ 12-15 cm có chức năng chứa phân, ống hậu môn nằm ở tầng sinh môn, hẹp và ngắn 2-3 cm [11] [13] có chức năng giữ và tháo phân. -Thành đại trực tràng được cấu tạo bởi 3 lớp [11]. + Lớp niêm mạc và dưới niêm + Lớp cơ nông là lớp cơ doc, sâu là lớp cơ vòng + Lớp thanh mạc - Có hai cơ thắt hậu môn: cơ thắt trong là cơ trơn, cơ thắt ngoài nằm bao quanh cơ thắt trong là cơ vân, do dây thần kinh thẹn chi phối nên kiểm soát việc đi đại tiện có ý thức. 1.1.3. Chức năng và sinh lý Đại tràng có khả năng hấp thu, bài tiết, vận động và chức năng sinh lý khác. Mỗi đoạn đại tràng có một chức năng khác nhau để cuối cùng biến các chất còn lại trong lòng hồi tràng thành phân và tống ra ngoài. Vận động của đại tràng có ba loại nhu động: nhu động phản hồi, nhu động cắt đoạn và chuyển động khối [11]. 1.2. Dịch tễ học và sinh bệnh học 1.2.1. Dịch tễ học Trên thế giới, ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một trong những loại ung thư phổ biến ở các nước phát triển, xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển [9] [36] [56]. Ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 trong các loại ung thư: đứng sau ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi [35]. Sự phân bố bệnh rất khác biệt giữa các nước và các châu lục. Tỷ lệ mắc ung thư đại tràng cao ở các nước Mỹ, Tây Âu. Ở các nước Đông Âu, tỷ lệ mắc bệnh ở mức trung bình. Tỷ lệ mắc bệnh thấp ở châu Phi, châu Á và một số nước Nam Mỹ [9] [28] [38]. Tỷ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ [26]. 6 Tại Việt Nam, ghi nhận ung thư trên quần thể người Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2000, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 ở nam và thứ 3 ở nữ [1] [14] [16]. Tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trên người Hà Nội giai đoạn 2001 - 2004 ở nam là 13,5/100000 dân và ở nữ là 9,8/100000 dân [5] [7]. So sánh với giai đoạn 1996 - 1999, tỷ lệ mắc UTĐTT tăng ở cả hai giới [1]. Năm 2010, trên cả nước có khoảng 5434 người mới mắc đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới. Trong đó tỷ lệ mắc của nam và nữ tương ứng là 19,0 và 14,7 trên 100.000 dân [6]. 1.2.2. Sinh bệnh học Các yếu tố liên quan đến sinh bệnh học UTĐTT gồm: yếu tố dinh dưỡng, yếu tố di truyền và các tổn thương tiền ung thư. 1.2.2.1. Chế độ dinh dưỡng Ung thư đại trực tràng liên quan chặt chẽ với chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật. Béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỉ lệ mặc UTĐTT. Chế độ ăn ít chất xơ, làm giảm khối lượng phân, làm kéo dài thời gian phân ở lại trong ruột gây sinh ra các chất ung thư nội sinh. Chế độ ăn thiếu Vitamin đặc biệt là thiếu Vitamin D, Vitamin C làm tăng nguy cơ mắc UTĐTT, vì những chất này được coi là các chất làm giảm nguy cơ mắc ung thư [43]. 1.2.2.2. Các tổn thương tiền ung thư - Viêm đại tràng chảy máu và bệnh Crohn: các bệnh nhân bị viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Cronh tăng nguy cơ bị UTĐTT [31]. - Polyp đại trực tràng là những tổn thương tiền ung thư. Có nhiều loại polyp: polyp tuyến, polyp tăng sản và polyp loạn sản phôi (Hamatomatous polyp) [52] [53] [57]. - Nguy cơ ung thư hóa của polyp tùy theo kích thước và loại mô học. Loại polyp tăng sản ít ác tính hóa hơn trong khi polyp nhung mao có nguy cơ 7 ung thư hóa 25-40% [57]. Polyp có kích thước > 2 cm có nguy cơ ung thư cao [28] [53] 57]. 1.2.2.3. Yếu tố di truyền - Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong sinh bệnh UTĐTT với các gen sinh ung thư và các hội chứng di truyền bao gồm: + Bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình (Familial Adenomatous polyposis): liên quan đến đột biến gen APC, đây là gen chội nằm trên nhiễm sắc thể thường, biểu hiện trên 90% bệnh nhân. Đại trực tràng có hàng trăm, hàng ngàn polyp gặp ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ ung thư hóa của bệnh tới 100% nếu không được điều trị phẫu thuật cắt bỏ [31] [53]. + Hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không có polyp (Hội chứng Lynch): tiền sử gia đình có nhiều người mắc UTĐTT hoặc các ung thư biểu mô dạ dày, buồng trứng, thận [28] [31] [53] [57]. + Hội chứng Peutz – Jeghers: di truyền gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh nhân có nhiều polyp trong ống tiêu hóa kèm theo các vết sắc tố ở da, niêm mạc miệng [31]. + Hội chứng Gardner: gồm đa polyp kèm theo u bó sợi (Desmoid tumor) [61]. - Gen sinh ung thư: quá trình sinh bệnh ung thư liên quan chặt chẽ đến tổn thương hai nhóm gen; gen sinh ung thư và gen kháng ung thư [61]. Hai nhóm gen này bình thường trong tế bào đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát quá trình sinh sản, sự biệt hóa và chết theo chương trình của tế bào, tạo nên sự ổn định sinh học của cơ thể. - Tiền gen sinh ung thư (proto- oncogen) là dạng bình thường của gen sinh ung thư. Đây là các gen có chức năng sinh lý trong tế bào là điều hòa đường dẫn truyền tín hiệu để tế bào nhận các kích thích cho sự phân bào và chết theo chương trình. Khi gen này bị đột biến tạo ra các gen sinh ung thư gây ra sự tăng 8 sinh của các tế bào không kiểm soát được. Trái ngược với gen sinh ung thư, gen kháng ung thư (tumor suppressor genes) có vai trò làm chậm sự phân chia tế bào. Hoạt động của hệ thống gen này cùng với hệ thống sửa chữa DNA là cần thiết cho sự ổn định vốn liếng di truyền. Khi các gen này bị đột biến, khiếm khuyết DNA có thể được di truyền qua tế bào mầm. Chúng là nguyên nhân của các hội chứng di truyền dễ bị ung thư. Trong UTĐTT người ta đã phát hiện ra một số gen bị đột biến: + Gen APC: là một gen kháng ung thư nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 5. Gen này mã hóa cho một loại protein có chức năng làm kết dính giữa các tế bào. Trên 90% bệnh nhân đa polyp đại trực tràng gia đình có đột biến gen này [31]. + Gen K-Ras: là một tiền gen ung thư nằm trên nhiễm sắc thể số 12, mã hóa cho một loại protein gắn có chức năng truyền tín hiệu phân bào. Khoảng 40- 70% các u tuyến có kích thước lớn hơn 1 cm và những ung thư biểu mô sớm có đột biến gen K-Ras [31]. + Gen DCC: là một gen kháng ung thư nằm ở nhánh dài của nhiễm sắc thể 18. Đột biến gen này thấy ở khoảng 50% các u tuyến và hơn 70% UTĐTT [31]. + Gen p53: là gen kháng ung thư nằm ở nhánh dài của nhiễm sắc thể 17. Hầu hết các UTĐTT di căn có đột biến gen p53 [31]. + Gen hMSH 1 và gen hMSH 2 là những gen nằm trên nhiễm sắc thể 2,3 kiểm soát việc sửa chữa ADN. Khi các gen này bị đột biến làm kém bền vững cấu trúc ADN, thúc đẩy đột biến gen sinh ung thư và gen kháng ung thư. Các gen này liên quan tới loại UTĐTT di truyền không polyp [31]. 1.2.2.4. Cơ chế sinh ung thư đại tràng Cơ chế sinh UTĐT hiện nay đã được sáng tỏ qua cơ chế gen sinh ung thư. Quá trình sinh UTĐTT trải qua nhiều giai đoạn, liên quan đến tổn thương nhiều gen sinh ung thư do tác động của các yếu tố gây ung thư. Một số nghiên 9 cứu cho thấy, gen hMSH1 và hMSH2 là những gen kiểm soát sửa chữa DNA, khi đột biến đã làm các gen sinh ung thư mất bền vững, trở nên dễ bị đột biến khi có tác động của các yếu tố gây ung thư [61]. Sơ đồ: Cơ chế sinh ung thư đại trực tràng (theo Fearon và Vogelstein) APC K-Ras DCC P53 APC: Gen kháng ung thư K-Ras: Gen sinh ung thư DCC: Gen kháng ung thư P53: Gen kháng ung thư hMSH 1 , hMLH 2: Gen kiểm soát sửa chữa ADN Sơ đồ 1: Cơ chế sinh ung thư đại trực tràng 10 Yếu tố gây ung thư (Tác nhân nhiễm trùng) Biểu mô tuyến bình thường Biểu mô tăng sản U tuyến sớm U tuyến trung gian Giảm methyl hóa ADN Mất bền vững AND do đột biến hMSH 1 , hMLH 2 - bất thường sửa chữa ADN U tuyến muộn Ung thư Di căn [...]... một khối, kết thúc bằng việc nối ĐT xuống với trực tràng - Cắt đoạn đại tràng ngang: ít áp dụng - Cắt đại tràng gần toàn bộ hoặc toàn bộ: chỉ định với các trường hợp nhiều ổ ung thư ở cả đại tràng phải và đại tràng trái hoặc ung thư phối hợp với nhiều polyp ở các phần khác của đại tràng, nhất là bệnh polyp tuyến gia đình - Cắt đại tràng mở rộng: là phẫu thuật triệt căn khối ung thư tại đại tràng kèm... đạt kết quả tốt có cơ may xét điều trị phẫu thuật triệt căn [33] 1.6.3 Điều trị hóa chất 1.6.3.1 Lịch sử điều trị hóa chất trong ung thư đại trực tràng Năm 1957, Heidelberger tổng hợp 5FU là một dẫn chất Pirimidine thuộc nhóm ức chế chuyển hóa chống ung thư, đóng vai trò quan trọng trong điều trị hóa chất UTĐTT và một số loại ung thư khác Năm 1968, Levamisol được tổng hợp làm thuốc tẩy giun Hai năm... di căn vào 1-3 hạch quanh đại tràng N1a : di căn vào 1 hạch vùng N1b : di căn 2-3 hạch vùng N1c : Chất lắng đọng của u lớp dưới thanh mạc, mạc treo ruột, mô quanh đại trực tràng (không phải phúc mạc) mà không có di căn hạch vùng N2: di căn vào từ 4 hạch quanh đại tràng trở lên N2a : di căn từ 4 đến 6 hạch vùng N2b : di căn nhiều hơn hoặc bằng 7 hạch vùng − M (metastasis): di căn xa Mo: chưa có di căn. .. cứu cho thấy ung thư trực tràng có đáp ứng với tia xạ, mặt khác bệnh tiến triển có tính chất tại chỗ Do vậy xạ trị ngày càng giữ vai trò quan trọng trong điều trị ung thư trực tràng Khuynh hướng hiện nay trên thế giới là phối hợp đồng thời tia xạ và hóa chất để phát huy tác dụng cộng hưởng của hai phương pháp này 1.6.2.1 Xạ trị triệt căn Xạ trị triệt căn đực chỉ định cho những ung thư trực tràng sớm:... mức xâm lấn của khối u vào thành đại tràng và các tổn thư ng di căn có kích thư c nhỏ hơn 10 mm So với chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ có độn nhậy cao hơn về phát hiện di căn gan, di căn hệ thần kinh trung ương và có khả năng đánh giá tốt hơn về mức độ xâm lấn của khối u trực tràng Đối với các khối u đại 21 tràng, chụp cộng hưởng từ thư ng không được đánh giá cao vì gặp rất nhiều hạn chế do... tràng trái: khi ung thư nằm ở góc lách đại tràng Phẫu thuật bao gồm cắt phần trái của đại tràng ngang và đại tràng xuống, cắt động mạch đại tràng trái trên sát gốc cùng với việc nạo vét hạch Phẫu thuật kết thúc bằng việc nối đại tràng ngang và đại tràng sigma 23 - Cắt đoạn đại tràng sigma: chỉ định cho UTĐT sigma Phẫu thuật bao gồm cắt đoạn đại tràng sigma, cắt cuống động mạch mạc treo tràng dưới phía... 1.6.4.3 Điều trị tia xạ ở bệnh nhân UTĐTT di căn gan [58] Xạ trị ngoài (external beam radiotherapy) là một phương pháp điều trị không xâm nhập có thể được lựa chọn cho các bệnh nhân không phù hợp cho phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị loại bỏ khối u khác Trước kia, xạ trị ít có vai trò trong điều trị các bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn gan không còn chỉ định phẫu thuật Đó là do liều dung... mạc treo tràng và kết thúc bằng nối hồi ĐT ngang bên-bên hoặc tận-tận - Cắt nửa đại tràng trái: chỉ định cho UTĐT trái Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ từ phần trái của đại tràng ngang cho đến hết đại tràng sigma, cắt động mạch và tĩnh mạch mạc treo tràng dưới sát gốc cùng với nạo vét hạch Phẫu thuật kết thúc bằng việc nối đại tràng ngang và trực tràng với miệng nối tận-tận hoặc bên-tận - Cắt đoạn đại tràng. .. chức ung thư, đảm bảo di n cắt an toàn không còn tế bào ung thư, kèm theo nạo vét hạch vùng - Lập lại lưu thông của ruột 1.6.1.1 Phẫu thuật triệt căn - Cắt nửa đại tràng phải: chỉ định cho UTĐT phải (ung thư manh tràng, đại tràng lên và phần phải của đại tràng ngang) Phẫu thuật bao gồm cắt đoạn cuối hồi tràng, đại tràng lên và phần bên phải của đại tràng ngang; cắt các cuống mạch của đại tràng phải... lưu thông tiêu hóa bằng cách nối hồi - đại tràng hoặc đại tràng - đại tràng nhằm tạo lưu thông ruột theo đường tắt, không qua đoạn ruột chứa u, thực hiện khi khối u gây tắc ruột mà không có khả năng cắt bỏ [12] [30] [32] [37] 1.6.2 Điều trị tia xạ Xạ trị là phương pháp sử dụng tia phóng xạ để di t tế bào ung thư Cùng với phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là phương pháp cơ bản điều trị bệnh ung thư Nhiều nghiên . HC Y H NI NGUYN VIT LONG ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị UNG THƯ ĐạI TRựC TRàNG DI CĂN GAN BằNG ĐốT NHIệT SóNG CAO TầN KếT HợP VớI PHáC Đồ HóA CHấT FOLFIRI Chuyờn ngnh: Ung th Mó sụ: 62.72.23.01 . sự kết hợp giữa ĐNSCT với điều trị hóa chất toàn thân. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết. kết hợp với phác đồ hóa chất FOLFIRI nhằm hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân UTĐTT di căn gan. 2. Đánh giá kết quả điều trị kết hợp đốt nhiệt sóng cao tần

Ngày đăng: 07/10/2014, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Đỗ Xuân Hợp (1977), “Đại tràng, trực tràng, giải phẫu bụng”, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, chương II-III, tr. 206-253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại tràng, trực tràng, giải phẫu bụng”, "Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Đỗ Xuân Hợp
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1977
12. Phạm Đức Huấn (2006), “Ung thư đại tràng - Bệnh học Ngoại khoa”, Nhà xuất bản Y học, tr. 249-259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ung thư đại tràng - Bệnh học Ngoại khoa”, "Nhà xuất bản Y học
Tác giả: Phạm Đức Huấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học"
Năm: 2006
13. Ngô Chí Hùng (1999), Trực tràng và ống hậu môn, Giải phẫu người, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà nội, Tr. 203-206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trực tràng và ống hậu môn, Giải phẫu người
Tác giả: Ngô Chí Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà nội
Năm: 1999
14. Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự (2006), “Kết quả ghi nhận ung thư quần thể thành phố Hồ Chí Minh 2006”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản chuyên đề ung bướu học, tập 3, tr. 11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả ghi nhận ung thư quần thể thành phố Hồ Chí Minh 2006”, "Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự
Năm: 2006
15. Phạm Gia Khánh (1993), “Ung thư đại tràng - Bài giảng bệnh học Ngoại khoa sau đại học”, Học viện quân y, Hà Nội, tr. 250-260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ung thư đại tràng - Bài giảng bệnh học Ngoại khoa sau đại học”, "Học viện quân y
Tác giả: Phạm Gia Khánh
Năm: 1993
16. Phạm Đăng Phấn, Văn Tần (2001), “Ung thư đại trực tràng: dịch tễ học, định bệnh và kết quả phẫu thuật”, Y học TP. Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, tr. 189-199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ung thư đại trực tràng: dịch tễ học, định bệnh và kết quả phẫu thuật”, "Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Đăng Phấn, Văn Tần
Năm: 2001
17. Lê Đình Roanh, Hoàng Văn Kỳ, Ngô Thu Thoa (1999), “Nghiên cứu hình thái học ung thư đại trực tràng gặp tại bệnh viện K Hà Nội (1994- 1999”, Tạp chí Thông tin y dược, Số 11, tr. 66-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hình thái học ung thư đại trực tràng gặp tại bệnh viện K Hà Nội (1994-1999”, "Tạp chí Thông tin y dược
Tác giả: Lê Đình Roanh, Hoàng Văn Kỳ, Ngô Thu Thoa
Năm: 1999
18. Nguyễn Quang Thái, Đoàn Hữu Nghị, Khổng Thị Hồng (2000), “Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi CEA trong ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật”, Tạp chí Thông tin y dược, Hội thảo quốc tế phòng chống ung thư, tr. 94-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi CEA trong ung thư đại tràng trước và sau phẫu thuật”, "Tạp chí Thông tin y dược
Tác giả: Nguyễn Quang Thái, Đoàn Hữu Nghị, Khổng Thị Hồng
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cơ chế sinh ung thư đại trực tràng - đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri
Sơ đồ 1 Cơ chế sinh ung thư đại trực tràng (Trang 10)
Hình 1. Phân loại giai đoạn Dukes và TNM - đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri
Hình 1. Phân loại giai đoạn Dukes và TNM (Trang 16)
Hình 2. Sơ đồ giới thiệu dòng điện cao tần. - đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri
Hình 2. Sơ đồ giới thiệu dòng điện cao tần (Trang 34)
Hình 3. Sơ đồ mô phỏng cách ĐNSCT khối u gan         + Các tác dụng không mong muốn của ĐNSCT - đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri
Hình 3. Sơ đồ mô phỏng cách ĐNSCT khối u gan + Các tác dụng không mong muốn của ĐNSCT (Trang 37)
Bảng 1: So sánh tác dụng phụ của ĐNSCT kết hợp hóa chất với hóa - đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri
Bảng 1 So sánh tác dụng phụ của ĐNSCT kết hợp hóa chất với hóa (Trang 39)
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU - đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (Trang 45)
Bảng 2: Tác dụng phụ của điều trị theo tiêu chuẩn của WHO - đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần kết hợp với phác đồ hóa chất folfiri
Bảng 2 Tác dụng phụ của điều trị theo tiêu chuẩn của WHO (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w