Lên nắm quyền khi nước Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cùng với những biến động to lớn của thế giới, Tổng thống B.Obama đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc xác định chiến lượ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỌI 2
KHOA LỊCH SỬ kw&xw«wwwxwxw®&
NGUYEN THI THU TRANG
CHINH SACH DOI NGOAI CUA HOA KY DOI VOI NUOC NGA DUOI THOI TONG THONG BARACK OBAMA (2009 - 2012)
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYÊN THỊ BÍCH
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu nhất đến cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích — Người đã tận tâm nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch Sử — Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập
Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề tài của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn sinh viên
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh Viên Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này là thành quả của riêng tôi dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo — Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nảo, nêu sai tôi xin chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh Viên Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4BANG KY HIEU VIET TAT
Anti Ballistic Missile Systems (Hiệp ước phòng thủ tên lửa) Association of Southest Asian Natons (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A)
ASEAN Regional Forum (Diễn đàn khu vực ASEAN)
Asia — Pacific Economic Cooperation Forum (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á — Thái Bình Dương)
ASEAN Free Trade Agriment (Khu vực thương mại tự do
Federal Reserve System (Cuc dự trữ Liên bang Hoa Kỳ)
Free Trade Area of the Americas (Khu vực thương mại tự do châu Mỹ)
Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)
International Atomic Energy Agency (cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế)
International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
North American Free Trade Agreement (Hiệp định Thương mại
Trang 5Organization of American States (Tổ chức các quốc gia châu Mỹ) Official development assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) Strategic Arms Reduction Treaty (Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược)
Treaty of Amity and Cooperation (Hiệp ước thân thiện và hợp tác)
United Nations Assistance Mission in Afghanistan (Phái bộ Hỗ
trợ Liên hợp quốc ở Afghanistan)
US Agency of International Development (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ)
United Nations Conferences of Trade and Development (Hội
nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển)
World Bank (Ngân hàng thế giới)
World Trade Organization (Tổ chức thương mại quốc tế)
Trang 6MỤC LỤC
Chương 1: NHỮNG NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN CHÍNH SÁCH DOI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐÓI VỚI NƯỚC NGA DƯỚI THỜI TỎNG THÓNG BARACK OBAMA (2009 — 2(/12) 2-72c2ccxesrccrerreree § 1.1 Tình hình thế giới -2- ¿©2222 +21 21521121211211212211 2122121211111 xe 8 1.1.1 Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa 22 2 x+2s£sccxszxsree 8 1.1.2 Khủng bố quốc tế, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân 10 1.1.3 Sự suy giảm sức mạnh Mỹ và sự nổi lên của các trung tâm quyền lực
1.1.4 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 — 2009 16 1.2 Tình hình nước Mỹ từ khi Barack Obama lên cầm quyền (2009 — 2012) 18
I8 h0 - A4(2g4Œg 18 5w 23
1.3 Vai trò của nướcNga đối với Hoa Kỳ (2009 — 2012) - 28 1.3.1 Sức mạnh và vị trí quốc tế của Nga - 2 2+c<+c++c+rssrsrreerxee 28 1.3.2 Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Nga -.- 5 5< <<<<+<+ 29 1.4 Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga trước năm 2009 c2 221 211231211131 23 01101 120102110 HH TH HH TH HH Hư 32
¡"1 34
Chương 2 : QUÁ TRÌNH TRIÊN KHAI CHÍNH SÁCH DOI NGOẠI CÚA HOA KỲ ĐÓI VỚI NƯỚC NGA (2009 — 2012) 5- 37 2.1 Quá trình lên cầm quyền của Tổng thống Barack Obama 37 2.2 Nội dung và mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ với nước Nga dưới thời Tổng thống Obama (2009 — 2(12) -2- 2+22+2E+EE+EE+£E+EE+EE+EEvrxerxee 38
Trang 7P0 0 0 ::1ỌỌÔÔÒỎ 40 2.3 Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước
Nga (2009 90920 43
2.3.1 Trong lĩnh vực an ninh — quân sự 5+ +-++<+++s++e++ex>+>+e+ 43 2.3.1.1.Tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho quá trình hợp tác .- 43
2.3.1.2 Cắt giảm kho vũ khí hạt nhân .- 2-2-2 z+E+EEerxerxerserxee 43 2.3.1.3 Chống tàn quân Taliban - 22 s+Ss+2E+EE+EE+EEEE22E22E221 22x 2E erxee 48 2.3.1.4 Hợp tác quân sự g1ữa 2 nước . +++c++xssekseeeeseers 52 2.3.2 Trong Tinh vurc kinh té oc cccceccsscsssessessessessessesssecsesssessssseesessseeseeass 54 2.3.2.1 Cải thiện thương mại — đầu tư vào Nga -5-cscscccccssreee 54 2.3.2.2 Hỗ trợ Nga tham gia vào các cơ chế kinh tế thế giới 57
2.3.3 Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ và nhân quyền - 59
2.4 Đặc điểm và tác động của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Nga dưới thời tổng thống Barack Obama (2009 — 2012) . -¿ 66
2.4.1 Đặc điểm 2L HH HH HH ưêu 66 V vo na 71
2.4.3 Dự đoán xu thế phát triển trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 —2012) 80
"- 1 84
len, 0 86
100/290): 64 c1 88
I)si00090 90 96
Trang 8Ngày 20/1/2009, Thượng nghị sĩ của Đảng Dân Chủ Barack Obama giơ
tay tuyên thệ nhậm chức, trở thành vị Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ Lần đầu tiên sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, nước Mỹ có một vị tổng thống da màu, điều mà cách đây 10 năm, thậm chí 5 năm người ta chưa hề nghĩ đến Vượt lên định kiến về chủng tộc, màu da, người dân Mỹ đã lựa chọn một nhà lãnh dao co thé giup ho “thay doi” Chién thang cua B.Obama phản ánh sự chán ngán của đa số người Mỹ trước một đất nước từ một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới nay chìm trong khủng hoảng, suy thoái, dễ bị tổn thương dưới chính quyền Bush trong tám năm qua Khẩu hiệu tranh cử “?hay đổi — chúng ta có thể tin tưởng” của Barack Obama đã đánh trúng lòng mong mỏi của cử tri, mang lại cho họ những luồng gió mới Không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới đều hy vọng vào một sự đối thay thực sự khi vị tổng thông này bước chân vào Nhà Trắng
Lên nắm quyền khi nước Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức cùng với những biến động to lớn của thế giới, Tổng thống B.Obama đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc xác định chiến lược, chính sách nhằm khắc phục cuộc
“khủng hoảng kép” của nước Mỹ, khẳng định nước Mỹ “Tại lần nữa nhận trách nhiệm lãnh đạo thể giới” Thách thức cũng chính là cơ hội để B.Obama
Trang 9chứng tỏ mình là một vị lãnh đạo mà người Mỹ đang trông đợi, đồng thời có thể là nắc thang đưa ông lên hàng những tông thống vi đại của nước Mỹ đù con đường phía trước con gian truân Đối với B.Obama, ngày 20 tháng 1 là một ngày mới nhưng đối nước Mỹ, có thể mở ra một kỷ nguyên mới Biết bao người dân trên thế giới đã vui mừng khi nghe tin Barack Obama dic ctr
Sau khi bước chân vào nhà trắng vị tân tổng thống da màu này đã tạo nên một sự thay đôi rất lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước
đặc biệt là đối với nước Nga Bởi chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong hai
nhiệm kỳ của Tống thống G.W Bush đã làm cho quan hệ Mỹ - Nga nguội lạnh, ảnh hưởng tới không chỉ lợi ích của Mỹ — Nga, mà ở một mức độ nhất định còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực châu Âu và thế giới
Tuy nhiên, tác động ngày càng mạnh của quá trình toàn cầu hóa cũng như phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố quốc tế đòi hỏi cần phải có sự hợp tác toàn cầu, khi mà một quốc gia dù mạnh như Mỹ cũng không đủ sức để giải quyết một mình Do đó, điều chính chính sách đối ngoại, đặc biệt là cải thiện quan hệ với Nga đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Obama Vậy câu hỏi đặt ra là “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tống thống Barack Obama (2009 — 2012)” như thế nào? Theo đó, vấn đề mà khóa luận giải quyết có ý nghĩa to lớn trong việc trong việc phân tích sự cải thiện trong quan hệ giữa
Mỹ và Nga kế từ khi ông Obama lên cầm quyền
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói từ trước đến nay “Chính sách đối ngoại” của Hoa Kỳ vẫn luôn là đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước Nhiều công trình, tác phâm đi sâu nghiên cứu vấn đề này song mỗi tác giả, mỗi trường phái và ở mỗi quốc gia, lại có những quan điểm khác nhau
Trang 10Về sách chuyên khảo: Cho đến nay, chưa có tác phẩm chuyên khảo nào viết về chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama, mà chỉ có một số sách viết về cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm chính trị cũng như lập trường của ông về các vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao Các tác phâm phải kế đến như: “Quan hệ Nga T— Mỹ vừa là đối tác — vừa là đối thủ” của tác giả Nguyễn Văn Lập đo nhà xuất bản thông tắn, Hà Nội, 2002, hay tác giả Lisa Rogak với tác phẩm “Barack Obama hiện tượng của thế giới” (Nxb Công an Nhân dân,
Hà Nội, 2009)
Về tạp chí: Một số tạp chí có những bài viết về chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đối với một số nước, khu vực và những vấn để nóng bỏng trên toàn cầu Tiêu biểu nhất là các tạp chí:
* Tạp chí “Châu Mỹ ngày nay” là một trong những tạp chí tập hợp nhiều nhất những bài viết về sự điều chỉnh chiến lược của Tống thống Obama
cả về đối nội và đối ngoại “Chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay” của Th.S Nguyễn Anh Hùng, số tháng 1/2010 Bài viết nêu lên những thách thức, tác động của tình hình thế giới đối với nước Mỹ và những điều chỉnh bước đầu
trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama
Bài viết của Trần Thị Thu Hà (2010), “Ởoa Kỳ và những định hướng lại quan hệ với Nga”, Châu Mỹ ngày nay, (2), tr 33 — 38 Bài viết nói về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó cải thiện trong quan hệ với Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Obama
“Điều chính chính sách đối ngoại của chính quyền Obama hiện nay” của PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên Vụ trưởng Ban đối ngoại Trung ương Th.S Nguyễn Kỳ Sơn, nói về bối cảnh và nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Obama và nêu lên những kết quả bước đầu sau gần một năm điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama
Trang 11* “Tạp chỉ cộng sản”: với rất nhiều bài viết như “Quan hệ Mỹ — Nga một năm nhìn lại ” (2010) của Lê Minh Quang, số 4(196) phân tích sự điều chinh quan hệ với Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những bất đồng còn tồn tại giữa hai cường quốc này
* Tạp chí “Nghiên cứu quốc tế” cũng có nhiều bài viết như: “Việc triển khai chính sách đối ngoại của chính quyền Obama sáu tháng đầu năm 2009” (6/2009) của tác giả Mỹ Châu nêu lên những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama và sự điều chỉnh chính sách ngoại giao của Mỹ trong sáu tháng đầu cầm quyền; Phan Doãn Nam (2009), “Ngø — Mỹ: Một sự khởi động lại tốt đẹp”, Nghiên cứu Quốc tế, 2 (71), tr 11 — 18 nói về sự hợp tác của Mỹ với Nga trong giai đoạn hiện nay; “Điểu chỉnh chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama hiện nay” của Trần Nguyễn Tuyên, Nguyễn Kỳ Sơn, số tháng 3/2010, nói về bối cảnh điều chỉnh, nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama và những đánh giá sơ bộ về việc triển khai chính sách đối ngoại đó trong hơn một năm cầm quyền của ông; “Chuyển biến trong quan hệ Mỹ — Nga dưới Chính quyền Obama: Nguyên nhân và triển vọng” của Lê Linh Lan, số tháng 2/2012, chủ yếu nói về những chuyên biến tích cực trong quan hệ Nga ~ Mỹ dưới thời chính quyền Obama, nguyên nhân của những chuyền biến đó và triển vọng của mối quan hệ Nga — Mỹ trong thời gian sắp tới
* Tạp chí “Quan hệ quốc phòng và an ninh” cô bài “Nhìn lại sự điều chỉnh chiến lược của Tổng thống Obama sau hơn một năm cầm quyễn ” tháng 2/2010 của Nguyễn Nhâm đã khái quát những thay đổi cơ bản về định hướng chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama, đặc biệt chú trọng đến quan hệ
Mỹ và một số nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ Đồng thời nêu lên
một số vấn đề tồn tại trong chính quyền mới
Ngoài ra, còn một số báo, tạp chí khác cũng đề cập đến chính sách đối ngoại của chính quyên Obama đôi với các nước lớn, các tô chức và khu vực
Trang 12trên thế giới như: “Những vấn đề kinh tế — chính trị thế giới”, “Sự kiện và
nhân vật nước ngoài”; “Hỗ sơ sự kiện”: “Tạp chỉ Cộng Sản”; “Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông”; “Tạp chí nghiên cứu Việt - Mỹ”
* Tài liệu Thông tấn xã Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam có rất nhiều các bài viết trên tài liệu tham khảo,
tài liệu Tham khảo đặc biệt, Tin thế giới, Tin tham khảo thế giới, Tin nhanh
cập nhật những chính sách mới nhất của Tổng thống Obama tiêu biểu như
“TTXVN (2012), “Học thuyết chiến tranh của Barack Obama”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, (073), ngày 18/3/2012, tr 1 — 25 TTXVN (2010), “Ý nghĩa
START mới với quan hé Nga — My”, Tìn tham khảo thế giới, ngày 25/10/2010 TTXVN (2009), “Sự khởi đầu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama”, Tài liệu tham khảo, (10— 11)
* Tạp chí nước ngoài: Viết về chiến lược mới của Tổng thống Obama, trên các tạp chí nước ngoai nhu Foreign Affairs, Foreign Policy, International Affairs cũng có rat nhiéu bai viét “Christian Brose (2009), “The making of George W Obama”, Foreign Policy, (January/February, 2009), pp 53 — 55 Fareed Zakaria (2008), The Post American world, WW Norton & Company Nhìn chung, tất cả những nguồn tài liệu trên chi để cập đến những mang vấn đề riêng lẻ, những sự kiện cụ thể còn đang tiếp diễn, mang tính thời sự mà chưa có tác phẩm, bài viết nào đề cập một cach chi tiết và có hệ thống về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống Barack Obama đối với nước Nga trên các bình diện: những yếu tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, nội dung chính, quá trình triển khai và những đánh giá sơ bộ về chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama
Tuy nhiên, các nguồn tài liệu nêu trên là cơ sở để tôi tham khảo trong
khi thực hiện đề tài: “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thoi Tong thong Barack Obama (2009 — 2012)”
Trang 133 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận nhằm làm rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Obama (2009 — 2012)
Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phan tich những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 — 2012)
-_ Làm rõ nội dung và quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ với nước Nga dưới thời Obama (2009 — 2012)
- Đông thời làm rõ những đặc điểm và tác động của chính sách đó đối
với Hoa Kỳ và nước Nga, cũng như với thế giới
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Obama và phân tích nét chính trong chính sách đối ngoại, trong đó, tập trung làm rõ những chính sách của Hoa Kỳ đối với nước Nga Trên cơ sở đó, đề tài phân tích những kết quả, những hạn chế và tác động của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga (2009 — 2012) đến tình hình thế giới, với Hoa Kỳ cũng như nước Nga
Từ đó, đề tài đưa ra những dự đoán xu thế phát triển trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống B.Obama (2009 —
2012)
- Phạm vi không gian chủ yêu bao gồm nước Mỹ và nước Nga
- Phạm vỉ thời gian chủ yêu đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 — 2012) Ngoài ra, để làm rõ hơn nội dung của khóa luận, ở một số phần tác giả còn mở rộng thêm phạm vi thời gian về phía trước hoặc phía tiếp sau phạm vi thời gian chủ yếu trên
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp sau : phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu quốc tế Bên cạnh việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phương pháp này xuyên suốt khóa luận, ở những phần, đoạn cụ thể, tác giả đều lựa chọn một phương pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả nghiên cứu một cách tối đa
5 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận có thể coi là công trình nghiên cứu có hệ thống về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack
Obama (2009 — 2012)
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử nước Mỹ thời hiện đại, bố sung nguồn tài liệu cập nhật về chính sách đối ngoại Mỹ với nước Nga, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 — 2012)
6 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tư liệu tham khảo, nội dung khóa luận được trình bày theo hai chương:
Chương 1 : Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ đối với nước Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 — 2012) Chương 2 : Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước Nga (2009 — 2012)
Trang 15Chương I:
NHỮNG NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN CHÍNH SÁCH ĐÓI NGOẠI
CỦA HOA KỲ ĐÓI VỚI NƯỚC NGA DƯỚI THỜI TỎNG
THONG BARACK OBAMA (2009 — 2012)
1.1 Tình hình thế giới
1.1.1 Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa
Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên toàn thé giới Nhiều quan điểm cho rằng, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công
nghệ là nguyên nhân gây nên những vấn đề bất ồn ngày nay như khủng hoảng chính trị, bién động về kinh tế, những biến động về xã hội và tình trạng mat
an ninh Điều này đã gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của mỗi nước, từ
đó, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của các nước mà Hoa Kỳ cũng không là một ngoại lệ
Trước hết, những tác động tích cực của toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo không gian cho sức mạnh Mỹ Mỹ được đánh giá là nước có ưu thế nồi
bật nhất trong nền kinh tế toàn cầu Trong sự cạnh tranh kinh tế mang tính
toàn cầu của nền kinh tế thông tin, Mỹ có đầy đủ ưu thế về chất lượng và tính sáng tạo của nguồn nhân lực để có thể duy trì vai trò chi phối nền kinh tế thế giới trong tiến trình toàn cầu hóa, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của
Mỹ hiện nay
Toàn cầu hóa thúc đây liên kết giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới, làm tăng tính phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau của các quốc gia thông qua hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa Các nước đều chuyền sang nền kinh
tế thị trường và trở thành những thành viên mới của các tổ chức tài chính, thương mại thế giới như WB, IMF, WTO, hoặc các tổ chức khu vực như
Trang 16APEC, AFTA, NAFTA
Tuy nhiên, bên cạnh tích cực thì toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng tạo
ra những thách thức lớn Toàn cầu hóa làm cho sự cạnh tranh giữa các nước
và các khu vực trở nên hết sức khốc liệt và đã làm cho tất cả các nước tuy có lợi ích dân tộc khác nhau nhưng muốn hay không đều phải lệ thuộc vào nhau, phải hợp tác với nhau để đối phó với những vấn đề đe đọa đến sự sinh tồn của
mỗi nước và của thế giới mà không một nước nào đù có sức mạnh phi thường đến đâu cũng không thể một mình đảm nhận được
Toàn cầu hóa đang làm cho quá trình “phi ứập trung hóa quyển lực” điễn ra nhanh hơn thông qua các hình thức tập hợp lực lượng mới “và là mộ trong những thách thức lón nhất phải đối mặt với chính sách đối ngoại” [44] Đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về an ninh và phát triển cũng ngày càng gia tăng và “kji lợi ích giữa các quốc gia đan xen vào nhau
và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì tư duy về đối ngoại và phương thức quan
hệ quốc tế cũng thay đổi mạnh mẽ” [9;13] Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng buộc Mỹ phải quan tâm khi hoạch định chính sách đối ngoại Bởi
“Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong hai nhiệm kỳ của Tong thong G.W Bush đã làm cho quan hệ Mỹ hệ Mỹ — Nga trở nên nguội lạnh, ảnh hưởng không chỉ lợi ích của Mỹ, Nga, mà ở một mức độ nhất định còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực châu Âu và thể giới” [18;33] Vì vậy, cải thiện quan
hệ với nước Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền của Tổng thống Obama “Định hướng trong quan hệ với Nga cũng là nội dung quan trọng sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ” [18:33]
Như vậy, dưới tác động của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học — công nghệ, các nước trong đó có Mỹ, phải có những thay đối, điều chỉnh về chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế chung của thế giới
Trang 171.1.2 Khúng bố quốc tế, nguy cơ phố biễn vũ khí hạt nhân
Hiện nay, vấn đề chống khủng bố quốc tế và nguy cơ phố biến vũ khí hạt nhân đang là mối quan tâm số l của nước Mỹ Vì vậy, chiến lược, lực lượng và ngân sách chống khủng bố phải liên tục gia tăng do nguy cơ ngày càng nhiều Cơ quan, quân đội và ngay cả công dân Mỹ vẫn là những đối tượng được bọn khủng bố nhắm vào nhiều nhất ở cả trong nước lẫn trên khắp thế giới [39;33]
Ngoài ra, một trong những vấn đề nổi bật hiện nay là việc sở hữu vũ khí hạt nhân và hoạt động phát triển sản xuất vũ khí hạt nhân của một số quốc gia trên thế giới Chạy đua vũ trang giữa Án Độ và Pakistan đã vượt ra ngoài các
khuôn khổ kiểm soát quốc tế Gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa tên lửa đạn đạo, không chỉ chế tạo tên lửa tầm ngắm mà cả tên lửa xuyên lục địa Bên cạnh đó, có những thông tin tình báo cho hay mạng ludi Al Qaeda 6 Pakistan đang tích cực tuyên dụng những chuyên gia về chế tạo vũ khí nguyên
tử và tìm kiếm các nguyên liệu hạt nhân cũng như công nghệ cho hoạt động đó
Nếu những hoạt động này không kịp thời ngăn chặn, thì day sé la mam méng cho nguy cơ khủng bồ hạt nhân và nước Mỹ sẽ là mục tiêu đầu tiên
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng là một trong những thách thức lớn của chính quyền Obama, đặc biệt là ở khu vực châu A — Thái Bình Dương - mục tiêu mà Mỹ đang chinh phục Hoạt động hạt nhân của Bắc Triều Tiên ngày một trở nên khó kiểm soát Bất chấp sự phản đối của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế, Bắc Triều Tiên đã thực hiện thử hạt nhân, gây ảnh hưởng tới an ninh của hai quốc gia láng giềng là Hàn Quốc
và Nhật Bản Vụ phóng thử vé tinh gây nhiều tranh cãi vào tháng 4/2009 cùng với những tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục theo đuôi chính sách hạt nhân,
đã đây cuộc đám phán sáu bên rơi vào bế tắc Đàm phán sáu bên có sự tham gia của Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên được khởi
Trang 18động vào năm 2003, chỉ đạt được những thành công rất hạn chế trong việc ngăn cản các hoạt động hạt nhân của Bắc Triều Tiên Gần đây nhất, một vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm xa của Bắc Triều Tiên cũng đã gây lên một sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Minseok
và các quan chức Mỹ cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa mang vệ tỉnh viễn thông vào quỹ đạo lúc 7:39 ngày 13/4/2012 theo giờ địa phương [92], trong khi Chính quyền Bình Nhưỡng vẫn chưa tiết lộ thời gian cụ thể của việc phóng vệ tinh lần này Vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên là để chào mừng lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành Trong
khi trước đó, Bình Nhưỡng tuyên bố, nước này phóng tên lửa đưa vệ tỉnh
“thời tiết” vào vũ trụ là vì các mục đích nghiên cứu mang tính hòa bình Tuy nhiên, phương Tây không tin vào tuyên bố này mà khẳng định, vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên chỉ là vỏ bọc che mắt dé nước này tiến hành thử công nghệ tên lửa tầm xa, một hoạt động mà Triều Tiên đã bị cấm theo một nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua cách đây vài năm Dù được dự báo từ trước, các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc không khỏi ngỡ ngàng, choáng váng khi Bình Nhưỡng thông báo kế hoạch phóng tên lửa chỉ một thời gian ngắn, sau khi nước này “đó” lên ngọn lửa hy vọng về việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân, bằng một thoả thuận ngừng làm giàu Uranium với Mỹ Từ trạng thái “sóc”, các nước đã phản ứng gay gắt trước động thái mới của Triều Tiên Không chỉ dùng những ngôn từ mạnh mẽ để lên án, chỉ trích kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bán và Hàn Quốc còn tuyên bố sẽ bắn hạ vệ tinh cũng như đáp trả một cách tương xứng với hành động mà họ xem là mang tính khiêu khích của Bình Nhưỡng [93] Khi tin tức về việc phóng tên lửa Triều Tiên vừa được tung ra, các quan chức Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã ngay lập tức khẳng
Trang 19định, vụ phóng tên lửa chào mừng lễ kỷ niệm lần sinh nhật thứ 100 của cố Chú tịch Kim Nhật Thành này đã thất bại Mặc dù thất bại, vụ phóng tên lửa vừa rồi của Triều Tiên cũng là một sự kiện khiến cả thế giới phải “náo loạn” Sau sự kiện này, dường như khả năng phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên còn rất xa vời
Không chỉ vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ còn gặp phải thất bại trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân ở Iran Trong hơn ba thập kỉ qua, quan hệ Mỹ - Iran luén “ndng”, phan lớn là do van dé hạt nhân Vào tháng 2/2012 vừa qua, Iran và các chuyên gia Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc
té (IAEA) da tập trung đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân bị đồn đoán
của nước này — vấn đề mà xưa nay Tehran luôn chống đối Vòng đàm phán đầu
tiên giữa Iran với nhóm P5+1 (hay nhóm “Jran 6”) tai Istanbul (Thé Nhi Kỳ) hôm 14/4/2012, đã khép lại với kết quả được tất cả các bên cùng gọi là “tich cực”, “xây dựng”, “có tiến bộ” Chỉ có một “bên” quan tâm đến vấn đề này
mà không chấp nhận là Israel Nhiều ý kiến lo ngại rằng, sự phá bĩnh của Israel
có thể sẽ là mối đe dọa lớn nhất đến thành bại của đàm phán sắp tới [94] Vấn
đề hạt nhân ở Iran vẫn còn rất nhiều trông gai phía trước Vậy, những cuộc đàm phán tiếp theo có đi đến giải pháp nào hay không vẫn còn đang là một dấu “?”,
và vấn để này có được giải quyết hay không, cần có sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những động thái của Mỹ
Bên cạnh đó, về ngăn chặn phô biến vũ khí hạt nhân nước Mỹ còn lưỡng lự và chưa tìm được giải pháp hiệu quả nhất Ä⁄ô¿ /à, Mỹ vẫn chưa tìm được những giải pháp tối ưu và chưa có cách nào làm giảm sự gia tăng thành viên của “câu lạc bộ hạt nhân ” [1:67] Hai là, chính quyền Obama vẫn hủy
bỏ cam kết tham gia Hiệp ước Không phô biến vũ khí hạt nhân (NPT) vô thời hạn như chính quyền Bush, hay ngược lại 8z /2, Mỹ vẫn dùng biện pháp ngoại giao để giải quyết việc Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Iran
Trang 20chế tạo vũ khí hạt nhân hay phải dùng ngay tới biện pháp quân sự Bốn là, Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tiến công chiến lược (có cả vũ khí hạt nhân)
START - I ký với Nga kết thúc hiệu lực ngày 5/12/2009, có ký tiếp START —
II hay không và nếu ký thì mức cắt giảm trong tình hình mới là bao nhiêu
[39;33]
Như vậy, dé giữ vững nền hòa bình tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đất nước, Hoa Kỳ và Nga cần phải những hợp tác với nhau đề đối phó với chủ nghĩa khủng bố quốc tế và nguy cơ phố biến vũ khí hạt nhân 1.1.3 Sự suy giảm sức mạnh Mỹ và sự nỗi lên của các trung tâm quyền lực trong quan hệ quốc tế
Tổng thống Obama lên nắm quyền khi “2h hình thế giới đã có những thay đổi lớn, phản ánh tương quan lực lượng đang thay đổi giữa các nước lớn dưới tác động của các xu thế vận động trong quan hệ quốc tế và sự phát triển của cuộc khủng hoảng tài chính — kinh tế đang diễn ra theo hướng bắt lợi hơn đối với Mỹ; chính sách đối ngoại của chính quyền Bush đã tỏ rõ những hạn chế lớn trong việc đảm bảo an nình và vị thế của Mỹ trên thế giới ”[2] Có thê nói không một vị nguyên thủ nào của Mỹ lại phái đương đầu với nhiều khó khăn cùng một lúc khi nắm quyền như vậy
Khi sức mạnh kinh tế của Mỹ suy yếu thì nhiều trung tâm quyền lực khác nổi lên thách thức vị thế đơn cực của Mỹ điển hình là sự nối lên của các nước thuộc nhóm BRIC (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) Chiếm 26% diện tích, 42% dân số và 16% GDP của thé giới (năm 2009), 33%
dự trữ ngoại tệ và 12,8% khối lượng giao dịch thương mại thế giới [40;3]
BRIC không chỉ là một động lực thúc đây kinh tế thế giới phát triển mà còn
có vai trò ngày càng lớn trên bàn cờ địa — chính trị toàn cầu Chính tình báo Quốc gia, tổ chức tư vấn của chính phủ Mỹ cũng đã từng dự đoán đến năm
2025, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là nền kinh tế đứng thứ hai và thứ tư thế giới
Trang 21Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán đến năm 2025 Trung Quốc sẽ vượt
Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và trở thành nền kinh tế lớn nhất thé
giới [41;38] Bằng các chính sách tiền tệ và tài chính nhanh nhạy, kịp thời
cùng sự điều hành hết sức linh hoạt của chính phủ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao (8,7% năm
2009 và 10,3% năm 2010) [42;4], trong bối cảnh Mỹ, EU, Nhật Bản và hàng loạt các nước khác đang phải vật lộn để thoát khỏi khủng hoảng Trong hai năm 2009 và 2010, Trung Quốc đã cho các nước nghèo vay khoản tiền không
lồ tới 110 tỷ USD Trong khi đó, theo điều tra của Tạp chí Financial Times,
tổng khoản cho vay của Ngân hàng thế giới trong cùng thời gian này cũng chỉ
có 100 tỷ USD [95] Rõ ràng, với con số tăng trưởng kinh tế đáng “sóc” trên, Trung Quốc một lần nữa khăng định đã bỏ xa Nhật Bản và xứng đáng vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới Và như thế, cứ trên đà phát triển như hiện nay, thì khả năng Trung Quốc bắt kịp, thậm chí là vượt sự phát triển của
Mỹ là điều hoàn toàn có thể trong tương lai không xa Đáng chú ý là sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang tăng nhanh, đặc biệt là có bước đột phá trong lĩnh vực hải quân và vũ trụ Cùng với Mỹ, Trung Quốc đang tích cực tiếp xúc với các nước trong khu vực ASEAN, tranh giành ảnh hưởng với Mỹ
ở khu vực Mỹ Latinh — vốn được coi là “sản su” của Mỹ Trong vài thập ki tới, Trung Quốc có thể sẽ là một thách thức lớn cho vị trí siêu cường số một của Mỹ tại khu vực và trên thế giới
Ngoài Trung Quốc, các nền kinh tế mới nổi khác là Ấn Độ và Brazil cũng đang từng bước nâng cao vị thế của mình, nỗ lực đấu tranh vì một thế giới đa cực, tìm cách gây ảnh hưởng lớn hơn tại các thể chế tài chính quốc tế
như IMF, WB
Nước Nga, mặc dù cũng phải gánh chịu những hậu qua từ cuộc khủng hoang kinh tế, nhưng vẫn khẳng định địa vị cường quốc chính trị của mình
Trang 22khi tham gia giải quyết nhiều vấn đề quốc tế Những biện pháp cứng rắn của Nga trong cuộc chiến Gruzia năm 2008 là sự khẳng định “sự ở lại của Nga” [33:37] Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chính trị ôn định, sự đồng thuận
xã hội lớn về nhu cầu phục hồi địa vị cường quốc thế giới, nước Nga đang thực sự tìm lại vị trí, vai trò của một cường quốc, một trung tâm quyền lực quan trọng
Cùng với BRIC, EU cũng mở rộng và khẳng định vai trò của mình
Nhiều chính trị gia cho rằng chính trị toàn cầu thế kỷ XXI sẽ do Mỹ, Trung Quốc và EU chi phối Về kinh tế, EU có sức mạnh và khả năng cạnh tranh ngang hàng với Mỹ Tổng sản phẩm quốc nội của EU từ lâu đã vượt Mỹ (cao hơn 25% nếu tính tỷ giá trao đổi hiện nay) Năm 2007, GDP của Mỹ ước tính
là 13.843,8 ty USD, và của 15 nước thuộc liên minh châu Âu là §.847,889 tỷ
EURO [43;67] Nhiều nước EU đang muốn thực hiện vai trò ngoại giao cân bằng toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc theo tư tưởng “chú nghĩa vị châu Âu ”
Sự vươn lên không ngừng của các nước châu Âu là một thách thức lớn cho
Mỹ trên phạm vi toàn thế giới
Các quốc gia châu Á, gồm những thị trường mới nỗi và phụ thuộc nhiều vào kinh tế Mỹ và châu Âu, đường như dễ tốn thương nhất trong cuộc khủng hoảng vừa qua, song thực tế đã phục hồi rất mạnh mẽ Điều đó khiến cho chiến lược của nhiều quốc gia phái thay đổi đặc biệt là Mỹ Mỹ Latinh — một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, da dạng về khí hậu và thô nhưỡng, có vị trí địa — chính trị quan trọng đang trở thành một khu vực được Liên Hợp Quốc đánh giá là phát triển năng động nhất thời gian qua Chín nước cánh tả của khu vực này gọi tắt là ALBA bao gồm Venezuela, Cuba, Nicaragua, Honduras, Ecuador, Bolivia, Antigua & Barbuda, San Vincent & Grenadines
và Dominica đã tuyên bố sẽ tiến hành giao dịch thương mại nội khối bằng đồng tiền chung có tên gọi là sucre kể từ năm 2010 Các quốc gia thuộc khu
Trang 23vực Mỹ Latinh đang dần thể hiện sức mạnh và tiếng nói của mình đối với thế giới, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng khá như Brazil hay Venezuena
Ngoài ra, các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, các nước ASEAN cũng có nền kinh tế đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng, cũng đang từng bước nâng cao vị thế của mình, nỗ lực đấu tranh vì một thế giới đa cực Điều đó khiến chiến lược của nhiều quốc gia phải thay đổi,
đặc biệt là Mỹ
1.1.4 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (2008 — 2009) đến tình hình thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 —
2009 bắt đầu từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Mỹ - trung tâm phát triển nhất của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa Dưới tác động của cuộc suy thoái bắt đầu từ tháng 12 năm 2007 - lần suy thoái dài nhất và gây tác động sâu rộng hơn bất cứ cuộc suy thoái nào từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1930 [28;3]
và nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu và hiện đang diễn biến rất phức tạp Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỉ USD để cứu vấn tình hình và ôn định kinh tế Đó là chưa kế đến những thiệt hại tiếp theo
từ kinh tế suy giảm, không tăng trưởng, rối loạn đang chờ phía trước
Cho đến nay, tác động lớn nhất của cuộc khủng hoáng này là làm thay đối hoàn toàn và sâu sắc ngành công nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài
chính toàn cầu Sự sụp đồ của những ngân hàng lớn đã gây nên những lo ngại
và mất niềm tin của dân chúng Ngay cả các quỹ đầu tư tiền tệ, vốn được coi
là góc an toàn bậc nhất trong hệ thống tài chính Mỹ, là nền tảng cho hoạt động đầu tư của nước này, cũng gặp khó khăn khi người dân ồ ạt rút tiền đo những quan ngại về sự đồ vỡ tiếp theo
Trang 24Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cuộc khủng hoảng lần này đã làm tiêu tan tới 50.000 tỉ USD [82] Gia dụ, kinh tế thế giới
có được phục hồi trong một đến hai năm, thì cũng còn lâu mới có thể khắc phục hoàn toàn được hậu quả Vả lại, sau cuộc khủng hoảng này, nhiều nước, nếu không nói là tất cả, sẽ phải đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách cao, nguy cơ bùng phát lạm phát là rất lớn vì đã tung ra một lượng tiền khổng lồ để cứu nguy cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp, kích cầu đầu tư và tiêu dùng Cuộc khủng hoảng lần này đã làm tiêu tan học thuyết kinh tế “2 đo hóa,
tự nhân hóa, phi điều tiết hóa” thời R Rigan và được tán đương dưới thời G Busơ Nay, chưa rõ có xuất hiện một học thuyết kinh tế mới nào không, nhưng
rõ ràng, tinh thần của học thuyết Keynes đang được phục hồi, trong đó, có ý tưởng về việc nhà nước cần có sự can thiệp, điều tiết nhất định Sau cuộc khủng hoảng 1929 — 1933, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tắng mạnh mẽ
Để đối phó với cuộc khủng hoảng lần này, nhiều nước đã có những biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, làm day lên nỗi lo ngại về sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ và sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại Mối lo ngại này không phải không có cơ sở, song, chắc sẽ khó xuất hiện trào lưu đóng cửa vì nền kinh tế các nước đã tùy thuộc nhau quá nhiều, khó có nước nào có thể phát triển nếu co về chủ nghĩa bảo hộ quá mức Chí ít thì tất cả các nước và các tổ chức quốc tế chủ yếu, đều cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ, tiếp tục thúc đây vong dam phan Doha Chac chan rang, sau cudc khung hoang lan nay, sé dién ra qua trinh co cấu lại một cách sâu sắc nền kinh tế của các nước
và toàn cầu Một trong những đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế — tài chính lần này là nó diễn ra đồng thời với cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng khí hậu và môi trường Do đó, kinh tế thế giới sẽ hướng mạnh vào công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường Các nền kinh
tế tùy thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sẽ phải điều chỉnh theo hướng chú trọng
Trang 25hơn tới thị trường nội địa Hệ thống tài chính ngân hàng có thể sẽ được cơ cầu lại Các ngành nghề, các doanh nghiệp kém hiệu quả, không bền vững sẽ bị đào thải Cuộc khủng hoảng lần này, vừa thể hiện vừa thúc đẩy quá trình dịch chuyển vị thế của các nền kinh tế Rõ ràng, uy tín và vị thế hàng đầu của kinh tế Mỹ bị thách thức Ngày nay, Mỹ đã trở thành con nợ lớn nhất của thế giới Điều này khác với những năm 20, 30 thế kỷ trước, khi đó, Mỹ là chủ nợ
lớn nhất Vai trò và vị trí của kinh tế Trung Quốc hiện được coi trọng, mặc dù, nước này cũng chịu tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu Tuy nhiên, quá trình đi xuống của kinh tế Mỹ sẽ lâu đài Trong những thập kỷ tới, kinh tế Mỹ vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, vị trí Trung Quốc gia tăng
đáng kế song cũng chưa trở thành chủ đạo
Trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế — tài chính (2008 — 2009), chính quyền Obama cần có sự điều chỉnh chiến lược cả về đối nội và đối ngoại, để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng mang lại, khôi
phục lại nền kinh tế Mỹ cũng như vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới
1.2 Tình hình nước Mỹ từ khi Barack Obama lên cằm quyền (2009 — 2012) 1.2.1 Thuận lợi
Ngày 20/1/2009, Tổng thống Barack Obama đã chính thức nhậm chức
và bước chân vào Nhà Trắng với rất nhiều sự ủng hộ và niềm tin của người dân Mỹ cũng như cộng đồng thế giới “Obama chiếm một vị trí độc đáo trong con mat cua thé giới”, cũng như “kỹ năng giao tiếp của ông thay đổi tạo ra một cánh cửa mở”, “để thu hút mọi người trên toàn thế giới ”[52] Đa số phiếu bầu trong 13 quốc gia được khảo sát, cộng với Mỹ, có niềm tin vào Obama Chúng bao gồm tất cả các quốc gia châu Âu, hai quốc gia châu Phi,
và hầu hết các quốc gia châu Á Bảy mươi phần trăm người Mỹ thê hiện niềm tin vào Obama là tốt
Trang 26Thành công lớn nhất mà ông Obama đạt được là chỉ trong một thời gian ngắn hình ảnh của nước Mỹ được cải thiện đáng kể, từ con mắt đè đặt của cộng đồng quốc tế đối với một cường quốc luôn giải quyết vấn đề theo cách đơn phương, cứng rắn chuyển thành thân thiện hơn Tâm lý chống Mỹ có từ thời gian cầm quyền của cựu Tổng thống G.W.Bush cũng đã giảm dan “Barack Obama đã làm thay đổi hoàn toàn chính sách đối ngoại của Mỹ” [6]
Obama đã bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình bằng việc hiện thực hóa một cách có thứ tự những lời hứa hẹn của ông trong chiến dịch tranh cử Vào ngày thứ 3 cầm quyền, ông đã ra lệnh đóng cửa nhà tù của Mỹ tại Vịnh Guantanamo, Cuba, trong vong 1 nim và chấm dứt các cuộc thâm tra cưỡng bức Vào giữa tháng 2, ông đã ra lệnh cử 17.000 binh lính Mỹ đến Ápganixtan, tăng gần 50% so với 36.000 binh lính Mỹ đã ở đó Vào cuối tháng 2, ông đã ra lệnh rút tất cả các quân đội tham chiến khỏi lrắc vào tháng 8/2010 va tat cả quân đội Mỹ còn lại vào thang 12/2011 Vào tháng 3, ông đã gửi một đoạn băng chúc mừng Iran nhân dịp năm mới của lran, nói rằng
“chính quyền của tôi hiện nay cam kết với biện pháp ngoại giao giải quyết một loạt day đủ các vẫn đề trước mắt chúng ta "[68] Vào tháng 5, ông đã nói với Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu rằng Ixraen phải ngừng tất cả các công trình xây dựng khu định cư Vào tháng 6, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cap — and — trade (giới hạn mức trần và mua bán chỉ tiêu khí thải) mà Obama đã ủng hộ nhằm giảm khí thải hiệu ứng nhà kính
Obama đã khởi động nhiều sáng kiến ngoại giao, nỗi bật nhất là việc lật ngược chính sách của Bush trong việc cử các quan chức Mỹ tham gia các cuộc đàm phán quốc tế với Iran về chương trình hạt nhân của nước này Ông
đã công du khắp nơi để nói chuyện với các thính giả nước ngoài, chỉ riêng năm 2009 ông đã đến thăm 21 quốc gia —- một kế hoạch công du tham vọng nhất của bất cứ một vị tổng thống nào vào năm đầu cầm quyền Vào tháng 4,
Trang 27ông đã hứa cô vũ những đám đông ở Praha “?m kiếm hòa bình và an ninh từ một thế giới không có vũ khí hạt nhân ” Ông đã đoạt giải Nobel hòa bình năm
2009 Hội đồng giải thưởng này đã không đề cập đến một thành tựu nào trong lời biểu dương giải thưởng của mình; thay vào đó họ chúc mừng ông vì mang lại cho người dân trên thế giới “niềm hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn” với “hoạt động ngoại giao của ông được tìm thấy trong khái niệm rằng những người sẽ lãnh đạo thế giới phải tiếp tục làm như vậy trên cơ sở các giá trị và thái độ được đa số người dân trên thế giới chia sẻ "[§0]
Như vậy, Barack Obama tiếp nhận nước Mỹ từ người tiền nhiệm Đảng Cộng hòa — Tổng thống George W Bush, trở thành vị Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong một thời điểm hết sức khó khăn: khủng hoảng kinh tế tài chính trầm trọng, vị thế và hình ảnh của nước Mỹ bị suy giảm trên trường quốc tế, sự sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Iraq va Afghanistan trong cuộc chiến chống khủng bố Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn đó, bán
thân nước Mỹ cũng có những thuận lợi làm nền táng để Obama có thể đưa
nước Mỹ thoát khỏi những khó khăn đó:
Về chính trị: Mặc dù vị thê của nước Mỹ có bị suy giảm ít nhiều trên trường quốc tế, nhưng Mỹ vẫn là một nhân tố không thê bỏ qua trong quá trình giải quyết các vấn đề quốc tế, trong quá trình hoạch định chính sách của hầu hết các nước trên thế giới và có vai trò quyết định trong phần lớn các cơ chế đa phương trên thế giới
Về quân sự: Mỹ là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, với tiềm năng vượt xa các nước khác: Mỹ là nước sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất thế gidi, cd tiềm lực không quân, hải quân, bộ binh lớn với hỏa lực trang bi có trình độ công nghệ cao nhất thế giới, có khả năng răn đe và chiếm ưu thế
trong các hoạt động quân sự trên nhiều khu vực trên thế giới Hiện nay, Mỹ cũng đang là nước đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính,
Trang 28nhân lực không lồ để có thể biến các ý tưởng khoa học quân sự thành hiện
thực trên các khu vực của thế giới Ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục tăng, chiếm gần một nửa ngân sách quốc phòng của thế giới Năm 2000, chỉ
phí quân sự của Mỹ là 229.072 tỷ USD; năm 2005 là 381.290 tỷ USD; hiện
nay, Mỹ chỉ phí 4,15% GDP, tương đương với gần 600 tỷ USD Nếu tính cả chi phí cho các cuộc chiến tranh của Mỹ đang diễn ra hiện nay, (nằm ngoài ngân sách quốc phòng) thì chi phí quân sự nói chung của Mỹ chiếm gần 1/2 chi phí quân sự toàn cầu [25;1 1]
Về kinh tế: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, nền kinh
tế bị suy thoái nhiều, nhưng về cơ bản, Mỹ vẫn là một nền kinh tế hàng đầu
thế giới, với rất nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn đứng đầu thế giới, xuất —
nhập khâu và đầu tư nước ngoài đều rất cao; rất nhiều công ty xuyên quốc gia của Mỹ chiếm hàng đầu trong bảng xếp hạng về các công ty lớn nhất, hiệu quả nhất, có khả năng cạnh tranh cao nhất, tuyển dụng nhiều lao động nhất, có trình độ khoa học — công nghệ cao nhất thế giới Năm 2010, mặc dù nền kinh
tế thế giới vẫn đang trong thời kì khủng hoảng, nhưng GDP của Mỹ vẫn chiếm khoảng 23% GDP của thế giới, lớn hơn của Trung Quốc khoảng 2,5 lần (nghĩa là GDP của Trung Quốc bằng khoảng 40% GDP của Mỹ, và khoảng 9,3% của thế giới); GDP của bốn nước BIRC là 10.971 tỷ USD, bằng 75% GDP của Mỹ [25;4] Với chỉ số GDP như vậy, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất Nếu nói về xu thế phát triển, trong tương lai, khó có thể có nước nào vượt được Mỹ
Về khoa học công nghệ: Hiện nay, 30 nước trong Tổ chức Phát triển Kinh tế chiếm 85% thành tựu mới về khoa học công nghệ của thế giới, riêng nước Mỹ chiếm 65% số lượng bản quyền của các phát minh khoa học trên thế giới Công dân Mỹ chiếm 2/3 số người đoạt giải Nobel về kinh tế và khoa học của thế giới [25;12] Mỹ đứng đầu thế giới trong rất nhiều ngành khoa
Trang 29học công nghệ và các ngành công nghiệp mũi nhọn của thế giới, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, khoa học vũ trụ
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nước Mỹ là nhờ một phần to lớn của việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ
Về văn hóa: Nền văn hóa Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều nước trên thế giới Ngoài vị thế và ảnh hưởng về chính trị và an ninh, những ảnh hưởng
về các mặt văn hóa, giáo dục, lối sống, tư tưởng của Mỹ, các nước khác cũng không thể sánh nổi Điện ảnh Hollywood nối tiếng thế giới, đồ ăn nhanh, âm nhạc của Mỹ phổ biến khắp thế giới, tư duy, quan niệm về các ngành nghề vẫn xuất hiện nhiều nhất trên thế giới Về những thực lực mềm này cho thấy,
vị thế và ảnh hưởng của Mỹ chưa bị suy giảm và thay đổi nhiều, các nước khác và khu vực trên thế giới chưa có sự gia tăng mạnh, vẫn có khoảng cách chênh lệch rất lớn so với Mỹ
Khi viết về sức mạnh tong luc cla MY, bao “Thoi dai” cua Cong hoa Liên bang Đức ra ngày 29/9/2002 đã mô tả: “ước Mỹ bước vào thế ki 21 với
tư cách là quyên lực thế giới thực sự duy nhất Cánh tay quân sự của nó vươn tới bắt cứ điểm nào của địa cầu Ưu thế kinh tế của nó là chất xúc tác của toàn bộ nên kinh tế thể giới Sự thống trị về mặt chính trị của Mỹ đã làm cho
nó trở thành một nhân tố mà người ta không thể từ bỏ Còn ảnh hưởng về văn hóa của Mỹ thì lón đến mức nhiều người trên khắp thể giới coi quá trình toàn cẩu hóa là một quá trình Mỹ hóa Uu thế đa chiều này đã làm cho quyên lực của Mỹ trớ thành duy nhất” [3:4]
Rõ ràng, sự kết hợp giữa “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mêm” đã làm cho nước Mỹ đóng vai trò chỉ phối trên thế giới Mỹ coi sức mạnh đó là
phương tiện quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của mình Với sự kết
hợp như vậy, Mỹ tin rằng, đù có khó khăn đến đâu thì cũng có thê vượt qua được và giữ vững được vị trí siêu cường trên thê giới
Trang 301.2.2 Thách thức
Có lẽ, trong lịch sử nước Mỹ, chưa có một vị tống thống nào phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn lao khi nhậm chức như Tổng thống Barack Obama Người ta có thể nghĩ đến Tổng thống Lincoln phải đối đầu với cuộc nội chiến và một xã hội chia rẽ, Tổng thống Roosevelt với cuộc Đại suy thoái của những năm 1930 Nhưng hôm nay, Tổng thống Obama đang thừa hưởng một nền kinh tế suy thoái chưa từng có trong hơn 70 năm qua, một cuộc chiến tranh tốn kém ở Iraq và Afghanistan mà vẫn chưa thấy “ánh sáng ở cuối đường hẳm ”, một thễ giới it thân thiện với Mỹ hơn so với mười năm về trước, vì họ đã mất niềm tin vào vai trò đầu tàu của nước Mỹ trước đây về cả kinh tế lẫn chính trị Đó là chưa kế một loạt thế lực khác đang manh nha, lợi dụng sự suy thoái của Mỹ để vẽ lại bản đồ quyền lực thế giới theo hướng có lợi cho họ — từ Trung Quốc đến Nga, ngay cả những “đồng minh” truyền thống của Mỹ như Liên minh châu Âu, Nhật Bản
* Thứ nhất, nền kinh tế Mỹ bị suy thoái
Theo một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Brookings, trong khi hầu hết các tân Tổng thống chỉ phải đối mặt với một trong những vấn đề về kinh tế như tình trạng suy thoái, thất nghiệp, lạm phát hoặc thâm hụt thì Tống thống Obama lại phải đối mặt với tất cả các vấn đề đó cùng lúc Nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính được coi là nghiêm trọng nhất kê từ Đại Suy thoái (1929 — 1933) bắt đầu từ Mỹ (khởi phát bang sy pha san Ngan hang Lehman Brother tháng 9/2008) đã làm lung lay mạnh vai trò trung tâm và thành trì về tài chính của Mỹ Danh hiệu thị trường tài chính an toàn nhất của Mỹ mất hắn, kéo theo đó là sự suy giảm đầu tư và kinh doanh tài chính của các đối tác nước ngoài Từ năm 2002, thâm hụt ngân sách Mỹ ít nhất 300 — 400 ty USD mỗi năm (kỷ lục là năm tài khóa 2009 với 1.400 tỷ USD) Mỹ hiện là con nợ lớn nhất thế giới khi vượt mốc đáng sợ 10 nghìn tỷ USD từ tháng 10/2008
Trang 31(trong đó nợ Nhật Bản 586 tỷ, Trung Quốc 400 tý, Anh 244 tý .) [24:5] Cuộc khủng hoảng này đã kéo lùi các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Mỹ xuống thấp hơn thời điểm năm 2002 Nền kinh tế suy thoái đã kéo theo tý lệ thất nghiệp tăng cao Tháng 12/2008 thất nghiệp tại Mỹ đã lên đến mức cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây với 254.000 người bị mất việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp Mỹ lên đến mức 7,2%, mức cao nhất kể từ 1/1993 Tính cả năm
2008, số người thất nghiệp ở Mỹ là 2,6 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp ở mức
6,8% [23:34]
Bên cạnh đó, bảo đảm an ninh năng lượng cũng đang là vấn đề khó khăn đối với Mỹ Mỹ phụ thuộc nhiều vào nhập khâu năng lượng và tự thấy không có khả năng khắc phục được vấn đề này trong tương lai gần Năm
2003, nhập khẩu dầu và năng lượng của Mỹ chiếm hơn 1⁄4 tổng thâm hụt thương mại hàng hóa, đến năm 2008 con số này đã vượt mức 3⁄4 tổng thâm hụt thương mại Việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế cần vốn đầu tư lớn và mất nhiều thời gian, trong khai việc khai thắc dầu nội địa thì có hạn [54] Tom lai, tac động sâu xa của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính này là thế và lực của Mỹ bị suy giảm nhanh hơn trong tương quan lực lượng với các nước cạnh tranh với Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc
* Thứ 2, sự suy giảm niềm tin của quân chúng nhân dân vào chính quyên Mỹ
Theo báo Thế giới của Pháp, sau tám năm cầm quyền, vị tổng thống thứ
43 của nước Mỹ đã kết thúc nhiệm kỳ với các thành tích phá tất cả các kỷ lục
“mắt lòng dân” của các đời Tổng thống Mỹ với con số lên đến 72% dân chúng không ủng hộ [7;78] bởi trong 8 năm cầm quyền ông đã không thực hiện được lời hứa đưa nước Mỹ đến phôn vinh, trái lại còn để đất nước rơi vào tình trạng tồi tệ Những thách thức mà Mỹ đang gặp phải (kinh tế suy thoái, nợ nần chồng chất, sa lầy trong chiến tranh ) khiến tâm lý hoài nghỉ
Trang 32trong dân chúng Mỹ tăng cao Thêm vào đó, nhân dân Mỹ càng thất vọng khi
sự bất bình đẳng trong xã hội Mỹ ngày càng bị khoét sâu dưới chính quyền Bush với mức độ chưa từng có kể từ những năm 20 của thế kỷ trước Từ năm
2001 đến 2008, thu nhập của đa số những người làm công ăn lương của Mỹ chững lại thậm chí giảm đi Việc hạ mức thuế năm 2001 chủ yếu chỉ làm lợi một phần trăm người Mỹ giàu có nhất Tầng lớp trung lưu phái chật vật duy trì mức sống bằng sự vay nợ và kéo dài thời gian lao động hằng ngày Vậy, lam thé nào để khôi phục lại lòng tin của người dân Mỹ đối với chính quyền, cũng là một thách thức lớn đối với Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ của mình
* Thứ ba, Mỹ sa lẫy trong chiến tranh lraq và Afghanistan
Ngày 20/3/2003, Tổng thống Mỹ G.W Bush đơn phương tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh chống Iraq, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc hy vọng rằng, chỉ sau một năm họ sẽ hoàn toàn khống chế được quốc gia này, nhằm kiểm soát nguồn dầu lửa chiến lược lớn thứ hai của thế giới và răn đe các nước khác trong khu vực Thế nhưng, sự thực lại hoàn toàn ngược lại Kết quả rõ rệt nhất của cuộc chiến tranh Iraq là lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Saddam Hussein và tạo dựng một chính quyền thân Mỹ Song cũng chính từ đó, Iraq không thể có được một chính phủ vững mạnh và đoàn kết, xung đột sắc tộc gay gắt, tạo cơ hội cho các nhóm khủng bố được mạng lưới khủng bố quốc tế AI— Qaeda hậu thuẫn tiến hành các hoạt động bạo lực nhằm vào liên quân Mỹ
và chính đồng bào mình Bạo lực và bất ồn đã khiến cuộc sống của người dân lraq trở thành địa ngục Cuộc chiến đã khiến Mỹ bị tốn thất nặng nề, theo
thống kê cho tới nay Mỹ đã chi 900 tỷ USD và 115.000 quân vào chiến trường Iraq, trong đó 32.000 lính bị thương và 5.000 lính tử trận [2;66], van có nhiều người trong số hơn 2.000 trên khắp nước Mỹ được hỏi ý kiến cho rằng cuộc chiến Iraq là một sai lầm, là một thảm họa cho cả Iraq và Mỹ [65]
Trang 33Trong suốt 8 năm theo đuổi cuộc chiến tranh ở Afghanistan, tổng thống
Bush đã để lại một di sản lớn mà tân Tổng thống Obama phải đối mặt, đó là một khoản tiền khống lồ chi cho quốc phòng mà chưa thu được kết quả gì, thậm chí tình hình Afghanistan trở nên tồi tệ hơn và các nước thành viên NATO dường như bắt đầu hững hờ với cuộc chiến này Kể từ sau khi Mỹ mở cuộc tắn công lật đồ chính quyền Taliban, Mohamet, Obama đã thiết lập được mạng lưới “/hánh chiến Hỏi Giáo ” rộng lớn Lực lượng Taliban tăng từ 4000 quân cuối năm 2001 lên đến 20.000 quân vào năm 2008 [4;110] Nước Mỹ đã phải chỉ những khoản tiền không lồ cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu Chi phí cho các hoạt động này tăng từ mức trung bình 93 tỷ USD/năm trong
giai đoạn 2003 — 2005 lên 120 tỷ USD năm 2006 và 187 tỷ USD năm 2008,
trước khi cắt giảm xuống còn 154 tỷ USD năm 2009 [19;64] Có thé thay, su
sa lầy trong cuộc chiến Iraq và Afghanistan là một thách thức vô cùng nan giải đối với Tổng thống Obama Vậy, vị tân Tổng thống này sẽ giải quyết hai cuộc chiến này ra sao? Đây là câu hỏi thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng quốc tế
* Thứ tự, mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Mỹ
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính không chỉ làm cho nền kinh tế
Mỹ suy thoái ở mức trầm trọng, mà còn làm cho nền dân chủ của nước Mỹ cũng như những nước đi theo thê chế của nước Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng Thể chế dân chủ và việc ủng hộ cho các nền dân chủ khác trên thế gidi, được áp dụng ngay sau khi Chiến tranh thé giới thứ nhất kết thúc trong chính sách của Woodrow Wilson, đến “Bốn íự do” của Rooservelt, cho tới Ronal Regan Việc thúc đầy dân chủ thông qua ngoại giao, viện trợ cho các tổ chức dân sự chưa bao giờ là vấn đề tranh cãi Vấn đề hiện nay là bằng dân chủ để thanh minh cho cuộc chiến ở Iraq, chính quyền Bush ám chỉ với nhiều người rằng, “đân chủ” là một mật khẩu cho hành động can thiệp quân sự và thay đổi chế độ Đặc biệt, Trung Đông là một bãi mìn đối với bất cứ một chính
Trang 34quyền Mỹ nào, bởi vì Mỹ ủng hộ các đồng minh phi dân chủ như Arập Xêút
và từ chối làm việc với các tổ chức như Hamas và Hezbullah đã lên nắm
quyền thông qua bầu cử Việc chính quyền Bush sử dụng hình thức tra tấn cũng đã làm lu mờ nghiêm trọng mô hình Mỹ Sau vụ khủng bố 11/9/2001, người Mỹ đau khổ tỏ ra sẵn sàng từ bỏ các biện pháp bảo vệ Hiến pháp vì lợi ích an ninh Vịnh Guantanamo và tù nhân đội mũ trùm đầu ở Abu Ghraib từ
đó đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ, thay cho tượng “Nữ thần tự do” trong con mắt của nhiều người nước ngoài
Khẩu hiệu “đân chủ ” của Mỹ cũng bị mất uy tín nghiêm trọng kế từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 nỗ ra Nếu như từ năm 2002 —
2007, trong khi thế giới đang có một giai đoạn phát triển chưa từng thấy, người
ta rất đễ bỏ qua những người châu Âu theo chủ nghĩa xã hội và những người
Mỹ Latinh theo chủ nghĩa dân chủ thuần túy lên án mô hình kinh tế Mỹ là “clzi nghĩa cao bôi”, nhưng khi cuộc khủng hoảng nổ ra tại Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới, động cơ của sự phát triển của nền kinh tế thế giới trước năm 2008 — nền kinh tế Mỹ, đã trượt đường ray và kéo theo phần nào của thế giới theo nó Thủ phạm chính là mô hình Mỹ với chính sách của Chính phủ là quản lý ít hơn,
Mỹ đã không điều chỉnh một cách thỏa đáng lĩnh vực tài chính và dé lĩnh vực này gây ra những hậu quả khủng khiếp cho phần còn lại của xã hội
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng nỗ ra mà điểm khởi đầu của nó lại là nước
Mỹ, điều này đã khiến cho Mỹ không giữ được vị trí bá chủ mà họ đã có được
kế từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Khả năng định hình nền kinh tế thế giới của Mỹ thông qua các hiệp ước thương mại, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) sẽ bị giảm bớt cũng như các nguồn tài chính ngay của bản thân nước Mỹ
Thậm chí, nhãn hiệu Mỹ đang bị thử thách nghiêm trọng ở thời điểm
mà các mô hình khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đang ngày càng trở nên
Trang 35hấp dẫn hơn Việc khôi phục danh tiếng tốt đẹp và làm hồi sinh sức hấp dẫn của nhãn hiệu Mỹ theo nhiều cách thức là một thách thức to lớn đối với Tổng thống Barack Obama, cũng giống như việc ổn định lĩnh vực tài chính Ảnh hưởng của Mỹ cuối cùng và có thê sẽ được khôi phục sau một cuộc suy thoái kinh tế, chưa thể chắc chắn mô hình kinh tế Trung Quốc, Nga hay của Ấn Độ
sẽ tốt hơn so với mô hình kinh tế Mỹ, mặc dù, Trung Quốc, Nga và Án Độ đang vươn lên mạnh mẽ, có khả năng thay thế Mỹ, vì trước đó, sau cuộc Đại suy thoái (1929 — 1933) và cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Mỹ đã trở lại nhờ khả năng thích nghi của hệ thống Thử nghiệm cuối cùng với mô hình
Mỹ sẽ là khả năng tái khám phá bản thân một lần nữa Khôi phục lại nhãn hiệu
Mỹ, vị trí bá chủ của Mỹ là một trong những thách thức về chính trị vô cùng
lớn đối với Tổng thống Obama Đồng thời điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với các nước, đặc biệt với nước Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu được chính quyền Obama rất quan tâm
1.3 Vai trò của nước Nga đối với Hoa Kỳ
1.3.1 Sức mạnh và vị trí quốc tế của Nga
Liên bang Nga là nước có diện tích rộng nhất thế giới, bằng khoáng 1,8 lần diện tích của Hoa Kỳ; nằm ở vị trí trung gian của bán cầu Bắc, đồng thời nằm ngay sát sườn châu Âu Đây là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, với những lợi thế về điện tích lãnh thổ và tải nguyên thiên nhiên, vị trí địa — chính trị và vai trò Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Vì vậy, Nga có một vị trí quan trọng trên bàn cờ chính trị quốc tế mà
Mỹ không thê bỏ qua hay xem thường
Riêng về năng lượng, tính tới hết năm 2010, Nga hiện là quốc gia sản xuất một lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với 10 120 000 thùng mỗi ngày [30] Kinh tế Nga trong vòng 10 năm trở lại đây đã có những bước phát triển vượt bậc Số liệu thống kê Liên bang Nga công bố cho thấy, GDP quý I — 2010 của
Trang 36Nga tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa dự đoán của chính phủ Nga đưa ra trước đó [47] Phat biéu trén to Ria Novosti, nhà phân tích chính trị Nga Vyacheslay Nikonov nói: “Cách đây một thập kỷ, tổng sản phẩm quốc nội của chúng ta chỉ đạt 250 tỷ USD và đến nay, con số này đã là hơn 1.600 £ÿ USD” [58] Phó thủ tướng thứ nhất của Nga dự báo đến năm
2020, Nga sẽ trở thành một trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới [47] Triển vọng phát triển của nền kinh tế không lồ này là rất lớn và có tiềm năng
Bên cạnh đó, sau 8 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, nước Nga đã có những biến đổi sâu sắc về thế và lực, và có vai trò quan trọng tác động đến những thay đổi tích cực trên thế giới Trong “Học (huyết đối ngoại” được công bố vào ngày 12/7/2008, khẳng định mục tiêu chiến lược toàn cầu của Nga là bảo đảm an ninh cũng như vị thế của Nga trong câu lạc bộ các nước lớn, biến Nga thành một trung tâm quyền lực của thế giới [39:54] Để tăng cường sức cạnh tranh địa — chiến lược, Nga ưu tiên cải cách quân đội (sản xuất máy bay thế hệ lớn, tàu ngầm, tên lửa .) và tăng cường hiện diện tại các nước thuộc khu vực “sân sưu” của Mỹ như Venezuela, Syria [47] Phát biểu tại Bộ quốc phòng đầu năm 2009, Tổng thống D Medvedev khẳng định: “7rong giai đoạn hiện nay, nước Nga đang được coi là một trong những nước có nên quân sự mạnh nhất, nhưng do sự phát triển của tình hình thể giới thì vẫn đề hiện đại hóa quân sự đang là vẫn đề cấp bách Chủ trương hiện đại hóa quân đội Nga được xuất phát từ những mới đe dọa tiềm tàng vây quanh Nga và chiến lược an ninh quốc gia đến năm 2020” [38]
1.3.2 Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với nước Nga
Trong thời điểm, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế của tất cá các
quốc gia nói riêng đều đang chịu tác động nặng nẻ từ cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới xuất phát từ Mỹ Cả Mỹ và Nga đều đang phải đối phó với những
hệ lụy nghiêm trọng tác động xấu tới sự phát triển kinh tế của hai nước Do
Trang 37đó, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của chính sách đối ngoại Mỹ là đây mạnh hợp tác, thúc đây trao đối thương mại, nhanh chóng ổn định nền kinh tế Nga giữ tới 30% dự trữ khí đốt của thế giới và nằm án ngữ trên mạng lưới giao
thông vận tải mà nhờ nó năng lượng được lưu chuyên từ vùng không gian hậu
Xô Viết tới những nơi khác trên thế giới [75] Mỹ với tư cách một quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều thứ ba trên thế giới, còn Nga là quốc gia xuất khẩu nhiều khí đốt nhất thế giới thì những lợi ích mà Mỹ có được trong quan hệ với Nga về lĩnh vực năng lượng cũng là động lực để Mỹ tăng cường quan hệ hợp tác với Nga [21] Đồng thời, cả Mỹ và Nga đều đang phải đối phó với sự nồi lên của Trung Quốc — một cường quốc đang khiến cả thế giới phải chao dao bởi tham vọng phát triển kinh tế thần kỳ của người Trung Hoa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ thì Nga nắm trong tay những nhân tố mang tính giải pháp đối với một loạt những thách thức đối ngoại của Mỹ, như vấn đề an ninh năng lượng, chống khủng bố và đặc biệt là vấn đề kiểm soát vũ khí và ngăn chặn nguy cơ phổ biến hạt nhân Đồng thời, với những xung đột quốc tế tại lục địa
Á — Âu khiến cho vị trí địa lợi của Nga ở vị trí trung tâm đại lục địa đang là mối quan tâm chiến lược đối với Mỹ Khả năng Nga có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan cũng là lợi ích đáng kế đối với Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với Nga
Do số lượng khí thải của Nga đứng thứ 3 thế giới, nên Mỹ cũng cần sự
hợp tác thực chất của Nga trong việc tạo ra những đột phá mang tính giải pháp cho các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu Ngoài ra, hiện Nga là một trong những quốc gia có nạn buôn lậu diễn ra sôi động nhất trên thế giới Do
đó, bất cứ những nỗ lực mang tính quốc tế nào về chống nạn buôn người, buôn bán vũ khí, ma túy, động vật quý hiếm, hàng gia và tiền giả Mỹ đều cần có sự ủng hộ và hợp tác của Nga
Trang 38Thêm vào đó, số vũ khí hạt nhân mà cả hai nước nắm giữ vẫn là một nguy cơ đe dọa tới an ninh của hai nước cũng như của cả thế giới Chính vì vậy, hai nước đều giữ trong tay một phần trách nhiệm phải cùng nhau triệt tiêu
số vũ khí hạt nhân này không chỉ vì lợi ích an ninh chung mà còn là sự an toàn của cả nhân loại Đồng thời, tất cả các cuộc xung đột quốc tế ngày nay đều khó được giải quyết triệt để nếu Nga chống đối hoặc thiếu sự ủng hộ của Nga Hơn nữa, Nga cũng là đối tác của Mỹ trong những nỗ lực của quốc tế đề ép buộc Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Iran từ bỏ chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân
Mặt khác, với những mối quan hệ truyền thống, tầm ảnh hưởng và uy tín của Nga ở một loạt nước và khu vực trên thế giới biến Nga thành một trung gian có hiệu quả giữa Mỹ và các nước, các khu vực đó [2l]
Sự nối lên mạnh mẽ của Trung Quốc trong nền chính trị thế giới với tham vọng bành trướng và thống lĩnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
thậm chí mở rộng ra thế giới và quan hệ ngày càng thân thiết giữa Trung
Quốc và Nga đã trở thành mối quan ngại mới của Mỹ Giữa Trung Quốc và Nga đã từng có thỏa thuận lịch sử là: “7uyên bố Nga — Trung về thế giới đa cực và thiết lập trật tự thể giới mới” thang 4/1997 va cho tới nay là nền tảng cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Đây là nguy cơ thực sự đối với
Mỹ trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ vị trí lãnh đạo toàn cầu khi hai nước trên đang là những quốc gia có tiềm lực mạnh trên thế giới Nếu chiến lược
đơn phương kiềm chế Nga của Mỹ được tiếp tục thực hiện thì nguy cơ một sự đối đầu giữa một bên là Mỹ và bên kia là Nga — Trung là hoàn toàn có thể Trong khi đó, cả Nga và Mỹ đều hiểu sự phân bố lại lực lượng trên bàn cờ chính trị thế giới sẽ khiến đe dọa lợi ích của cả hai Như vậy, Hoa Kỳ thực sự cần Nga trong việc ngăn chặn tham vọng nước lớn của Trung Quốc đề giữ vững “khoảnh khắc đơn cực Mỹ” càng lâu càng tốt Vi thé, giữa hai nước có
Trang 39những lợi ích chung đặc biệt quan trọng đối với nhau “Méu quan hệ Nga —
Mỹ sẽ tiếp tục mang tính đối tác, thậm chí đồng mình, thì điều đó sẽ có ÿ nghĩa to lớn không chỉ cho việc đảm bảo an nình thé giới mà còn cho việc phát triển cải cách chính trị và kinh tế ở Nga Bởi Nga sẽ không thể đạt được nên dân chủ và kinh tế thị trường thực sự nếu Nga tiếp tục đối đầu với thế giới phương Tây” [12:10]
1.4 Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với nước Nga trước năm 2009
Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc, Mỹ đã công khai cho
cả thế giới biết tham vọng bá chủ của mình thông qua “chương trình 14 điểm ” của Tông thống Willson, được trình bày tại hội nghị Versailles (1919) Tuy nhiên, giấc mộng bá chủ ấy vẫn là quá xa vời do nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan đặc biệt là những biến động của tình hình thế giới cũng như sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Mỹ và các cường quốc khác Do đó, qua
mỗi đời tông thống, Mỹ đã nhiều lần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của
mình
Ngày 12/3/1946, Học thuyết Truman ra đời được xây dựng trên cơ sở sức mạnh độc quyền vũ khí nguyên tử và lực lượng hùng mạnh của Mỹ nhằm mục đích ngăn chặn, đây lùi Liên Xô, chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Học thuyết này được coi là nền tảng của chiến lược toàn cầu, đánh dấu sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Thời kỳ Tống thống G Bush lên nắm quyền được coi là thời kỳ chuyển
tiếp từ chiến tranh lạnh sang hậu chiến tranh lạnh Vì thế, quan hệ Mỹ - Xô vẫn chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian từ đầu năm 1989 khi G Bush vào Nhà Trắng đến cuối năm 1991 khi Liên Xô tan rã
Tuy nhiên, với sức mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế vượt trội, Tổng thống Bush thực hiện chính sách đơn phương cứng rắn, xử lý các vấn đề đối
Trang 40ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia vị kỷ, nhấn mạnh vào lĩnh vực an ninh quân
sự hơn [25] “Bush có vẻ không đông ý cho rằng, thể giới là một cuộc chiến tranh tất cả chống lại tắt cá, mà thay vào đó là một cuộc chiến tranh giữa cộng đồng dân chủ tự do với những tên khủng bố toàn cầu và những nhà nước bắt hảo” [32;21] Trước khi trở thành tổng thống, khi được hỏi điều gì
sẽ là thách thức cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình, ông Bush trả lời chắc chắn “Tới /in rằng những vấn đề lớn là về Trung Quốc và Nga Về lâu dài, an ninh trên thế giới gắn với việc giải quyết như thế nào với Trung Quốc
và giải quyết như thể nào với Nga” [32:22] Sự ngạo mạn trong chính sách đối ngoại toàn cầu và chính sách đối với Nga của tổng thống George Bush đã khiến cho quan hệ Nga — Mỹ xấu đi chưa từng thấy từ sau chiến tranh lạnh Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ đã nhận xét: “Tổng thống Bush chi lam được một việc ngoài ÿ muốn là đặt dấu chấm hết cho sức mạnh của
Mỹ [7:87]
Tiếp theo chương trình phòng thủ tên lửa NMD và việc hủy bỏ Hiệp ước ABM 1972 với Nga, tháng 3/2004, tống thống Bush còn thúc giục NATO kết nạp các thành viên mới gồm Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia và Slovenia vào tổ chức nhằm thu hẹp không gian chiến lược của Nga Tháng 5/2007, chính quyền Bush bắt đầu các cuộc thảo luận chính thức với Ba Lan và Séc về việc lắp đặt hệ thống NMD và ngay sau đó Nga đã phản ứng mạnh bằng việc đe dọa sẽ rút khỏi INF và CFE Trong
Thông điệp Liên bang đầu tiên trên cương vị tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Medvedev cho biết: “Mội hệ thống tên lửa Iskander sẽ được triển
khai tại khu vực Kaliningrad, để nếu cân, sẽ được dùng làm vô hiệu hóa hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa mà Mỹ thiết lập ở Đông Âu” [73]
Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9/2001 khi Nga thể hiện mong muốn giúp đỡ
Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan thì chính quyền Tổng