Đánh giá định lượng về thực nghiệm

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án bồi dưỡng năng lực chẩn đoán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học toán (Trang 26 - 27)

Phân tích điểm số của SV sau 3 đợt kiểm tra thì nhận thấy đa số SV của lớp TN điểm số có sự thay đổi tích cực, nhiều SV thể hiện NLCĐ có xu hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên cũng có một số SV thể hiện NLCĐ còn hạn chế (mức thấp và xu hướng phát triển không ổn định).

Các chỉ số thống kê phân loại điểm kiểm tra lần 1 (trước khi TN) của tất cả các lớp cho thấy kết quả điểm tương đối đồng đều nhưng ở mức thấp (Điểm trung bình cộng từ 4,44 đến 4,74) và không có sự khác biệt quá lớn từng loại điểm giữa các lớp. Điều này cho thấy trong quá trình DH môn Toán, SV chưa chú ý khai thác mối quan hệ gắn kết giữa KT, KN toán học được học với môn Toán ở TH và SV cũng chưa được luyện tập nhiều việc thực hiện hoạt động CĐ trong DH.

Các chỉ số thống kê phân loại điểm kiểm tra lần 2 (sau khi kết thúc TN đợt 1), cho thấy bước đầu đã có sự thay đổi tích cực, nhìn chung là cao hơn so với trước khi TN (Điểm trung bình cộng các lớp TN đều cao hơn lớp ĐC tương ứng 5,35 so với 4,87; 5,78 so với 5,24 và 5,26 so với 4,98) và có sự khác biệt nhiều hơn chỉ số từng loại điểm giữa lớp TN và lớp ĐC.

Các chỉ số thống kê phân loại điểm kiểm tra lần 3 (sau khi kết thúc TN đợt 2), cho thấy đã có sự thay đổi tích cực cao hơn (Điểm trung bình cộng của các lớp TN đều cao hơn so với lớp ĐC tương ứng 5,75 và 5,00; 6,00 và 5,41 và 5,51 và 5,12) và các chỉ số từng loại điểm giữa lớp TN so với lớp ĐC có sự khác biệt nhiều hơn.

Các số liệu cho thấy điểm số của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Câu hỏi đặt ra là kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN có thực sự cao hơn của các lớp ĐC không hay chỉ do ngẫu nhiên mà có? Để kết luận hiệu quả

tác động của TN, chúng tôi thực hiện kiểm định các giả thuyết thống kê H0: “Điểm trung bình của các lớp TN không cao hơn của các lớp ĐC” đối thuyết H1: “Điểm trung bình của các lớp TN cao hơn của các l ớp ĐC”, sử dụng phương pháp T – Student với mức xác suất sai lầm là 0.05 bác bỏ H0. Sau khi thực hiện xử lý số liệu đều cho kết quả “Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1”. Điều này cho thấy hiệu quả tác động của TN bước đầu là có ý nghĩa trong thực tiễn DH.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, Luận án đã trình bày về mục đích và các nhiệm vụ TN, tổ chức TN các giải pháp. Quá trình TN cùng những kết quả rút ra sau khi TN cho thấy: Mục đích và nhiệm vụ TN đãđược hoàn thành. T ính khả thi và hiệu quả của các biện pháp trình bày trong Luận án bước đầu đã được khẳng định. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất trong Luận án thì sẽ góp phần bồi dưỡng phát triển NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV, đồng thời góp phần quan trọng và o việc nâng cao hiệu quả DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH cho SV tại trường SP.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án bồi dưỡng năng lực chẩn đoán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học toán (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)