1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat-jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

24 649 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 299,5 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Về lý luận: Xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng, tác động tạo trầm và khả năng sử dụng gỗ cây Dó bầu ở

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của luận án

Dó trầm là tên gọi chung cho các loài có khả năng sinh trầm thuộc họ Trầm

hương Thymaelaeaceae, trong đó có cây Dó trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), tên phổ thông là cây Dó bầu Luận án này, sẽ sử dụng tên Dó bầu thay cho

tên Dó trầm, loài mà hiện nay chiếm hầu hết diện tích trồng cây Dó ở nước ta

Trong thân của những cây Dó bầu sống lâu năm thường có trầm hương, có khi là

kỳ nam Trầm hương rất có giá trị trong y học, trong công nghiệp mỹ phẩm, trong tínngưỡng, đặc biệt đối với người theo đạo Hồi Gần đây, các nhà khoa học còn xác định

trong trầm hương có chứa các hợp chất Sesquiterpene dùng trong y học hiện đại Ngoài

ra, gỗ có thể sử dụng làm cây cảnh nghệ thuật, là loài cây có sợi (cellulose) nên có thể sửdụng làm nguyên liệu giấy

Do nhu cầu sử dụng lớn nhưng Dó bầu lại chỉ có trong tự nhiên, gây trồng còn hạn chế, đặc biệt quá trình hình thành trầm hương tự nhiên đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định trong khoảng thời gian khá dài, nên trầm hương có giá trị thương mại khá cao Trước đây, do chỉ tập trung khai thác trong rừng tự nhiên không kiểm soát, nên trầm hương tự nhiên ngày càng cạn kiệt và trở nên khan hiếm Tuy nhiên, khoảng 15 năm trở lại đây, diện tích rừng trồng Dó bầu đã tăng nhanh, đến hết năm

2009 có 11.000 - 12.000 ha

Hiện nay, giống nào có khả năng hình thành trầm, kỹ thuật nhân giống vô tính, thời gian tác động tạo trầm, phương pháp tác động và chất lượng trầm ra sao, tiêu thụ các sản phẩm ở đâu, vẫn còn là vấn đề cần phải làm sáng tỏ Đặc biệt, kỹ thuật tác động tạo trầm cũng như chất lượng trầm, chưa có cơ sở khoa học chắc chắn, nên có nguy cơ dẫn đến rủi ro lớn cho người trồng rừng Ngoài việc tạo trầm, hoặc khai thác

gỗ chưng cất lấy tinh dầu, cây Dó bầu còn có thể sử dụng cho những ngành công nghiệp nào khác, cho đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu Để góp phần giải quyết một số tồn tại nêu trên, luận án “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện

pháp kỹ thuật góp phần phát triển bền vững cây Dó trầm (Aquilaria crassna) ở Việt

Nam” được thực hiện là cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Về lý luận: Xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải

pháp kỹ thuật gây trồng, tác động tạo trầm và khả năng sử dụng gỗ cây Dó bầu ở một

số vùng sinh thái của Việt Nam

- Về thực tiễn:

+ Xác định được một số đặc tính sinh học và biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm

cơ sở đề xuất kỹ thuật gây trồng cây Dó bầu

+ Xác định được xuất xứ và biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Dó bầugóp phần cải thiện giống cho năng suất cao chất lượng tốt

Trang 2

+ Xác định được biện pháp tác động tạo trầm, tính chất gỗ, cấu trúc tế bào gỗ chưatác động, đã tác động và khả năng làm bột giấy của gỗ cây Dó bầu làm cơ sở đề xuấthướng sử dụng.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

* Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các luận cứ khoa học về đặc điểm phân bố, sinh

thái; kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ, kỹ thuật trồng; kỹ thuật tác động tạotrầm, cấu tạo gỗ và tính chất gỗ của cây Dó bầu làm cơ sở gây trồng, sản xuất và pháttriển cây Dó bầu ở một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

* Ý nghĩa thực tiễn: Phát triển các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, tác động

tạo trầm, bước đầu chọn được một số xuất xứ có triển vọng và khả năng sử dụng gỗcây Dó bầu theo hướng bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường

4 Những đóng góp mới của luận án

- Xác định được một số đặc điểm về phân bố, sinh thái của loài Dó bầu và bướcđầu xác định được một số xuất xứ tốt theo sinh trưởng cho 4 vùng nghiên cứu

- Bước đầu đánh giá được hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật tạo trầm, xác địnhđược một số đặc điểm gỗ Dó bầu sau 1 và 2 năm áp dụng biện pháp tác động tạo trầm

5 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án: là loài Dó bầu (Aquilaria crassna)

5.2 Địa điểm nghiên cứu

Các điểm điều tra quần thể Dó bầu phân bố tự nhiên gồm: Hà Giang, Sơn La,

Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum và Kiên Giang Khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuậttrồng Dó bầu tại: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Quảng Nam

Thí nghiệm xác định biện pháp tác động tạo trầm, thực hiện ở xã Sơn Kim 1 và

xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về đặc tính sinh học: luận án nghiên cứu phân bố tự nhiên, đặc điểm quầnthể, khí hậu và đất đai nơi Dó bầu phân bố tự nhiên; ảnh hưởng của ánh sáng, hỗnhợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm; khả năng gâytrồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa, giải phẫu cấu tạo thô đại và hiển

vi gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động tạo trầm; tính chất gỗ

- Biện pháp kỹ thuật: về kỹ thuật nhân giống, luận án nghiên cứu tạo cây conbằng giâm hom, nuôi cấy mô và mô - hom; về kỹ thuật trồng luận án nghiên cứu mật

độ và phân bón; kỹ thuật tạo trầm

Trang 3

- Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Kết luận, tồn tại và kiến nghị

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

Phân loại thực vật và phân bố có Irnayuli (2011); IUCN (2010); Chang vàKadir (1997),… cho thấy vẫn có ý kiến khác nhau về số loài ở mỗi chi cho trầm

hương, riêng chi Aquilaria phân bố phổ biến ở Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Lào,

Malaysia, Indonesia, Philippine, Myanma, Thái lan, Việt Nam, Nam TQ

Nghiên cứu về gây trồng và nhân giống có Atok Subiakto (2011), Beek vàPhilips (1999), Chang và Kadir (1997), cho biết ở các nước có dó trầm phân bốđều có diện tích trồng như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…

Nghiên cứu về tác động tạo trầm có Robert Blanchette (2003), Kanwal Deep(2006), Irnayuli (2011), Cho thấy hiện nay cơ chế hình thành trầm hương trong cây

dó trầm như thế nào vẫn chưa có giải đáp chính xác và rõ ràng Các tác giả cho rằngtác động sẽ kích thích sự tạo trầm nhanh hơn, nhiều tác giả chấp nhận hơn là sự kếthợp của tác động cơ giới và sinh học

Nghiên cứu tác động tạo trầm có Nguyễn Hồng Lam (1987-2000), Đặng NgọcChâu (1999), Ngô Thị Dơn (2006) đều cho thấy tác động cho khả năng hình thànhtrầm cao hơn không tác động Nhưng, các công trình này hầu như chưa đưa ra đượccác số liệu định lượng, mới chỉ nhận biết bằng cảm giác như so màu và ngửi mùi.Chính vì vậy cần nghiên cứu xác định định lượng

Tóm lại:

Trên thế giới và ở Việt Nam cây Dó bầu nói riêng và các loài dó tạo trầm nóichung đã được nghiên cứu từ rất lâu, từ công dụng, giá trị đến nhân giống, gây trồng;tác động tạo trầm

Tuy nhiên, một số vấn đề còn chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa thốngnhất giữa các tác giả như:

- Phân bố, sinh thái, cấu trúc quần thể các lâm phần có Dó bầu phân bố tựnhiên ở Việt Nam;

Trang 4

- Khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống theo sinh trưởng và theo hướng lấy trầm;

- Cơ chế tạo trầm hương, tính chất cơ lý, hóa học và khả năng sử dụng gỗ cây

Dó bầu

Đây là những vấn đề còn tồn tại, vì vậy đề tài được thực hiện Kết quả Nghiêncứu sẽ xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải pháp về kỹthuật gây trồng, tác động tạo trầm và khả năng sử dụng gỗ cây Dó bầu ở Việt Nam

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu

- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng

- Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật tác động tạo trầm, cấu tạothô đại và hiển vi tế bào gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động

- Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu ở một sốvùng sinh thái

- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Điều tra đặc điểm lâm học và sinh thái loài cây Dó bầu theo OTC điển hìnhtạm thời, diện tích OTC 1000m2, tổng số 11 OTC

Điều tra đất bằng phương pháp đào phẫu diện kết hợp với phương pháp chuyêngia Phân tích các chỉ tiêu lý - hóa tính của đất bằng các phương pháp hiện đang được

áp dụng ở các phòng phân tích hiện nay

Nhân giống bằng giâm hom: Với 30 mẫu/thí nghiệm, lặp lại 4 lần; riêng thínghiệm thăm dò chất kích thích và nồng độ ra rễ lặp lại 5 lần

Nhân giống bằng nuôi cấy mô và mô - hom: Các bước nghiên cứu được tiếnhành theo sơ đồ sau:

Khảo nghiệm xuất xứ theo Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006, theo khốingẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp (OTC định vị), 30 cây/lần lặp, mật độ 1100 cây/ha(3m x 3m)

Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng bằng ô tiêu chuẩn định vịtheo phương pháp ngẫu nhiên lặp lại 3 lần dung lượng mẫu ≥ 30 cây/lần lặp

Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu sử dụng phương pháp kế thừa

Chọn mẫu Khử trùng mẫu nuôi cấy Tạo và nhân nhanh chồi

Chồi cây

in vitro

Giâm hom chồi in vitro

Huấn luyện cây in vitro Tạo rễ in vitro

Cho cây

ra bầu đất

Trang 5

Nghiên cứu một số biện pháp và chế phẩm tác động tạo trầm: Sử dụng phươngpháp khoan với đường kính mũi khoan 0,8cm - 1,0cm khoan sâu vào 1/3-1/2 đườngkính thân cây Sau đó bố trí các công thức chế phẩm.

Xác định hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu bằng phương pháp chưng cất nước,theo tiêu chuẩn ISO 6571

Nghiên cứu đánh giá chất lượng tinh dầu: bằng phương pháp sắc ký khí - khốiphổ (GC-MS)

Nghiên cứu cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ Dó bầu bằng phương pháp quansát mô tả các đặc điểm cấu tạo gỗ được mô tả theo danh sách của IAWA

Phương pháp nghiên cứu tính chất cơ học, vật lý và tiềm năng sản xuất bộtgiấy của gỗ cây Dó bầu theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong Nông Lâmnghiệp với sự trợ giúp phần mềm Excel, SPSS để xử lý số liệu

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu

3.1.1 Kết quả nghiên cứu về phân bố tự nhiên và đặc điểm quần thể của Dó bầu

Hiện nay vẫn còn gặp những quần thể Dó bầu tự nhiên trong các khu vườn hộgia đình, vườn rừng hoặc các khu rừng tự nhiên ở nhiều địa phương Ở những địađiểm này, chủ rừng đã tác động để xúc tiến cho cây Dó bầu sinh trưởng phát triển

3.1.1.1 Vùng phân bố tự nhiên của loài Dó bầu

Dó bầu phân bố tự nhiên ở nước ta khá rộng:

- Từ Hà Giang đến Kiên Giang,

- Độ cao từ 5m so với mực nước biển ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đến gần 1.120m

ở Konplong (Kon Tum)

3.1.1.2 Đặc điểm quần thể tự nhiên của loài Dó bầu

Cấu trúc tổ thành tầng cây cao:

- 6/11OTC loài Dó bầu có hệ số tổ thành lớn nhất trong đó 3/11OTC Dó bầu có

hệ số tổ thành 8,1-10

- 5/11OTC Dó bầu có hệ số tổ thành thấp hơn là 0,3-1,7;

- Như vậy, có hơn 50% số OTC Dó bầu tham gia với hệ số tổ thành trung bìnhhơn 50% chiếm ưu thế hoặc gần ưu thế trong lâm phần Dưới 50% số OTC Dóbầu vẫn có vai trò nhất định trong các quần thể rừng ở đây

Các loài cây đi kèm với Dó bầu có sự khác nhau ở các vùng, thành phần loàichủ yếu là Thanh thất, Sang máu, Thừng mực, Côm, Dẻ, Giổi, nhiều nhất là Trâm sauđến Bằng lăng Đây cũng là những đối tượng cần quan tâm chọn lựa khi cần trồnghỗn loài với Dó bầu

Trang 6

Tầng cây bụi thảm tươi và cây gỗ tái sinh cũng rất đa dạng Cho thấy Dó bầu

có biên độ sinh thái khá rộng, chúng có thể sống được từ nơi đất khô cằn tầng mỏngcho đến đất sâu ẩm thường xuyên Loài cây đặc trưng cho điều kiện đất đai khô cằn:Lành ngạnh, Thừng mực, Sòi tía, Ba soi, Mé cò ke, Loài cây đặc trưng cho điềukiện đất sâu ẩm thường xuyên như: Lá lốt, Bòng bong, Rau tàu bay, Ráy, Sa nhân,

3.1.2 Đặc điểm khí hậu nơi có quần thể Dó bầu phân bố tự nhiên

Về chế độ nhiệt có biên độ khá lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm biến động từ21,0-27,60C, trung bình tháng cao nhất từ 26,7-31,30C, trung bình tháng thấp nhất từ16,9-24,60C

Về chế độ ẩm, nhất là lượng mưa cũng có mức độ biến động rất lớn, từ1.444mm đến 3.800mm/năm, phân bố từ 125-211ngày/năm Lượng nước bốc hơibiến động từ 626-1.539,1mm/năm

Theo đó hệ số K = lượng mưa/lượng bốc hơi có biến động tương đối lớn từ1,17-7,66 lần Chứng tỏ Dó bầu có biên độ sinh thái khá rộng nhưng hơi thiên về ưa

ẩm Điều này cũng được thể hiện thông qua lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng cócác loài cây chịu bóng và ưa ẩm như đã nêu ở trên

3.1.3 Đặc điểm đất đai dưới những quần thể tự nhiên có Dó bầu phân bố

Dó bầu phân bố trên nhiều loại đất phát triển trên các loại đá mẹ như: phiếnmica, đá vôi, phiến clorit, Tầng đất từ mỏng đến dầy

Hàm lượng mùn biến động 1,37-3,29%, ở mức trung bình đến khá

3.2.1 Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con

3.2.1.1 Kết quả nhân giống bằng phương pháp giâm hom

* Kết quả nghiên cứu chất kích thích và nồng độ ra rễ thích hợp

Chất kích thích ra rễ gồm IAA, IBA và NAA với 3 gam nồng độ (1000, 1500

và 2000ppm) Vật liệu giâm hom là những đoạn cành bánh tẻ của cây 5 tuổi

Sau 12 tuần cho thấy khả năng ra rễ của các chất kích thích ra rễ khác nhau rõ rệt(Ftính > F05), tốt nhất là chất kích thích IBA nồng độ 1500ppm (bảng 3.8)

Trang 7

* Kết quả nghiên cứu tuổi cây lấy hom

Vật liệu hom, cành của cây mẹ 1 tuổi, 5 tuổi và 10 tuổi, chất kích thích IBA,nồng độ 1500ppm Thời vụ lấy và giâm hom là vụ Hè-Thu (tháng 6 - tháng 8) Kếtquả nghiên cứu sau 12 tuần cho thấy hom lấy từ cây mẹ ở độ tuổi khác nhau cho tỷ lệ

ra rễ khác nhau rõ rệt (Ftính > F05), khả năng ra rễ, số lượng rễ và chiều dài rễ của homlấy từ cây 10 tuổi kém nhất (4,17%), cao nhất từ cây mẹ 1 tuổi (60,83%) và tươngđương cây mẹ 5 tuổi (59,17%) Vì vậy, để nguồn vật liệu lấy từ cây mẹ 10 tuổi (câytrội) có sinh khối gỗ lớn, hàm lượng tinh dầu cao, giâm hom cho tỷ lệ ra rễ cao, trướckhi lấy hom, cần trẻ hóa cây mẹ

* Kết quả nghiên cứu về loại hom

Vật liệu giống gồm hom chồi vượt mọc từ thân cây và hom đầu cành thứ cấpcủa cây 10 tuổi, thời vụ lấy và giâm hom vào vụ Thu-Đông (tháng 9 - tháng 11), chấtkích thích ra rễ là IBA, nồng độ 1500ppm Kết quả nghiên cứu sau 12 tuần cho thấy

đã có sự khác nhau rõ rệt giữa các loại hom (Ftính >F05), hom chồi vượt mọc từ thân cây

có tỷ lệ ra rễ (49,99%) cao hơn hẳn so với hom đầu cành (30,41%)

* Kết quả nghiên cứu về thời vụ giâm hom

Vật liệu giống là hom chồi vượt mọc ở thân của cây 10 tuổi, chất kích thích IBA,nồng độ 1500ppm, thời vụ giâm hom được tiến hành theo mùa: Thu-Đông (T9 – T11);Đông-Xuân (T12-T2); Xuân-Hè (T3-T5) và Hè-Thu (T6-T8), T: là tháng Kết quả phântích phương sai (Ftính >F05) cho thấy tỷ lệ ra rễ của hom khác nhau khá rõ rệt giữa cácthời vụ giâm hom khác nhau Vụ Thu-Đông là thời gian giâm hom tốt nhất trong nămvới tỷ lệ ra rễ đạt hơn 63%

Từ những thí nghiệm nghiên cứu ở trên, có thể thấy nhân giống vô tính bằngphương pháp giâm hom có triển vọng để tạo giống chất lượng cao cho loài cây Dó bầu vớiđiều kiện phải trẻ hóa vật liệu giâm hom bằng cách tạo chồi gốc để lấy hom, chất kíchthích ra rễ là IBA, nồng độ 1500ppm, giâm vào vụ Thu-Đông (T9 – T11)

Trang 8

3.2.1.2 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ mô - hom

* Quy trình công nghệ nuôi cấy mô:

- Bước 1 Tạo nguồn vật liệu vô trùng: Sau 8 tuần tỷ lệ mẫu sống không nhiễmbệnh đạt 35%, tỷ lệ mẫu nẩy chồi đạt hơn 25%

- Bước 2 Tạo chồi in vitro: Sau 8 tuần, công thức 4 là MTBS + đường (30 g/l) và

nước dừa (10% v/v) có bổ sung tổ hợp 0,25 mg/l(BAP + kinetin + adenin) cho hệ sốnhân chồi cao nhất đạt 14,6 chồi phát triển khỏe mạnh Tách từng chồi ra riêng biệt

- Bước 3 Tạo rễ in vitro: Sau 6 tuần theo dõi môi trường cơ bản là 3/4 WPM cho

tỷ lệ ra rễ đạt 48,9% (cao nhất) Sau 8 tuần thí nghiệm tiếp theo, kết quả môi trường cơbản đã chọn lọc là 3/4 WPM bổ sung 0,1 mg/l BAP và bổ sung tổ hợp nhóm auxin gồm0,25mg/l IBA + 0,25mg/l NAA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (đạt 60,23%)

- Bước 4 Giai đoạn cây con đảm bảo tiêu chuẩn chuyển ra huấn luyện ngoàivườn ươm, kết quả phương pháp trồng cây con trong bể cát được phủ nilon trắng sau

khoảng 2 tuần cây in vitro phát sinh mầm rễ mới thì đem trồng vào bầu đất cho tỷ lệ

cây sống và sinh trưởng bình thường đạt 54,3% (cao nhất)

* Quy trình công nghệ mô - hom:

- Kế thừa kết quả từ bước 2 của quy trình công nghệ nuôi cấy mô, thí nghiệm

công nghệ mô – hom: đưa cây in vitro ra giâm hom (chấm vào thuốc IBA nồng độ

1500ppm, cấy vào bể cát đã khử trùng), sau 3 tuần tỷ lệ ra rễ trung bình đạt 67,30%;

- Nhổ cây ở bể cát, cấy vào bầu đất đã đóng, xếp vào trong vườn ươm và chămsóc, kết quả tỷ lệ cây sống và sinh trưởng bình thường đạt 72,4%

Bằng công nghệ mô - hom có thể rút ngắn được cả thời gian, kinh phí và nhâncông lao động so với thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ nuôi cấy mô

3.2.1.3 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con trong vườn ươm

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Dó bầu

sau 12 tháng tuổi ở trong vườn ươmCông thức

che sáng

Tỷ lệsống (%)

Trang 9

đầu giảm xuống 40%, sau 3 tháng tiếp theo giảm còn 30%, 3-4 tháng cuối giảm xuống25%, dỡ bỏ hoàn toàn dàn che để huấn luyện cây con trước khi trồng 1,5 tháng.

3.2.1.4 Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong vườn ươm

Sau 12 tháng tuổi, tỷ lệ sống của cây con ở các công thức thí nghiệm 96,3% Khả năng sinh trưởng cả đường kính gốc và chiều cao giữa các công thức đềukhác nhau rõ rệt (Ftính>F05bảng), đường kính gốc dao động từ 0,52-0,66cm và chiềucao dao động từ 25,06-29,38cm, tốt nhất ở công thức có hỗn hợp ruột bầu gồm 90%đất tầng mặt kết hợp 8% phân chuồng hoai và 2% phân hữu cơ vi sinh (bảng 3.7)

92,6-Bảng 3.7 Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng

của cây con Dó bầu sau 12 tháng tuổi ở trong vườn ươmCông thức thí nghiệm hỗn

hợp ruột bầu

TLS(%)

D00 (cm) Sd Vd (%) Hvn (cm) Sh Vh (%)CT1 90%đ+8%m+2%VS 92,59 0,52 0,16 31,40 25,06 3,80 15,14CT2

NPK là phân hóa học tổng hợp tỷ lệ 5:10:3; VS là phân hữu cơ vi sinh.

3.2.2 Kết quả khảo nghiệm xuất xứ ở một số vùng sinh thái trọng điểm

3.2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực khảo nghiệm

Đặc điểm khí hậu: Các trị số của các yếu tố khí hậu đều tương tự như ở nơiphân bố tự nhiên của cây Dó bầu, đáp ứng điều kiện gây trồng Riêng điểm thínghiệm ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc) là nằm ngoài vùng phân bố của cây Dó bầu, nhưngcác yếu tố khí hậu vẫn nằm trong giới hạn cho phép

Đặc điểm đất đai: Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy hầu hết địa điểm bố trí thínghiệm đều có các trị số biểu thị độ phì tự nhiên tương tự như đất ở các quần thể rừng

tự nhiên có cây Dó bầu phân bố Riêng đất ở xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh là đấthoang hóa do chăn thả gia súc nhiều năm nên có các trị số biểu thị độ phì tự nhiên thấphơn, hàm lượng mùn chỉ 0,3-0,8%, theo đó hàm lượng N cũng chỉ đạt 0,03-0,06%

3.2.2.2 Kết quả khảo nghiệm

Sau 4 năm khảo nghiệm (Quảng Nam 3 năm), kết quả so sánh bằng thống kêtoán học cho thấy sinh trưởng của các xuất xứ khác nhau là khác nhau rõ rệt:

Tại Phúc Yên – Vĩnh Phúc: sinh trưởng về D00, nhóm tốt hơn là Hòn Chông –Kiên Giang và Tiên Phước – Quảng Nam Sinh trưởng về Hvn của xuất xứ HònChông - Kiên Giang là cao nhất

Trang 10

Tại Hoành Bồ – Quảng Ninh: sinh trưởng D00 và Hvn cao nhất là xuất xứ TriTôn–An Giang, thứ hai là xuất xứ Hòn Chông–Kiên Giang.

Tại Hương Sơn - Hà Tĩnh: sinh trưởng D00 và Hvn cao nhất là là xuất xứ HònChông – Kiên Giang, thứ hai là xuất xứ Hương Khê – Hà Tĩnh

Tại Tiên Phước – Quảng Nam: sinh trưởng D00 và Hvn cao nhất là xuất xứ TriTôn–An Giang, thứ hai là xuất xứ Tiên Phước–Quảng Nam

Tóm lại: Sau 3-4 năm, sinh trưởng D00 và Hvn của xuất xứ Hòn Chông – KiênGiang tốt nhất ở Vĩnh Phúc và Hà Tĩnh còn xuất xứ Tri Tôn – An Giang tốt nhất ởQuảng Ninh và Quảng Nam Điều đó chứng tỏ các xuất xứ ở cực Nam đưa ra trồng ởmiền Bắc và miền Trung có xu thế sinh trưởng tốt hơn và ngược lại

3.2.3 Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng

3.2.3.1 Nghiên cứu khả năng gây trồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa

Luận án bố trí 3 công thức (trồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa, trồng nơi đất trống) Sau 4 năm trồng, sinh trưởng D00, Hvn và Dt của cây Dó bầutrồng tại Phúc Yên – Vĩnh Phúc ở 3 phương thức trồng khác nhau có sự khác nhau rõrệt (Sig < 0,05), với độ tin cậy là 95% Trồng nơi đất trống, cho sinh trưởng đườngkính gốc, chiều cao vút ngọn và đường kính tán cao nhất

3.2.3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng

Sau 4 năm thí nghiệm sinh trưởng về D00 và Hvn của cây Dó bầu được trồng

với các loại mật độ khác nhau (1.100cây/ha, 1.660cây/ha và 2.500 cây/ha) là chưa có

sự khác nhau

3.2.3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng

Sau 4 năm thí nghiệm (Quảng Nam 3 năm), sinh trưởng về D00, Hvn và Dt ởcác công thức bón phân khác nhau có sự khác nhau rõ rệt: Công thức bón phânchuồng ở 3 vùng là Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Quảng Nam cho sinh trưởng cao nhất ỞVĩnh Phúc bón NPK tốt nhất Kém nhất ở các vùng là công thức không bón

3.3 Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật tác động tạo trầm, cấu tạo thô đại và hiển vi gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động

3.3.1 Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu trong sản xuất hiện nay

3.3.1.1 Các chế phẩm kích thích tạo trầm trong sản xuất và nghiên cứu hiện nay

Luận án đã điều tra và tiếp cận được 10 cơ sở sản xuất và nghiên cứu, tươngứng là 10 loại chế phẩm được chia làm 2 nhóm chính là: nhóm chế phẩm hoá học có

6 cơ sở gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc, Dự án rừng Mưa, Chi nhánh của CT

Dó bầu hương, Trang trại Sơn Thuỷ, Ông Huỳnh Trừu và Ông Phạm Quốc Nổi.Nhóm chế phẩm sinh học có 4 cơ sở gồm: Công ty CP SX&DV Trầm hương HàNội, Công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội, Công ty TNHH Phùng Anh và Sở KHCNBình Phước + Viện KHLN Việt Nam

Quan sát màu sắc của gỗ xung quanh vị trí tác động cho thấy các chế phẩm hoáhọc làm cho phạm vi biến đổi màu sắc của gỗ rộng hơn các chế phẩm sinh học Tuy

Trang 11

nhiên, để đánh giá được chính xác hơn cần phải phân tích hàm lượng và chất lượngtinh dầu chưng cất từ các mẫu gỗ.

3.3.1.2 Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ

Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư “Tinh dầu là một loại chất lỏng được

tinh chế từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thựcvật” Xét theo từng vùng sinh thái, kết quả cho thấy hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầucủa các mẫu gỗ Dó bầu ở mỗi vùng như sau:

* Vùng Đông Bắc Bộ và phụ cận (Hà Tây cũ): Từ mẫu số 1 đến 5 Trong đó, 4

mẫu được tác động bằng các chế phẩm sinh học sau 10-24 tháng, cả 4 mẫu này đều cóHLHH chứa tinh dầu cao hơn mẫu không tác động và đạt trên 0,1%

* Vùng Bắc Trung Bộ: Từ mẫu số 6 đến 14 Kết quả chưng cất 9 mẫu gỗ cho

thấy sự biến động HLHH chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ ở khu vực Bắc Trung Bộtheo tuổi cây, theo các chế phẩm kích thích và theo thời gian tác động chưa rõ ràng.Riêng HLHH chứa tinh dầu trong các mẫu có sâu đục thân cao hơn mẫu không có sâuđục thân, nhưng không nhiều

* Vùng Nam Trung Bộ: Từ mẫu số 15 đến 22 HLHH chứa tinh dầu trong các

mẫu được kích thích bằng các chế phẩm hóa học có xu hướng tăng cao hơn các mẫukhông tác động Cao nhất là mẫu Tam Sơn, Núi Thành, Quảng Nam có HLHH chứatinh dầu đạt 0,1445%

* Vùng Đông Nam Bộ: Từ mẫu số 23 đến 26 trong đó mẫu ở cây được tác động

bằng chế phẩm sinh học sau 24 tháng, HLHH chứa tinh dầu cao hơn hẳn so với mẫu ởcây không được tác động

* Vùng Tây Nam Bộ: Từ mẫu số 27 đến 29 Kết quả chưng cất, cây 7-8 tuổi với

phương pháp cơ giới + hóa học cho HLHH chứa tinh dầu cao nhất (0,1734%) so với

tất cả các mẫu ở các vùng sinh thái khác

3.3.1.3 Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu ở các vị trí khác nhau trên cùng một cây

- Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu xung quanh vị trí tác động và không tác động

Kết quả chưng cất cho thấy HLHH chứa tinh dầu của gỗ xung quanh vị trí tácđộng luôn cao hơn nơi gỗ trắng trên cùng một cây Như vậy, xung quanh vị trí tác động

đã tích tụ hỗn hợp có chứa tinh dầu cao hơn nơi không bị tác động

- HLHH chứa tinh dầu ở thân, gốc và rễ cây:

Bảng 3.25 Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu ở thân, gốc và rễ cây Dó bầu

(Cây mọc tự nhiên ở Núi Thành-Quảng Nam)

TT lấy mẫuVị trí Đặc điểmmẫu gỗ Màu sắc Trạng tháivật lý HLHH chứaTD (% v/m)

1 Thân = 30,5cm (Đoạn cáchmặt đất từ 2,0-2,5m) Cánh gián Đặc như sáp 0,1163

2 Gốc = 37,5cm (Đoạn cánhmặt đất từ 50-80cm) Cánh gián Đặc như sáp 0,1453

3 Rễ =14,7cm (sát gốc) Vàng nhạt Đặc như sáp 0,0291

Trang 12

Kết quả chưng cất cho thấy: Đoạn gỗ cách mặt đất từ 50-80cm có HLHH chứatinh dầu đạt tới 0,1453%; tiếp theo là đoạn thân ở giữa từ 2-2,5m (tính từ mặt đất lên)đạt 0,1163%; thấp nhất ở rễ cây (ngay sát gốc), chỉ đạt 0,0291% (bảng 3.25)

+ HLHH chứa tinh dầu trầm sau chưng cất chưa phải là tinh dầu

+ Loài Dó bầu xuất xứ Can Lộc - Hà Tĩnh, xuất xứ Núi Thành - Quảng Nam vàxuất xứ Hà Tiên - Kiên Giang có hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu khá cao, bước đầu

có thể chọn làm giống để mở rộng sản xuất Nhưng kết hợp với khả năng sinh trưởngthì nên chọn xuất xứ Kiên Giang

3.3.2 Nghiên cứu một số biện pháp và chế phẩm tác động tạo trầm tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Từ kết quả điều tra đã thu thập, luận án lựa chọn kế thừa 9 loại chế phẩm kíchthích tạo trầm, trong đó có 4 chế phẩm sinh học và 5 chế phẩm hóa học Ngoài ra,còn sử dụng 2 công thức tác động cơ giới (đóng đinh sắt và khoan vào thân câynhưng không sử dụng chế phẩm) và một công thức không tác động bằng bất cứ biệnpháp nào để làm đối chứng Đối tượng là cây Dó bầu trồng ở Hương Sơn, Hà Tĩnhvới 3 cấp tuổi khác nhau (5, 8 và 11 năm tuổi)

3.3.2.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm tác động đến HLHH chứa tinh dầu ở cây Dó bầu

Với 12 công thức tác động ở 3 cỡ tuổi khác nhau cho thấy:

- HLHH chứa tinh dầu trầm của những mẫu gỗ được kích thích bằng các chếphẩm sinh học nhìn chung có xu hướng cao hơn các chế phẩm hóa học, rõ nhất tác độngtrên cây ở giai đoạn 11 năm tuổi

- HLHH chứa tinh dầu trầm ở cả 3 cỡ tuổi đều tương đối cao ở các mẫu đốichứng, nhất là ở công thức không tác động bằng bất cứ biện pháp nào

- Tuy nhiên, đây chưa phải là hàm lượng tinh dầu, mà luôn ở dạng sáp đặc

Để làm rõ hơn vấn đề này, luận án nghiên cứu chất lượng và thành phần tinhdầu trầm

3.3.2.2 Chất lượng tinh dầu từ gỗ Dó bầu

Luận án đánh giá hàm lượng và chất lượng tinh dầu thông qua thành phầnchính của tinh dầu là hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene trong hỗn hợp tinh dầu

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Dó bầu - tóm tắt luận án nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat-jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Dó bầu (Trang 8)
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Dó bầu sau 12 tháng tuổi ở trong vườn ươm - tóm tắt luận án nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat-jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Dó bầu sau 12 tháng tuổi ở trong vườn ươm (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w