Từ đông chí đến tiểu hàn, đại hàn cho đến lập xuân thời tiết lạnh và khô nên không trồng được cây gì Đây là khoảng thời gian đất được nghỉ ngơi.

Một phần của tài liệu Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2) (Trang 35 - 40)

nên không trồng được cây gì. Đây là khoảng thời gian đất được nghỉ ngơi.

Bảng 2.8. Lịch thời vụ của người Nùng tỉnh Thái Nguyên (âm lịch)

- Tháng Các loại cây trồng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lúa nước Lúa nương Ngô Khoai, Sắn Cây hoa màu, Rau, củ, quả Các công việc khác Cày ruộng, tải phân Gieo mạ Bón phân cho

Lúa, Lúa lên Chuẩn bị bồ đựng thóc

Thu hoạch

Tra Lúa

nương Làm cỏ Thu hoạch Chuẩn bị nương

Phát nương trồng Ngô

Vun Ngô Thu hoạch Ngô Trồng Ngô Thu hoạch Ngô

Làm nương trồng Khoai, Sắn Vun Sắn Thu hoạch Khoai

Làm cỏ SắnTrồng Khoai Thu hoKhoaiạch

Trồng Cà chua, Củ Từ, Rau Trồng Đậu tương, Bầu bí, Lạc Trồng Đậu tương hè Trồng Lạc Trồng Rau Lo việc thuỷ lợi Đi rừng lấy gỗ, tre, nứa… Kiếm củi, lấy lá dong Vun Ngô

Đồng bào rất quan tâm đến vấn đề thời vụ trong sản xuất và cũng đã ý thức được vai trò của thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Đồng bào có quan niệm về vấn đề thời vụ như sau : “típ co lá, ná táy há co hua” tạm dịch là “mười cây cấy muộn không bằng năm cây cấy sớm”.

- Trong lịch thời vụ không có loại hình lúa nương. Để phá vỡ thế độc canh đồng bào đã trồng các loại cây : đỗ, lạc, cây ăn quả... cùng với chăn nuôi các loại cây này đã góp phần tăng vụ, tận dụng thời gian nông nhàn, sử dụng thế mạnh của điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) tăng thêm nguồn thu nhập, vì thế đời sống đã bước đầu được cải thiện.

Hiện nay người Nùng ở Thái Nguyên chủ yếu làm ruộng nước (nà nặm) với hai vụ lúa hoặc một vụ lúa, một vụ mầu. Ngoài ruộng nước họ còn làm ruộng bậc thang (nà liẹng). Hàng năm, tháng hai họ bắt đầu cày vỡ ruộng, sau đó phơi ải, lấy trục cạnh khế cho đất võ nhỏ, tháo nước vào ngâm.

2.2.2.3. Kiến thức bản địa trong ứng xử với nguồn tài nguyên rừng của các dân tộc Mông, Dao tộc Mông, Dao

a) Một số nét tương đồng và khác biệt về phong tục tập quán liên quan đến nguồn tài nguyên rừng giữa hai dân tộc Mông, Dao

Theo địa bàn cư trú và hệ nông nghiệp chủ đạo thì hai dân tộc Mông và Dao được xếp vào loại nông hộ rẻo cao với hai phương thức cơ bản là đốt rừng làm nương rẫy và chăn thả gia súc tự nhiên. Đó cũng chính là hai phương thức canh tác truyền thống rất thích ứng với điều kiện về môi trường sống vốn dĩ rất khó khăn của họ.

Hai dân tộc này đều quần cư theo bản làng nhưng lại phân tán thành cụm 3 - 5 nóc nhà, mỗi cụm cách nhau vài ba trăm mét. Những năm trước đây, cuộc sống du canh du cư vẫn tồn tại trong cộng đồng dân tộc Mông và Dao, do vậy những khu rừng gần bản không còn gỗ quý như gỗ nghiến, lát, lim nữa nên phần lớn nhà hiện nay được dựng bằng gỗ tạp. Một số bản, người dân được Nhà nước hỗ trợ một mái nhà (bằng tấm lợp phibrô xi măng), còn lại vẫn lợp nhà theo kiểu truyền thống là lá gồi, lá cọ, mê nứa.

Đại bộ phận người Mông và Dao thích nghi với hệ canh tác trên đất dốc. Việc canh tác nương rẫy của hai dân tộc này đều xuất phát từ việc đốt phá rừng (hoả canh).

Trước kia, khi tập quán du canh du cư vẫn còn, mỗi khu rừng bị chặt phá chỉ canh tác được 3 đến 5 năm, do vậy có những thời kỳ diện tích rừng tự nhiên của Võ Nhai - một huyện có nhiều đồng bào dân tộc Mông và Dao, giảm sút khá nhanh cả về chất lượng và số lượng (thời kỳ 1993 trở về trước).

Do đặc điểm địa hình mà các bản người Mông và Dao chỉ có khoảng hơn 30 hộ, trong đó chia thành nhiều cụm, mỗi cụm nằm rải rác ven bìa rừng. Những nơi địa thế rộng và tương đối bằng phẳng thì các hộ gia đình quần tụ gần nhau hơn. Các nguồn lợi tự nhiên trong khu vực quản lý là nguồn lợi chung của cả bản làng. Các thành viên trong bản đều có ý thức cộng đồng cao và thực hiện theo tiếng nói chung của trưởng bản.

Trong cộng đồng dân tộc Mông, Dao đang có những thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây, người được dân làng bầu làm trưởng bản phải là một trong những người già nhất và sống lâu năm trong bản, thì hiện nay trưởng bản đã được “trẻ hoá” nhưng phải có trình độ hiểu biết nhất định ở trong bản. Chủ trương bảo vệ và nâng cao độ che phủ rừng đã được các trưởng bản quán triệt đến các hộ gia đình. Chính vì thế, trong những năm gần đây hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy không còn phổ biến như trước đây, thay vào đó là việc giao đất, giao rừng cho một số hộ gia đình người Mông và người Dao (trừ một hộ chuyển cư đến sau hoặc cư trú ở những địa bàn quá cao và sâu).

Về tập quán, tín ngưỡng người Mông và Dao cũng có những nét giống nhau. Cho đến nay họ vẫn giữ được tập quán nghi lễ liên quan đến nhà ở của họ khá đậm nét. Khi xây dựng nhà ở, hướng nhà là một yếu tố tác động đến tâm lý của các thành viên sinh sống trong gia đình. Nhà ở phải đòi hỏi có thế dựa, phía trước thoáng đãng có tầm nhìn xa, trông rộng và tránh nhìn vào mồ mả, nếu không sẽ không được may mắn. Do vậy nhà ở của họ thường dựa vào sườn núi và ở ven bìa rừng.

Hai dân tộc này đều có tập tục thờ cúng tổ tiên. Trong một vụ mùa nếu có nông sản nào do chính tay người trong gia đình trồng cấy, hoặc những lần đi rừng săn được con thú con chim thì họ thường mang lên bàn thờ cúng tổ tiên, sau đó mới được ăn. Người đứng ra cúng phải là đàn ông con trai, nếu không có, nhà phải nhờ người trong họ đến cúng giúp.

Trong cấu trúc cộng đồng, gia đình, xã hội có liên quan đến vấn đề bảo vệ và khai thác rừng thì cũng có những điểm khác nhau :

Đối với dân tộc Mông, khi đi rừng gặp cây to thuộc loại gỗ quý hiếm, nhà nào phát hiện trước thì lập bàn thờ ở gốc cây. Họ thường thờ cúng những gốc cây to này vào dịp tết, ngày 5 tháng Giêng với ý nghĩa là cây sẽ che gió bão, giữ đất, giữ nước và đem lại may mắn cho gia đình và anh em trong dòng họ. Tín ngưỡng này đã có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, bởi vì mỗi một bàn thờ cúng được lập dưới gốc cây to trong rừng đồng nghĩa với việc một cây gỗ quý của rừng tự nhiên được bảo vệ và tồn tại sự sống.

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy, đa số người Mông khai phá rừng chỉ với mục đích làm nương rẫy, lấy gỗ làm nhà, các đồ dùng sinh hoạt, làm chất đốt và thực phẩm, còn người Dao ngoài những mục đích trên họ đã biết khai thác các sản phẩm từ

rừng để làm hàng hoá trao đổi như : măng, rau, gỗ, thú rừng, tuy nhiên những giá trị thu được chưa cao. Ngoài ra còn một số khác biệt trong việc sử dụng nhóm cây thuốc giữa hai dân tộc này. Đối với người Dao, việc lấy cây thuốc trên rừng để chữa bệnh thì người phụ nữ giỏi hơn nam giới; đối với người Mông thì công việc này hoàn toàn ngược lại.

Trước đây do chưa có thị trường tiêu thụ nên người dân khai thác những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ chủ yếu phục vụ gia đình. Gần đây, do nhu cầu của thị trường, sức ép của dân số lên đất canh tác nông nghiệp, nhu cầu về việc làm... nên việc khai thác những sản phẩm từ rừng như : cây thuốc, lương thực thực phẩm và một số sản phẩm khác đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ gia đình. Đặc biệt là đối

với dân tộc Dao với những sản phẩm được khai thác chủ yếu là cây thuốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân tộc Dao có phong tục : khi làm lễ đổi tên cho trẻ, người Dao chọn một tảng đá làm Bố cho đứa trẻ, trong khoảng 15 - 20 năm sau đó, không ai được chặt phá cây cối xung quanh tảng đá ấy. Ở những nơi thờ cúng thổ công, thổ địa của thôn bản, dân làng có quy định cấm không ai được chặt phá cây cối xung quanh đó.

b) Một số kinh nghiệm khai thác và sử dụng sản phẩm từ rừng (ngoài gỗ)

Bảng 2.9. Một số kinh nghiệm về khai thác, chế biến và sử dụng lâm sản ngoài gỗ Danh mục các loài cây

(theo tiếng địa phương) Kinh nghiệm thu hái, sử dụng

1. Cây bổ máu

Dạng cây leo thân gỗ, có đặc điểm khi dùng dao bập vào thân cây sẽ có nhựa mủ đỏ chảy ra. Dùng để sắc uống thay nước, có tác dụng bổ máu làm mát cơ thể.

2. Cây móc câu Đào rễ vào lúc sáng sớm, băm nhỏ, phơi khô, có tác dụng chữa bệnh đường ruột. dụng chữa bệnh đường ruột.

3. Dành dành Lấy quả và thân cây vào buổi sáng sớm, đun uống có tác dụng chữa bệnh gan. tác dụng chữa bệnh gan.

4. Nấm chẹo Mọc ở cây gỗ chẹo, thường thu hái vào tháng 4-5, dùng để nấu canh hoặc sào ăn. dùng để nấu canh hoặc sào ăn.

5. Lá chống say rượu Lấy lá nhai nhỏ và nuốt trước khi uống rượu sẽ không bị say rượu hoặc đỡ say. bị say rượu hoặc đỡ say.

6. Củ riềng rừng Có thể làm thuốc xông hơi hoặc uống khi bị cảm.7. Lan đá Cây cỏ mọc bò lan trên đá (Sình pầu), lấy lá giã nhỏ 7. Lan đá Cây cỏ mọc bò lan trên đá (Sình pầu), lấy lá giã nhỏ

khớp, bong gân.

8. Cây lá chua Mọc nhiều ở các khe đá. Dùng để đun nước gội đầu cho tốc chắc và mượt. cho tốc chắc và mượt.

9. Củ thục Dùng làm thuốc bổ

10. Cây một lá Dùng làm thuốc bổ

Nguồn: Tác giả nnk điều tra, thu thập và lập bảng

Qua điều tra phỏng vấn người Dao ở các xã Quy Kỳ, Lam Vĩ (Định Hoá) và xã Vũ Chấn (Võ Nhai) cho thấy : họ đã có truyền thống lâu đời về việc sử dụng và khai thác những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. Trong quá trình khai thác, họ đã đúc rút được những kinh nghiệm thu hái, chế biến và sử dụng một số loại lâm sảm ngoài gỗ được thống kê trong bảng sau : (bảng 2.9)

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của dân tộc Dao về cách khai thác và sử dụng một số loại cây rừng để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày và để chữa bệnh. Có thể nói, nhóm cây thuốc là một trong những sản phẩm được khai thác từ rừng nhiều nhất và người Dao cũng là một trong những dân tộc có truyền thống sử dụng cây thuốc giỏi nhất.

Kiến thức của người dân về cây thuốc được thể hiện từ việc nhận biết cây thuốc đến việc thu hái, chế biến và sử dụng cây thuốc, đồng thời họ cũng biết được nhiều kỹ thuật chăm sóc những cây con, giữ độ ẩm và môi trường sống cho những cây thuốc đó. Như vậy, đây là những kiến thức rất quan trọng để chữa bệnh cho người dân trong điều kiện xa trung tâm y tế, đồng thời góp phần bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên trên địa bàn họ sinh sống.

Một phần của tài liệu Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam (Chương 2) (Trang 35 - 40)