tài nguyên đất và sản xuất nông nghiệp
Là những cư dân có mặt lâu đời trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các dân tộc Tày - Nùng tỉnh Thái Nguyên đã lựa chọn cho mình những địa bàn thuận lợi để sinh sống và sản xuất. Địa bàn canh tác của họ là những thung lũng, khe suối, chân núi, những cánh đồng giữa núi, trên những sườn đồi thấp, gần nguồn nước, đất đai thuận lợi, do vậy đặc thù trong hoạt động kinh tế của đồng bào Tày - Nùng là sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, dân tộc Tày - Nùng ở đây đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong canh tác nông nghiệp, trong cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất.
a) Cách phân loại và sử dụng đất
Cho đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như : nhiệt độ, ánh sáng, nước, địa hình nhưng trước hết là đất đai. Chất lượng và sự phân bố các loại đất có ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng, lựa chọn các loại cây, đến kĩ thuật canh tác. Vì thế người ta đã phân chia đất thành các loại khác nhau để sử dụng hợp lí và hiệu quả nhất từng loại đất. Đồng bào Tày - Nùng có cách phân loại và sử dụng đất riêng để sử dụng đất hiệu quả nhất.
Đối với nương rẫy đang canh tác đồng bào Tày chia làm 4 loại: tốt, trung bình, xấu, rất xấu. Mỗi loại được chọn lựa để trồng một số loại cây nhất định (bảng 2.5).
- Loại đất tốt thường được ưu tiên trồng ngô, đặc biệt là ngô nếp. Ngoài ra các giống khoai cũng có thể được trồng ở loại đất này.
- Đất trung bình thường được trồng ngô tẻ và các cây họ đậu, loại xấu trồng các cây họ đậu, sắn. Riêng đất rất xấu thường không trồng được cây gì hoặc có thì cũng chỉ trồng sắn.
Bảng 2.5. Phân loại đất nương rẫy đang canh tác của dân tộc Tày
Loại Màu sắc, cấu
tượng đất Loài vật chỉ thị
Loài cây chỉ thị
Cây trồng ưu tiên
Tốt Nâu đen; tơi xốp Giun đất (++) Các loài Dế (++) Cây cứt lợn Cỏ chỉ Ngô nếp, ngô tẻ, khoai Trung bình Nâu đỏ; ít tơi xốp Giun đất (+) Các loài dế (+) Cỏ chỉ, cỏ may, cỏ gà Ngô tẻ, cây họ đậu
Xấu Đỏ; dính kết cao Mối (++) Kiến (++)
Cỏ tranh
Cỏ gà Cây họ đậu, sắn
Rất xấu Đen xốp; rời khô Mối (+) Kiến (+)
Cỏ gừng
Cỏ nghệ Sắn
Nguồn: Tác giả và nnk điều tra, thu thập và lập bảng
Đối với đất ruộng trồng lúa, đồng bào dân tộc Tày chia ra làm 3 loại : tốt, trung bình, xấu. Cách phân loại đất được cụ thể hoá bởi bảng sau :
Bảng 2.6. Phân loại đất ruộng của dân tộc Tày
Loại Đặc điểm Loài cây chỉ thị Cây trồng
ưu tiên
Tốt Nâu đen; tầng màu sâu Bèo tấm
Cỏ bợ
Lúa nếp Lúa tẻ Trung bình Nâu đỏ; tầng màu
trung bình
Cỏ gấu
Cỏ mật Lúa tẻ
Xấu Đen- bạc; tầng màu nông Rong đuôi chó Lúa tẻ
Nguồn: Tác giả và nnk điều tra, thu thập và lập bảng
Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên vừa canh tác ruộng nước vừa canh tác nương rãy. Nhìn chung cách phân loại và sử dụng đất của dân tộc này cũng có nhiều điểm giống với dân tộc Tày. Để canh tác nương rãy, họ thường tìm đất làm nương vào tháng chạp
hoặc tháng riêng. Theo kinh nghiệm, họ thường chọn những nơi nhiều lá mục để làm nương vì nơi đó có đất tốt và độ ẩm cao. Họ không chọn những nơi có nhiều thứ cỏ mọc nhanh. Những nương mới họ thường trồng lúa, nương bạc màu để trồng ngô, quá bạc màu để trồng sắn…
b) Kiến thức bản địa của các dân tộc Tày - Nùng trong sản xuất nông nghiệp
* Lịch thời vụ: Người Tày - Nùng tỉnh Thái Nguyên sinh sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp. Trải qua quá trình sản xuất lâu đời họ đã tổng hợp được hệ thống nông lịch chặt chẽ.
Bảng 2.7. Lịch thời vụ của dân tộc Tày Mùa
xuân