Đỗ Văn Hùng – Chủ nhiệm 2010, Xác định những tri thức cần trang bị và đề xuất một số giải pháp thực hiện bồi dưỡng năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở tiểu học cho sinh viên ngàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐỖ VĂN HÙNG
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHẨN ĐOÁN
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI DẠY HỌC TOÁN
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán
Mã số: 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGHỆ AN, 2013
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh, Nghệ AnNguời hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ QUỐC CHUNG
Phản biện 1: PGS.TS Tôn Thân, Viện Khoa học Giáo dục
Phản biện 2: PGS.TS Dương Vương Minh, Trường ĐHSP Hà Nội.Phản biện 3: PGS.TS Đăng Quang Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại ………vào hồi …… giờ … phút, ngày … tháng … năm 2013
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện:
1 Thư viện Quốc gia Việt Nam
2 Trung tâm thông tin & Thư viện Nguyễn Thúc Hào,
Trường Đại học Vinh
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1 Bài báo, báo cáo khoa học đã công bố
1) Đỗ Văn Hùng (2009) “Bồi dưỡng năng lực chẩn đoán trong dạy
học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học” Tạp chí Giáo dục, Số
đặc biệt (11/2009)
2) Đỗ Văn Hùng (2011), “Bồi dưỡng năng lực chẩn đoán cho sinhviên ngành Giáo dục tiểu học trong dạy học kiến thức số học ở tiểu học”
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt (01/2011).
3) Đỗ Văn Hùng (2012), “Chẩn đoán một số sai lầm của học sinh
tiểu học khi sử dụng phép suy luận tương tự trong học Toán”, Tạp chí
khoa học Trường ĐHSP Hà Nội , Số 57.
4) Đỗ Văn Hùng (2012), “Rèn cho sinh viên sư phạm chuyên ngànhtoán một số kỹ năng chẩn đoán trong dạy học các kiến thức số học ở tiểu
học”, Tạp chí Giáo dục, Số 296, kỳ 2.
5) Đỗ Văn Hùng (2012), “Chẩn đoán một số sai lầm của học sinhtiểu học khi dùng suy luận quy nạp không hoàn toàn trong dạy học môn
Toán” Tạp chí Giáo dục, Số 300, kỳ 2.
2 Đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện
1) Đỗ Văn Hùng – Chủ nhiệm (2010), Xác định những tri thức cần
trang bị và đề xuất một số giải pháp thực hiện bồi dưỡng năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Đề tài cấp Cơ sở hỗ trợ nghiên cứu sinh, Trường Đại học Vinh,
Mã số: NCS 2010 – 37
2) Đỗ Văn Hùng – Chủ nhiệm (2012), Giải pháp bồi dưỡng năng lực
chẩn đoán trong dạy học các kiến thức Số học ở tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Đề tài cấp Cơ sở hỗ trợ nghiên cứu sinh, Trường
Đại học Đồng Tháp, Mã số: NCS 2012 – 01
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay sự phát triển kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn
ra rất mạnh mẽ Quá trình này cũng tác động đến sự phát triển giáo dục vàđào tạo (GD&ĐT) Yêu cầu phát triển xã hội đòi hỏi ngành GD&ĐT phảimới đổi nội dung giáo dục, người học phải thay đổi cách học, người dạy
phải thay đổi cách dạy để người học có năng lực (NL) hành động, phát huy
tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn
1.1 Mục tiêu của Chương trình đào tạo Giáo viên tiểu học (GVTH)
là đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục tiểu học (GDTH) trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sinh viên (SV) tốt nghiệp phải có năng
lực dạy học (NLDH) không chỉ đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDTH hiện
tại mà còn phải có khả năng nghiên cứu (NC) và tự bồi dưỡng nâng caotrình độ, đáp ứng yêu cầu của GDTH trong những thập kỷ tới Một địnhhướng đổi mới đào tạo giáo viên (GV) là chuyển từ đào tạo tran g bị kiếnthức (KT), kỹ năng (KN) sang đào tạo NLDH và giáo dục “Chương trìnhkhung đào tạo GVTH”, ngoài yêu cầu về tư tưởng, phẩm chất đạo đức nhà
giáo còn yêu cầu đào tạo NL nghề cho SV “Chuẩn nghề nghiệp GVTH”
cũng đưa ra yêu cầu, tiêu chí về các mặt mà GVTH cần đạt được Đây lànhững căn cứ để trường sư phạm (SP) xây dựng chiến lược, mục tiêu đàotạo, bồi dưỡng GVTH đáp ứng mục tiêu của GDTH trong từng giai đoạn.1.2 Để đáp ứng yêu cầu dạy học (DH) môn Toán ở tiểu học (TH) thìGVTH phải có NL chuyên môn và NL nghiệp vụ Nhiều nhà khoa học khi
đề cập đến NLDH đã xác định năng lực chẩn đoán (NLCĐ) là một NL có
vai trò quan trọng Tại hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo GVTH” , cáctác giả Nguyễn Trí, Vũ Quốc Chung, Nguyễn Hữu Dũng khi tham luận vềxây dựng “Chương trình đào tạo GVTH” đề xuất là cần phải hình thành,bồi dưỡng một số NLDH cơ bản, trong đó có NLCĐ Khi đề xuất “Nhữngvấn đề cần ưu tiên để nâng cao chất lượng giáo dục” tác giả Nguyễn HữuChâu đã nêu ra một NL cơ bản GV cần phải có là NLCĐ (NL phát hiện vànhận biết đầy đủ, chính xác, kịp thời sự phát triển của học sinh (HS), nhucầu cần được giáo dục của HS) Tác giả Trần Bá Hoành khi trình bày “Cácnhóm NL của người GV” cũng xác định NLCĐ là một NL quan trọng vànêu khái quát vai trò của NLCĐ nhu cầu và đặc điểm của đối tượng DH là
“… Trong kiểu DH “tập trung vào HS và hoạt động học” đòi hỏi tôn trọnglợi ích, nhu cầu của HS và thực hiện DH phân hoá thì NL này cần đượcnhấn mạnh… Chỉ khi nắm vững đối tượng, GV mới có thể điều khiển quátrình DH có hiệu quả…” Mặt khác, DH môn Toán ở TH cũng khác với
Trang 6các cấp học khác vì: đối tượng DH là HS ở tuổi bắt đầu hình thành và pháttriển rất nhanh, đa dạng về trí tuệ và nhân cách; sự phát triển nhận thức,nhu cầu học toán không đồng đều; nội dung DH tuy là những KT toán họcban đầu, đơn giản nhưng có ý nghĩa chuẩn bị để xây dựng các KT toán học
ở cấp học sau;… Muốn đáp ứng yêu cầu DH, thực hiện thành công nhiệm
vụ DH thì có NLCĐ thâm nhập vào thế giới bên trong của HS, hiểu biếtđặc điểm tính cách và nhận thức của HS, nhận biết diễn biến tư tưởng, tìnhcảm, tâm lý của HS là một NL then chốt
1.3 Thực tế mỗi SV sẽ DH nhiều năm, nhiều lớp, trong thời gian đó
có thể có thay đổi về nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) môn Toán
Như vậy vấn đề đặt ra GV cần phải biết những gì, có thể làm được những
gì? để việc DH đạt được yêu cầu mong muốn khi có những thay đổi về DH
môn Toán ở TH Mặt khác, DH hiện nay đòi hỏi GV không chỉ truyền đạt
KT mà còn phải biết tổ chức hoạt động tìm tòi, tranh luận, “kích thích”hiểu biết, gợi mở suy nghĩ và dẫn dắt HS vượt qua những khó khăn, tháchthức trong học tập Tuy nhiên có không ít GV khi DH môn Toán ở TH vẫnbộc lộ nhiều hạn chế (lúng túng, thiếu tự tin, thiếu quyết đoán, không chủđộng và sáng tạo) khi giải quyết các tình huống xảy ra do chưa thực hiện
tốt hoạt động chẩn đoán (CĐ) trong DH Điều này cùng với những NC về
thực trạng đào tạo, bồi dưỡng GVTH cho thấy việc đào tạo vẫn còn nhiềuthiếu sót, bất cập, chưa cung cấp được đội ngũ GV có đủ những NL tươngxứng với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới Những hạn chế, bất cập này
do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc hình thành, bồi dưỡng các NLDH.Cho nên, cần bồi dưỡng cho SV về NLCĐ trong DH môn Toán và các NLkhác, sao cho không chỉ đáp ứng DH hiện tại mà còn cả khi có điều chỉnh,đổi mới về mục tiêu, nội dung và PPDH môn Toán sau này
1.4 Không phải bây giờ các trường SP , các nhà khoa học mới quantâm đến việc hình thành và bồi dưỡng NLDH môn Toán cho SV mà đã cónhiều công trình NC việc bồi dưỡng theo từng khía cạnh, mức độ và bìnhdiện khác nhau Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình NC riêng về
việc hình thành và bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV
Từ những lý do nêu trên có thể nói vấn đề NC hình thành, bồi dưỡngNLCĐ trong DH môn Toán cho SV là cần thiết, cấp bách Vì vậy, tác giả
chọn đề tài Luận án là “Bồi dưỡng năng lực chẩn đoán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học Toán”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán cho
SV ngành GDTH nhằm góp phần nâng cao NLDH đáp ứng yêu cầu DHhiện tại và khi có thay đổi về mục tiêu, nội dung, PPDH môn Toán ở TH
Trang 73 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài Luận án tập trung NC bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở
TH cho SV qua DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH, Rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm thường xuyên (RLNVSPTX) tại trường SP và tổ chứckiến tập SP, thực tập SP Việc NC xác nhận vốn KT, KN, kinh nghiệmhiện có của HS tại mỗi thời điểm và giải quyết những biểu hiện hạn chế cụthể về nhận thức của HS trong thực tiễn DH môn Toán ở trường TH khôngthuộc phạm vi NC của đề tài này, vì thực tế SV ngành GDTH chưa thực sựđược DH trên lớp và ít có điều kiện tìm hiểu thực tế DH ở trường TH
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Làm sáng tỏ các quan niệm về CĐ, NLCĐ trong DH môn Toán,vai trò của CĐ, NLCĐ trong DH, biểu hiện NLCĐ trong DH môn Toán.4.2 Trình bày cơ sở hình thành và yếu tố thúc đẩy phát triển NLCĐcho SV trong DH môn Toán
4.3 Khái quát thực trạng việc hình thành, bồi dưỡng NLCĐ trong DHmôn Toán cho SV tại một số trường SP hiện nay
4.4 Xác định các yêu cầu bồi dưỡng đáp ứng NLCĐ trong DH mônToán cho SV qua DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán,… tại trường SP.4.5 Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toáncho SV ngành GDTH
4.6 Kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả bước đầu thực hiện cácbiện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán theo như đề xuất
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp NC:
NC lý luận, quan sát, điều tra, NC trường hợp, thực nghiệm SP
6 Giả thuyết khoa học của Luận án
Nếu tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong
DH môn Toán cho SV ngành GDTH theo đề xuất trong Luận án thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng , hiệu quả đào tạo GVTH, khắc phục được nhữnghạn chế, bất cập khi DH môn Toán của GVTH, đáp ứng yêu cầu DH mô nToán ở hiện tại và trong tương lai
7 Những đóng góp của Luận án
7.1 Đóng góp thêm vào lý luận DH đại học trên phương diện lý luận
về việc hình thành và bồi dưỡng NLDH cho SV, mà cụ thể là về việc pháttriển NLCĐ trong DH môn Toán cho SV ngành GDTH
7.2 Khái quát thực trạng việc hình thành và bồi dưỡng NLCĐ trong
DH môn Toán cho SV ngành GDTH hiện nay tại trường SP
7.3 Đề xuất được một số biện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong DH mônToán cho SV ngành GDTH đáp ứng yêu cầu đổi mới DH môn Toán
Trang 88 Những luận điểm đưa ra bảo vệ
8.1 Cách quan niệm về CĐ, NLCĐ trong DH môn Toán như Luận án
là mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong đào tạo GVTH
8.2 Việc hình thành và bồi dưỡng NLCĐ cho SV là một mục tiêu đàotạo quan trọng trong đào tạo GVTH tại trường SP hiện nay
8.3 Các biện pháp đề xuất thực hiện bồi dưỡng NLCĐ trong DH mônToán cho SV ngành GDTH là có tính khả thi và có tính hiệu quả
9 Cấu trúc của Luận án
Luận án, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệutham khảo thì phần Nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực
chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở tiểu học.
Chương 2: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực chẩn đoán trong dạy
học môn Toán ở tiểu học cho sinh viên.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NLCD TRONG DH MÔN TOÁN Ở TH
1.1 CĐ, NLCĐ trong DH môn Toán
Trong mục này Luận án đưa ra một cách quan niệm và làm rõ cácquan niệm về CĐ, NLCĐ trong DH môn Toán
1.1.1 Quan niệm về CĐ trong DH môn Toán
Thuật ngữ CĐ dùng rất phổ biến trong y học và tâm lý học, gần đâycòn được dùng trong các nghề nghiệp, lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, quân sự,giáo dục,… Bất kỳ nghề nghiệp nào trong cuộc sống, trước khi đưa ra mộtquyết định hoặc thực hiện một công việc nào đó (dù lớn hay bé, quan trọnghay ít quan trọng) thì trong suy nghĩ người ta đều đã thực hiện hoạt động
CĐ ở một mức độ nhất định (nếu CĐ đúng thì cơ hội thành công cao ).
Theo Từ điển tiếng Việt, CĐ là xác định bệnh dựa theo triệu chứng
và kết quả xét nghiệm Theo Đại từ điển tiếng Việt, CĐ là tìm hiểu, nhận xét các triệu chứng của bệnh bằng cách nhìn, nghe, hỏi, xem mạch , rồi quyết đoán về nguyên nhân cơ chế của bệnh và cách chữa Theo quan
niệm CĐ của Tâm lý học, việc CĐ gồm việc thu thập tất cả những tài liệu ,
thông tin có thể có được trong thực tế, việc quan sát, giải thích các kết quả
NC, trắc nghiệm khác nhau, sau đó kết luận và cuối cùng là dự đoán.
Có thể hiểu rộng hơn thì CĐ về một sự vật, hiện tượng là tìm kiếm,
xem xét, phát hiện, phán đoán, là sự phân loại tính chất và nguyên nhân.
CĐ thường dùng để phát hiện về mối liên hệ nhân – quả hoặc xác định
nguyên nhân của triệu chứng, vấn đề và giải pháp cho triệu chứng, vấn đề.
Trang 9Từ đó, Luận án đưa ra quan niệm: Chẩn đoán trong DH môn Toán
là một quá trình hoạt động thu thập và xử lý các thông tin về KT, KN và kinh nghiệm của HS tại một thời điểm cụ thể có liên quan đến nội dung
DH, dự đoán những tình huống, khả năng có thể xảy ra trong quá trình
DH và đề ra cách giải quyết, cách DH phù hợp với từng tình huống, khả
năng xảy ra theo dự đoán nhằm đạt được mục tiêu DH môn Toán.
Theo đó, CĐ trong DH môn Toán gồm có các hoạt động thành phần:
Hoạt động 1, Thu thập và xử lý thông tin liên quan nội dung DH (mục tiêu,
nội dung, điều kiện DH, đặc điểm tư duy và nhu cầu nhận thức của HS);
Hoạt động 2, Dự đoán những tình huống, khả năng có thể xảy ra trong quá
trình DH (khó khăn, chướng ngại, sai lầm của HS,… và các nguyên nhân,
khả năng huy động, vận dụng KT, KN của HS); Hoạt động 3, Đề ra cách
giải quyết, cách DH phù hợp với từng tình huống, khả năng xảy ra.
Lưu ý, CĐ trong DH môn Toán không dừng lại ở việc GV tìm kiếm
thu thập xử lý các thông tin xác nhận cái hiện có về nhận thức của HS tại một thời điểm cụ thể mà còn bao gồm cả sự phát hiện các vấn đề tiềm ẩn,
dự đoán các khả năng có thể xảy ra, xu hướng phát triển nhận thức của
HS, từ đó có những hành động, những kế sách giải quyết phù hợp với từng trường hợp Tuy nhiên, các nội dung NC giải quyết trong Luận án không
đặt ra yêu cầu đòi hỏi SV phải xác định thật chính xác, đầy đủ về vốn KT,
KN toán học và kinh nghiệm hiện có của mỗi HS tại mỗi thời điểm cụ thể,bởi vì như ta biết thực tế ở đây SV chưa thực sự được DH trên lớp
Từ các hoạt động thành phần , Luận án phân tích, xác định những KNchủ yếu mà SV cần phải có khi thực hiện CĐ trong DH môn Toán ở TH vàlàm rõ quan hệ giữa CĐ với dự đoán (phán đoán) Luận án đưa ra 2 ví dụminh hoạ cho từng hoạt động để làm sáng tỏ quan niệm về hoạt động CĐ
trong DH môn Toán ở TH Ví dụ 1.1: CĐ khi DH cho HS ở Lớp 4 dạng bài “Dấu hiệu chia hết cho 2” (hoặc 5; 9; 3) [Toán 4; tr.94-99] Ví dụ 1.2:
CĐ khi hướng dẫn cho HS lớp 4 giải bài toán 5 trong [Toán 4, tr.99]
1.1.2 NLCĐ trong DH môn Toán
NL nghề được đề cập với những khía cạnh khác nhau trong các côngtrình NC về bồi dưỡng NL cho SV, nhưng đến nay vẫn chưa có tác giả nàođưa ra định nghĩa chính thức Một số nhà khoa học quan niệm NL nghề là
sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý của mỗi người với những yêucầu của KN nghề, các NL nghề được hình thành chủ yếu qua đào tạo vàtrong quá trình hoạt động nghề Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực khác nhauđòi hỏi cần phải có những NL cốt lõi và NL phân biệt phù hợp với yêu cầucủa ngành nghề, lĩnh vực đó NLDH được thể hiện bằng khả năng tổ chứcthực hiện hoạt động DH đạt mục tiêu DH với chất lượng, hiệu quả cao
Trang 10NLDH là NL tổng hợp của nhiều loại NL, được hình thành chủ yếu từ vốn
KT, KN được trang bị và kinh nghiệm DH, là sản phẩm của quá trình đàotạo và rèn luyện Khi đề cập đến vấn đề hình thành, bồi dưỡng một sốNLDH cho đội ngũ GV trong giai đoạn hiện nay, một số tác giả xác địnhNLCĐ có vai trò quan trọng trong DH cần phải hình thành , bồi dưỡng cho
GV nhưng cũng chưa đưa ra quan niệm về NLCĐ và như thế nào là CĐ,NLCĐ trong DH Tác giả Nguyễn Hữu Châu cho rằng NLCĐ là NL pháthiện và nhận biết đầy đủ, chính xác, kịp thời sự phát triển của HS, nhu cầucần được giáo dục của HS Ở đây tác giả quan niệm NLCĐ chỉ là các NLliên quan đến phát hiện, nhận biết sự phát triển, nhu cầu được giáo dục của
HS, chưa đặt ra vấn đề tìm những khiếm khuyết, lệch lạc và ng uyên nhâncủa chúng để tìm ra cách giải quyết, khắc phục Tuy nhiên, theo chúng tôitrong DH và giáo dục, khi thực hiện CĐ phát hiện, nhận biết những khiếmkhuyết, lệch lạc của HS thì cần phải đưa ra cách giải quyết, khắc phục
Trên cơ sở những quan niệm về NL trên, Luận án đưa ra quan niệm:
Năng lực chẩn đoán trong DH môn Toán của SV ngành GDTH được hiểu là sự tương thích giữa những đặc điểm tâm lý của mỗi SV với những yêu cầu của các KN thực hiện CĐ trong DH môn Toán và biểu hiện qua việc CĐ đúng các tình huống, khả năng xuất hiện trong quá trình hoạt động DH môn Toán ở TH.
Xuất phát từ quan niệm NLCĐ trong DH môn Toán của SV, Luận ánphân tích xác định đặc tính cơ bản của NLCĐ, các NL để phát triển NLCĐ
và đưa ra 03 ví dụ minh hoạ về hoạt động CĐ, hình thành NLCĐ cho SV
qua DH một số nội dung Ví dụ 1.3: Tập cho SV thực hiện CĐ khi DH về
nội dung Hình thành khái niệm số tự nhiên, Ví dụ 1.4: Tập cho SV thực hiện CĐ khi DH về nội dung Các yếu tố hình học và Ví dụ 1.5: Tập cho
SV thực hiện CĐ khi DH bài “Diện tích Hình tam giác” [Toán 5; tr.87]
1.2 Vai trò của CĐ, NLCĐ trong chức năng điều hành DH
Luận án làm rõ vai trò quan trọng, tác dụng thiết thực của hoạt động
CĐ, NLCĐ trong DH và đưa ra 02 ví dụ minh hoạ về sự cần thiết phải
thực hiện CĐ và cần phải có NLCĐ trong DH môn Toán ở TH Ví dụ 1.6:
Tổ chức cho SV nhận thức về sự cần thiết của hoạt động CĐ trong DH và
tập thực hiện CĐ khi lập kế hoạch DH bài Cộng hai phân số khác mẫu số
trong [Toán 4; tr.127] Ví dụ 1.7: Tập cho SV thực hiện hoạt động CĐ khi
hướng dẫn cho HS lớp 5 khá, giỏi tìm cách giải bài toán: “Cho tam giácABC có góc A vuông và độ dài các cạnh AB bằng 3cm, AC bằng 4cm.Tính diện tích hình vuông có cạnh bằng cạnh BC” Bài toán này với những
KT, KN đã có của SV thì không khó vì chỉ cần dùng định lý Pitago tínhngay được cạnh BC, từ đó tìm được diện tích hình vuông có cạnh BC
Trang 11Nhưng HS lớp 5 thì không được học định lý Pitago, cho nên HS không thểtính trực tiếp cạnh BC được Để hướng dẫ n HS tìm cách giải bài toán nàybằng phương pháp phù hợp với HS thì SV phải thực hiện hoạt động CĐ.
1.3 Một số biểu hiện phổ biến về NLCĐ trong DH môn Toán
Trên cơ sở phiếu câu hỏi tham khảo ý kiến của một số giảng viên vàGVTH về nhận dạng những biểu hiện của NLCĐ trong DH môn Toán,Luận án đưa ra 10 biểu hiện phổ biến NLCĐ của SV trong DH môn Toán
1.4 Các cấp độ về NLCĐ trong DH môn Toán ở TH của SV
Dựa vào những biểu hiện của SV (nhận thức, tính tích cực, tính độclập, sự thành thạo, sự phức tạp, tính vừa sức khi thực hiện hoạt động CĐ),Luận án đề xuất 5 cấp độ NLCĐ trong DH môn Toán của SV
1.5 Một số cơ sở hình thành và yếu tố thúc đẩy phát triển NLCĐ trong DH môn Toán ở TH
1.5.1 Cơ sở hình thành NLCĐ trong DH môn Toán
1.5.1.1 Cơ sở Tâm lý học
1.5.1.2 Cơ sở Triết học
1.5.2 Một số yếu tố thúc đẩy phát triển NLCĐ trong DH môn Toán
Trong mục này , Luận án chỉ đề cập một số yếu tố chủ yếu mà giảngviên bộ môn Toán có điều kiện và có thể tác động trực tiếp đến SV qua
DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH và RLNVSPTX:
1.5.2.1 Kiến thức và kỹ năng toán học
(1) Cơ sở lý thuyết tập hợp, lôgic toán
(2) Một số cấu trúc đại số cơ bản, các tập hợp số
(3) Cơ sở toán học hình thành môn Toán ở TH
1.5.2.2 Kiến thức và kỹ năng phương pháp dạy học
1.5.2.3 Kiến thức tâm lý học, giáo dục học
1.5.2.4 Kinh nghiệm thực tiễn
1.6 Thực trạng bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV
Trong mục này, Luận án trình bày một số hạn chế trong nhận thức vềquan niệm hoạt động CĐ trong DH, về việc khai thác và tổ chức tập luyệ nthực hiện hoạt động CĐ trong quá trình DH các môn Toán cơ bản, PPDHToán ở TH, RLNVSPTX và tổ chức kiến tập SP, thực tập SP cho SV
1.6.1 Thực trạng nhận thức và việc khai thác tập luyện về hoạt động
CĐ trong DH môn Toán cho SV
1) Nhận thức của giảng viên về quan niệm hoạt động CĐ trong DH 2) Nhận thức của GVTH và SV về hoạt động CĐ trong DH.
3) Nhận thức của giảng viên về khai thác và tổ chức cho SV thực hiện hoạt động CĐ trong DH.
4) Nhận thức của SV về thực hiện hoạt động CĐ trong DH.
Trang 121.6.2 Thực trạng bồi dưỡng NLCĐ thông qua DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH
1.6.3 Thực trạng bồi dưỡng NLCĐ cho SV qua việc RLNVSPTX ở
trường SP và tổ chức kiến tập SP, thực tập SP ở trường TH
Kết luận Chương 1: Luận án đã trình bày và làm rõ về:
1) Quan niệm CĐ trong DH môn Toán là một quá trình hoạt độngthu thập và xử lý các thông tin về KT, KN và kinh nghiệm hiện có của HStại một thời điểm cụ thể có liên quan đến nội dung DH, dự đoán nhữngtình huống, khả năng có thể xảy ra trong quá trình DH và đề ra cách giảiquyết, cách DH phù hợp với từng tình huống, khả năng xảy ra theo dựđoán nhằm đạt được mục tiêu DH môn Toán
2) Quan niệm NLCĐ trong DH môn Toán của SV ngành GDTHđược hiểu là sự tương thích giữa những đặc điểm tâm lý của mỗi SV vớinhững yêu cầu của các KN thực hiện CĐ trong DH môn Toán và biểu hiệnhiện bằng việc thực hiện CĐ đúng các tình huống , khả năng có thể xuấthiện trong quá trình hoạt động DH môn Toán ở TH
3) Vai trò của hoạt động CĐ và NLCĐ trong DH môn Toán ở TH làrất quan trọng, thiết thực, mang lại nhiều giá trị, thực sự cần thiết với việcđưa ra phán quyết khi giải quyết vấn đề nãy sinh khi DH Việc CĐ đúnggiúp GV nhận biết được nhu cầu nhận thức của HS, dự đoán được các khảnăng có thể xảy ra trong DH và từ đó đề ra được biện pháp giải quyết phùhợp, nên chủ động trong quá trình tổ chức hoạt động học tập của HS
4) Những biểu hiện phổ biến về NLCĐ trong DH Toán của SV là cóKN: thu thập đúng thông tin liên quan đến nội dung DH; nhận biết đúngnhững KT, KN mà HS cần chuẩn bị cho việc lĩnh hội KT, KN mới; nhậnbiết được khả năng thực hành , vận dụng KT, KN của HS; nhận biết đúngnhu cầu nhận thức toán học của HS; biến đổi những thông tin không phổbiến về dạng có thể sử dụng; nhận biết và hiểu đúng nhữn g biểu hiện tâm
lý của HS; dự đoán đúng những khó khăn, chướng ngại trong lĩnh hội KT,
KN mới; dự đoán đúng những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm; dựđoán được những KT mà HS có thể tự học, tự phát triển trong mỗi bài học;lựa chọn đưa ra được cách giải quyết, tổ chức DH phù hợp với từng nộidung DH và với từng tình huống , khả năng có thể xảy ra theo như dự đoán
5) Cơ sở hình thành, phát triển NLCĐ trong DH môn Toán cho SV
là được hình thành một phần từ tố chất bẩm sinh di truyền, còn chủ yếuđược hình thành, phát triển qua đào tạo ở trường SP và quá trình hoạt độngDH; tuân theo các quy luật triết học biện chứng nên cần phải trang bị KT,
KN toán học và PPDH môn Toán Yếu tố thúc đẩy phát triển NLCĐ trong
DH môn Toán của SV gồm một tổ hợp nhiều yếu tố có mối quan hệ tác
Trang 13động qua lại và vận động như một tổng thể (hệ thống những KT, KN toánhọc và hệ thống những KT, KN về hoạt động DH, hoạt động giáo dục).
6) Luận án đã trình bày một số kết quả khảo sát ban đầu về thựctrạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng NLCĐ cho SV qua DH môn Toán cơbản, PPDH Toán ở TH, RLNVSPTX và tổ chức kiến tập SP, thực tập SP
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NLCĐ TRONG DH MÔN TOÁN Ở TH CHO SV
2.1 Định hướng xây dựng biện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV: Luận án đưa ra 4 định hướng chính.
2.1.1 Định hướng 1: Tôn trọng nội dung chương trình đào tạo của ngành
Mục này, Luận án trình bày đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình
DH, mục tiêu DH, những điều cần chú ý khi DH, theo từng mạch KT củacấp học Bởi vì thực hiện bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho
SV, không thể không cho SV nghiên cứu nắm vững những nội dung này
để vận dụng khi thực hiện hoạt động CĐ trong DH môn Toán ở TH:
2.2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn Toán ở TH
2.2.2 Mục tiêu DH môn Toán ở TH
2.2.3 Một số chú ý khi DH môn Toán ở TH
2.3 Một số yêu cầu bồi dưỡng đáp ứng NLCĐ trong DH môn Toán
Trong mục này, Luận án xác định một số nội dung cần bồi dưỡngcho SV trong quá trình đào tạo GVTH ở trường SP dựa trên một số biểuhiện phổ biến của NLCĐ (mục 1.3) và một số yếu tố chính thúc đẩy sựphát triển NLCĐ trong DH môn Toán ở TH (mục 1.5.2):
1) Nâng cao nhận thức về hoạt động CĐ, NLCĐ trong DH và tăngcường tổ chức rèn luyện các KN thực hiện hoạt động CĐ cho SV
2) Bồi dưỡng các KT, KN toán học và tăng cường rèn luyện một số
KN suy luận làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động CĐ
3) Bồi dưỡng các KT, KN về PPDH Toán ở TH làm cơ sở cho SVrèn luyện KN thực hiện hoạt động CĐ
4) Bồi dưỡng một số KT, KN về thực hành giải toán ở TH làm cơ sởcho việc SV rèn luyện KN thực hiện hoạt động CĐ
Trang 142.4 Biện pháp bồi dưỡng NLCĐ cho SV trong DH môn Toán ở TH 2.4.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động CĐ, NLCĐ trong DH môn Toán và hướng dẫn quy trình thực hiện CĐ trong DH môn Toán.
2.4.1.1 Cơ sở khoa học của biện pháp: Từ thực trạng những hạn chế về
nhận thức của SV thì con đường có hiệu quả nhất để góp phần bồi dưỡngNLCĐ trong DH môn Toán cho SV là trước hết phải làm cho SV có nhậnthức đúng và nhận thấy sự cần thiết, tầm quan trọng của CĐ, NLCĐ trong
DH, nắm được quy trình thực hiện và có một số KN thực hiện CĐ trong
DH, từ đó tự giác, tích cực, chủ động thực hiện CĐ trong DH môn Toán vàtừng bước tự bồi dưỡng nâng cao NLCĐ trong DH môn Toán ở TH
2.4.1.2 Mục đích của biện pháp: Làm cho SV hiểu về hoạt động CĐ và
NLCĐ trong DH, nhận thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu thực tiễnđòi hỏi GV phải có NLCĐ khi DH môn Toán ở TH Đồng thời làm cho SVnắm được quy trình thực hiện hoạt động CĐ, có thói quen tự lực, tự giác,tích cực, chủ động thực hiện hoạt động CĐ trong DH môn Toán ở TH đểtừng bước tự bồi dưỡng nâng cao NLCĐ trong DH môn Toán
2.4.1.3 Thực hiện biện pháp: Không thể có một môn học riêng để hình
thành và bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán cho SV, vì việc CĐ phảigắn với một sự vật, hiện tượng cụ thể, trong môi trường, điều kiện hoàncảnh cụ thể Cho nên khi DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH cácgiảng viên phải chú ý tích hợp, lồng ghép việc bồi dưỡng NLCĐ cho SV :
a) Nâng cao nhận thức về CĐ và NLCĐ trong DH: Khi thực hiện
DH cần làm cho SV có nhận thức đúng về hoạt động CĐ trong DH, nhậnthấy sự cần thiết, tầm quan trọng của CĐ, NLCĐ trong DH (với mỗi nộidung DH cần phải thường xuyên đưa ra các tình huống làm cho SV nhậnthấy việc thực hiện CĐ đúng là thực sự cần thiết) Từ đó SV sẽ có ý thức
tự giác, tích cực tự rèn luyện hoạt động CĐ trong DH
b) Hướng dẫn SV về quy trình thực hiện CĐ trong DH :
(1) Tổ chức tập cho SV tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin liên quanđến mỗi nội dung DH
(2) Tổ chức tập cho SV tự dự đoán những khả năng, tình huống có thểxảy ra trong DH
(3) Tổ chức tập cho SV tự đề xuất biện pháp giải quyết, cách DH phùhợp với từng khả năng, tình huống có thể xảy ra và trình độ của HS
c) Tập luyện cho SV một số KN thực hiện CĐ trong DH môn Toán:
Khi DH môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH cần phải thường xuyên khai
thác các nội dung DH, tìm cách đưa ra các câu hỏi phù hợp để tích hợp, lồng ghép tập cho SV thực hiện hoạt động CĐ trong DH môn Toán thông