1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở một số trường tiểu học khu vực Sóc Sơn - Hà Nội

55 665 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 127,12 KB

Nội dung

Thực trạng về nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức 24 3.. Thực trạng về khai thác các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức trong

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.S GVC Đỗ Xuân Đức, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình nghiên cứu, thực hiện đề tài này

-Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trong batrường: Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn, Tiểu học Phù Linh, Tiểu học Phù Lỗ A

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, số liệu vềtrường Tiểu học để tôi hoàn thành đề tài này

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh Viên thực hiện Phạm Thị Hương Giang

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình

Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là trung thực, rõràng, chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh Viên thực hiện Phạm Thị Hương Giang

Trang 3

1 Một số vấn đề về đạo đức

.1.1 Khái niệm đạo đức .1.2 Tính chất đạo đức 1.3 Chức năng của đạo

đức

2 Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học

sinh Tiểu học .2.1 Khái niệm giáo dục

đạo đức .2.2 Con đường giáo dục

đạo đức cho học sinh11

2.3 Môn đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học

sinh tiểu học .2.4 Các phương pháp giáo

dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 2.5 Các hình thức tổ chức

dạy học môn Đạo đức17

3 Môn Đạo đức lớp 2 với việc giáo dục đạo đức cho

học sinh lớp 2

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC

Trang 4

1 Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 23

2 Thực trạng về nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức 24

3 Thưc trạng khai thác nội dung môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 27

4 Thực trạng khai thác phương pháp dạy họcmôn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học

sinh lớp 2 31

5 Thực trạng về khai thác các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức trong giáo dục đạo

đức cho học sinh lớp 2 36

Trang 5

6 Thực trạng khai thác tấm gương người giáo viên trong dạy học môn Đạo

đức để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 39

CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 41

1 Nguyên nhân thực trạng 41

2 Những giải pháp để đảm bảo tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức 42

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

1 Kết luận 44

2 Kiến nghị 45

PHỤ LỤC 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 6

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Câu nói của Bác vẫn còn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi người vàmang một ý nghĩa to lớn Chỉ với hai câu thơ dễ thuộc nhưng để trẻ em pháttriển toàn diện cả đức và tài thì đó quả là nỗi trăn trở không chỉ của các bậclàm cha, làm mẹ và làm thầy mà đó còn là mối quan tâm của toàn xã hội

Đức và tài là một sự thống nhất mang tính biện chứng bởi vì đạo đức là

cơ sở để phát triển tài năng Ngược lại, tài năng chỉ thực sự được phát huy,cống hiến và được sử dụng hiệu quả trong con người đạo đức mà thôi Trongquan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn là gốc, là nền tảng của ngườicách mạng, Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không cónguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạođược nhân dân” [8; tr 252, 253]

Sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với

hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người

“uyên thâm về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trongsáng về đạo đức”

Nghị quyết hội nghị TW2 Đại hội VIII đã nêu: “Đặc biệt đáng lo ngại

là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt

về lí tưởng, theo lối sống thực dụng thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vềtương lai, bản thân và đất nước” [1; tr 4], phải chăng một trong những nguyênnhân là từ năm 1986 đến nay việc đổi mới toàn ngành giáo dục mới chỉ chútrọng đến nội dung chương trình, phương pháp dạy học chứ không chú trọng

6

Trang 7

-đến việc hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết Trong

“chương trình tọa đàm về nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổthông” (TPHCM, 14- 15/2/2006) GS Trần Thanh Đạm đã đưa ra ý kiến: “Tôinghĩ, chúng ta không lo con trẻ thiếu tri thức mà lo chúng hư hỏng nhâncách” Với thực trạng đạo đức của học sinh như hiện nay thì câu nói của GSTrần Thanh Đạm quả là một vấn đề nhức nhối mà ngành giáo dục và toàn xãhội phải quan tâm

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành ở học sinh những cở

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở.Đối với học sinh lớp 2, các em đã bước vào môi trường học tập được mộtnăm, được làm quen với thầy cô bạn bè Có thể nói, trường lớp không còn xa

lạ với các em nhưng cần phải bắt đầu chú trọng giáo dục đạo đức cho các emngay từ lớp 2 vì ở độ tuổi này các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học đượcđiều tốt và cũng dễ dàng tiêm nhiễm điều xấu Một trong những con đườnggiáo dục đạo đức cho học sinh là con đường dạy học và một trong những mônhọc trực tiếp giáo dục đạo đức cho các em là môn Đạo đức nhưng đây lại làmôn học chưa thật sự được chú trọng, còn bị coi nhẹ, điều đó làm ảnh hưởnglớn tới chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Vậy thì thực trạng giáo dụcđạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở tiểu học là nhưthế nào?

Đối với tôi, một giáo viên tiểu học trong tương lai sẽ tiếp tục sự nghiệp

“trồng người” của những người thầy đi trước tôi rất coi trọng đến phẩm chấtđạo đức con người, đặc biệt những mầm xanh tôi sẽ ươm trồng sau này thìcần phải phát triển đầy đủ cả về đức và tài, đúng như lời bác nói: “Có tài màkhông có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc cũngkhó.” Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài “thực trạng giáo dục đạo đức

Trang 8

cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở một số trường tiểu họckhu vực thị trấn Sóc Sơn” nhằm tìm hiểu sâu hơn kĩ hơn để từ đó nắm đượcthực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 ở các trường này và có thể tìm

ra hướng giải quyết phù hợp làm hành trang cho bản thân thêm vững bướcvào nghề

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Bàn về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có rất nhiều tác giả đềcập đến như:

- Hà Thế Ngữ - Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và giáo dục môn đạo đức ở Tiểu học

- Lưu Thu Thủy – Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua trò chơi

- Lưu Thu Thủy – Đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học

- Nguyễn Thị Thanh Thủy – Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Khi nói đến giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học các tác giả mới chỉ

đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các trò chơi, quahoạt động ngoài giờ và một số phương pháp dạy học Đạo đức ở tiểu học màchưa tìm hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức của học sinh thông qua mộtmôn học Ngoài ra, cũng có những đề tài nghiên cứu về thực trạng giáo dụcđạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức ở các khu vực khác nhau nhưng

ở khu vực thị trấn Sóc Sơn thì chưa có ai nghiên cứu Trong đề tài này, tôi tìmhiểu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức,nhưng do điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi đốivới học sinh lớp 2 ở một số trường tiểu học khu vực Sóc Sơn- Hà Nội

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phát hiện ra thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy họcmôn Đạo đức ở các trường Tiểu học khu vực Sóc Sơn- Hà Nội

Trang 9

Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng để từ đó đề xuất những phương pháp giải pháp trong dạy học phân môn Đạo đức nhằm khắc phục thực trạng.

4 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

5 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục đạo đức

- Phạm vi nghiên cứu: thông qua việc dạy học môn Đạo đức cho học sinh Tiểu học

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua dạy họcphân môn Đạo đức cho học sinh chưa đảm bảo tốt Một trong số nhữngnguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do giáo viên chưa thực sự chú trọngtới dạy học môn Đạo đức, chưa sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

7 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu cơ sở lí luận giáo dục đạo đức

- Tìm hiểu thực trạng của giáo dục đạo đức trong dạy học Đạo đức

Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục thực trạng

8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp đọc sách

9 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Tháng 11: nhận đề tài và hoàn thành đề cương

Tháng 12 đến tháng tháng 2: tìm hiểu cơ sở lí luận

Tháng 2 đến tháng 4: tìm hiểu thực trạng

Tháng 5: tổng kết số liệu, hoàn thành đề tài và bảo vệ đề tài

Trang 10

1.3 Chức năng của đạo đức.

2 Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức

2.2 Các con đường giáo dục đạo đức

2.3 Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

2.4 Một số phương pháp giáo dục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức

2.5 Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức

3 Môn Đạo đức lớp 2 với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

Chương 2 Thực trạng về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở một số trường thị trấn Sóc Sơn- Hà Nội

1 Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên

2 Thực trạng về nhận thức của giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức

2.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Đạo đức lớp 2.2.2 Nhận thức của giáo viên về tác dụng của môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

3 Thực trạng về khai thác nội dung môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

4 Thực trạng khai thác phương pháp dạy học môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

Trang 11

5 Thực trạng khai thác hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

6 Thực trạng khai thác tấm gương người giáo viên trong dạy học môn Đạo đức để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

Chương 3 Nguyên nhân thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục

1 Nguyên nhân thực trạng

2 Những giải pháp để đảm bảo tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trang 12

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC

1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội.Theo quan niệm Macxit: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực củađời sống xã hội và hành vi của con người Nó quy định nghĩa vụ của ngườinày với người khác, nghĩa vụ của con người với xã hội nguồn”

Đạo đức là một hiện tượng xã hội đầu tiên xuất hiện khi loài người mớihình thành Đạo đức ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế

- xã hội và sự tiến bộ về văn hóa, vật chất tinh thần của con người Hiện nay,

có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc bản chất của đạo đức Theoquan điểm triết học Mác Lenin, Đạo đức là mội hình thái ý thức xã hội cóquan hệ với các hình thái xã hội khác nảy sinh từ tồn tại xã hội Nhưng, đạođức khác với các hình thái xã hội khác ở chỗ nó điều chỉnh hoạt động của conngười trong các mối quan hệ xã hội giúp con người tự hoàn thiên nhân cáchcủa mình

Có thể nói một các khái quát “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,

là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người

tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúccủa con người và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với conngười, giữa cá nhân với xã hội”

1.2 Tính chất của đạo đức

Đạo đức có tính lịch sử Khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra nó thayđổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và các quan hệ đạo đức cũng thay đổi theovới tư cách như một sự định hướng cho các quan hệ xã hội, vừa với tư cách

Trang 13

phản ánh quan hệ đạo đức của xã hội mới thì sớm hay muộn ý thức đạo đứccũng thay đổi.

Khi xã hội phân chia giai cấp thì đạo đức phản ánh quyền lợi của giaicấp thống trị và giải quyết mọi mối quan hệ giữa con người với con ngườigiữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị Nhưng, ngàynay dưới chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa thì nền đạo đức mới đãxuất hiện Đó là nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa kế thừa và phát huy cácchuẩn mực nhân đạo của loài người Đồng thời khẳng định và đề cao nhữngphẩm chất mới của loài người đang đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột, giảiphóng con người và lao động, đem lại hạnh phúc cho mọi người

Mỗi một đất nước, một dân tộc lại mang những nét văn hóa đặc trưngriêng Những nét văn hóa riêng này ảnh hưởng đến những nguyên tắc, quytắc chuẩn mực xã hội của từng dân tộc ấy Từ đó, tạo nên tính dân tộc chođạo đức

1.3 Chức năng của đạo đức

Đạo đức là tổng hợp các nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà conngười thực hiện Đạo đức tồn tại trong xã hội với ba chức năng là chức năngnhận thức, chức năng định hướng và điều chỉnh hành vi, chức năng đánh giá

Cả ba chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau

Đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quanđến cách ứng xử của mình với người khác với cộng đồng xã hội Mỗi ngườiphải nhận thức được rằng: mình là một thành viên trong xã hội nên phải cư

xử theo những quy tắc chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu, những việcmình làm không được phép gây tổn hại cho người khác, cho cộng đồng xãhội Với nhận thức đúng đắn, con người biết được sự cần thiết của việc thựchiện những hành vi đạo đức phù hợp, những hành vi nhận được sự đồng tìnhcủa những người xung quanh, của cộng đồng xã hội…

Trang 14

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất kì một cá nhân nào trong xãhội cũng có nhận thức đúng như nhau Điều đó còn phụ thuộc vào khả năngnhận thức của mỗi người, sự tác động của giáo dục, kinh nghiệm đạo đức,điều kiện cuộc sống… Hay nói cách khác, chức năng nhận thức của đạo đứcđược thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải nghiệm cuộc sốngcủa từng cá nhân.

Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi vàgiúp con người đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thân mộtcách khách quan

Đạo đức định hướng cho con người thực hiện một hành vi đạo đức saocho phù hợp với nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội Trong từng tìnhhuống cụ thể mỗi cá nhân sẽ phải tự xác định cho mình một cách ứng xử saocho thích hợp Việc nào nên làm, việc nào không nên làm; làm bằng cách nàyhay làm bằng cách khác để được người khác đồng tình, mang lại niềm vui,hạnh phúc cho những người xung quanh, không bị xã hội lên án và bản thâncảm thấy thanh thản thoải mái Trong thực tiễn, mỗi người khó tránh khỏinhững điều mình làm chưa phù hợp với quy tắc chuẩn mực nào đó Khi đó,hành động của người đó có thể bị lên án, chê cười hoặc dẫn đến những kếtcục không tốt xảy ra Trong những trường hợp đó, cá nhân đó sẽ điều chỉnhhành vi của mình bằng cách rút kinh nghiệm trong những tình huống tương

tự xảy ra sau này Đó chính là sự điều chỉnh của đạo đức từ phía cộng đồng

xã hội và từ phía bản thân Sự điều chỉnh hành vi còn được thể hiện trongnhững trường hợp con người làm được việc tốt Khi đó, người ấy sẽ đượckhen ngợi, nêu gương hoặc tự người đó cảm thấy thoải mái, từ đó sẽ tự nhủbản thân tiếp tục thực hiện những hành vi tương tự

Qua đây chúng ta thấy, sự định hướng hành vi đạo đức phụ thuộc phầnlớn vào nhận thức, sự điều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó

Trang 15

Bất kì một hành vi đạo đức nào cũng được đánh giá từ những ngườixung quanh và từ chính bản thân mình với thước đo không chỉ là những quytắc, chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn phụ thuộc vào điều kiện thực hiện,động cơ, kết quả… Những đánh giá từ phía xã hội có thể là khen ngợi, đồngtình (nếu hành vi đó phù hợp với chuẩn mực, mang lại những kết quả tốt đẹp)hay sẽ bị lên án, phê phán (nếu hành vi đó đi ngược lại với chuẩn mực) Đánhgiá từ phía bản thân chính là “tòa án lương tâm”.

Ngoài ra, đạo đức giúp con người đánh giá hành vi của những ngườixung quanh Sự đánh giá này phụ thuộc không chỉ những quy tắc, chuẩn mựcđạo đức xã hội, mà còn ý thức đạo đức, lương tâm trách nhiệm… của ngườiđánh giá

Những đánh giá trên dẫn đến sự điều chỉnh hành vi đạo đức của ngườiđược đánh giá

2 MÔN ĐẠO ĐỨC VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thànhvăn hóa đạo đức cá nhân Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinhnghiệm, những chuẩn mực và lí tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chấtđạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thựchiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội

Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xácđịnh Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ trong cộng đồng.Như vậy, mỗi người sống trong một cộng đồng cần phải hòa nhập được đạođức cá nhân với đạo đức xã hội Nhưng từ khi sinh ra mỗi người không thể tựnhiên có đầy đủ mọi phẩm chất đạo đức của xã hội mà muốn thu nhận được

nó là cả một quá trình chuyển hóa để từ đó biến kinh nghiệm, lý tưởng, chuẩn

Trang 16

mực đạo đức xã hội thành kinh nghiệm bản thân và khi bản thân thể hiệnnhững kinh nghiệm, những chuẩn mực đạo đức đó chính là thể hiện đạo đứccủa xã hội ấy.

2.2 Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình giáo dục tổng thể, cầnđược tiến hành có kế hoạch với những con đường và phương thức sau đây:

a Giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn học trong nhà trường

Thông qua giảng dạy các bộ môn Lí luận chính trị, các môn khoa học

tự nhiên, xã hội và nhân văn giúp học sinh hình thành thế giới quan và nhânsinh quan Thế giới quan là hệ thống quan điểm về thế giới, là sản phẩm củanhận thức khoa học và hoạt động xã hội

Thông qua giảng dạy các bộ môn Lịch sử và Địa lí giúp học sinh hiểubiết về cội nguồn đất nước và sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua các thờiđại Từ đó mà tạo nên niềm tự hào dân tộc, hình thành lòng yêu quê hươngđất nước, sẵn sàng lao động để bảo vệ tổ quốc

Thông qua các bộ môn Đạo đức, giáo dục kĩ năng sống… giúp họcsinh nhận thức, hình thành các khái niệm đạo đức, tạo lập thói quen tư duy vàhành động theo chuẩn mực hành vi đạo đức, theo hiến pháp và pháp luật

b Đưa học sinh tham gia vào lao động và các hoạt động xã hội đa dạng, phong phú

Lao động và các hoạt động xã hội bản thân nó là trường học lớn rènluyện con người Tư tưởng chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật được hìnhthành từ cuộc sống thực tiễn

Nhà trường cần đưa học sinh vào các hoạt động đa dạng ngoài xã hội,trong các phong trào vận động văn hóa xã hội như “Xây dựng gia đình vănhóa”, “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp” Tham gia các cuộc vận độngchính trị, các cuộc quyên góp, ủng hộ người nghèo… đều có ý nghĩa giáo dục

Trang 17

c Thông qua các cuộc kỉ niệm lịch sử, các lễ hội dân tộc để giáo dục truyền thống dân tộc

Truyền thống lịch sử chống ngoại xâm và đấu tranh cách mạng củanhân dân ta thật hào hùng Truyền thống văn hóa, lao động sáng tạo của nhândân ta cũng đậm đà bản sắc dân tộc Cần tiến hành giáo dục truyền thống dântộc cho học sinh để họ hiểu biết, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa vàlịch sử dân tộc Việt Nam

Thông qua các cuộc kỉ niệm lịch sử, các ngày lễ hội truyền thống màgiáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc Các cuộc sinh hoạt chính trị,văn hóa độc đáo này rất phù hợp với đặc điểm tâm lí thanh, thiếu niên chonên dễ dàng thu hút họ vào những hoạt động chung có ý nghĩa giáo dục ấy

d Tổ chức các sinh hoạt đoàn thể

Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là các tổchức chính trị của tuổi trẻ, đây là trường học để giáo dục chính trị đạo đức,văn hóa và pháp luật cho học sinh

Sinh hoạt đoàn thể với nội dung phong phú, hấp dẫn theo lứa tuổi, tính

kỉ luật nghiêm, dư luận lành mạnh, truyền thống đẹp… có tác dụng giáo dục

Trang 18

hệ thống thông tin đại chúng là phương pháp hấp dẫn và lại đạt tới mục tiêu giáo dục có hiệu quả cao.

2.3 Môn Đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Trước sự phong phú đa dạng của cuộc sống, với học sinh tiểu học khảnăng nhận thức và phân biệt giữa cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái ác…còn nhiều hạn chế Vì vậy, ngoài việc được giáo dục đạo đức từ phía gia đìnhthì nhà trường là một môi trường quan trọng để các em học tập và trau dồithêm tri thức đạo đức cho bản thân

Tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng của ý thứcđạo đức Nó được hình thành và phát triển trong toàn bộ hoạt động sống củacon người nhưng đối với học sinh Tiểu học thì nó được hình thành một cáchtrực tiếp và rõ rệt nhất là thông qua hình thức truyền đạt giảng giải Việctruyền đạt và giảng giải cho học sinh trong nhà trường Tiểu học thông quanhiều hoạt động nhiều môn học khác nhau nhưng cụ thể nhất là môn Đạođức Thông qua môn học này nhằm cung cấp cho các em những tri thức sơđẳng dưới dạng mẫu hành vi về các chuẩn mực đạo đức gắn liền với kinhnghiệm đạo đức từ đó giúp các em bắt đầu hình thành năng lực nhận thứcđịnh hướng giá trị đạo đức, biết phân biệt cái đúng, cái sai, làm theo cái đúng,ủng hộ các đúng, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xatội ác Bồi dưỡng cho các em những cảm xúc đạo đức, biến những chuẩnmực đạo đức sơ giản thành động cơ bên trong, thôi thúc các em hành độngtheo những chuẩn mực đã quy định Từ đó, giúp các em rèn luyện hành vi vàthói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã học

2.4 Các phương pháp giáo dục đạo đức trong dạy học môn đạo đức

Để giáo dục đạo đức cho học sinh có rất nhiều phương pháp được sửdụng nhưng trong dạy học môn Đạo đức chủ yếu sử dụng các phương phápnhư phương pháp đàm thoại, phương pháp giảng giải, phương pháp tranhluận, phương pháp kể chuyện, phương pháp đóng vai

Trang 19

về chuẩn mực hành vi cần thực hiện Nói chung, kết luận này có thể phản ánh

ba nội dung:

+ Yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức

+ Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức đó

+ Cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức đó

Ở tiết 2 trong quá trình thực hành đàm thoại được vận dụng như là biệnpháp của các phương pháp khác khi liên hệ thực tế, nhận xét hành vi, xử lítình huống…

b Phương pháp giảng giải

Phương pháp giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời của mình

để trình bày, giải thích, làm rõ những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức

Trong dạy học môn Đạo đức, giảng giải giúp học sinh hiểu được nộidung bài học một cách cặn kẽ, sâu sắc, nắm được bản chất của chuẩn mựchành vi Nhờ đó các em sẽ hình thành được niềm tin đạo đức tự giác và tránhđược niềm tin “máy móc”, “mù quáng”

Hạn chế cố hữu của phương pháp này là dễ làm cho bài học trở thành líthuyết khô khan, trừu tượng, kém hấp dẫn, dễ làm giảm hứng thú, tính tích

Trang 20

cực, độc lập của học sinh Bởi lẽ, khi giảng giải, giáo viên là người làm việcchủ yếu, còn học sinh là người nghe lời giảng đó Do đó, vai trò của học sinhkhá thụ động Hơn nữa, lời giảng của giáo viên thường diễn ra tương đốinhanh, nội dung giảng giải nhiều khi mang tính khái quát cao, trong lúc đó,khả năng tư duy trừu tượng và kinh nghiệm sống của học sinh Tiểu học cònhạn chế Cho nên, chất lượng dạy học không cao Vì vậy, phương pháp nàychỉ nên được vận dụng với những bài khó với những chuẩn mực hành vi màđối tượng liên quan khá xa lạ với học sinh Tiểu học.

Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức, phương pháp này chủ yếu đượcvận dụng ở tiết 1 nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất của chuẩn mựchành vi

c Phương pháp tranh luận

Phương pháp tranh luận là phương pháp hình thành cho học sinhnhững phán đoán, đánh giá và niềm tin đạo đức dựa trên sự va chạm các ýkiến, các quan điểm khác nhau, nhờ đó nâng cao được tính khái quát, tínhvững vàng và mềm dẻo của các tri thức thu được Trong dạy học môn Đạođức phương pháp này thường được sử dụng tổ chức cho học sinh thảo luậnnhóm để xử lý các tình huống hay bày tỏ thái độ với một hành vi đạo đức

Các nghiên cứu về thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờ việc thảoluận trong nhóm nhỏ:

- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăngtính khách quan khoa học

- Tri thức của các em trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh

hơn

- Học sinh đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn, các emhọc được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiếncủa bạn Từ đó, giúp trẻ dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự

tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt…

Trang 21

Vì vậy, hiện nay, phương pháp này được vận dụng rộng rãi vào quátrình dạy học Tiểu học Đối với dạy học môn Đạo đức thì tổ chức thảo luậnnhóm có thể được thực hiện ở cả 2 tiết.

d Phương pháp kể chuyện

Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kểđạo đức nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và từ đó rút ra bài học cầnthiết

Trong những truyện kể này, một hay một số nhân vật cần giải quyếtmột số tình huống đạo đức gặp phải Cách ứng xử của nhân vật sẽ dẫn đếnnhững kết quả hay hậu quả nhất định theo luật nhân quả Nếu đây là kết quảtích cực thì học sinh rút ra bài học là: cần noi theo hành vi, việc làm tương tự.Nếu đó là hậu quả tiêu cực thì bài học được rút ra là: cần tránh những hành

vi, việc làm đó

Truyện kể này có thể được lấy từ vở bài tập, sách giáo khoa, sách giáoviên môn Đạo đức hoặc từ một nguồn khác (từ đài báo, ti-vi, thực tiễn xungquanh…)

Phương pháp này thường được vận dụng ở tiết 1 nhằm giới thiệu chohọc sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học

Do đó, nó thường được tiến hành vào đầu tiết 1 sau kiểm tra bài cũ Trongthực tế, kể chuyện được kết hợp với trình bày trực quan Qua sử dụng phươngpháp kể chuyện giúp học sinh hình thành niềm tin đạo đức

e Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai là phương pháp làm cho học sinh lĩnh hội chuẩnmực hành vi đạo đức bằng cách thực hành, làm thử một số các ứng xử nào đótrong một tình huống giả định Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp họcsinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụthể mà các em quan sát được Sử dụng phương pháp này trong giảng dạy sẽ

Trang 22

giúp học sinh thể hiện cách ứng xử của mình với tình huống đạo đức đưa ra

từ đó các em sẽ ghi nhớ sâu sắc hơn những chuẩn mực hành vi này

Ngoài những phương pháp trên trong dạy học môn đạo đức ở tiểu họccòn sử dụng những phương pháp dạy học riêng như phương pháp điều tra,phương pháp rèn luyện, phương pháp trò chơi, phương pháp tập luyện theomẫu hành vi,…Những phương pháp này đều nhằm mục đích thông qua cáchoạt động khác ngoài giờ học trên lớp để các em tự rèn luyện bản thân trongviệc thực hiện các hành vi đạo đức

2.5 Các hình thức tổ chức dạy hoc môn đạo đức

Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phốihợp giữa giáo viên và học sinh được thực hiện theo trình tự và chế độ xácđịnh Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức được vận dụng cụ thể từnhững hình thức tổ chức dạy học nói chung nhưng có những nét riêng do tínhchất của quá trình dạy học môn Đạo đức quy định

Cũng như các môn học khác, bài lên lớp được coi là hình thức tổ chứcdạy học cơ bản, bên cạnh đó còn có hình thức tham quan, hình thức tổ chức hoạtđộng ngoại khóa… cũng được vận dụng vào quá trình dạy học môn Đạo đức

a Bài lên lớp

Bài lên lớp môn Đạo đức giữ một vai trò quan trọng với giáo dục đạođức cho học sinh Tiểu học Đó là do hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu họcvừa chuyển từ tuổi mẫu giáo sang tuổi nhi đồng với hoạt động chủ đạo là họctập Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của của bậc Tiểu học là dạy cho họcsinh cách học Vì vậy, bài lên lớp chính là nơi tập trung diễn ra quá trình dạycách học cho các em

Bài lên lớp môn Đạo đức ở bậc Tiểu học giúp các em hiểu biết cácchuẩn mực hành vi đạo đức để từ đó có thể ứng xử trong các mối quan hệ.Bài học về đạo đức tập trung vào một chủ điểm về đạo đức và được chiathành 2 tiết:

Trang 23

- Tiết 1 có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản

về chuẩn mực hành vi đạo đức

- Tiết 2 có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cho học sinh luyện tập để hình thành

kĩ năng ứng xử, kĩ năng phê phán, đánh giá hành vi của bản thân, của ngườikhác phù hợp hay không phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức đãhọc Việc dạy hai tiết này có thể tiến hành ở trong lớp, ở ngoài sân trường,vườn trường, có thể kết hợp hình thức học theo nhóm, theo lớp, theo cánhân

b Tham quan học tập

Tham quan trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học giúp cho học sinh

có điều kiện trực tiếp quan sát các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn Nhờ đó,các em gắn bài học đạo đức với thực tiễn xung quanh mình, quan tâm đếnviệc giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đòi hỏi, làm cho các quá trìnhnhận thức, hành động thống nhất với quá trình nhận thức của mình

Khi tham quan học sinh có thể thực hiện những công việc cụ thể nhưsau:

định

ảnh

- Quan sát chăm chú những sự vật, hiện tượng liên quan đã được quy

- Nghe báo cáo những vấn đề đã được “đặt hàng” trước

- Ghi chép những nội dung cần thiết, nếu có điều kiện thì có thể chụp

- Thu thập một số hiện vật…

Sau khi tham quan nên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, vạch

ra những chương trình cụ thể để cải thiện tình hình, thực hiện những hành vi đạo đức cụ thể…

Một số yêu cầu sư phạm khi tổ chức cho học sinh tham quan học tập:

- Nơi tham quan phải phù hợp với tính chất bài đạo đức, hứng thú và khả năng học tập của học sinh và nằm ở vị trí không quá xa

Trang 24

- Quá trình tham quan phải mang lại những điều mới lạ, bổ ích, có tác dụnggiáo dục thiết thực cho học sinh, không nên tổ chức cho các em thăm quan

ở những nơi quá quen thuộc với học sinh

- Việc tham quan cần được xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, địađiểm, thời gian tham quan… và phổ biến rõ kế hoạch, nhiệm vụ có thể chohọc sinh

- Trong khi tham quan cần đảm bảo tính kỉ luật, an toàn, tạo điều kiện chohọc sinh được quan sát một cách dễ dàng

- Thời gian tham quan cần được tính toán cho phù hợp, tránh việc kéo dài thờigian dài gây mệt mỏi cho học sinh

- Cần phối hợp các lực lượng giáo dục, đặc biệt là gia đình, cơ quan chủquản điểm tham quan… để nâng cao hiệu quả giáo dục của tham quan

- Tránh hiện tượng ngại khó, ngại mất thời gian nên không muốn tổ chứccho học sinh tham quan

c Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức là những hoạt độngđược tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp cho học sinh nhằm giúp các emthực hiện những hành vi, việc làm trong thực tiễn cuộc sống của mình theochuẩn mực hành vi đạo đức quy định Như vậy, điều quan trọng nhất của hìnhthức tổ chức này là, khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh không dừnglại ở hình thành kĩ năng mà là rèn luyện được hành vi đạo đức đích thực

Những hoạt động ngoại khóa được tổ chức cho các em vào thời giangiữa các tiết Đạo đức không chỉ tại trường học mà còn tại những nơi khácthích hợp

Trước khi tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh được biết kế hoạchmột cách chi tiết - cần làm những công việc gì, ở đâu, khi nào, kết quả cầnđạt được là gì,…

Trang 25

Khi tham gia hoạt động ngoại khóa học sinh có những nhiệm vụ:

- Thực hiện những công việc, hành vi đạo đức cụ thể theo chuẩn mực quyđịnh

- Ghi chép lại quá trình, công việc mình làm, kết quả, những ý kiến đề nghịvào phiếu báo cáo…

Sau khi thực hiện xong những công việc theo yêu cầu, học sinh báocáo, thảo luận về quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa trước lớp nhằm rút

- Hoạt động ngoại khóa phải được tổ chức chặt chẽ

- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thể hiện rõ vai trò chủ thể tích cựctrong suốt quá trình tham gia, thực hiện hoạt động ngoại khóa

- Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá khách quan, kịp thời quá trình thamgia hoạt động ngoại khóa của học sinh

- Phối hợp và tận dụng sự hỗ trợ của gia đình và các tổ chức xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạt động ngoại khóa

- Tránh hiện tượng ngại khó, ngại vất vả nên không tổ chức hoạt độngngoại khóa cho học sinh

3 MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2

Môn Đạo đức có một vị trí đặc biệt quan trong trong nhà trường Tiểuhọc bởi lẽ, chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học với hệthống chuẩn mực hành vi đạo đức được quy định trong chương trình môn họcnày

25

Trang 26

-Đối với học sinh lớp 2 thì môn Đạo đức lại càng chiếm vị trí quan trọng

mà không một môn học nào có thể thay thế Ở lớp 2 các em vẫn còn đangtrong giai đoạn chuyển hoạt động từ chơi sang học, tư duy còn nặng về cảmtính, độ bền của sức chú ý còn ít, dễ chán, chóng thuộc song lại mau quên.Tuy nhiên, nhận thức của các em có phần phát triển hơn ở lớp 1 và bắt đầuquen dần với nền nếp học tập, lao động, vui chơi, sinh hoạt trong nhà trường

Vì vậy mà phạm vi chương trình môn học Đạo đức của các em ở lớp 2 cóphần mở rộng hơn

Môn Đạo đức lớp 2, cung cấp cho các em các tri thức đạo đức về quan

hệ với bản thân, qua các bài: “học tập, sinh hoạt đúng giờ”; “gọn gàng, ngănnắp”; “biết nhận lỗi và sửa lỗi”, các em được học cách làm việc theo giờ giấc,biết thế nào là đúng giờ, thế nào là gọn gàng, ngăn nắp Ngoài ra, các em cònhọc cách nhận lỗi khi mắc lỗi và sửa lỗi của mình

Môn Đạo đức lớp 2 cung cấp cho các em các tri thức đạo đức về quan

hệ với người khác Qua các bài : “quan tâm giúp đỡ bạn bè”; “trả lại của rơi”;

“biết nói lời yêu cầu đề nghị”; “lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”; “lịch sựkhi đến nhà người khác”; “giúp đỡ người khuyết tật”, giúp học sinh biết cầnphải đoàn kết quan tâm giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn

và biết cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào Giúp học sinh hiểu thế nào

là lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị, biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại,khi đến nhà người khác

Môn Đạo đức lớp 2 cung cấp cho các em tri thức đạo đức về mối quan

hệ hàng ngày Qua các bài : “chăm làm việc nhà”; “chăm chỉ học tập”; “giữgìn trường lớp sạch đẹp” Từ đó, giúp học sinh nắm được cần phải làm nhữngviệc trong gia đình phù hợp với sức của mình để giúp đỡ ông, bà, cha, mẹ,biết vệ sinh trường lớp sạch đẹp và cần có ý thức tự giác trong việc học tậpthường ngày và trong lao động

Trang 27

Môn Đạo đức lớp 2 còn cung cấp cho học sinh những tri thức về quan

hệ với cộng đồng, đất nước, môi trường tự nhiên Qua các bài : “giữ trật tự vệsinh nơi công cộng”; “bảo vệ loài vật có ích”, giúp học sinh biết thế nào là giữtrật tự vệ sinh nơi công cộng và vì sao cần phải giữ trật tự vệ sinh nơi côngcộng Giúp học sinh hiểu ích lợi của các loài vật với đời sống con người vàviệc bảo vệ các loài vật có ích là góp phần bảo vệ môi trường

Như vậy, đối với học sinh lớp 2, môn Đạo đức có vai trò quan trọngtrong việc hình thành những hành vi ứng xử mang tính luân lí trong cuộc sốngđời thường mà mỗi người trong xã hội cần phải có Đó là hành trang cho các

em bước vào cuộc sống và học tập thêm những tri thức đạo đức mới ở các lớptrên

Ngày đăng: 19/02/2018, 05:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Nguyễn Hữu Hợp – “Một số cơ sở lí luận của đổi mới dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học theo chương trình đổi mới 2000”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số chuyên đề tháng 8/ 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cơ sở lí luận của đổi mới dạy học mônĐạo đức ở Tiểu học theo chương trình đổi mới 2000
[1] Văn kiện hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành TW Đảng khóa VIII - tạp chí lịch sử Đảng số 2 (1/ 1997) Khác
[2] Lê Thị Thanh Chung – Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, NXB Giáo dục Khác
[3] Nguyễn Hữu Hợp – Giáo trình đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Khác
[5] Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoà – Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục (1987) Khác
[8] Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H 2000 Khác
[9] Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt – Giáo dục học tập 2, NXB Giáo dục (1988) Khác
[10] Lưu Thu Thủy, Nguyễn Hữu Hợp (2001) – Hỏi đáp về dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w