Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế xã hội
! 1! TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG !"# BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: MỐ I LIÊN HỆ GIỮA TÀI NGUYÊN RỪNG NHIỆT ĐỚI, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Quyền. Lớp: SM12CD Sinh viên thực hiện: nhóm 2: Trần Thế Dinh Phùng Ái Linh Trương Thị Bích Diệp ! 2! MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 02! B.!NỘI!DUNG!! ! !02! I.!Khái!niệm! ! !02! II. Vai trò và tầm quan trọng của rừng 03 2.1!Vai!trò!của!rừng!!! !03! 2.2. Tầm quan trọng của rừng 04 2.2.1. Môi trường 04 2.2.2. Kinh tế 06 2.2.3. Xã hội 07 2.2.4. Phân bố 08 III. Tình trạng tài nguyên rừng hiện nay 08 3.1. Hiện trạng 08 3.2. Nguyên nhân 11 IV. Mục tiêu và giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng 12 4.1. Mục tiêu 14 4.1.1. Mục tiêu tổng quát 14 4.1.2. Mục tiêu cụ thể 14 4.2. Giải pháp 14 4.2.1. Tuyên!truyền,!phổ!biến,!giáo!dục,!nâng!cao!nhận!thức!về!quản!lý!bảo!vệ!rừng!! ! 14! 4.2.2.!Quy!hoạch,!xác!định!lâm!phận!các!loại!rừng!ổn!định!!! !14! 4.2.3.!Hoàn!thiện!thể!chế,!chính!sách!và!pháp!luật!!! !14! 4.2.4. Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp . 15 4.2.5.!Đối!với!lực!lượng!Công!an!!.!! !15! 4.2.6.!Đối!với!lực!lượng!Quân!đội!! !15! 4.2.7.!Đối!với!các!tổ!chức!xã!hội!!! !15! 4.2.8.!Củng!cố!tổ!chức,!nâng!cao!năng!lực!của!lực!lượng!kiểm!lâm!!! !15 4.2.9. Xây!dựng!cơ!sở!hạ!tầng,!đầu!tư!trang!thiết!bị!bảo!vệ!rừng!!! !16! 4.2.10.!Ứng!dụng!khoa!học!công!nghệ!!.!! !16! 4.2.11.!Hợp!tác!quốc!tế!!! !16! 4.2.12. Các chính sách và pháp lý 16 4.3. Sản xuất lâm sản bền vững 17 4.3.1. Các đối tượng được phép khai thác 17 4.3.2. Hình thức khai thác 17 4.3.3. Luân kỳ khai thác 17 4.3.4. Bảo vệ môi trường 17 4.3.5. Con người và giáo dục 18 4.3.6. Yếu tố khác 19 C. Kết luận 19 Tài liệu tham khảo 20 ! ! 3! A. LỜI MỞ ĐẦU. Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ, nếu ta biết vận dụng chúng theo quy luật phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì mới có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú, đa dạng của các hệ sinh thái, đa dạng của các loài sinh vật, mà điển hình là sự phân bố đa dạng từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây nguồn tài nguyên rừng trên đất nước hình chữ S. Điều đó đã tác động không ích đến môi trường sinh thái, và đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện, từ mặt kinh tế đến giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, nền giáo dục và mục đích an ninh quốc phòng… Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi trường. Rừng chi phối đến chế độ ẩm của không khí và đất. Rừng còn bổ sung khí cho khí quyển và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hoá carbon và cung cấp Oxy. Tuy nhiên, với tình hình diện tích rừng ngày càng suy giảm thì thiên tai như lũ lụt, hạn hán xảy ra với tần xuất và cường độ ngày càng tăng, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng không ích tới nền kinh tế và xã hội nước ta. Và rừng luôn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà mỗi chúng ta cần nghiên cứu, tìm tòi và lí giải những điều thú vị xung quanh. Bên cạnh đó hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phức tạp, các yếu tố ảnh hưởng và góp phần phát sinh hệ sinh thái rừng? Các tác động từ nguồn tài nguyên rừng đến sự phát triển kinh tế xã hôi như thế nào?…Chính vì thế mà nhóm em đã chọn đề tài “Mối liên hệ giữa tài nguyên rừng nhiệt đới , môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội”, làm tiểu tuận nhằm đem lại một cái nhìn khái quát, tổng quan, giới thiệu sơ lược về tài nguyên rừng nước ta, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, đồng thời qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và cải thiện để hệ sinh thái rừng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, là lá phổi xanh cho toàn bộ sinh vật trên Trái đất. B. NỘI DUNG. I. KHÁI NIỆM. Để giải quyết vấn đề này, trước hết phải hiểu đúng đắn về các khái niệm thế nào là “rừng”, “tài nguyên rừng”, “môi trường sinh thái” và “phát triển kinh tế xã hội”. - Rừng là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế, từng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỉ XIX. Cùng với sự ra đời của sinh thái học, các khái niệm về rừng và khoa học rừng dần được sáng tỏ: Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái rừng được xem như là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển (Temslay, 1935; Vili, 1997; Odum, 1966). Mặt khác trên cơ sở học thuyết về rừng của Morodov, Sukasov thì rừng được coi là một “sinh địa quần lạc” (Biogeocenose). - Rừng nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới (Rainforest) là những quần hệ phụ của rừng mưa phân bố ở vùng chí tuyến nóng ẩm, là khu vực rừng có diện tích lớn nhất hiên nay và có tác dụng lớn nhất trong duy trì môi trường sinh tồn của loài người. Phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Á, Châu Úc, Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và các quần đảo trên Thái Bình Dương thuộc khu vực chí tuyến. Rừng mưa nhiệt đới là một thế giới sống động, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu và sự tồn tại của con người. Rừng mưa nhiệt đới là một hồ chứa tự nhiên đa dạng di truyền trong đó cung cấp một nguồn phong phú các cây thuốc, thực phẩm có giá trị cao và nhiều loại lâm sản có giá trị. Đây là một môi trường sống quan trọng đối với động vật di trú… và là nhân tố điều hoà thời tiết – khí hậu toàn cầu, chứa một lượng lớn carbon, đồng thời sản xuất số lượng oxy cho thế giới. - Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. - Phát triển kinh tế - xã hội: “Phát triển”: có rất nhiều quan niệm khác nhau về “phát triển”, từ các nhà triết học cổ đại như Hê-ra-cơ-lit; Hêghen – nhà triết học lỗi lạc người Đức; chủ nghĩa duy vật triết học ! 4! mác-xit xem phát triển là một phạm trù triết học, dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là một hình thức đặc biệt của vận động, là vận động đi lên, là xu hướng tất yếu của thế giới vật chất. Lê-nin cho rằng “phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Đây là quan niệm về sự phát triển nói chung, sự phát triển biện chứng. Tuy nhiên, trong giới hạn của vấn đề, chúng ta cần xem xét sự phát triển cách cụ thể hơn. Đó là sự phát triển xã hội, gắn với nó là một yếu tố quyết định bộ mặt của đất nước: đó là kinh tế. Trong thực tế cũng có nhiều cách định nghĩa về “phát triển” khác nhau: + Quan niêm thứ nhất: những năm 1960 và 1970 – được coi là những thập kỷ phát triển và phát triển hầu hết đều được hiểu phần lớn theo nghĩa là khả năng đạt được tốc độ tăng GDP đạt hằng năm là 6% (Trần Du Lịch, Kinh tế Việt Nam giai đoạn kinh tế chuyển đổi, Nxb Tp.HCM, 1996). + Quan niệm thứ hai: xem phát triển là hạn chế và xoá bỏ nạn nghèo đói, bất công, bất bình đẳng và thất nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển…Cụ thể, phát triển là một quá trình nhiều mặt, liên quan đến thay đổi trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế và các mối liên quan như yếu tố tài nguyên và sinh thái. Trong đó bao hàm cả việc tang trưởng kinh tế và việc phân phối một cách rộng rãi các lợi ích kinh tế (M.P.Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục, 1998). + Quan niệm thứ ba: xem phát triển là một quá trình mà xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội coi là cơ bản. (Geral Crellet, Cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý TW dịch và giới thiệu). Như vậy, có nhiều quan niệm về sự phát triển. Nhưng ở đây quan niệm thứ hai có sức thuyết phục và gần với đề tài của tiểu luận này. Để phục vụ cho đề tài chúng ta sử dụng khái niệm phát triển theo nghĩa là sự phát triển của xã hội. II. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỪNG. 2.1.Vai trò của rừng: - Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. - Cung cấp động - thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản. - Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. - Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm, phục vụ nhu cầu đời sống xã hội - Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái: + Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. + Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn, bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển + Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. + Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất + Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch + Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. - Vai trò xã hội: Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội - Vai trò của rừng trong cuộc sống + Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976). + Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. ! 5! + Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). + Mỗi người một năm cần 4.000kg Oxy tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. 2.2. Tầm quan trọng của rừng. 2.2.1. Môi trường. 2.2.1.1. Khí hậu. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện tượng băng tan do nhiệt độ tang Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí hậu. Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ khoảng 283 Gt (Giga tấn2) carbon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Gt (gồm cả trữ lượng các bon trong đất tính đến độ sâu 30cm). Lượng carbon này lớn hơn nhiều so với lượng carbon trong khí quyển. Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng được coi là một trong các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định thư Kyoto để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường. 2.2.1.2. Đất đai. Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nương rẫy phát triển tốt Rừng thông Dalat Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. ! 6! Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong. Vùng đất khô cằn 2.2.1.3. Tài nguyên khác. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. 2.2.1.4. Đa dạng sinh học. Rừng Việt Nam rất phong phú. Với đặc trưng về khí hậu, có gió mùa đông nam thổi tới, gió lạnh đông bắc tràn về, gió từ cao nguyên Tây Tạng và sườn đông dãy Hymalaya, gió tây nam từ Ấn Độ Dương đi qua đem các loại hạt giống của các loài cây di cư đến nước ta. Vì vậy, thảm thực vật nước ta rất phong phú. Một số loài cây trở nên hiếm có và có mặt trong núi rừng Việt Nam cây bao báp ở Châu Phi, cây tay rế quấn ở Châu Mỹ. Ngoài ra, với đặc điểm sông ngoài, rừng Việt Nam đã hình thành nên các loài cây đặc hữu riêng cho từng vùng. Có loài chỉ sống trong bùn lầy, có cây sống vùng nước mặt, đồng thời tạo nên các trái cây rừng đặc trưng chỉ có tại vùng đó. Môi trường sống đa dạng và phong phú là điều kiện để động vật rừng phát triển. Bò tót Bướm Khế ! 7! Cheo cheo Nam Dương Công Hoa tú cầu Hoa đỗ uyên Vì vậy, rừng không chỉ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng công nghiệp, thức ăn cho người, dược liệu, thức ăn chăn nuôi mà còn là nguồn dự trữ các gen quí hiếm của động thực vật rừng. 2.2.2. Kinh tế 2.2.2.1. Lâm Sản. Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Cây săng lẻ Từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như trang sức, mĩ nghệ, dụng cụ lao động, thuyền bè truyền thống, cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại, Trang trí nội thất Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng lẻ, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặn không bị hà ăn nên được làm ván các loại ! 8! thuyền đi trên biển. Gỗ Lim, gỗ Sếu là thứ gỗ bền thiên niên nên thường được dùng làm đình chùa, cung điện, chỉ ghép mộng chứ không đóng đinh mà vẫn giữ được công trình hàng thế kỷ. 2.2.2.2. Dược liệu. Rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y. Cây Kim giao có khả năng khử độc 2.2.2.3. Du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng them thu nhập cho dân địa phương. Thông quá đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ và xây dựng rừng. Thêm một vấn đề đặt ra về môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch và làm thế nào để quản lí môi trường nói chung và của các loài động vật. Vườn Quốc gia Cúc Phương Khu du lịch Cần Giờ Vườn quốc gia U Minh Hạ 2.2.3. Xã hội 2.2.3.1. Ổn định dân cư. Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống. 2.2.3.2. Tạo nguồn thu nhập Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho người dân. ! 9! Cá vùng U Minh hạ Khai thác mật ong ở rừng U Minh hạ - Cây rừng được dân khai thác làm nguyên vật liệu. Thông qua hoạt động mua bán trao đổi giữa dân và các công ty , đại lý, nhà phân phối . Không chỉ ở trong nước, các sản phẩm còn được xuất khẩu ra thị trường ngoài làm tăng giá trị sản phẩm. Vì vậy, thu nhập người dân cũng tăng lên. - Hoạt động du lịch được mở rộng là nguồn thu nhập mới cho dân. - Rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người. 2.2.4. Phân bố Ba phần tư diện tích của nước ta là rừng. Rừng tạo thành nan quạt ở Bắc Bộ, rừng trên dãy Trường Sơn, rừng ven biển, rừng trên các hải đảo. Rừng phân bố ở khắp mọi nơi và có đủ loại rừng. Tùy theo đặc điểm của từng cánh rừng mà có sự phân bố khác nhau. Càng lên cao, sự phân bố các loài cây càng rõ nét. Chẳng hạn như rừng phi lao chạy dọc tít khắp các bờ biển. Rừng nhiệt đới hầu hết phân bố ở vùng thấp từ 100m trở xuống thấp ở Nam Bộ và từ 600-700m ở miền Bắc. Rừng cận nhiệt đới là ở miền núi, miền Nam độ cao 1000-2600m; miền Bắc 600-2400m. Rừng rậm phân bố gần hết cả nước, nhất là những vùng thấp và vùng núi thấp; nhiều rừng rậm như Cúc Phương, Khe Choang, Quảng La, Sa Pa, Hòn Bà, Mường Phang hay Tà Phình, Ngọc Áng, Các rừng kín vùng cao thường chủ yếu ở miền Bắc, thấy nhiều ở các vùng đèo Dãy Trường Sơn III. TÌNH TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG HIỆN NAY. Việt Nam vốn là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng ở nước ta được sánh với câu “Rừng vàng – biển bạc”. Tuy nhiên, trong thời kỳ phát triển mạnh của đất nước hiện nay, diện tích rừng nước ta đang dần bị thu hẹp và đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến môi trường sinh thái và sự phát triển của đất nước. 3.1.Hiện trạng: Nếu như vào khoảng giữa thế kỷ XX (giai đoạn từ năm 1943 và những năm 1970s) ở nước ta độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên, phần lớn do chiến tranh (UN-REDD và Bộ NN&PTNN 2010). Thì sau 30 năm chiến tranh tiếp theo (giai đoạn từ những năm 1980 và 1990s) là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh, diện tích rừng chỉ còn khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng sản xuất nông nghiệp do dòng người di cư từ các vùng thấp lên vùng cao có rừng (FORMIS 2005). Cụ thể qua các thời kỳ như sau: + Năm 1943: có 14,3 triệu ha, độ che phủ chiếm 43% (de Jong và các cộng sự 2006) + Năm 1976: có 11 triệu ha, độ che phủ chiếm 34% + Năm 1985: có 9,3 triệu ha, độ che phủ chiếm 30% ! 10! + Năm 1995: có 8 triệu ha, độ che phủ chiếm 28% (Cục kiểm lâm 2010). Số diện tích rừng còn lại gồm chủ yếu là rừng tự nhiên chất lượng thấp hoặc rừng trồng với diện tích rừng nguyên sinh ước tính chỉ đạt 1% (FAO 2010) đến 2% (RECOFT 2011). Bảng 1: Bảng thống kê về hiện trạng rừng của Việt Nam trong thời điểm cuối năm 1999. (Nguồn: Chương trình kiểm kê nhà nước – 03/2001 TTg, tháng 12/2002) Bảng 2. Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ. Đơn vị tính: 1.000.000ha Nguồn: Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 12/2003. Những con số thống kê về tăng diện tích rừng tự nhiên trong bảng trên đã phần nào nói lên điều đó. Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 đến 8,2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9,470737 triệu ha năm 1999 và đến năm 2002 là 9,865020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình tăng hơn 230.000ha. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. [...]... việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội; xây dựng cơ sở hạ tầng; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi Đầu tư việc bảo vệ và phát triển (BV&PT) rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng quốc gia; động thực vật quý hiếm Nghiên cứu và ứng dụng các nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để BV&PT rừng; xây dựng hệ thống quản lí rừng; cơ sở vât... sinh sống và trú ngụ của 6,5% tổng các loài trên toàn cầu (MONRE 2006) 3.2 Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm nguồn tài nguyên rừng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng theo kết quả nghiên cứu về tài nguyên rừng thì có 4 nguyên nhân trực tiếp và 3 nguyên nhân gián tiếp Tính trung bình mỗi năm nước ta mất khoảng 62000 ha rừng giai đoạn từ 2002 – 2009 (CKL 2010) - Nguyên. .. hóa chất độc hại, chất nổ chất dễ cháy vào rừng 14 chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá tri rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật 15 Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng 16 Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng 17 Sử dụng thuốc hóa chất: Trong quá trình trồng và khai thác rừng, các chủ rừng đảm bảo sử dụng các loại thuôc... 2) Phát triển cơ sở hạ tầng 3) Khai thác gỗ (cả hợp pháp và phi pháp) 4) Cháy rừng - Nguyên nhân gián tiếp gồm: 1) Áp lực tăng dân số và di dân 2) Năng lực quản lý của Nhà nước còn hạn chế 3) Thiếu kinh phí cho việc bảo vệ rừng 12 Phá rừng làm rẫy Phá rừng để lấy gỗ Phá rừng đào vàng 13 Nương rừng khô hạn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Cháy rừng ở KonTum IV MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI... khoa học công nghệ - Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp -‐ Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng - Xây dựng,... TÀI NGUYÊN RỪNG Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành, trong đó kiểm lâm là lực lượng nòng cốt Bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, mở rộng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ đối với rừng sản xuất của chủ rừng Các chủ rừng có diện tích rừng lớn phải có lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách Bảo vệ rừng. .. sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay 4.1.2 Mục tiêu cụ thể: - 8,5 triệu hécta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo... giáo dục và răn đe chưa được đề cao Chính vì vậy, Nhà nước cần thắt chặt hơn nữa trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đồng thời đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nguồn tài nguyên này -‐ -‐ -‐ -‐ -‐ -‐ -‐ TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trần Du Lịch, Kinh tế Việt Nam giai đoạn kinh tế chuyển đổi, Nxb Tp.HCM, 1996 M.P.Todaro, Kinh tế học cho... Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 13 Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của các loài sinh vật rừng, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái... cháy rừng và sinh vật gây hại cho rừng - Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất; trồng các cây gỗ lớn qúy hiếm, cây đặc sản; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong rừng nguyên liệu và giúp nhân dân tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản - Nhà nước khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở vùng đất trống Các chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn; miễn và . hưởng và góp phần phát sinh hệ sinh thái rừng? Các tác động từ nguồn tài nguyên rừng đến sự phát triển kinh tế xã hôi như thế nào?…Chính vì thế mà nhóm em đã chọn đề tài Mối liên hệ giữa tài nguyên. rừng , tài nguyên rừng , “môi trường sinh thái” và phát triển kinh tế xã hội . - Rừng là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển kinh. người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. - Phát triển kinh tế - xã hội: Phát triển : có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển , từ các nhà triết học cổ đại như Hê-ra-cơ-lit;