1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách an ninh của mỹ đối với khu vực đông nam á dưới thời tổng thống barack obama (2009 2012)

132 483 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Với quan điểm nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc điều chỉnh chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Nam Á, luận văn tập trung nghiên cứu tác động của qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

CHÍNH SÁCH AN NINH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DƯỚI

THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009-2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội-2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

CHÍNH SÁCH AN NINH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn PGS.TS.Hoàng Khắc Nam, Trưởng Khoa Quốc

tế học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, về sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Thầy trong suốt quá trình em thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tấm lòng biết ơn sâu sắc của em cũng xin gửi tới toàn thể các thầy cô giáo của Khoa Quốc tế học, các anh chị đang công tác tại phòng Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị khu vực I và các thành viên trong gia đình đã tạo điều kiện để em tập trung hoàn thành nghiên cứu của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH AN NINH MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009-2012) 19

1.1.Cơ sở khách quan 19

1.1.1 Sự thay đổi của bối cảnh khu vực 19

1.1.1.1 Thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương 19

1.1.1.2.Xu thế hướng về Đông Nam Á của các cường quốc trên thế giới 21

1.1.2 Đông Nam Á trong chính sách an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ 24

1.1.2.1.Tầm quan trọng về an ninh của khu vực Đông Nam Á đối với Mỹ 24

1.1.2.2.Yếu tố Trung Quốc 28

1.1.3.Vai trò của ASEAN 31

1.2.Cơ sở chủ quan: Sự thay đổi của nước Mỹ và quan điểm đối ngoại của chính quyền Obama 34

1.2.1.Tác động của khủng hoảng tài chính 34

1.2.2.Can thiệp quân sự nước ngoài 37

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH SÁCH AN NINH CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (2009-2012) 41

Trang 5

2.1 Mục tiêu của chính sách 41

2.2 Các công cụ thực hiện chính sách 45

2.3 Các biện pháp triển khai chính sách 49

2.3.1 Các tuyên bố mục đích 50

2.3.2 Củng cố quan hệ đồng minh 51

2.3.2.1 Đồng minh Thái Lan 51

2.3.2.1 Đồng minh Philippines 54

2.3.3 Mở rộng quan hệ với các đối tác mới 59

2.3.3.1 Singapore 59

2.3.3.2 Indonesia 62

2.3.3.3 Malaysia 64

2.3.3.4 Việt Nam 66

2.3.4 Tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á 70

2.3.5 Tăng cường can dự với ASEAN 75

2.3.6 Giải quyết các vấn đề an ninh nổi cộm 78

2.3.6.1 Vấn đề biển Đông 78

2.3.6.2 Vấn đề Myanmar 84

2.3.6.3 Các vấn đề an ninh cấp tiểu khu vực 88

Trang 6

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN NINH ĐÔNG NAM Á CỦA MỸ TRONG NHIỆM KỲ 1 CỦA TỔNG THỐNG

OBAMA ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ VIỆT NAM 94

3.1 Tác động đối với khu vực 94

3.1.1 Tác động tích cực 94

3.1.2 Tác động tiêu cực 98

3.2 Tác động đến Việt Nam 101

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A2/AD Anti Access/Area Denial

Chống tiếp cận và xâm nhập khu vực

APEC Asia - Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Lực lượng Quân đội Philippines

Tác chiến Không - Biển

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEAN+ 1(ASEAN - Trung Quốc)

ASEAN+3 ASEAN Plus Three

ASEAN+3 (ASEAN - Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc)

ASEAN+6 (ASEAN - Trung Quốc - Nhật Bản - Ấn Độ New Zealand - Australia)

ASPI Australian Strategic Policy Institute

Viện Nghiên cứu chiến lược Úc

Diễn đàn khu vực ASEAN

CAFTA China - ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN

Trang 8

CARAT Cooperation Afloat Readiness and Training

Hợp tác và sẵn sàng ứng phó trên biển

CSIS Center for Strategic and International Studies

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Mỹ

HADR Humanitarian Assistance and Disaster Relief

Hỗ trợ nhân đạo và khắc phục thảm họa

Liên minh châu Âu

Viện trợ quân sự nước ngoài

Khu vực mậu dịch tự do

NAFTA North American Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NASA National Aeronautics and Space Administration

Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ

NATO North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

LMI

OCONUS

Lower Mekong Initiative

Sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông

Outside the Continental United States Bên ngoài lục địa Mỹ

Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc

SEATO Southeast Asian Treaty Organization

Trang 9

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

Công tác tìm kiếm và cứu hộ

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác

Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương

Đô la Mỹ

RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

RIMPAC The Rim of the Pacific Exercise

Tập trận vành đai Thái Bình Dương

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2009, Barack Obama trở thành vị Tổng thống thứ 44 của nước

Mỹ Việc đổi chủ của Nhà Trắng kéo theo hệ quả muốn phân biệt bản thân và những chính sách của người chủ mới với chính quyền tiền nhiệm Khi Tổng thống George.W.Bush bước chân vào Nhà Trắng, ông tuyên bố “không chơi quả bóng nhỏ”, thực thi “chiến lược biến đổi cách mạng” và “sẽ thay đổi

, thể hiện sự khác biệt so với chính quyền Bill Clinton Đến nay, lịch sử gần như lặp lại, khi chính quyền mới không những đại diện cho sự chuyển giao quyền lực giữa những người chủ của tòa Bạch Ốc

mà còn đại diện cho một sự thay đổi trong quyền kiểm soát hai Đảng của Nhà Trắng

Nước Mỹ bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, gặp phải những thách thức lớn ở trong nước của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính kinh tế

2008, cũng như ở bên ngoài khi môi trường an ninh quốc tế bị đe dọa, thách thức vị trí số một thế giới của Mỹ Một trong những giải pháp quan trọng của

Mỹ là thực hiện chiến lược chuyển hướng về châu Á, còn gọi là chính sách

“châu Á-Thái Bình Dương” Trước đây, chính sách châu Á của Mỹ chủ yếu tập trung ở các khu vực: Đông Bắc Á - Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, việc chính quyền Obama thúc đẩy can dự đối với khu vực

Đông Nam Á là một điểm mới của chiến lược “tái cân bằng” Tuyên bố “quay trở lại” của Tổng thống Obama đã làm sống lại các quan hệ với Đông Nam Á

Việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á được đánh giá nhằm mục đích tìm kiếm nguồn lực để lấy lại sức mạnh và củng cố vị thế đồng thời kiềm chế sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc Chiến lược này được triển khai dựa

1 Barry Wain (2010), “ASEAN caught in a tight sport”, The Straits Times (Singapore), September 16, 2010

Trang 11

trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những vấn đề về kinh tế, được thực hiện phần nào thông qua việc đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP và tăng cường quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực; những vấn đề về an ninh quân sự với việc điều chuyển 60% lực lượng quân sự (Mỹ) sang châu Á-Thái Bình Dương và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đồng minh và các đối tác quan trọng, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, sự can dự của Mỹ tạo ra cả cơ hội và thách thức Hợp tác với Mỹ

sẽ giúp cho các quốc gia khu vực, trong đó có Việt Nam “lột xác” hoặc trở

.Thực tế này đã phản ánh tính hai mặt trong quan hệ quyền lực với các nước lớn Việc nghiên cứu chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama là một lựa chọn cần thiết, phù hợp trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, khi Trung Quốc tiến hành xâm lược lãnh hải, thềm lục địa Việt Nam, gây căng thẳng và bất ổn định an ninh biển nói riêng và an ninh khu vực

và thế giới nói chung Nghiên cứu tìm hiểu về đề tài: “Chính sách an ninh của

Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama 2012)” sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về chính sách can dự của

(2009-Mỹ cùng những hệ quả của chính sách đối với khu vực và Việt Nam

2 Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Luận văn là một công trình nghiên cứu về chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2009 - 2012 dưới góc độ nghiên cứu của Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu, tác giả mong muốn tìm hiểu

2 Năm 2010, một bài viết trên tờ Hoàn cầu thời báo, Trung Quốc đã trích lời giáo sư Zhang Zhaozhong, chuyên gia quân sự tại Học viện Quốc phòng Trung Quốc, cho rằng việc Mỹ gửi tàu USS George

Washington viếng thăm Việt Nam là một động thái nhằm khiêu khích Trung Quốc Quan điểm của bài viết cũng đã cáo buộc Việt Nam không nên đùa với lửa nếu không muốn trở thành nạn nhân của trò chơi quyền lực giữa các nước lớn

Trang 12

những ý đồ thực sự của Mỹ trong việc điều chỉnh chính sách an ninh đối với khu vực Đông Nam Á, sự điều chỉnh này tạo ra những thay đổi địa - chính trị như thế nào cũng như tác động của chính sách can dự Mỹ đối với lựa chọn chính sách của các nước trong khu vực?

Với quan điểm nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc điều chỉnh chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Nam Á, luận văn tập trung nghiên cứu tác động của quan hệ Trung - Mỹ đối với các mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và chính sách cân bằng quyền lực của các thành viên ASEAN Những tác động này có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu, tác giả mong muốn hệ thống được các quan điểm nghiên cứu, các chính sách và các biện pháp phát triển phù hợp nhằm tận dụng những lợi thế của Việt Nam mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ với các nước lớn cũng như giữ vững được chủ quyền an ninh quốc gia

Bên cạnh đó, luận văn cũng phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của cá nhân tác giả tại Học viện Chính trị khu vực I

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm có:

+ Quan điểm chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực an ninh - quân sự Nhiệm vụ nghiên cứu này có liên quan đến các nội dung: Chiến lược điều chuyển lực lượng quân sự Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, tăng cường can dự với các thể chế khu vực, mở rộng quan

hệ đối tác và những điều chỉnh trong chính sách tiếp cận và tham gia giải quyết các thách thức an ninh khu vực;

+ Quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á đối với sự can dự của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama (2009-2012), trong đó tập trung ở ba nhóm:

Trang 13

Nhóm đồng minh, nhóm các đối tác chiến lược và các đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ Đối với nhóm đồng minh, luận văn nghiên cứu chính sách tiếp cận của Mỹ đối với hai đồng minh hiệp ước: Thái Lan và Philippines; nhóm đối tác chiến lược và chiến lược tiềm năng gồm có 4 quốc gia: Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam;

+ Yếu tố Trung Quốc đối với chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Obama:Yếu tố Trung Quốc đã được

đề cập trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và được coi là một yếu tố địa chính trị có ảnh hưởng căn bản tới điều chỉnh chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Nam Á (2009-2012)

Phạm vi nghiên cứu

ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung Việc nghiên cứu chính sách châu Á-Thái Bình Dương

là cần thiết vì sự điều chỉnh của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Nam Á nằm trong tổng thể nội dung của chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương

từ năm 2009 đến năm 2012

quan tâm đến khi điều chỉnh ch ính sách an ninh đối với khu vực Đông Nam

Á Cụ thể, đó là các vấn để nổi cô ̣m như: đảm bảo an ninh hàng hải, kiềm chế Trung Quốc, can dự đối với các thể chế khu vực, thúc đẩy dân chủ và nhân

đối với các quốc gia ASEAN và các quan hệ hợp tác của khu vực Đông Nam

Á

Trang 14

3 Lịch sử nghiên cứu

Mỹ là siêu cường thế giới, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ

là một vấn đề nghiên cứu được quan tâm bởi nhiều học giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam

Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài, phải kể đến các nghiên

cứu của: Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Mỹ (CSIS); Tổ chức nghiên cứu phi chính phủ Mỹ (RAND); Trung tâm East - West Center (Mỹ); Viện Nghiên cứu chiến lược Úc (ASPI); cơ quan ngôn luận Trung Quốc (Global Times, China Daily) và một số công trình cá nhân của các học giả: Lezek Buszynski (Đại học Quốc gia Úc), Christopher J Pehrson (Trung tá của Không lực Hoa Kỳ), Jame J Przystup (Viện nghiên cứu quốc gia, Mỹ), Julio Amando III (Viện ngoại giao Philippines)

Năm 2008, nằm trong khuôn khổ một hội thảo quốc tế, báo cáo của

CSIS có tên: “Out of Shadows: U.S.Alliances and Emerging Partnership in

Southeast Asia” đã đưa ra những đánh giá về thực trạng mối quan hệ của Mỹ đối với hai đồng minh hiệp ước (Thái Lan, Philippines) và bốn quốc gia mới nổi của khu vực (Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam) Từ đó, báo cáo tiếp theo (đầu năm 2009) đã đề cập tới những khuyến nghị cụ thể đối với chính sách đối ngoại của chính quyền mới, trong đó có nhiều điểm tương đồng với nội dung chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama Có thể coi đây là một trong những công trình nghiên cứu sớm và đầy đủ nhất về chính sách an ninh Đông Nam Á của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama nhiệm kỳ

2009 - 2012 Báo cáo năm 2012, CSIS, “U.S.Force Posture Strategy in the

Asia Pacific” đã đưa ra những đánh giá độc lập về quá trình điều chỉnh lực

Trang 15

lượng quân sự Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có sự điều chỉnh lực lượng quân sự tại khu vực Đông Nam Á

Bên cạnh các báo cáo của CSIS là các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chiến lược Úc: “Southeast Asia: Patterns of Security of Cooperation” (2010); Trung tâm nghiên cứu phi chính phủ Mỹ RAND:

“Entering the Dragon‟s Lair: Chinese Anti-access strategy and their implications for the United States” (2007), “ The role of Southeast Asia in US

strategy toward China” (2001); Trung tâm East-West Center: “Meeting the

China Challenge: The U.S in Southeast Asian Regional Security Strategies” (2005) cũng đi sâu tìm hiểu về chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam

Á

Các công trình nghiên cứu cá nhân, phải kể đến “String of Pearls: Meeting the Challenge of China‟s Rising power Across the Asian littoral”

(2006) của Christophe.J.Pehrson đã đưa ra những đánh giá về động thái tăng

cường quân đội và dự báo việc mở rộng khả năng kiểm soát trên biển của Trung Quốc, trên một khu vực rộng lớn từ đảo Hải Nam (Biển Đông) kéo dài đến Ấn Độ Dương Ông gọi đó là “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, và xem xét đây là một dấu hiệu quan trọng của sự trỗi dậy về quân sự Trung Quốc, đồng thời đề xuất những điều chỉnh trong chính sách của Mỹ nhằm đối phó

với Trung Quốc Nghiên cứu của Leszek Buszynski, “The South China Sea:

Oil, Maritime Claims, and U.S - China Strategic Rivalry” (2009), “Rising Tension in the Southchina Sea: Prospects for a Resolution of the Issue” (2010) đã đưa ra những đánh giá về các tranh chấp trên biển Đông và đi theo hướng nghiên cứu tranh chấp trên biển Đông là cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc kiểm soát và sử dụng quyền lực biển

Jame J Przystup, trong bài viết trên tờ Strategic Forum số 239, “The United

Trang 16

States and the Asia Pacific Region: National Interests and Strategic Imperative” (2009) đã có những phân tích về các lợi ích chiến lược của Hoa

Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đồng thời đánh giá những yêu cầu chiến lược đối với sự điều chỉnh trong chính sách châu Á của chính quyền

Tổng thống Obama Các nghiên cứu của Julia Amando III, nhà nghiên cứu

người Philippines “ASEAN in the Power web” đăng trên tờ The Diplomat số

ra ngày 25 tháng 3 năm 2013, “The US Rebalance and ASEAN Regionalism” (Sigur Center for ASEAN Studies, 2013) tập trung nghiên cứu tác động của chính sách an ninh Mỹ đối với chính sách cân bằng của ASEAN và các thành viên trong khu vực

Nghiên cứu về sự điều chỉnh của Tổng thống Obama đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, cần phải kể đến các bài viết phản ánh quan điểm của các học giả và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc Một trong số các công trình tiêu biểu là tác phẩm

“Giấc mơ Trung Quốc” của Lưu Minh Phúc, một Đại tá đã về hưu và là cựu giáo sư của trường Đại học Quốc phòng Bắc Kinh Đây là tác phẩm đầu tiên công khai mục tiêu thay Mỹ lãnh đạo thế giới, chiến lược của Trung Quốc để giành vị trí siêu cường số một cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc

thay đổi và trỗi dậy của Trung Quốc Bên cạnh đó, các bài viết trên một số cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc như: Tờ Global Times, China Daily, Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc cũng cho thấy quan điểm đánh giá của

Trung Quốc đối với chính sách an ninh của Mỹ Sở dĩ, tìm hiểu quan điểm của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu chính sách của Tổng thống Obama, vì chiến lược “tái cân bằng” được đa số các học giả cho rằng

đó là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc Tìm hiểu quan điểm của Trung Quốc là một cách “tiếp cận chéo” để có một hình dung cụ thể hơn về

Trang 17

chiến lược điều chỉnh của Tổng thống Obama đối với khu vực châu Á và Đông Nam Á

Tại Việt Nam, nghiên cứu về chính sách của Mỹ chủ yếu là các công trình, các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu

Trung Quốc, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1

(92), tháng 3/2013 có bài viết “Chính quyền Obama đối với Trung Quốc

) đã tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ trên khía cạnh đánh giá vai trò của Trung Quốc đối với sự điều chỉnh chính sách an ninh - quân sự của chính quyền Obama, đồng thời có sự so sánh với chính sách của Tổng thống George.W.Bush để thấy được những khác biệt giữa hai giai đoạn Nghiên cứu

chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1(96), 3/2014 đã khái quát

xu hướng tiến triển trong quan hệ Mỹ - Trung, trong đó đề cập nhiều đến triển vọng G2 và quan hệ “nước lớn kiểu mới” và bản chất của mối quan hệ này

, đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay,

“Cuộc thảo luận về sức mạnh thông minh và ảnh hưởng của nó tới chính sách

đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền Obama”, (số 02, năm 2009); “Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh lạnh” (số 4, năm 2008) đã đưa ra những đánh

giá về đường lối ngoại giao của chính quyền Obama, phân tích những điểm kế thừa và phát triển trong chính sách của Obama và chính quyền tiền nhiệm Lê

bằng” của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (94), 9/2013 đã có những

PGS.TS.,Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao

6 Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao

Trang 18

đánh giá chứng minh vì sao Mỹ quan tâm hơn tới khu vực Đông Nam Á, điều chỉnh chiến lược của Mỹ bao gồm những nội dung nào và điều này tác động

ra sao đến lựa chọn chính sách của các nước trong khu vực

Nhằm mục tiêu phát triển một chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu về chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới góc độ nghiên cứu của Việt Nam, trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

đã được công bố, tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama 2009 - 2012” là

đề tài luận văn tốt nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đặc thù của đề tài là nghiên cứu các vấn đề quốc tế liên quan đến lĩnh vực chính trị và an ninh, các biện pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn gồm có:

- Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế

Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế giúp tác giả nắm bắt được các quan điểm nghiên cứu mới, phù hợp với góc độ nghiên cứu của Việt Nam Từ

đó, có thể hệ thống được các quan điểm nghiên cứu và đưa ra được những phân tích, đánh giá chính sách can dự của Mỹ đối với khu vực

- Phương pháp nghiên cứu so sánh

Trong quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu, tồn tại nhiều quan điểm tương đồng và khác biệt trong đánh giá sự điều chỉnh chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Nam Á Do đó, trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh việc thu thập và xử lý các nguồn tài liệu của các học giả, các nhà chính sách Mỹ, tác giả đã tập trung tìm hiểu các công trình nghiên cứu,

Trang 19

các bài viết khoa học, các bài báo, tạp chí của một số quốc gia như: Trung Quốc (Tờ Hoàn cầu thời báo), Australia (các công trình của ASPI), Indonesia (Tờ Jakarta Post)…từ đó, có những so sánh nhất định để đưa ra những phân tích và đánh giá có cơ sở

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp này có vai trò định hướng cho tác giả tìm hiểu những văn bản, chính sách thể hiện quan điểm cũng như phương thức tiến hành chính sách của giới lãnh đạo Hoa Kỳ đối với khu vực khu vực Đông Nam Á Phương pháp lịch sử đã bổ trợ rất nhiều cho phương pháp nghiên cứu sánh Qua việc thu thập, phân tích và xử lý các nguồn tài liệu, có thể thấy chính sách an ninh Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama có cùng một mạch tiếp xúc với chính sách châu Á - Thái Bình Dương Đó đều là sự xem xét trở lại chính sách ngoại giao và chính trị cường quyền của chủ nghĩa đơn phương thời Tổng thống George.W.Bush, trong đó nhấn mạnh hợp tác, ngoại giao, coi trọng việc tiếp xúc hiểu biết lẫn nhau và nhấn mạnh việc phát triển

cơ chế đa phương, không đơn thuần dựa vào liên minh quân sự song phương Tuy nhiên, thừa nhận vũ lực là biện pháp cuối cùng, Mỹ vẫn theo đuổi tham vọng bảo vệ sức mạnh toàn cầu hùng mạnh nhất thế giới “Các lực lượng vũ trang (Mỹ) sẽ luôn luôn là hòn đá tảng của an ninh” và “chúng cần phải được tăng cường, bổ sung” (NSS - 2010) Vì thế, nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách can dự của Tổng thống Obama đối với khu vực Đông Nam Á giai đoạn

2009 - 2012 cần đặt trong phạm vi nghiên cứu trước và sau nhiệm kỳ đầu của Tổng thống để có thể đánh giá được những ý đồ thực sự và tác động của chính sách can dự Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á trong nhiệm kỳ 1 của Tổng thống Obama

- Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp

Trang 20

Bên cạnh việc trình bày các nội dung chính sách, tác giả luận văn mong muốn có thể phát triển đề tài theo chiều sâu Do đó, phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp đã giúp cho tác giả hệ thống được các quan điểm đánh giá, từ đó đưa ra được những phân tích và đánh giá của cá nhân về sự điều chỉnh của Tổng thống Obama đối với khu vực Đông Nam Á

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung của luận văn tập trung ở 3 chương:

Chương 1: Nội dung nghiên cứu trong chương 1 là các cơ sở cho thấy

sự thay đổi về quan điểm của Tổng thống Obama trong chính sách an ninh đối với khu vực Đông Nam Á (2009 - 2012) Các nguyên nhân chủ quan bao gồm tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính (2008) dẫn tới nhận thức về

sự suy giảm vai trò đầu tàu của nước Mỹ cùng hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều quốc gia khác trên thế giới cùng gánh chịu hậu quả khủng hoảng kinh tế như Mỹ, khiến kinh tế đối ngoại Mỹ gặp nhiều khó khăn, an ninh quốc

tế của Mỹ bị thách thức Bên cạnh đó, việc Mỹ cơ bản giải quyết các vấn đề can thiệp quân sự nước ngoài trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã tạo điều kiện cho chính quyền Obama tập trung lực lượng sang các khu vực khác Các nguyên nhân khách quan gồm có sự thay đổi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự trỗi dậy của Trung Quốc, vai trò của ASEAN, tầm quan trọng về an ninh của khu vực Đông Nam Á đối với Mỹ là các cơ sở cho sự điều chỉnh chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Đông Nam Á

Chương 2: Phân tích nội dung của chính sách an ninh Mỹ đối với khu

vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama (2009 - 2012) trên các

khía cạnh: Mục tiêu của chính sách; Các công cụ thực hiện chính sách; Các

Trang 21

biện pháp triển khai chính sách Trọng tâm nghiên cứu trong chương này là

phân tích cách thức triển khai chính sách an ninh Đông Nam Á của chính quyền Obama, tìm hiểu về những điểm kế thừa và phát triển so với chính sách của chính quyền tiền nhiệm George W.Bush, từ đó đưa ra được những đánh giá về sự can dự của Mỹ đối với khu vực Một số điểm khác biệt nổi bật đã được khai thác trong chương 2 của luận văn là: việc chính quyền Obama tăng cường can dự với ASEAN (Ký kết TAC, tham gia EAS); áp dụng mô hình

hợp tác “Place, not base” đối với các đối tác chiến lược và đối tác chiến lược

tiềm năng, cụ thể: Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam; kế hoạch cân chỉnh lực lượng quân sự theo hướng hợp tác với các quốc gia thân hữu để sử dụng các phương tiện quốc phòng sẵn có tại các quốc gia này, nỗ lực tái thiết lập sự hiện diện quân sự Mỹ (trên cơ sở luân phiên) tại các căn cứ quân sự của các đồng minh; Tham gia giải quyết các thách thức an ninh nổi cộm của khu vực: vấn đề biển Đông; vấn đề Myanmar; các vấn đề an ninh cấp tiểu khu vực (vấn đề sông Mê Công)…

Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách an ninh của Mỹ đối với

khu vực Đông Nam Á trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama Việc chính quyền Obama điều chỉnh chính sách đối với khu vực Đông Nam Á, cho thấy sự tăng cường mức độ hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh - quân sự Xét trên một số khía cạnh, điều này góp phần cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc khi Trung Quốc liên tục có những động thái cứng rắn đe dọa tới tình hình an ninh khu vực Nhận thức về sự can

dự của Mỹ như một yếu tố nhằm kiềm chế Trung Quốc sẽ là một vấn đề gây chia rẽ đối với ASEAN, tạo ra những thách thức đối với các quan hệ bên trong khu vực Đối với Việt Nam, việc được chú ý trong chiến lược “xoay trục” vừa là cơ hội, song cũng là thách thức Việc cải thiện và phát triển quan

hệ Việt - Mỹ là phù hợp với nhu cầu an ninh và tình hình phát triển của cả hai nước Tuy nhiên, do những yếu tố địa chính trị, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

sẽ là một mối quan hệ quan trọng nhưng phức tạp trong thời gian tới./

Trang 22

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH AN NINH CỦA

MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG

BARACK OBAMA (2009-2012)

1.1 Cơ sở khách quan

1.1.1 Sự thay đổi của bối cảnh khu vực

1.1.1.1 Thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương

Trong cuốn “The Post American World”, tác giả Fareed Zakaria cho rằng chúng ta đang sống trong một công cuộc chuyển giao quyền lực thứ ba

tác giả khẳng định, nếu gọi cuộc chuyển giao này bằng cái tên “sự trỗi dậy của châu Á” thì sẽ không miêu tả đầy đủ và toàn diện, nhưng không thể phủ nhận “sự trỗi dậy của phương Đông” đang là điều không thể tưởng tượng nổi Hơn 20 năm qua, sự thống trị của Mỹ là vô tiền khoáng hậu và gần như không

có đối thủ thì nay, một cú trượt điểm của chứng khoán Trung Quốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Chỉ riêng tăng trưởng của Trung Quốc cũng đã giúp cho hơn 400 triệu người thoát khỏi đói nghèo Cũng giống như Trung Quốc, quy mô khổng lồ của Ấn Độ, với hơn 1 tỷ người, đồng nghĩa với việc một khi Ấn Độ cựa mình, đất nước này sẽ phủ một cái bóng

Dự báo thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên Châu Á-Thái Bình Dương Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, châu Á-Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực dẫn đầu thế giới về sự phục hồi kinh tế So với không khí ảm đạm của tình hình kinh tế châu Âu, và những bất ổn chính trị tại Bắc Phi, khu vực này đã trở thành động lực chính cho nền kinh tế chính

7 Fareed Zakaria (2008), Thế giới hậu Mỹ, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr 5-7

8

Fareed Zakaria (2008), tldd, tr.5-7

Trang 23

trị toàn cầu Trải dài từ tiểu lục địa Ấn Độ đến bờ biển phía Tây của Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn, năng động và đang có nhiều thay đổi Sáu trên mười thị trường xuất khẩu lớn phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ

Ngoài ra châu Á-Thái Bình Dương là nơi có năm trong số tám quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ,

các quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Ấn Độ) Hai khu vực xung đột từ thời chiến tranh lạnh (Eo biển Đài Loan, Hàn Quốc - Bắc Triều Tiên), căng thẳng tiếp tục giữa Ấn Độ và Pakistan và tranh chấp lãnh thổ kéo dài từ vùng lãnh

kỷ, châu Á đã trở thành đối tượng của ảnh hưởng phương Tây, nhưng ngày nay, các sự kiện ở châu Á đang góp phần quan trọng xác định an ninh và thịnh vượng của thế giới nói chung Công chúng Mỹ hiểu những xu hướng này, Mỹ định nghĩa châu Âu là khu vực quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ trong các cuộc thăm dò dư luận được đưa vào chính sách đối ngoại cho đến năm

2011 Kể từ đó, các cuộc thăm dò cho thấy công chúng Mỹ đã xác định châu

9

Brock R.Williams (2013), “Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and Economic

Analysis”, CRS Report for Congress, Congressional Research for Congress, June 10

https://www.iiss.org/en/publications/military%20balance/issues/the-military-balance-2012-77da

12 CSIS (2012), U.S force posture strategy in the Asia-Pacific region: An Independent Assessments,

Statement before the House Armed Service Committee Subcommittee on readiness, August

http://csis.org/files/publication/120814_FINAL_PACOM_optimized.pdf

13 CSIS (2012), tldd

Trang 24

Tổng thống Obama thừa nhận thực tế cơ bản này khi ông nói về sự cần thiết phải tái cân bằng lực lượng Mỹ trên toàn cầu để phản ánh tầm quan trọng ngày càng gia tăng ở châu Á Mỹ cũng tìm thấy sự đồng thuận mạnh mẽ và tổng thể trong chính sách châu Á trong nội các của mình Mỹ cần tái cân bằng lực lượng vì một điều rất rõ ràng thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á Giữa lúc xảy ra hai cuộc chiến, một nền kinh tế bị chao đảo bởi cuộc suy thoái nghiêm trọng, hệ thống tài chính trên bờ sụp đổ, một chính phủ ngập trong nợ nần, Hoa Kỳ đứng trước đòi hỏi cần phải thay đổi, cần phải thông minh và hệ thống về nơi đầu tư thời gian và năng lượng, để có thể đặt mình vào vị trí tốt nhất để duy trì sự lãnh đạo của Mỹ, lợi ích của Mỹ và thúc đẩy các giá trị của

Mỹ Châu Á - Thái Bình Dương là nơi chứa đựng những thách thức đối với địa vị số một của Mỹ Sự trỗi dậy của Trung Quốc, khả năng phục hồi của Nga, các nguy cơ xung đột và tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực là các nguyên nhân khiến Hoa Kỳ cân nhắc lại chính sách “ưu tiên châu Âu trước nhất” và cũng là cơ sở để Nhà Trắng tin rằng thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương đang đến và “tương lai chính trị sẽ được quyết định tại châu Á, không phải là Afghanistan hay Iraq, và Hoa Kỳ hoàn toàn đúng đắn khi ở trung tâm

1.1.1.2 Xu thế hướng về Đông Nam Á của các cường quốc trên thế giới

Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút khỏi Đông Dương và đến năm

1992 Mỹ tiếp tục rút khỏi hai căn cứ quân sự của Philipines là Clark và Subic

Sự vắng mặt này đã tạo ra “khoảng trống quyền lực” tại khu vực

Khoảng trống quyền lực mà Mỹ bỏ ngỏ đã tạo cơ hội cho nhiều quốc gia bày tỏ tham vọng muốn lấp đầy nó, tiêu biểu nhất là Trung Quốc Chiến

14 Remarks by Hillary Clinton, America‟s Pacific Century, Foreign Policy, October 11, 2011

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/americas_pacific_century

Trang 25

lược ngoại giao của Trung Quốc ở Đông Nam Á thay đổi nhiều từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Đông Nam Á 1997 Về kinh tế, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN, sau Nhật

và 5 quốc gia ASEAN (Singapore, Indonesia, Philipines, Malaysia và Thái Lan) đề xướng chính thức đi vào hoạt động tháng 1 năm 2010, là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới xét về diện tích và dân số (1,9 tỷ người, trong

đó Trung Quốc là 1,3 tỷ người) và đứng thứ ba về tổng thu nhập quốc dân sau

chính trị, Trung Quốc cùng với ASEAN đã thiết lập “mối quan hệ đối tác

pháp lý mang tính ràng buộc như: “Tuyên ngôn hành vi ứng xử của các bên ở

Không chỉ Trung Quốc mà nhiều quốc gia khác cũng chú ý tới khu vực

15

China overtakes Japan as world‟s second biggest economy, Bloomberg Bussiness News, August 16, 2010

three-decade-rise.html

http://www.asean.org/news/item/external-relations-china-joint-declaration-of-the-heads-of-stategovernment-18 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, Aseansec, November 4,2002

china-sea

http://www.asean.org/asean/external-relations/china/item/declaration-on-the-conduct-of-parties-in-the-south-19 Joint Declation of ASEAN and China on Cooperation in the field of Non-Traditional Security Issues, Aseansec, November 4,2002

traditional-security-issues-6th-asean-china-summit-phnom-penh-4-november-2002-2

Trang 26

của Ấn Độ được đề ra từ những năm 90 của thế kỷ XX với kết quả đến nay đã bước vào hoàn thiện giai đoạn đầu: tập trung tăng cường quan hệ trên mọi lĩnh vực với Đông Nam Á; tiến tới mở rộng quan hệ với các nước còn lại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng không “khó mà thực hiện ước mơ

với chủ trương lấy Đông Nam Á làm nơi bắt đầu tham vọng chuyển đổi “sức mạnh khổng lồ về kinh tế” thành “sức mạnh của chính trị và ngoại giao” Đối

bao giờ rời bỏ khu vực này Đối với EU, là một chiến lược toàn diện cho mối

Sự chú ý của các cường quốc đối với Đông Nam Á báo hiệu sự thay đổi trong tương quan lực lượng tại khu vực, đồng thời nảy sinh một yêu cầu mới: cân bằng quyền lực Đông Nam Á đã cảm thấy những tác động của các cường quốc đang nổi lên ở châu Á Trong khi các quốc gia giàu có và hùng mạnh của thế giới tăng tốc để tiến gần hơn với khu vực, các thành viên

ASEAN cũng tìm cách duy trì “một trạng thái cân bằng năng động” cho phép

Quốc là quốc gia thường xuyên duy trì các cuộc gặp gỡ cấp cao đối với tầng lớp lãnh đạo của các nước Đông Nam Á, đồng thời là quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở khu vực Tuy nhiên, quan hệ Trung Quốc và các nước láng

Nicola Casarini (2012), “EU Foreign policy in the Asia Pacific: Stricking the right balance between the

US, China and ASEAN”, Institue for Security Studies, European Union, September 7, 2012

balance-between-the-us-china-and-asean/

http://www.iss.europa.eu/publications/detail/article/eu-foreign-policy-in-the-asia-pacific-striking-the-right-25

Carly A.Thayer (2010), Southeast Asia: Patterns of Security Cooperations, Autralian Strategist Policy

Institue (ASPI), September 2010

Trang 27

giềng bắt đầu có những rạn nứt bởi đường lối ngoại giao “nước lớn” và cường quyền của Trung Quốc một vài năm trở lại đây

So với chính quyền tiền nhiệm, Tổng thống Obama thể hiện mối quan tâm mạnh mẽ trong khỏa lấp chỗ trống quyền lực tại Đông Nam Á, khi ông coi mình là “Tổng thống châu Á-Thái Bình Dương” đầu tiên của nước Mỹ, tham gia ký kết TAC và tham dự Hội nghị thượng đỉnh EAS Việc Mỹ chú ý nhiều hơn tới Đông Nam Á là cần thiết trong bối cảnh khu vực có khuynh hướng trở thành “sân sau” của Trung Quốc Đối với Mỹ, lợi dụng mâu thuẫn giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc là mục tiêu quan trọng của chính sách can dự khi chiến lược “tái cân bằng” có nhiều lý do để hiểu rằng là chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc Đông Nam Á có thể trở thành một trung tâm địa - chính trị trong thời gian tới Khu vực này không còn là một tiểu vùng riêng biệt và bị cách ly, đồng thời ngày càng quan trọng trong cán

truyền thống thời hậu thuộc địa tách Đông Á ra khỏi Nam Á đã không còn hợp thời27

1.1.2 Đông Nam Á trong chính sách an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ

1.1.2.1 Tầm quan trọng về an ninh của khu vực Đông Nam Á

đối với Mỹ

Tên gọi Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị và quân sự kể từ khi Mỹ và

26 Carly A.Thayer (2010), Southeast Asia: Patterns of Security Cooperations, Autralian Strategist Policy

Institue (ASPI), September 2010

27 Ernest Z Bower, China’s activities in Southeast Asia and Implications for U.S Interests, tldd

Trang 28

Anh nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân đồng minh ở Đông Nam Á28 Xét trên góc độ kinh tế, Đông Nam Á nắm giữ nhiều tuyến đường biển huyết mạch, quan trọng bậc nhất trên thế giới, duy trì hoạt động buôn bán và vận chuyển năng lượng của nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Do vị trí địa lý nằm giao nhau trên con đường hàng hải nối liền giữa

Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á là cầu nối giữa Trung

giữa bán đảo Sumatra, Indonesia và Malaysia có tầm quan trọng ngang hàng với kênh đào Suez và Panama Khu vực biển Đông được đánh giá có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó có nguồn dầu mỏ và các nguồn sinh học đa dạng Đông Nam Á cũng là khu vực có nhiều biến động chính trị Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nơi đây được coi là chi nhánh thứ hai của chủ nghĩa cộng sản và là một trong những trung tâm trong chính sách Viễn Đông của Mỹ Đến thời George.W.Bush, chủ nghĩa khủng bố, sự “va chạm” giữa các tôn giáo, sự nổi lên của các nhóm vũ trang khiến khu vực này trở thành “mặt trận thứ hai” của cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố do Mỹ phát động

Đối với Mỹ, kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Đông Nam Á không còn là trọng tâm của chính sách đối ngoại Khi chính quyền George.W.Bush quan tâm trở lại Đông Nam Á, các chương trình nghị sự chủ yếu tập trung vào vấn đề chống khủng bố Chính sách tiếp cận của Mỹ đối với châu Á tập trung

ở các khu vực: Đông Bắc Á - Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều

Tuy nhiên, dưới thời chính quyền Obama, những lo ngại mới đối với sức mạnh của Hoa Kỳ đã xuất hiện, trong đó thách thức lớn nhất là sự trỗi dậy

28

Khu vực Đông Nam Á, wikipedia tiếng Việt

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81

29

Enest Z Bower(2010), China’s activities in Southeast Asia and Implications for U.S Interests, Statement

before the US-China Economic and Security Riview Commission, CSIS, Feburary 4, 2010

https://csis.org/files/100204_bower_testimony.pdf

Trang 29

về quân sự của Trung Quốc Các mối quan tâm và ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng từ vùng biển Đông qua Ấn Độ Dương và tiến vào vịnh Ả Rập, trong đó Đông Nam Á là trung tâm của “chuỗi ngọc trai” mà mỗi “viên ngọc” là một mối liên hệ đến ảnh hưởng địa - chính trị hay hiện diện quân sự của Trung Quốc Đảo Hải Nam, vừa mới nâng cấp các cơ sở quân sự là một

“viên ngọc trai” Việc nâng cấp phi đạo trên đảo Phú Lâm nằm trong vùng quần đảo Hoàng Sa là một “viên ngọc trai” Một cơ sở làm công ten nơ cho tàu thủy tại Chittagong, Bangladesh là một “viên ngọc trai” Xây dựng một cảng nước sâu tại Sittwe, Myanmar là “một viên ngọc trai” và cũng như thế

là bộ phận của chuỗi đảo thứ nhất và việc khống chế các tuyến đường biển của khu vực sẽ giúp lực lượng pháo binh có căn cứ ở ven biển, không quân và hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đẩy lùi một cuộc dàn quân nhanh của các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung đột Yêu sách đường gãy khúc chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố, chiếm giữ 80% diện tích biển Đông thực tế là chiến lược nhằm đẩy hải quân Hoa Kỳ ra khỏi vùng biển mà Trung Quốc coi là có quyền lợi cốt lõi như biển Đông

Với chiến lược “tái cân bằng”, chính sách châu Á của chính quyền Obama bao gồm ít nhất hai lĩnh vực: một là điều chỉnh lực lượng toàn cầu, thu hẹp lực lượng quân đội (Mỹ) tại châu Âu và chuyển sang châu Á; hai là

Một phần do hạn chế của các căn cứ tại Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ cần thiết lập quan hệ quốc phòng mở rộng với các đối tác châu Á khác ngoài các đồng

30

Christopher J Pehrson (2006), String of Pearls:Meeting the challenge of China’s rising Power Across the

Asian littoral, July, 2006

http://www.strategicstudiesinstitute.army.mil/pdffiles/pub721.pdf

31

Double Intensions of Obama‟s Pacific Rebalance, Chinausfocus.com, December 12, 2013

http://www.chinausfocus.com/foreign-policy/double-intentions-of-obamas-asia-pacific-rebalance/

Trang 30

minh truyền thống32 Điều này đã dẫn các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tìm kiếm mô hình chính sách liên kết trong đó các mối quan tâm mới được

Trọng tâm của nỗ lực này được thực hiện ở Đông Nam Á vì sự cần thiết trong khả năng tiếp cận linh hoạt đối với các tuyến đường biển chiến lược đi qua khu vực cũng như nhằm mục tiêu hoàn thiện các căn cứ quân sự cố định ở Đông

Kỳ có thể di chuyển nhanh chóng về phía Bắc để hỗ trợ việc triển khai tại các căn cứ của Nhật Bản và Hàn Quốc hoặc về phía Tây để hỗ trợ dự phòng cho

và thay đổi Các thách thức an ninh nảy sinh là nguyên nhân khu vực Đông Nam Á có những liên đới với các phần còn lại của châu lục Đối với Mỹ, việc chú ý nhiều hơn tới khu vực Đông Nam Á là cần thiết Theo như phân tích của Ernest Bower, “một chiến lược châu Á toàn diện và khôn ngoan không

Robert.G.Sutter (with co-ordinators), Balancing acts:The US Rebalance and Asia Pacific Stability, Sigur

Center for Asian Studies, August 2013

Trang 31

thể thiếu một chiến lược lâu dài, nghiêm túc và ổn định tại khu vực Đông

1.1.2.2.Yếu tố Trung Quốc

Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã không chỉ làm nên “sự trỗi dậy của phương Đông” mà còn định hình nên những thay đổi trong tương quan lực lượng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Xét trên góc độ kinh tế, Trung Quốc đã vươn cánh tay nối dài đến hầu khắp các châu lục Sự can dự, đầu tư

và xây dựng ở nước ngoài liên quan đến năng lượng tiếp tục tăng lên Bắc Kinh đã xây dựng hoặc đầu tư vào các dự án năng lượng ở hơn 50 nước, trải

Với những thành tích vượt trội trong phát triển kinh tế, Trung Quốc đã tăng cường hiện đại hóa lực lượng quân sự và không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng Ngày 4/3/2012, Bắc Kinh thông báo tăng 11,2% ngân sách quân sự hàng năm lên khoảng 106 tỷ USD Con số này, theo ước tính của Bộ Quốc phòng Mỹ không bao gồm một số khoản chi phí lớn như việc mua sắm

ở nước ngoài, và nếu có tổng chi phí có liên quan đến quân sự của Trung

Trung Quốc đã đều đặn biến một quân đội được trang bị nghèo nàn, được tập trung vào lục quân trở thành một lực lượng hiện đại, có khả năng thực hiện các sứ mệnh đa dạng vượt ra ngoài bờ biển Trung Quốc Bất chấp những khoảng cách tiếp tục trong một số lĩnh vực chủ chốt, số lượng lớn vũ khí cũ

kỹ và thiếu kinh nghiệm tác chiến, PLA đang đều đặn rút ngắn khoảng cách

về công nghệ với các lực lượng vũ trang hiện đại Năm 2010, Trung Quốc đã

36 Ernest Z Bower, China’s activities in Southeast Asia and Implications for U.S Interests, Ibid

37 Bộ Quốc phòng Mỹ(2011): Báo cáo hàng năm trước Quốc hội về phát triển quân sự và an ninh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2011, Tài liệu tham khảo đặc biệt chuyên đề tháng 10-11, 2011, TTXVN

38 Bộ Quốc phòng Mỹ (2012): Báo cáo hàng năm trước Quốc hội về phát triển quân sự và an ninh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2012, Tài liệu tham khảo đặc biệt chuyên đề 10-11, TTXVN

Trang 32

có những tiến bộ hướng tới việc triển khai một tên lửa đạn đạo chống hạm tác chiến, tiếp tục tiến hành chương trình tàu sân bay và hoàn thành nguyên mẫu

mua sắm vũ khí nước ngoài khi các cơ sở công nghiệp quốc phòng và nghiên cứu của Trung Quốc phát triển Mới đây nhất, tạp chí Jane‟s cho biết vệ tinh

Mỹ đã chụp hình nhà máy đóng tàu ở Trường Hưng, Trung Quốc và phát hiện giữa các tàu dân sự có một đối tượng đặc biệt là một phần chiếc tàu sân bay

Đối với Mỹ, sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc đã tạo ra quan ngại cuộc canh tân lực lượng quân đội (Trung Quốc) sẽ phục vụ một tham vọng lớn trong cuộc cạnh tranh quyền lực Năm 2013, đại diện cho thế hệ lãnh đạo mới, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi việc thực hiện “Giấc mộng Trung Quốc” So với chủ trương cũ “giấu mình chờ thời” và “trỗi dậy hòa bình”, việc thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”, có nghĩa Trung Quốc sẽ không tiếp tục trò chơi quan hệ quốc tế kiểu Mỹ Trong lịch sử, Trung Quốc

đã nói bóng gió về một số sự kiện hoặc điều kiện có thể khiến cho nước này phải sử dụng lực lượng quân sự trong việc theo đuổi chính sách chủ quyền

Quốc theo đuổi nhiều hệ thống chiến tranh trên không, trên biển, ngầm dưới biển, trong không gian và chống hoạt động không gian như hiện nay đã bộ lộ tham vọng cải cách năng lực của giới quân sự Trung Quốc Thực tế này gia tăng lo ngại của Mỹ trước khả năng Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động tác chiến ở các vùng biển như Hoa Đông và biển Đông nhằm đẩy lùi sự hiện

Trang 33

diện quân sự Mỹ và loại trừ khả năng răn đe của lực lượng quân đội Mỹ đối với quân đội Trung Quốc

Trước một Trung Quốc quyết đoán mới, chính quyền Obama đã có những điều chỉnh chính sách đối với các địa bàn thân cận của Trung Quốc, trong đó có khu vực Đông Nam Á Nếu như một điểm mới trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng là sự xâm nhập không hề e dè vào các địa bàn “sân sau” của

Á là khu vực có ý nghĩa đặc biệt đối với chiến lược năng lượng của Trung Quốc, bao gồm các tuyến đường vận chuyển sinh tử đến nước này từ Trung

biết đến dễ tổn thương vì sự phụ thuộc vào một tuyến đường cụ thể như eo biển Malacca Ngoài ra, những căng thẳng trong khu vực, liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên và năng lượng báo hiệu những dấu hiệu sự trỗi dậy của Trung Quốc không còn “lành tính” và “hòa bình” như đã từng tuyên

bố Vì lẽ đó, Đông Nam Á có thể chứng minh là một trong những nơi thử nghiệm quan trọng cho lựa chọn thứ ba của Mỹ trong đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, đó là một mặt tìm cách tích hợp Trung Quốc vào hệ thống quốc tế, mặt khác tìm cách kiềm chế quốc gia này nhằm sẵn sàng trước

42 Đỗ Sơn Hải, Giữa cuộc cờ nước lớn, Báo Nhân dân, số 21/6/2013, tr.29-30

43 Xuegang Zhang(2008) “China’s Energy Corrisdors in Southeast Asia”, Jametown pdf,

Trang 34

bình và sự trỗi dậy của Trung Quốc, vì vậy, Trung Quốc đã thực hiện xây

chiến lược của Trung Quốc hiện nay là chuyển hóa các “túi tiền” thành “túi

Mỹ đánh”, Trung Quốc đã mở rộng sự xâm lấn đối với các lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương Vì vậy, chính quyền Obama đã đẩy mạnh các điều chỉnh trong việc đối phó với Trung Quốc Khi Washington bàn về

các lựa chọn Can dự (Engagement) hoặc Ngăn chặn (Containment) Trung

Quốc, một chính sách tiếp cận hỗn hợp đã hình thành “Congagement”, phản ánh mối quan hệ vừa mang tính đối xứng vừa mang tính phụ thuộc giữa hai nước Việc Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đã làm nổi bật khía cạnh “kiềm chế” trong chiến lược tổng thể “can dự+ngăn chặn” Trung Quốc

là khá nhiều, song đến nay sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành cơ sở để chính quyền mới điều chỉnh sự mất cân bằng trong chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương

1.3 Vai trò của ASEAN

Với lịch sử hình thành và phát triển thông qua đối thoại chính trị và xây dựng lòng tin, sự ra đời của ASEAN đã hạn chế căng thẳng và đối đầu bạo lực

biểu thị tinh thần đoàn kết của các quốc gia thành viên, ASEAN đã xây dựng

mô hình hợp tác tiêu biểu, bao gồm những liên kết nội khối và những liên kết

45

Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh-quân

sự”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (92), 3/2013, tr.114

46 Lưu Minh Phúc (2009), Giấc mơ Trung Quốc, Nxb Thời đại, Hà Nội, tr.515-526

Trang 35

mở rộng giữa ASEAN và các đối tác ngoài khu vực ASEAN đã trở thành chủ thể chính trị trung tâm tại khu vực, đóng vai trò trung tâm trong nhiều sân chơi quốc tế như: Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), và cũng là trục chính trong những mối quan hệ tay đôi, tay ba và đa bên với các cường quốc của thế giới (ASEAN+1; ASEAN+3; ASEAN+6) Trong bối cảnh kiến trúc an ninh khu vực xuất hiện ngày càng nhiều những “kiến trúc sư” mới, cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á nỗ lực không ngừng để nâng cao sức mạnh thể chế và chính trị của mình ASEAN đề ra mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm

2015 cũng như bày tỏ tham vọng tiến tới Hiệp định thương mại tự do Đông Á (ASEAN+3) hay đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (ASEAN+6) sau hàng loạt những FTA mà ASEAN đã ký kết với 6 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc,

tảng pháp lý giúp ASEAN thích ứng với những cơ hội mới và đối phó với những thách thức trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa có hiệu lực từ ngày

15 tháng 12 năm 2008, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ASEAN còn tồn tại nhiều hạn chế Thành tích hợp tác rõ nét nhất của ASEAN là xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với Trung Quốc Năm 1998, sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc

công bố “khái niệm an ninh mới” (New security concept) đề cập đến 5 nguyên

49 Chairment‟s Statement of the First East Asia Summit Kuala Lumpur, Website ASEAN, December 14,2005

december-2005-2

http://www.asean.org/news/item/chairman-s-statement-of-the-first-east-asia-summit-kuala-lumpur-14-50 ASEAN Charter comes into force, The Jakarta Post, December 15, 2008

http://www.thejakartapost.com/news/2008/12/15/asean-charter-comes-force.html

51

Bejing (1998), White Paper: China’s national defense, Information Office of the State Coucil of the

People‟s Republic of China, July 1998

http://www.china.org.cn/e-white/5/index.htm

Trang 36

Quốc đã đẩy mạnh hợp tác với ASEAN từ rất sớm với mục tiêu thay thế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Trung Quốc và ASEAN đã ký kết TAC năm 2003 Năm 2010 là năm diễn ra sự “bùng nổ” của quan hệ Trung Quốc - ASEAN khi khu vực mậu dịch tự do song phương Trung Quốc - ASEAN chính thức đi vào hoạt động Với lượng dân phục vụ là 1,9 tỷ người (trong đó Trung Quốc

là 1,3 tỷ), CAFTA là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới xét về diện tích

và dân số; đứng thứ ba về tổng thu nhập quốc dân, sau khu vực mậu dịch tự

do Bắc Mỹ và khu vực mậu dịch tự do châu Âu Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế, ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đối với ASEAN rất lớn Bắc Kinh đã nhiều lần thao túng chính sách của các thành viên ASEAN

để phục vụ các ý đồ của mình Trung Quốc đã hậu thuẫn chính trị cho chính quyền quân sự Myanmar Bất chấp sự phản đối mãnh mẽ của người dân, chính phủ thân Trung Hoa đã chấp thuận đề nghị của Bắc Kinh xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu dài 1.094 km, nối từ tỉnh Côn Minh (Trung Quốc),

chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, quan hệ gần gũi giữa Bắc Kinh và Phnompenh, là nguyên nhân ASEAN không ra được Tuyên bố chung sau hơn

40 năm thành lập Trung Quốc cũng gây sức ép đối với ASEAN trong tìm kiếm biện pháp giải quyết căng thẳng ở biển Đông Một mặt từ chối đàm phán

đa phương và sự can thiệp của quốc tế, mặt khác Trung Quốc đi theo quan điểm: “tranh chấp trên biển Đông là tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, trong đó một số là thành viên của ASEAN, không phải là tranh

song phương và không có thiện chí hợp tác với ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp

Trang 37

Với chiến lược “xoay trục”, vai trò của ASEAN được đề cao trong chính sách đối ngoại của Mỹ Việc chính quyền Obama đẩy mạnh can dự đối với ASEAN dựa trên nền tảng ASEAN là đối tác kinh tế và đối tác chính trị quan trọng với 2/5 đồng minh châu Á của Mỹ là thành viên ASEAN Ngoài

ra, ASEAN là thị trường tiềm năng cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ; Mỹ là thị trường lớn nhất của ASEAN và ASEAN là thị trường lớn thứ tư của Mỹ sau NAFTA, EU và Nhật Bản Bên cạnh những thế mạnh, hạn chế của ASEAN cũng là nguyên nhân Mỹ đẩy mạnh chính sách can dự châu Á Việc Trung Quốc lợi dụng quan hệ gần gũi với ASEAN đã đe dọa ảnh hưởng của

Mỹ ở Đông Nam Á Trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc - ASEAN xuất hiện những căng thẳng, một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược “tái cân bằng” là tăng cường quan hệ hợp tác Mỹ - ASEAN ASEAN là nơi các cường quốc quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương gặp nhau và cạnh tranh, Mỹ không thể rút lui hay đánh giá quá thấp những lợi ích căn bản ở khu

dần từ một Hiệp hội lỏng lẻo sang một cơ chế gắn kết, có mức độ ràng buộc pháp lý cao hơn, tiếp tục là một mô hình hợp tác khu vực mở đóng vai trò

1.2 Cơ sở chủ quan: Những thay đổi của nước Mỹ từ sau

sự kiện 11/9 và quan điểm đối ngoại của Tổng thống Obama

1.2.1 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính

Bảy năm sau sự kiện 11/9/2001, vết thương chính trị chưa lành da, nước Mỹ tiếp tục phải đối mặt với cuộc Đại suy thoái lớn chưa từng có

Trang 38

Khủng hoảng tài chính đã khiến Mỹ rơi vào bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề: vách đá tài chính, thất nghiệp, nợ công và an sinh xã hội…Tỷ lệ nợ công năm 2008 lên tới trên 13.000 tỷ USD (gần bằng 90% GDP của cả nước

trị và niềm tin của dư luận đối với sức mạnh Mỹ Năm 2008, Trung tâm nghiên cứu Pew công bố kết quả điều tra về quan điểm của công chúng Mỹ đối với ảnh hưởng của các nước lớn trên toàn cầu, 41% người Mỹ được hỏi cho rằng Mỹ chiếm địa vị chủ đạo trong nền kinh tế thế giới, ở thời điểm đó chỉ có 30% người coi Trung Quốc là lực lượng chủ đạo Con số này đến năm

2011, gần một nửa (47%) người Mỹ được hỏi cho rằng Trung Quốc trong khi chỉ có 31% cho rằng Mỹ là lực lượng chủ đạo Một cuộc điều tra của Gallup cũng đã phản ánh xu thế như vậy Trong năm 2012, 53% dân chúng Mỹ được hỏi cho rằng Trung Quốc đang phát huy vai trò lãnh đạo trong các công việc kinh tế thế giới, chỉ có 33% người Mỹ cho rằng Mỹ phát huy vai trò lãnh đạo

Trong khi Mỹ là tâm điểm của cuộc khủng hoảng thì khu vực châu Thái Bình Dương chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh chóng Mức tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm

khoảng ¼ GDP toàn cầu và dự kiến sẽ tăng lên 30% vào năm 2015, chiếm

Trang 39

Trong ngắn hạn, thương mại Mỹ - châu Á sẽ giúp phục hồi nền kinh tế Mỹ, trong đó việc đẩy mạnh đầu tư sang châu Á sẽ giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn của nước này Khoảng 2,4 triệu người Mỹ đã

có công ăn việc làm nhờ sự hỗ trợ xuất khẩu sang châu Á và con số này tiếp tục gia tăng Là bộ phận năng động và phát triển ổn định của châu Á, Đông Nam Á đang trở thành một thị trường tiềm năng đối với Mỹ Tăng trưởng năm 2013 của ASEAN đạt mức 5% và dự báo tiếp tục tăng 5.4%, 5.5% trong

Sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi đã thúc đẩy sự chú ý của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á Chính quyền Obama đã quyết định gia nhập TPP và khuyến khích mở rộng số lượng thành viên ASEAN tham gia hiệp định Ngoài Singapore và Brunei là hai trong số bốn thành viên sáng lập, Việt Nam và Malaysia đang trong quá trình đàm phán để trở thành thành viên của TPP

Bởi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, Mỹ có xu hướng tăng cường hợp tác kinh tế đối với châu Á Năm 2012, sản lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang châu Á-Thái Bình Dương đã tăng thêm 320 tỷ USD sau khi tăng

Trong khi Mỹ quyết định duy trì sự hiện diện lâu dài ở châu

Á, thúc đẩy quan hệ kinh tế hai chiều là một nội dung của chiến lược “tái cân bằng” nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc Kinh

tế Mỹ sẽ không được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nổi bật của kinh tế và sức

Á không những giúp Mỹ khắc phục các hậu quả trước mắt của cuộc khủng hoảng tài chính mà còn nhằm kiềm chế Trung Quốc Tính đến thời điểm hiện

60 ICAEW (2013), “Economic Insight: Southeast Asia”, Quarterly Briefing, 2/2013

61

Robert G.Shutter (2013),Balancing Acts: The U.S.Rebalance and Asia-Pacific Stablility, Sigur Center for

Asian Studies, The George Washington University, August

http://www2.gwu.edu/~sigur/assets/docs/BalancingActs_Compiled1.pdf

62

Richard Weitz (2012),Pivot out, Rebalance in, The Diplomat, May 03,2012

http://thediplomat.com/2012/05/pivot-out-rebalance-in/

Trang 40

tại, Trung Quốc chưa gia nhập TPP Về cơ bản, TPP sẽ trở thành tiêu điểm cạnh tranh giữa các mô hình do Trung Quốc và ASEAN làm đại diện

Nam Á sẽ đóng vai trò nổi bật trong việc xây dựng quan hệ kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Đây là một trong những cơ sở để chính quyền Obama thúc đẩy chính sách can dự Đông Nam Á

1.2.2 Can thiệp quân sự nước ngoài

Chi phí cho hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afganistan được coi là một trong những gánh nặng lớn nhất cho nền kinh tế Mỹ trong hơn một thập kỷ qua Mặc dù, Mỹ tìm mọi cách biện minh cho ý nghĩa của hai cuộc chiến này bằng những lời ca tụng về chiến thắng của mình trong cuộc chiến khủng bố toàn cầu, cũng như sứ mệnh lịch sử của quốc gia về một giải pháp hòa bình cho Trung Đông bằng việc đưa các quốc gia “cứng đầu” trở lại đúng quỹ đạo Tuy nhiên, Mỹ đã thành công trong việc ổn định Iraq, nhưng rất ít Mỹ cũng không có khả năng đưa ra giải pháp cho Trung Đông, tái tạo môi trường bên

Afganistan khiến ngân sách thâm hụt nặng nề và tạo ra một làn sóng nợ nần chưa từng thấy trong các hộ gia đình Trong năm tài khóa năm 2008, bội chi ngân sách của Mỹ là 459 tỷ USD, nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 1340 tỷ

Suy thoái kinh tế và những kết quả không như mong đợi trong việc mở rộng các sứ mệnh được giao phó cho quân đội Mỹ tại một số chiến trường

Ngày đăng: 04/07/2016, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bào Thịnh Cương (2012), “Quan hệ Trung - Mỹ: Hai sự lựa chọn lớn và tương lai”, Tạp chí Tuần tin tức Trung Quốc, số ra ngày 15 tháng 1, trích trong Tài liệu tham khảo chuyên đề tháng 2/2012, TTXVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Trung - Mỹ: Hai sự lựa chọn lớn và tương lai
Tác giả: Bào Thịnh Cương
Năm: 2012
3. Thayer Mahan (2012), Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783
Tác giả: Thayer Mahan
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2012
4. Cù Chí Lợi (2014), Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ hướng tới Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Tài liệu Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Gia nhập hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và ASEAN”, Khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN, ngày 20 tháng 3 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Gia nhập hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và ASEAN
Tác giả: Cù Chí Lợi
Năm: 2014
5. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh-quân sự”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (92), 3/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh-quân sự”, Tạp chí "Nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm: 2013
6. Lưu Minh Phúc (2009), Giấc mơ Trung Quốc, Nxb. Thời đại, Hà Nội 7. Farreed Zakaria (2008), Thế giới hậu Mỹ, Nxb.Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giấc mơ Trung Quốc", Nxb. Thời đại, Hà Nội 7. Farreed Zakaria (2008), "Thế giới hậu Mỹ
Tác giả: Lưu Minh Phúc (2009), Giấc mơ Trung Quốc, Nxb. Thời đại, Hà Nội 7. Farreed Zakaria
Nhà XB: Nxb. Thời đại
Năm: 2008
8. Bộ Quốc phòng Mỹ(2011): Báo cáo hàng năm trước Quốc hội về phát triển quân sự và an ninh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2011, Tài liệu tham khảo chuyên đề tháng 10-11, 2011, TTXVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo chuyên đề "tháng" 10-11
Tác giả: Bộ Quốc phòng Mỹ
Năm: 2011
9. Bộ Quốc phòng Mỹ (2012): Báo cáo hàng năm trước Quốc hội về phát triển quân sự và an ninh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2012, Tài liệu tham khảo chuyên đề tháng 10-11, 2012, TTXVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo chuyên đề
Tác giả: Bộ Quốc phòng Mỹ
Năm: 2012
10. TTXVN (2011), Báo cáo đánh giá “Tình hình an ninh láng giềng 2010 và đối sách của Trung Quốc”, Số 045, thứ Bảy ngày 19 tháng 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình an ninh láng giềng 2010 và đối sách của Trung Quốc
Tác giả: TTXVN
Năm: 2011
11. TTXVN (2012),“Chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và tác động đối với quan hệ Trung-Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Chuyên đề tháng 2, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và tác động đối với quan hệ Trung-Mỹ”, "Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: TTXVN
Năm: 2012
12. TTXVN (2012), “Phân tích sự điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ”, Tạp chí Hòa bình và phát triển, Trung Quốc số 5/2012, trích trong Tài liệu tham khảo chuyên đề tháng 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích sự điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ”, Tạp chí Hòa bình và phát triển, Trung Quốc số 5/2012, trích trong
Tác giả: TTXVN
Năm: 2012
13. TTXVN (2013), “Mỹ với chiến lược chuyển trục sang châu Á-Thái Bình Dương”, Số 1614, thứ năm ngày 27 tháng 6 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ với chiến lược chuyển trục sang châu Á-Thái Bình Dương
Tác giả: TTXVN
Năm: 2013
14. TTXVN (2013), “Những thách thức đối với chiến lược biển của Trung Quốc”, Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc, số 034 (TTXVN), ngày 4 tháng 2 15. TTXVN (2013), “Quan hệ Trung-Mỹ và cơ chế lãnh đạo kép ở khu vựcChâu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 071, ngày 17 tháng 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thách thức đối với chiến lược biển của Trung Quốc”, "Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc", số 034 (TTXVN), ngày 4 tháng 2 15. TTXVN (2013), “Quan hệ Trung-Mỹ và cơ chế lãnh đạo kép ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc, "Tài liệu tham khảo đặc biệt
Tác giả: TTXVN (2013), “Những thách thức đối với chiến lược biển của Trung Quốc”, Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc, số 034 (TTXVN), ngày 4 tháng 2 15. TTXVN
Năm: 2013
16. TTXVN (2013), “Thái Lan “xoay trục” về Trung Quốc nhưng không bỏ đồng minh Mỹ”, Số 074 ngày 5 tháng 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Lan “xoay trục” về Trung Quốc nhưng không bỏ đồng minh Mỹ
Tác giả: TTXVN
Năm: 2013
17. “Xây dựng chiến lược xung quanh Trung Quốc: Môi trường, mục tiêu, biện pháp và khả năng”, Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc, số 9/2012, trích trong Tài liệu tham khảo đặc biệt tháng 3/2013, TTXVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chiến lược xung quanh Trung Quốc: Môi trường, mục tiêu, biện pháp và khả năng
18. Việt Dũng (2012), “Mỹ gia cố chuỗi đảo thứ nhất để phong tỏa, bao vây Trung Quốc”, giáo dục quốc phòng.net, 13 tháng 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ gia cố chuỗi đảo thứ nhất để phong tỏa, bao vây Trung Quốc”, "giáo dục quốc phòng.net
Tác giả: Việt Dũng
Năm: 2012
19. Nhân Vũ (2012), “Chính sách biển và Hải quân Việt Nam”, Vietnamdefense.com, ngày 22 tháng 4http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Chinh-sach-bien-va-Hai-quan-Viet-Nam/20124/51556.vnd. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách biển và Hải quân Việt Nam”, "Vietnamdefense.com
Tác giả: Nhân Vũ
Năm: 2012
20. “Tương quan sức mạnh quân sự các nước ASEAN”, Baomoi.com, ngày 30 tháng 8 năm 2013http://www.baomoi.com/Tuong-quan-suc-manh-quan-su-cac-nuoc-ASEAN/119/11825920.epi. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương quan sức mạnh quân sự các nước ASEAN”, "Baomoi.com
21. “Việt Nam trong chính sách châu Á của Mỹ”, BBC Tiếng Việt, ngày 18 tháng 4 năm 2012.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120417_douglas_paal_comment.shtml. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trong chính sách châu Á của Mỹ”, "BBC Tiếng Việt
1. The White House (2010), “National Security Strategy”, issued by President Barack Obama, Washington, May 1http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: National Security Strategy
Tác giả: The White House
Năm: 2010
22. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Cổng thông tin điện từ Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 28 tháng 11 năm 2013http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=124. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w