1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở một số trường tiểu học khu vực Sóc Sơn, Hà Nội

53 1,3K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 7,07 MB

Nội dung

Nghị quyết hội nghị TW2 Đại hội VIII đã nêu: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng th

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.S - GVC Đỗ Xuân Đức, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trong ba trường: Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn, Tiểu học Phù Linh, Tiểu học Phù Lỗ A

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, số liệu về

trường Tiểu học dé tôi hoàn thành đề tài này

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh Viên thực hiện Phạm Thị Hương Giang

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình

Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là trung thực, rõ

ràng, chưa từng được công bố trong bắt kì một công trình nghiên cứu nào

Nêu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh Viên thực hiện Phạm Thị Hương Giang

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHAN 1: MỞ ĐẦU 225cccEEEtt the 1

PHAN 2: NOL DUNG w ccssssssssssssssssssessesssessesssssssssueesccssessessussssesscsseceueesecass 7

CHUONG 1 CO SO Li LUAN 000 ccccecccscceecscsessecsesseseeesecaessesseeseese 7

1 Một số vấn đề về đạo đứC -sc St +t St SE 1111151111111E211111111281111E115 1x xxEe 7 1.1 Khái niệm đạo đức . - -Ă- 2c 122201111 231112311 11 9211119011191 1 nga 7

1.2 Tính chất đạo đức -cccc-+tErkrrrrtttrrrHrrrrrerie 7

1.3 Chức năng của đạo đỨC - -ó- Ác HT TH TH HH Tu ng ngư 8

2 Môn Đạo đức với việc giáo đục đạo đức cho học sinh Tiểu học 10

2.1 Khái niệm giáo dục đạo đỨcC .- -5- + Sc+ + St + + nh re 10 2.2 Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh 5+ +<+<<=+s=++ 11 2.3 Môn đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 13 2.4 Các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 13 2.5 Các hình thức tổ chức day học môn Đạo đức - -+-«++s++<x+ss2 17

3 Môn Đạo đức lớp 2 với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 20

CHUONG 2 THUC TRANG VE GIAO DUC DAO DUC CHO HOC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC 23

1 Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 2-5: 23

2 Thực trạng về nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức - 5+5 ++<+++x+ex+sesseeseeeee 24

3 Thưc trạng khai thác nội dung môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho

4 Thực trạng khai thác phương pháp dạy học môn Đạo đức trong giáo dục h;11i1e09;1989:1004031:1:8012210077 a 31

5 Thực trạng về khai thác các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức trong

giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 - 6 +5 + + + E+**skkeekeseeskererse 36

Trang 4

6 Thực trạng khai thác tắm gương người giáo viên trong đạy học môn Đạo

Trang 5

PHẢN 1: MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐÈ TÀI

%Trẻ em nhự búp trên cành Biết ăn, biết ngú, biết học hành là ngoan”

Câu nói của Bác vẫn còn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi người và

mang một ý nghĩa to lớn Chỉ với hai câu thơ dễ thuộc nhưng đề trẻ em phát

triển toàn điện cả đức và tài thì đó quả là nỗi trăn trở không chỉ của các bậc

làm cha, làm mẹ và làm thầy mà đó còn là mối quan tâm của toàn xã hội

Đức và tài là một sự thống nhất mang tính biện chứng bởi vì đạo đức là

co so dé phat triển tài năng Ngược lại, tài năng chỉ thực sự được phát huy, cống hiến và được sử dụng hiệu quả trong con người đạo đức mà thôi Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn là gốc, là nền tảng của người cách mạng, Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mây cũng không lãnh đạo

được nhân dân” [8; tr 252, 253]

Sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với

hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người

“uyên thâm về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tỉnh than, trong sáng về đạo đức”

Nghị quyết hội nghị TW2 Đại hội VIII đã nêu: “Đặc biệt đáng lo ngại

là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt

về lí tưởng, theo lối sống thực dụng thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp về tương lai, bản thân và đất nước” [1; tr 4], phái chăng một trong những nguyên

nhân là từ năm 1986 đến nay VIỆC đối mới toàn ngành giáo dục mới chỉ chú

trọng đến nội dung chương trình, phương pháp dạy học chứ không chú trọng

-1~

Trang 6

đến việc hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết Trong

“chương trình tọa đàm về nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông” (TPHCM, 14- 15/2/2006) GS Trần Thanh Đạm đã đưa ra ý kiến: “Tôi nghĩ, chúng ta không lo con trẻ thiếu tri thức mà lo chúng hư hỏng nhân cách” Với thực trạng đạo đức của học sinh như hiện nay thì câu nói của GS Trần Thanh Đạm quả là một vấn đề nhức nhối mà ngành giáo dục và toàn xã

hội phải quan tâm

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành ở học sinh những cở

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thấm mĩ và kĩ năng cơ bản dé hoc sinh tiép tục hoc lên bậc trung học cơ sở Đối với học sinh lớp 2, các em đã bước vào môi trường học tập được một

năm, được làm quen với thầy cô bạn bè Có thế nói, trường lớp không còn xa

lạ với các em nhưng cần phải bắt đầu chú trọng giáo đục đạo đức cho các em

ngay từ lớp 2 vì ở độ tuôi này các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học được

điều tốt và cũng dễ dàng tiêm nhiễm điều xấu Một trong những con đường giáo dục đạo đức cho học sinh là con đường dạy học và một trong những môn

học trực tiếp giáo dục đạo đức cho các em là môn Đạo đức nhưng đây lại là môn học chưa thật sự được chú trọng, còn bị coi nhẹ, điều đó làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Vậy thì thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở tiểu học là như

thế nào?

Đối với tôi, một giáo viên tiểu học trong tương lai sẽ tiếp tục sự nghiệp

“trồng người” của những người thầy đi trước tôi rất coi trọng đến phẩm chất đạo đức con người, đặc biệt những mầm xanh tôi sẽ ươm trồng sau này thì cần phải phát triển đầy đủ cả về đức và tài, đúng như lời bác nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc cũng

khó.” Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài “thực trạng giáo dục đạo đức

Trang 7

cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở một sỐ trường tiểu học khu vực thị trấn Sóc Sơn” nhằm tìm hiểu sâu hơn kĩ hơn để từ đó nắm được

thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 ở các trường này và có thể tìm

ra hướng giải quyết phù hợp làm hành trang cho bản thân thêm vững bước vào nghề

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Bàn về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có rất nhiều tác giả đề

cập đến như:

- Hà Thế Ngữ - Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và

giáo dục môn đạo đức ở Tiểu học

- Lưu Thu Thủy — Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua

trò chơi

- Lưu Thu Thủy - Đồi mới phương pháp đạy học đạo đức ở tiểu học

- Nguyễn Thị Thanh Thủy - Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Khi nói đến giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học các tác giả mới chỉ

đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các trò chơi, qua

hoạt động ngoài giờ và một số phương pháp dạy học Đạo đức ở tiểu học mà

chưa tìm hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức của học sinh thông qua một

môn học Ngoài ra, cũng có những đề tài nghiên cứu về thực trạng giáo dục

đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức ở các khu vực khác nhau nhưng

ở khu vực thị trấn Sóc Sơn thì chưa có ai nghiên cứu Trong đề tài này, tôi tìm hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức,

nhưng do điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi đối

với học sinh lớp 2 ở một 36 truong tiểu học khu vực Sóc Sơn- Hà Nội

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phát hiện ra thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức ở các trường Tiểu học khu vực Sóc Sơn- Hà Nội

Trang 8

-3-Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng để từ đó đề xuất những phương pháp giải pháp trong dạy học phân môn Đạo đức nhằm khắc phục thực trạng

4 KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU

Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

5 ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục đạo đức

-_ Phạm vi nghiên cứu: thông qua việc dạy học môn Đạo đức cho học sinh Tiểu học

6 GIA THUYET KHOA HOC

Chat lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học

phân môn Đạo đức cho học sinh chưa đảm bảo tốt Một trong số những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do giáo viên chưa thực sự chú trọng tới dạy học môn Đạo đức, chưa sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

7 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

-_ Tìm hiểu cơ sở lí luận giáo dục đạo đức

- Tìm hiểu thực trạng của giáo dục đạo đức trong dạy học Đạo đức

Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục thực trạng

8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp quan sát

Phương pháp điều tra

Phương pháp trò chuyện

Phương pháp đọc sách

9 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Tháng 11: nhận đề tài và hoàn thành đề cương

Thang 12 đến tháng tháng 2: tìm hiểu cơ sở lí luận

Tháng 2 đến tháng 4: tìm hiểu thực trạng

Tháng 5: tổng kết số liệu, hoàn thành đề tài và bảo vệ đề tài

Trang 9

10 NỘI DUNG ĐÈ TÀI

1.3 Chức năng của đạo đức

2 Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức

2.2 Các con đường giáo dục đạo đức

2.3 Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

2.4 Một số phương pháp giáo đục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức

2.5 Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức

3 Môn Đạo đức lớp 2 với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

Chương 2 Thực trạng về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua day học môn Đạo đức ở một số trường thị trấn Sóc Sơn- Hà Nội

1 Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên

2 Thực trạng về nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức

2.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Đạo đức lớp 2 2.2 Nhận thức của giáo viên về tác dụng của môn Đạo đức trong giáo dục

đạo đức cho học sinh lớp 2

3 Thực trạng về khai thác nội dung môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho

học sinh lớp 2

4 Thực trạng khai thác phương pháp dạy học môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

Trang 10

5 Thực trạng khai thác hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

6 Thực trạng khai thác tắm gương người giáo viên trong dạy học môn Đạo đức để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

Chương 3 Nguyên nhân thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục

1 Nguyên nhân thực trạng

2 Những giải pháp để đảm bảo tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

thông qua dạy học môn Đạo đức

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trang 11

PHẢN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 MOT SO VAN DE VE DAO DUC

1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội Theo quan niệm Maexit: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực của đời sống xã hội và hành vi của con người Nó quy định nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ của con người với xã hội nguồn”

Đạo đức là một hiện tượng xã hội đầu tiên xuất hiện khi loài người mới

hình thành Đạo đức ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế

- xã hội và sự tiến bộ về văn hóa, vật chất tinh thần của con người Hiện nay,

có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc bản chất của đạo đức Theo

quan điểm triết học Mác Lenin, Đạo đức là mội hình thái ý thức xã hội có quan hệ với các hình thái xã hội khác nảy sinh từ tồn tại xã hội Nhưng, đạo

đức khác với các hình thái xã hội khác ở chỗ nó điều chỉnh hoạt động của con người trong các mối quan hệ xã hội giúp con người tự hoàn thiên nhân cách của mình

Có thể nói một các khái quát “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,

là tống hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người

tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc

của con người và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội”

1.2 Tính chat cua đạo đức

Đạo đức có tính lịch sử Khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra nó thay đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và các quan hệ đạo đức cũng thay đối theo

với tư cách như một sự định hướng cho các quan hệ xã hội, vừa với tư cách

Trang 12

-7-phản ánh quan hệ đạo đức của xã hội mới thì sớm hay muộn ý thức đạo đức

cũng thay đổi

Khi xã hội phân chia giai cấp thì đạo đức phản ánh quyền lợi của giai cấp thống trị và giải quyết mọi mối quan hệ giữa con người với con người giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị Nhưng, ngày

nay dưới chế độ xã hội mới — chế độ xã hội chủ nghĩa thì nền đạo đức mới đã

xuất hiện Đó là nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa kế thừa và phát huy các

chuân mực nhân đạo của loài người Đồng thời khẳng định và đề cao những phẩm chất mới của loài người đang đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột, giải

phóng con người và lao động, đem lại hạnh phúc cho mọi người

Mỗi một đất nước, một dân tộc lại mang những nét văn hóa đặc trưng

riêng Những nét văn hóa riêng này ảnh hưởng đến những nguyên tắc, quy

tắc chuẩn mực xã hội của từng dân tộc Ấy Từ đó, tạo nên tính dân tộc cho

đạo đức

1.3 Chức năng của đạo đức

Đạo đức là tổng hợp các nguyên tắc, quy tắc chuân mực xã hội mà con

người thực hiện Đạo đức ton tai trong xã hội với ba chức năng là chức năng

nhận thức, chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi, chức năng đánh giá

Cả ba chức năng này có mỗi quan hệ mật thiết với nhau

Đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đến cách ứng xử của mình với người khác với cộng đồng xã hội Mỗi người

phải nhận thức được rằng: mình là một thành viên trong xã hội nên phải cư

xử theo những quy tắc chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu, những việc mình làm không được phép gây tôn hại cho người khác, cho cộng đồng xã

hội Với nhận thức đúng đắn, con ngudi biết được sự cần thiết của việc thực

hiện những hành vi đạo đức phù hợp, những hành vi nhận được sự đồng tình của những người xung quanh, của cộng đồng xã hội

Trang 13

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất kì một cá nhân nào trong xã hội cũng có nhận thức đúng như nhau Điều đó còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức của mỗi người, sự tác động của giáo dục, kinh nghiệm đạo đức, điều kiện cuộc sống Hay nói cách khác, chức năng nhận thức của đạo đức

được thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải nghiệm cuộc sống

của từng cá nhân

Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi và giúp con người đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thân một cách khách quan

Đạo đức định hướng cho con người thực hiện một hành vi đạo đức sao

cho phù hợp với nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội Trong từng tình huống cụ thể mỗi cá nhân sẽ phải tự xác định cho mình một cách ứng xử sao

cho thích hợp Việc nào nên làm, việc nào không nên làm; làm bằng cách này

hay làm bằng cách khác để được người khác đồng tình, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh, không bị xã hội lên án và bản thân cảm thấy thanh thản thoải mái Trong thực tiễn, mỗi người khó tránh khỏi những điều mình làm chưa phù hợp với quy tắc chuân mực nào đó Khi đó,

hành động của người đó có thể bị lên án, chê cười hoặc dẫn đến những kết

cục không tốt xảy ra Trong những trường hợp đó, cá nhân đó sẽ điều chỉnh hành vi của mình bằng cách rút kinh nghiệm trong những tình huống tương

tự xảy ra sau này Đó chính là sự điều chỉnh của đạo đức từ phía cộng đồng

xã hội và từ phía bản thân Sự điều chỉnh hành vi còn được thể hiện trong những trường hợp con người làm được việc tốt Khi đó, người ấy sẽ được

khen ngợi, nêu gương hoặc tự người đó cảm thấy thoái mái, từ đó sẽ tự nhủ

bản thân tiếp tục thực hiện những hành vi tương tự

Qua đây chúng ta thấy, sự định hướng hành vi đạo đức phụ thuộc phần

lớn vào nhận thức, sự điều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó

Trang 14

-9-Bắt kì một hành vi đạo đức nào cũng được đánh giá từ những người xung quanh và từ chính bản thân mình với thước đo không chỉ là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn phụ thuộc vào điều kiện thực hiện, động cơ, kết quả Những đánh giá từ phía xã hội có thể là khen ngợi, đồng tình (nếu hành vi đó phù hợp với chuẩn mực, mang lại những kết quả tốt đẹp) hay sẽ bị lên án, phê phán (nếu hành vi đó đi ngược lại với chuẩn mực) Đánh

giá từ phía bản thân chính là “tòa án lương tâm”

Ngoài ra, đạo đức giúp con người đánh giá hành vi của những người xung quanh Sự đánh giá này phụ thuộc không chỉ những quy tắc, chuẩn mực

đạo đức xã hội, mà còn ý thức đạo đức, lương tâm trách nhiệm của người

2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành

văn hóa đạo đức cá nhân Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh

nghiệm, những chuẩn mực và lí tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực

hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội

Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ trong cộng đồng Như vậy, mỗi người sống trong một cộng đồng cần phải hòa nhập được đạo đức cá nhân với đạo đức xã hội Nhưng từ khi sinh ra mỗi người không thê tự

nhiên có đầy đủ mọi phẩm chất đạo đức của xã hội mà muốn thu nhận được

nó là cả một quá trình chuyên hóa đề từ đó biến kinh nghiệm, lý tưởng, chuẩn

Trang 15

mực đạo đức xã hội thành kinh nghiệm bản thân và khi bản thân thể hiện những kinh nghiệm, những chuẩn mực đạo đức đó chính là thể hiện đạo đức

của xã hội ấy

2.2 Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo đục đạo đức cho học sinh là một quá trình giáo dục tổng thể, cần được tiến hành có kế hoạch với những con đường và phương thức sau đây:

d Giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn học trong nhà trường

Thông qua giảng dạy các bộ môn Lí luận chính trị, các môn khoa học

tự nhiên, xã hội và nhân văn giúp học sinh hình thành thế giới quan và nhân

sinh quan Thế giới quan là hệ thống quan điểm về thế giới, là sản phẩm của

nhận thức khoa học và hoạt động xã hội

Thông qua giảng dạy các bộ môn Lịch sử và Địa lí giúp học sinh hiểu biết về cội nguồn đất nước và sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua các thời

đại Từ đó mà tạo nên niềm tự hào dân tộc, hình thành lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng lao động để bảo vệ tổ quốc

Thông qua các bộ môn Đạo đức, giáo dục kĩ năng sống giúp học

sinh nhận thức, hình thành các khái niệm đạo đức, tạo lập thói quen tư duy và

hành động theo chuẩn mực hành vi đạo đức, theo hiến pháp và pháp luật

b Đưa học sinh tham gia vào lao động và các hoạt động xã hội đa dạng, phong phú

Lao động và các hoạt động xã hội bản thân nó là trường học lớn rèn luyện con người Tư tưởng chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật được hình

thành từ cuộc sống thực tiễn

Nhà trường cần đưa học sinh vào các hoạt động đa dạng ngoài xã hội, trong các phong trào vận động văn hóa xã hội như “Xây dựng gia đình văn

hóa”, “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp” Tham gia các cuộc vận động

chính trị, các cuộc quyên góp, ủng hộ người nghèo đều có ý nghĩa giáo dục

Trang 16

-ll-c Thông qua -ll-cá-ll-c -ll-cuộ-ll-c kỉ niệm lị-ll-ch sử, -ll-cá-ll-c lễ hội dân tộ-ll-c để giáo dụ-ll-c truyền thống dân tộc

Truyền thống lịch sử chống ngoại xâm và đấu tranh cách mạng của

nhân dân ta thật hào hùng Truyền thống văn hóa, lao động sáng tạo của nhân dân ta cũng đậm đà bản sắc dân tộc Cần tiễn hành giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh đề họ hiểu biết, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa và

lịch sử dân tộc Việt Nam

Thông qua các cuộc kỉ niệm lịch sử, các ngày lễ hội truyền thống mà

giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc Các cuộc sinh hoạt chính trị,

văn hóa độc đáo này rất phù hợp với đặc điểm tâm lí thanh, thiếu niên cho nên dễ dàng thu hút họ vào những hoạt động chung có ý nghĩa giáo dục ấy

d Tổ chức các sinh hoạt đoàn thể

Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là các tổ chức chính trị của tuổi trẻ, đây là trường học để giáo dục chính trị đạo đức, văn hóa và pháp luật cho học sinh

Sinh hoạt đoàn thể với nội dung phong phú, hấp dẫn theo lứa tuổi, tính

ki luật nghiêm, dư luận lành mạnh, truyền thống đẹp có tac dung giáo dục

về nhiều mặt

Giao tiếp, thảo luận, tranh luận tập thể, thi đua, hợp tác đều có tác dụng

tích cực với việc hình thành ý thức công dân

e Tổ chức các cuộc thi hấp dẫn

Tổ chức các cuộc thi vui trong tập thể, ở địa phương, trong cả nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh và

truyền hình có tác dụng giáo dục rất lớn, nó không những thu hút thanh

thiểu niên tham gia, mà còn cả các tầng lớp nhân dân khác quan tâm theo dõi

Nội dung các cuộc thi hướng về các mục tiêu tìm hiểu các sự kiện xã

hội, lịch sử, chính trị, pháp luật, văn hóa và giáo dục Các kì thi tập thể trên

Trang 17

hệ thống thông tin đại chúng là phương pháp hấp dẫn và lại đạt tới mục tiêu giáo dục có hiệu quả cao

2.3 Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Trước sự phong phú đa dạng của cuộc sống, với học sinh tiểu học khả

năng nhận thức và phân biệt giữa cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái ác

còn nhiều hạn chế Vì vậy, ngoài việc được giáo dục đạo đức từ phía gia đình

thì nhà trường là một môi trường quan trọng đề các em học tập và trau dồi

thêm tri thức đạo đức cho bản thân

Tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng của ý thức

đạo đức Nó được hình thành và phát triển trong toàn bộ hoạt động sống của con người nhưng đối với học sinh Tiểu học thì nó được hình thành một cách

trực tiếp và rõ rệt nhất là thông qua hình thức truyền đạt giảng giải Việc truyền đạt và giảng giải cho học sinh trong nhà trường Tiểu học thông qua

nhiều hoạt động nhiều môn học khác nhau nhưng cụ thể nhất là môn Đạo

đức Thông qua môn học này nhằm cung cấp cho các em những tri thức sơ đẳng dưới dạng mẫu hành vi về các chuân mực đạo đức gắn liền với kinh nghiệm đạo đức từ đó giúp các em bắt đầu hình thành năng lực nhận thức

định hướng giá trị đạo đức, biết phân biệt cái đúng, cái sai, làm theo cái đúng, ủng hộ các đúng, tránh cai sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa

tội ác Bồi dưỡng cho các em những cảm xúc đạo đức, biến những chuẩn

mực đạo đức sơ giản thành động cơ bên trong, thôi thúc các em hành động

theo những chuẩn mực đã quy định Từ đó, giúp các em rèn luyện hành vi và

thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã học

2.4 Các phương pháp giáo dục đạo đức trong dạy học môn đạo đức

Để giáo dục đạo đức cho học sinh có rất nhiều phương pháp được sử dụng nhưng trong dạy học môn Đạo đức chủ yếu sử dụng các phương pháp như phương pháp đàm thoại, phương pháp giảng giải, phương pháp tranh luận, phương pháp kể chuyện, phương pháp đóng vai

Trang 18

-13-a Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện chủ yếu là

giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức dựa trên hệ thống câu hỏi

đã được chuẩn bị hoặc có thể trao đổi một cách thoải mái để thông qua đó giáo viên có thể hiểu được tâm tư tình cảm cũng như nhận thức của học sinh

về một vấn đề đạo đức Trong thực tiễn dạy môn Đạo đức, phương pháp này thường được sử dụng ở tiết l sau phương pháp kể chuyện, nhằm giúp học

sinh phân tích truyện kế- nắm được đầy đủ nội dung truyện, phát hiện chính xác các tình huống trong truyện và chỉ ra các hành vi ứng xử của các nhân vật

trong các tình huống đó và kết quả tương ứng Từ đó, các em rút ra kết luận

về chuẩn mực hành vi cần thực hiện Nói chung, kết luận này có thể phản ánh

ba nội dung:

+ Yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức

+ Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức đó

+ Cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức đó

Ở tiết 2 trong quá trình thực hành đàm thoại được vận dụng như là biện pháp của các phương pháp khác khi liên hệ thực tế, nhận xét hành vi, xử lí tình huống

b Phương pháp giảng giải

Phương pháp giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời của mình

để trình bày, giải thích, làm rõ những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức Trong dạy học môn Đạo đức, giảng giải giúp học sinh hiểu được nội

dung bài học một cách cặn kẽ, sâu sắc, nắm được bản chất của chuẩn mực

hành vi Nhờ đó các em sẽ hình thành được niềm tin đạo đức tự giác và tránh

được niềm tin “máy móc”, “mù quáng”

Hạn chế cố hữu của phương pháp này là đễ làm cho bài học trở thành lí

thuyết khô khan, trừu tượng, kém hấp dẫn, dễ làm giảm hứng thú, tính tích

Trang 19

cực, độc lập của học sinh Bởi lẽ, khi giảng giải, giáo viên là người làm việc

chủ yếu, còn học sinh là người nghe lời giảng đó Do đó, vai trò của học sinh khá thụ động Hơn nữa, lời giảng của giáo viên thường diễn ra tương đối nhanh, nội dung giảng giải nhiều khi mang tính khái quát cao, trong lúc đó,

khả năng tư duy trừu tượng và kinh nghiệm sống của học sinh Tiểu học còn

hạn chế Cho nên, chất lượng dạy học không cao Vì vậy, phương pháp này

chỉ nên được vận dụng với những bài khó với những chuẩn mực hành vi mà đối tượng liên quan khá xa lạ với học sinh Tiểu học

Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức, phương pháp này chủ yếu được

vận dụng ở tiết 1 nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất của chuẩn mực hành vi

© Phương pháp tranh luận

Phương pháp tranh luận là phương pháp hình thành cho học sinh những phán đoán, đánh giá và niềm tin đạo đức dựa trên sự va chạm các ý kiến, các quan điểm khác nhau, nhờ đó nâng cao được tính khái quát, tính vững vàng và mềm dẻo của các tri thức thu được Trong dạy học môn Đạo đức phương pháp này thường được sử dụng tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đề xử lý các tình huống hay bày tỏ thái độ với một hành vi đạo đức Các nghiên cứu về thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ:

- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học

- Tri thức của các em trở nên sâu sắc, bền vững, đễ nhớ và nhớ nhanh

hơn

- Học sinh đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn, các em

học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến

của bạn Từ đó, giúp trẻ dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự

tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt

Trang 20

-15-Vì vậy, hiện nay, phương pháp này được vận dụng rộng rãi vào quá

trình dạy học Tiểu học Đối với dạy học môn Đạo đức thì tổ chức thảo luận

nhóm có thể được thực hiện ở cả 2 tiết

d Phương pháp kế chuyện

Phương pháp kê chuyện là phương pháp dùng lời đề thuật lại truyện kế đạo đức nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và từ đó rút ra bài học cần

thiết

Trong những truyện kể này, một hay một số nhân vật cần giải quyết

một số tình huống đạo đức gặp phải Cách ứng xử của nhân vật sẽ dẫn đến những kết quả hay hậu quả nhất định theo luật nhân quả Nếu đây là kết quả

tích cực thì học sinh rút ra bài học là: cần noi theo hành vi, việc làm tương tự Nếu đó là hậu quả tiêu cực thì bài học được rút ra là: cần tránh những hành

e Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai là phương pháp làm cho học sinh lĩnh hội chuẩn

mực hành vi đạo đức bằng cách thực hành, làm thử một số các ứng xử nào đó

trong một tình huống giả định Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học

sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ

thể mà các em quan sát được Sử dụng phương pháp này trong giảng dạy sẽ

Trang 21

giúp học sinh thể hiện cách ứng xử của mình với tình huống đạo đức đưa ra

từ đó các em sẽ ghi nhớ sâu sắc hơn những chuẩn mực hành vi này

Ngoài những phương pháp trên trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học còn sử đụng những phương pháp dạy học riêng như phương pháp điều tra, phương pháp rèn luyện, phương pháp trò chơi, phương pháp tập luyện theo mẫu hành vi, Những phương pháp này đều nhằm mục đích thông qua các hoạt động khác ngoài giờ học trên lớp để các em tự rèn luyện bản thân trong

việc thực hiện các hành vi đạo đức

2.5 Các hình thức tổ chức dạy hoc môn đạo đức

Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa giáo viên và học sinh được thực hiện theo trình tự và chế độ xác

định Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức được vận dụng cụ thê từ những hình thức tô chức dạy học nói chung nhưng có những nét riêng do tính chất của quá trình dạy học môn Đạo đức quy định

Cũng như các môn học khác, bài lên lớp được coi là hình thức tổ chức dạy học cơ bản, bên cạnh đó còn có hình thức tham quan, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng được vận dụng vào quá trình dạy học môn Đạo đức

da Bài lên lớp

Bài lên lớp môn Đạo đức giữ một vai trò quan trọng với giáo dục đạo

đức cho học sinh Tiểu học Đó là do hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học

vừa chuyên từ tuôi mẫu giáo sang tuổi nhi đồng với hoạt động chủ đạo là học tập Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của của bậc Tiểu học là đạy cho học sinh cách học Vì vậy, bài lên lớp chính là nơi tập trung diễn ra quá trình dạy

Trang 22

-17 Tiết 1 có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho học sinh những tri thức

cơ bản về chuẩn mực hành vi đạo đức

- Tiết 2 có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cho học sinh luyện tập đề hình

thành kĩ năng ứng xử, kĩ năng phê phán, đánh giá hành vi của bản thân, của

người khác phù hợp hay không phù hợp với các chuân mực hành vi đạo đức

đã học Việc dạy hai tiết này có thê tiến hành ở trong lớp, ở ngoài sân trường,

vườn trường có thể kết hợp hình thức học theo nhóm, theo lớp, theo cá

nhân

b Tham quan học tập

Tham quan trong đạy học môn Đạo đức ở Tiểu học giúp cho học sinh

có điều kiện trực tiếp quan sát các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn Nhờ đó, các em gắn bài học đạo đức với thực tiễn xung quanh mình, quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đòi hỏi, làm cho các quá trình

nhận thức, hành động thống nhất với quá trình nhận thức của mình

Khi tham quan học sinh có thể thực hiện những công việc cụ thể như Sau:

- Quan sát chăm chú những sự vật, hiện tượng liên quan đã được quy

định

- Nghe báo cáo những vấn dé đã được “đặt hàng” trước

- Ghi chép những nội dung cần thiết, nếu có điều kiện thì có thể chụp

ảnh

- Thu thập một số hiện vật

Sau khi tham quan nên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, vạch

ra những chương trình cụ thé đề cải thiện tình hình, thực hiện những hành vi đạo đức cụ thể

Một số yêu cầu sư phạm khi tổ chức cho học sinh tham quan học tập:

- Nơi tham quan phải phù hợp với tính chất bài đạo đức, hứng thú và khả năng học tập của học sinh và nằm ở vị trí không quá xa

Trang 23

- Quá trình tham quan phải mang lại những điều mới lạ, bổ ích, có tác

dụng giáo dục thiết thực cho học sinh, không nên tổ chức cho các em thăm

quan ở những nơi quá quen thuộc với học sinh

- Việc tham quan cần được xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, địa điểm, thời gian tham quan và phổ biến rõ kế hoạch, nhiệm vụ có thể cho học sinh

- Trong khi tham quan cần đảm bảo tính kỉ luật, an toàn, tạo điều kiện

cho học sinh được quan sát một cách dễ dàng

- Thời gian tham quan cần được tính toán cho phù hợp, tránh việc kéo

dài thời gian dài gây mệt mỏi cho học sinh

- Cần phối hợp các lực lượng giáo dục, đặc biệt là gia đình, cơ quan

chủ quản điểm tham quan để nâng cao hiệu quả giáo dục của tham quan

- Tránh hiện tượng ngại khó, ngại mat thời gian nên không muốn tổ chức cho học sinh tham quan

e Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức là những hoạt động

được tô chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp cho học sinh nhằm giúp các em thực hiện những hành vi, việc làm trong thực tiễn cuộc sống của mình theo

chuẩn mực hành vi đạo đức quy định Như vậy, điều quan trọng nhất của hình

thức tô chức này là, khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh không đừng

lại ở hình thành kĩ năng mà là rèn luyện được hành vi đạo đức đích thực Những hoạt động ngoại khóa được tô chức cho các em vào thời gian

giữa các tiết Đạo đức không chỉ tại trường học mà còn tại những nơi khác

thích hợp

Trước khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh được biết kế hoạch

một cách chỉ tiết - cần làm những công việc gì, ở đâu, khi nào, kết quả cần

đạt được là gì,

Trang 24

-19-Khi tham gia hoạt động ngoại khóa học sinh có những nhiệm vụ:

- Thực hiện những công việc, hành vi đạo đức cụ thể theo chuẩn mực

ra được những điều bô ích

Một số yêu cầu sư phạm cần tuân theo khi tổ chức hoạt động ngoại

khóa cho học sinh là:

- Nội dung hoạt động phải phù hợp với tính chất và mục tiêu bài đạo đức, khả năng của học sinh, điều kiện thực tế khách quan

- Hoạt động ngoại khóa phải được tô chức chặt chẽ

- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thể hiện rõ vai trò chủ thể tích cực trong suốt quá trình tham gia, thực hiện hoạt động ngoại khóa

- Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá khách quan, kịp thời quá trình

tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh

- Phối hợp và tận dụng sự hỗ trợ của gia đình và các tổ chức xã hội để

nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạt động ngoại khóa

- Tránh hiện tượng ngại khó, ngại vất vả nên không tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh

3 MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2

Môn Đạo đức có một vị trí đặc biệt quan trong trong nhà trường Tiểu

học bởi lẽ, chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học với hệ

thống chuân mực hành vi đạo đức được quy định trong chương trình môn học này

Trang 25

Đối với học sinh lớp 2 thì môn Đạo đức lại càng chiếm vị trí quan trọng

mà không một môn học nào có thể thay thế Ở lớp 2 các em vẫn còn đang trong giai đoạn chuyên hoạt động từ chơi sang học, tư duy còn nặng về cảm tính, độ bền của sức chú ý còn ít, dễ chán, chóng thuộc song lại mau quên Tuy nhiên, nhận thức của các em có phần phát triển hơn ở lớp 1 và bắt đầu quen dần với nền nếp học tập, lao động, vui chơi, sinh hoạt trong nhà trường

Vì vậy mà phạm vi chương trình môn học Đạo đức của các em ở lớp 2 có

phần mở rộng hơn

Môn Đạo đức lớp 2, cung cấp cho các em các tri thức đạo đức về quan

hệ với bản thân, qua các bài: “học tập, sinh hoạt đúng giờ”; “gọn gàng, ngăn nap”; “biết nhận lỗi và sửa lỗi”, các em được học cách làm việc theo giờ giấc,

biết thế nào là đúng giờ, thế nào là gọn gàng, ngăn nắp Ngoài ra, các em còn

học cách nhận lỗi khi mắc lỗi và sửa lỗi của mình

Môn Đạo đức lớp 2 cung cấp cho các em các tri thức đạo đức về quan

hệ với người khác Qua các bài : “quan tâm giúp đỡ bạn bè”; “trả lại của rơi”;

“biết nói lời yêu cầu đề nghị”; “lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”; “lịch sự

khi đến nhà người khác”; “giúp đỡ người khuyết tật”, giúp học sinh biết cần phải đoàn kết quan tâm giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn

và biết cách thể hiện sự quan tâm đó như thé nào Giúp học sinh hiểu thế nào

là lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị, biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại,

khi đến nhà người khác

Môn Đạo đức lớp 2 cung cấp cho các em tri thức đạo đức về mối quan

hệ hàng ngày Qua các bài : “chăm làm việc nhà”; “chăm chỉ học tập”; “giữ gìn trường lớp sạch đẹp” Từ đó, giúp học sinh nắm được cần phải làm những việc trong gia đình phù hợp với sức của mình để giúp đỡ ông, bà, cha, mẹ, biết vệ sinh trường lớp sạch đẹp và cần có ý thức tự giác trong việc học tập thường ngày và trong lao động

Trang 26

-21-Môn Đạo đức lớp 2 còn cung cấp cho học sinh những tri thức về quan

hệ với cộng đồng, đất nước, môi trường tự nhiên Qua các bài : “giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng”; “bảo vệ loài vật có ích”, giúp học sinh biết thế nào là giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng và vì sao cần phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng Giúp học sinh hiểu ích lợi của các loài vật với đời sống con người và

việc bảo vệ các loài vật có ích là góp phần bảo vệ môi trường

Như vậy, đối với học sinh lớp 2, môn Đạo đức có vai trò quan trọng

trong việc hình thành những hành vi ứng xử mang tính luân lí trong cuộc sống đời thường mà mỗi người trong xã hội cần phái có Đó là hành trang cho các

em bước vào cuộc sống và học tập thêm những tri thức đạo đức mới ở các lớp

trên

Ngày đăng: 06/10/2014, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w