1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển thị trường bảo hiểm việt nam dưới góc độ quản lý nhà nước

107 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

1 Tóm lược Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng biểu c sơ đồ, hình vẽ Danh mục từ viết tắ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NGUYỄN HẢI NAM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HÙNG Hà Nội - 2012 i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hùng người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Tổng Giám đốc và các anh chị, các bạn đồng nghiệp tại các Ban thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và nhiều bạn bè, đồng nghiệp tại các Công ty bảo hiểm trên thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tìm kiếm tài liệu, phân tích và có những góp ý, phản biện quý báu để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Gia đình luôn là nguồn động viên lớn đối với tôi. Vợ và con tôi luôn bên cạnh, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cảm ơn vợ, con tôi rất nhiều vì những đóng góp thầm lặng của họ trong luận văn này. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ii 2.8.1.Thị trường bảo hiểm Châu Á – Thái Bình Dương 24 2.8.2.Thị trường bảo hiểm Trung Quốc 25 2.8.3.Thị trường bảo hiểm Thái Lan 26 2.8.4.Thị trường bảo hiểm Philipine 26 2.8.5.Thị trường bảo hiểm Đài Loan 27 4.3.1.Định hướng về xây dựng cơ chế chính sách 77 4.3.2.Hoàn thiện một số yếu tố về môi trường KDBH trong điều kiện hội nhập 78 4.3.3.Định hướng nâng cao năng lực cho các DNBH phi nhân thọ 79 4.3.4.Xác lập vị trí, vai trò của các DNBH PNT trong thị trường tài chính 79 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 93 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng Trang 3.1 Doanh thu phí BH gốc và tốc độ tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009 của các DNBH Phi nhân thọ 55 3.2 Thị phần các DNBH Phi nhân thọ 56 3.3 Tỷ trọng doanh thu trong ngành của các DNBH chuyên ngành 67 3.4 Cơ cấu đầu tư của các DNBH phi nhân thọ VN năm 2010 69 3.5 Các qui định của Nhà nước về hạn chế đầu tư đối với DNBH Phi nhân thọ 69 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải TTBH Thị trường bảo hiểm PNT Phi nhân thọ TCT Tổng Công ty CP Cổ phần TMCP Thương mại cổ phần DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm BH Bảo hiểm WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới DN Doanh nghiệp KDBH Kinh doanh bảo hiểm SPBH Sản phẩm bảo hiểm NĐ Nghị định QĐ Quyết định TT Thông tư HHBH Hiệp hội bảo hiểm PNT Phi nhân thọ TTBH PNT Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường Bảo hiểm Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì bảo hiểm ở Việt Nam vẫn là một ngành kinh tế non trẻ và còn nhiều tiềm năng. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ tài chính mang tính quốc tế sâu sắc. Điều đó xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc phân bổ rủi ro và trong điều kiện rủi ro luôn vận động, không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà có thể “di chuyển” đến một nước hoặc nhiều nước khác, có liên quan đến quyền lợi của các tổ chức và cá nhân thuộc nhiều quốc tịch, sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam không thể tách rời và đứng ngoài xu thế hội nhập quốc tế. Trước sự phát triển không ngừng của ngành tài chính nói chung, ngành bảo hiểm ở Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở số lượng các Công ty bảo hiểm đang hoạt động tại thị trường Việt Nam và sự tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm. Hiện nay, tại Việt Nam có 29 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ và 15 Công ty bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động và tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân hàng năm toàn thị trường khoảng 30%. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm đặt ra cho các nhà quản lý vĩ mô bài toán làm sao để quản lý, kiểm soát và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã thực hiện mở cửa và hội nhập một cách đầy đủ đối với thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm. Do vậy, các nhà quản lý vĩ mô cũng cần có những kế hoạch, chính sách kiểm soát, hành lang pháp lý và điều chỉnh phù hợp để ngành bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các Công ty bảo hiểm nước ngoài. 2 Ngoài ra, như trên đã đề cập, việc phát triển nhiều công ty bảo hiểm như vậy trong thời gian ngắn (thời điểm ra đời nhiều công ty bảo hiểm bắt đầu nở rộ từ năm 1998) việc đảm bảo yếu tố chất lượng dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng là vấn đề còn cần được kiểm chứng. Việc các doanh nhân đua nhau thành lập Công ty Bảo hiểm có thể tạo nên sự phát triển bong bóng nếu như không có các cơ chế chính sách vĩ mô điều chỉnh kịp thời. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài Việc phát triển thị trường bảo hiểm “nóng” như hiện nay, tình trạng cạnh tranh gay gắt thiếu lành mạnh ắt phải đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước bài toán quản lý để đảm bảo yếu tố hiệu quả và giúp thị trường phát triển lành mạnh. Vấn đề nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng hiện nay của thị trường bảo hiểm Việt Nam, các cơ hội và thách thức, các nhân tố ảnh hưởng từ quốc tế để từ đó đưa ra được các công cụ, cơ chế, chính sách quản lý hữu hiệu nhằm đưa thị trường Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước” được chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, TTBH phi nhân thọ mới được hình thành từ năm 1994. Ngành bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng còn rất non trẻ, nhìn chung còn là lĩnh vực mới mẻ. Do đó, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, mới chỉ dừng lại ở một số chuyên đề, hội thảo ở một lĩnh vực nhất định của TTBH phi nhân thọ. Một vài luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về thị trường bảo hiểm Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ nghiên cứu trên lĩnh vực Maketing, lịch sử kinh tế, cạnh tranh… và cũng chỉ trong một vài lĩnh vực cụ thể. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể đặc biệt là nghiên cứu trên góc độ quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm. Luận văn Thạc sỹ với đề tài: Giải pháp để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam của tác giả Trần Trung Tính (2002), nghiên cứu trong lĩnh vực maketing của TTBH nói chung. Luận văn Thạc sỹ với đề tài: Quá trình phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam giai đoạn 1995-2004 - thực trạng và giải pháp, của 3 tác giả Trịnh Thị Xuân Dung (2005), nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử kinh tế và cũng chỉ tập trung nghiên cứu những DNBH lớn trong điều kiện thực tế của thời gian nghiên cứu. Nguyễn Minh Dũng (2004), “Kinh nghiệm hội nhập thị trường bảo hiểm Quốc tế và bài học đối với Việt Nam”, thông tin tài chính số 4 – tháng 2/2004 cũng chỉ hạn chế trong việc đưa ra những cơ hội và thách thức của các DNBH Việt Nam trước ngưỡng cửa mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhìn chung các nghiên cứu này chỉ nghiên cứu đến một khía cạnh nhỏ của thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa nghiên cứu đến tổng thể toàn bộ thị trường bảo hiểm và xem xét dưới góc độ quản lý nhà nước. Điểm khác biệt của luận văn là nghiên cứu toàn diện, tổng thể TTBH phi nhân thọ dưới góc độ quản lý nhà nước và đặt nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu thực trạng hiện nay của thị trường bảo hiểm (cạnh tranh, chất lượng, yếu tố nước ngoài…): tác giả sẽ nghiên cứu kỹ thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay về tình hình cạnh tranh, chất lượng dịch vụ, các yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài, cơ hội và thách thức khi Việt Nam mở cửa thị trường bảo hiểm theo lộ trình cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế. - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: thị trường bảo hiểm có phát triển đúng hướng, theo kịp các nước trong khu vực và thể giới hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của nhà nước. Vì vậy, tác giả đi sâu nghiên cứu các cơ chế chính sách, công cụ quản lý mà nhà nước đang áp dụng đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam. Ngoài ra, khi Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn đối với thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm, hội nhập sâu rộng vào thị trường bảo hiểm thế giới thì nhà nước đã có các cơ chế, chính sách như thế nào và định hướng phát triển thị trường ra sao đó là mục tiêu mà tác giả cần nghiên cứu - Nghiên cứu sự cần thiết khách quan phải phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất cho những người tham gia bảo hiểm và kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh 4 tế và xã hội. Các DNBH bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, giúp họ ổn định tài chính và đời sống khi không may gặp rủi ro. Từ đó góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cũng cần thấy rằng, sự phát triển kinh tế xã hội có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường BHPNT nói riêng. Giữa phát triển thị trường bảo hiểm và phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy nhau phát triển, bởi lẽ: + Kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng lớn. Điều đó đã trở thành quy luật, và như vậy sự phát triển của thị trường bảo hiểm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội. + Kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động được nâng cao, mọi nhu cầu của con người càng phát triển, trong đó có nhu cầu đảm bảo cho cuộc sống, sức khỏe, tài sản. Hay nói cách khác khả năng và điều kiện để tham gia các loại hình bảo hiểm càng nhiều. + Kinh tế phát triển, chính trị ổn định thì hệ thống pháp lý pháp lý được hoàn thiện, tạo nên môi trường kinh doanh tốt. Đó cũng là điều kiện làm cho bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng kinh doanh có hiệu quả và phát triển. + Kinh tế - xã hội phát triển thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, các hoạt động trong đời sống văn hóa, nghệ thuật phong phú… thúc đẩy các nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời, làm phong phú, đa dạng thêm hoạt động bảo hiểm. + Kinh tế phát triển, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế làm cho thị trường BHPNT cũng mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà cả quốc tế. - Nghiên cứu vai trò của TTBH phi nhân thọ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: BH PNT là một dịch vụ tài chính, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của thị trường tài chính. Vì vậy, TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường tài chính. Đây là điều kiện và cơ sở để thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thị 5 trường BH phi nhân thọ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Một mặt nó là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư nước ngoài nói chung. Mặt khác, cơ sở hạ tầng và các yếu tố của TTBH phi nhân thọ phát triển sẽ thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực KDBH phi nhân thọ. Từ đó, thúc đẩy KTXH phát triển. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực về mọi mặt của các DNBH. Đồng thời tạo cho các DNBH trong nước có điều kiện và nhiều cơ hội để mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài. Trong quá trình hội nhập, TTBH phi nhân thọ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời nó tạo ra cơ sở và điều kiện để các DNBH PNT nước ngoài đầu tư tích cực và hiệu quả vào nền kinh tế. Tự do hóa thương mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ bảo hiểm là xu thế chung của thế giới mà Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Mặt khác trong quá trình hội nhập quốc tế, tất yếu sẽ diễn ra phân công lao động quốc tế, sự giao lưu về mọi mặt kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…quá trình này đòi hỏi phải có hệ thống dịch vụ tài chính đi kèm, trong đó không thể thiếu dịch vụ về bảo hiểm. Vì vậy, phát triển TTBH phi nhân thọ là yêu cầu và xu thế chung của thế giới. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập và thực hiện phân công lao động quốc tế một cách có hiệu quả. Một trong những yêu cầu cấp thiết là phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trong đó nội dung quan trọng là xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường. TTBH phi nhân thọ là một bộ phận của thị trường tài chính. Do đó, phát triển TTBH phi nhân thọ là do đòi hỏi của sự phát triển đồng bộ các loại thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình hội nhập, phát triển TTBH phi nhân thọ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực KDBH phi nhân thọ nói riêng. Nó không chỉ tạo nên một xã hội an toàn, ổn định, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội mà còn tạo cho nền kinh tế một nguồn vốn đầu tư phát triển không nhỏ. Từ đó 6 tạo ra thu nhập cho nền kinh tế, hay nói cách khác nó góp phần làm tăng trưởng kinh tế quốc dân. Quá trình toàn cầu hoá và quốc tế hóa đã tạo ra cho toàn thế giới trở thành một ngôi nhà chung mà biên giới sẽ chỉ là “đường biên giới mềm”. Mặt khác khi kinh tế xã hội càng phát triển thì các nhu cầu về đảm bảo đời sống, tài sản, tính mạng ngày càng cao, việc xây dựng một thế giới an toàn, ổn định theo một chuẩn mực quốc tế là nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong điều kiện hội nhập. Hơn thế nữa, bảo hiểm phi nhân thọ là một ngành dịch vụ tài chính mang tính toàn cầu, rủi ro bảo hiểm không giới hạn trong phạm vi một nước, các DNBH phải thực hiện liên kết đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm để phân tán rủi ro và cùng nhau gánh chịu tổn thất xảy ra. Do vậy TTBH các nước chịu tác động lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Vì vậy phát triển TTBH phi nhân thọ là đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng trong đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế trong quá trình tự do hoá thương mại nói chung và dịch vụ tài chính, bảo hiểm nói riêng (ở Việt Nam đó là những cam kết trong quan hệ thương mại song phương và đa phương của Việt Nam với các nước trong khối ASEAN, hiệp định thương mại Việt Mỹ, các cam kết về dịch vụ tài chính của Tổ chức thương mại quốc tế WTO ). Vì vậy, rất cần thiết phải phát triển TTBH cho phù hợp với thông lệ, các cam kết và tiêu chuẩn quốc tế. Bảo hiểm phi nhân thọ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn vốn đầu tư, đảm bảo tính mạng và tài sản khác, cũng như nghĩa vụ trước pháp luật cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nó là yếu tố không thể thiếu trong môi trường đầu tư nước ngoài. Vì vậy, muốn tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và hoàn thiện cần thiết phải phát triển TTBH, trong đó có TTBH phi nhân thọ. Tóm lại: TTBH phi nhân thọ và sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải phát triển TTBH một cách toàn diện, vững chắc và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Có như vậy, bảo hiểm phi nhân thọ mới thực sự là “tấm [...]... vấn lý luận về phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước 9 Chương 4: Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước để phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 10 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG... của đề tài − Về mặt lý luận: Nghiên cứu nhằm làm rõ một số cơ sở lý luận về phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước − Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng tìm ra những vấn đề cần phải giải quyết để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, định hướng sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Đưa ra được các biện pháp, công cụ quản lý thị trường hiệu quả 1.9... xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm 2.6 Vai trò của quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Nhà nước bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đóng vai quan trọng, quyết định sự phát triển của TTBH Thông qua các công cụ quản lý vĩ mô (luật pháp, cơ chế hoạt động) nhà nước quản lý và kiểm soát TTBH để đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển đúng định hướng mà nhà nước. .. lược phát triển thị trường bảo hiểm của nhà nước không? − Các cơ chế, chính sách và công cụ quản lý của nhà nước đã thể hiện được vai trò điều tiết, kiểm soát và thúc đẩy thị trường bảo hiểm phi nhân thọ phát triển chưa? Đã tạo ra được môi trường kinh doanh lành mạnh cho các DNBH hoạt động chưa? − Về góc độ quản lý, Nhà nước cần phải có những biện pháp gì để đưa thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. .. nghiệp Bảo hiểm có uy tín trên thị trường, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm là cơ quan giám sát và tư vấn chỉnh phủ đưa ra các chính sách quản lý thị trường; Hiệp hội bảo hiểm, Công ty Môi giới bảo hiểm, Công ty Tái bảo hiểm, người tiêu dùng Các CTBH mà tác giả điều tra là: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt – Công ty Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, Tổng Công ty CP Bảo hiểm TP Hồ Chí Minh, Tổng Công ty CP Bảo hiểm. .. bảo hiểm nhân thọ) 2.2 Đặc điểm của thị trường bảo hiểm − Thị trường bảo hiểm có đối tượng khách hàng rất rộng, đối tượng bảo hiểm rất đa dạng, bao gồm tài sản, trách nhiệm, con người, công trình, sức khỏe, tín dụng… − Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính: cũng như thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ… thị trường bảo hiểm cũng chịu sự kiêm tra, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước Nhà. .. Nam phát triển bền vững và theo kịp các nước trong khu vực? − Việt Nam đã cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bảo hiểm, vậy nhà nước đã có những sự chuẩn bị và chính sách gì để định hướng thị trường bảo hiểm giúp các DNBH nắm bắt cơ hội và đương đầu với thách thức? 1.6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung, tác giả chỉ dừng lại nghiên cứu thị trường bảo hiểm Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước. .. quản lý đề ra Từ các chiến lược đã vạch ra nhà nước sẽ có những chính sách, cơ chế phù hợp để hướng thị trường bảo hiểm phát triển theo định hướng mà nhà nước đặt ra 2.7 Mục tiêu của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003-2010 Ngày 29/8/2003 Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. .. nghiệp bảo hiểm hiện nay + Thực trạng về hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm hiện nay 1.5 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu − Tại sao thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam luôn được coi là tiềm năng nhưng sự phát triển của thị trường vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đó? − Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tính đến cuối năm 2010 có phát triển theo... kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê” b) Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Theo Luật kinh doanh bảo hiểm thì: − Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết − Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ c) Khái niệm về thị trường bảo hiểm . sách quản lý hữu hiệu nhằm đưa thị trường Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước . số vấn lý luận về phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi. nhân thọ Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước. 9 Chương 4: Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước để phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 10 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Ngày đăng: 06/10/2014, 12:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành TW đảng (2006), Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Ban Chấp hành TW đảng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
2. Ban Chấp hành TW đảng (2011), Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Ban Chấp hành TW đảng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
3. Bộ Tài Chính (2004), Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thihành
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
7. Bộ Tài Chính (2010), Thị trường BH Việt Nam năm 2009, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường BH Việt Nam năm 2009
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2010
8. Bộ Tài Chính (2009), Thị trường BH Việt Nam năm 2008, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường BH Việt Nam năm 2008
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
9. Chính phủ (2003), Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm2003 đến 2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
10. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2011đến 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm2011đến 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
14. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn (2005), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế
Tác giả: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
Nhà XB: Nhàxuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2005
15. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (9/2011), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam 9 tháng năm 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam 9tháng năm 2011
16. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2/2011), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Namnăm 2010
17. Hồ Xuân Phương, Võ Thị Pha (1999), Giáo trình bảo hiểm, NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bảo hiểm
Tác giả: Hồ Xuân Phương, Võ Thị Pha
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 1999
18. Hồ Sỹ Sà (2000), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bảo hiểm
Tác giả: Hồ Sỹ Sà
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
19. Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam – Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, NXB lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường bảo hiểm Việt Nam – Cơ hội và tháchthức trong quá trình hội nhập
Tác giả: Nguyễn Như Tiến
Nhà XB: NXB lý luận chính trị
Năm: 2006
20. Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm
Tác giả: Nguyễn Văn Định
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2004
21. Phạm Thu Phương (2004), “Bảo hiểm Việt Nam sau 10 năm hoạt động”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bảo hiểm Việt Nam sau 10 năm hoạt động”, Tạpchí Nghiên cứu tài chính kế toán
Tác giả: Phạm Thu Phương
Năm: 2004
22. Quốc hội (1995), Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1995
23. Quốc hội (2010), Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010, Hà Nội 24. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010," Hà Nội24. Tổng cục thống kê (2010), "Niên giám thống kê
Tác giả: Quốc hội (2010), Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010, Hà Nội 24. Tổng cục thống kê
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
25. VINARE (2/2011), “Thị trường bảo hiểm Việt năm 2011”, Tạp chí thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thị trường bảo hiểm Việt năm 2011”
26. VINARE (10/2011), “Thị trường bảo hiểm Việt nam 9 tháng năm 2011”, Tạp chí thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thị trường bảo hiểm Việt nam 9 tháng năm 2011”
4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Doanh thu phí BH gốc và tốc độ tăng trưởng năm  2010 so với năm 2009 của  các DNBH PNT - phát triển thị trường bảo hiểm việt nam dưới góc độ quản lý nhà nước
Bảng 3.1 Doanh thu phí BH gốc và tốc độ tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009 của các DNBH PNT (Trang 59)
Bảng 3.4. Cơ cấu đầu tư của các DNBH phi nhân thọ VN năm 2010 - phát triển thị trường bảo hiểm việt nam dưới góc độ quản lý nhà nước
Bảng 3.4. Cơ cấu đầu tư của các DNBH phi nhân thọ VN năm 2010 (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w