1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài tập nhóm bộ môn chiến lược phát triển kinh tế xã hội đề tài chiến lược phát triển ngành năng lượng việt nam đến năm 2030

33 722 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 381,16 KB

Nội dung

Bài tập nhóm bộ môn chiến lược phát triển kinh tế xã hội đề tài chiến lược phát triển ngành năng lượng việt nam đến năm 2030

Trang 1

Bài tập nhóm

Bộ môn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Đề tài : chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt

Trang 2

Đề tài: chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam

đến năm 2030

Càng ngày, vấn đề năng lượng càng nổi lên và trở thành vấn đề cấp thiết đối với toànnhân loại Những cuộc chiến tranh dầu mỏ, những sự cố điện hạt nhân luôn gây chấnđộng trên phạm vi toàn thế giới Trong từng nước, mức độ cấp bách về năng lượng tuy cókhác nhau nhưng đều được xác định là "sứ mệnh quốc gia" do nhu cầu tiêu thụ nănglượng ngày càng lớn Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, chính vì lẽ đó, nhóm chúngtôi đã tiến hành xây dựng buổi hội thảo về Chiến lược phát triển các nguồn năng lượngcủa Việt Nam trong vòng 20 năm tới

A.Thực trạng các nguồn năng lượng của Việt Nam hiện nay

I Các nguồn năng lượng không tái tạo

Năng lượng không tái tạo là những nguồn năng lượng tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặcbiến đổi sau quá trình sử dụng Năng lượng không tái tạo thường là các nhiên liệu hóathạch như than, dầu và khí thiên nhiên Các loại nhiên liệu hóa thạch này phải mất hàngtrăm triệu năm mới hình thành và hiện đang cạn kiệt theo thời gian Ngoài ra còn có nănglượng thủy điện và năng lượng hạt nhân

Thực trạng của một số nguồn năng lượng không tái tạo ở Việt nam hiện nay:

1.Dầu khí

Dầu khí là nguồn khoáng sản quan trọng của nước ta, đến nay, các nhà địa chất dầu khí

đã phát hiện và xác định được tiềm năng dầu khí ở các bể trầm tích Đệ tam khoảng 4,3 tỷtấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng dầu là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năngthương mại là 814,7 triệu tấn Theo dự báo với mức tiêu dùng như hiện tại, thì trữ lượngnày chỉ đảm bảo cung cấp cho 50 năm nữa nếu như không phát hiện và khai thác thêmnhững mỏ dầu khí lớn nào nữa

Trang 3

2.Than đá

Nguồn khoáng sản than đá của nước ta đang bắt đầu cạn kiệt Năm 2011, từ một nướcxuất khẩu than, nước ta đã phải nhâp khẩu những tấn than đầu tiên Theo dự báo của Tậpđoàn Than khoáng sản, năm 2012, nguồn than khai thác trong nước có thể bị thiếu hụtkhoảng 10 triệu tấn, đến năm 2015 lượng than nhập khẩu sẽ lên tới khoảng 28 triệu tấn.Hơn nữa, việc khai thác và sử dụng than đá còn thải ra một lượng rất lớn khí CO2, gâyhại lớn đến môi trường

3.Thủy điện

Tiềm năng thủy điện của nước ta đứng vào hàng thứ 14 trên thế giới với trữ năng khoảng

31 GW (mỗi GW bằng 1 tỷ kW) Sau nhiều chục năm khai thác, thủy điện hiện naychiếm 38% tổng sản lượng điện của cả nước Tuy nhiên, thủy điện cũng có nhiều tiêucực Đó là muốn có thủy điện, phải hy sinh nhiều diện tích rừng, đất đai nông nghiệp màu

mỡ, chưa nói đến nguy cơ vỡ đập gây lũ lụt vùng hạ lưu, những biến đổi về hệ sinh thái.Điều quan trọng hơn, tiềm năng thủy điện về cơ bản đã khai thác hết, phần chưa khai thácthường công suất nhỏ, đầu tư tốn kém và rất không ổn định trong hoàn cảnh biến đổi khíhậu toàn cầu như hiện nay

4.Năng lượng hạt nhân

Việt Nam đã có những bước đầu trong việc ứng dụng năng lượng hạt nhân, bằng việc xâydựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận Dự kiến nhà máy điện nguyên tử đầu tiêncủa Việt Nam sẽ hoạt động vào khoảng năm 2017 - 2020 với kinh phí đầu tư 3,5 tỉ USD.Tuy nhiên, việc ứng dụng điện hạt nhân còn gây nhiều tranh cãi về mức độ an toàn vàvấn đề môi trường, nhất là khi sau vụ sóng thần động đất tại Nhật Bản

II Các nguồn năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục màtheo chuẩn mực của con người là vô hạn Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượngtái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường

và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật

Nước ta cũng là nước có nhiều gió, bờ biển dài trên 3.200km, giờ nắng từ 2.000 đến2.500 giờ/năm, chỉ riêng vùng Tây Bắc đã có 300 nguồn địa nhiệt, rất thuận lợi cho việcsản xuất điện Trên thực tế, cũng đã có hơn 20 dự án phát triển điện gió cho nhiều hải đảo

và mới đây nhà máy điện gió đầu tiên do Công ty cổ phần Tái tạo năng lượng Việt Nam

và Công ty Fuhrender (Đức) đầu tư đã kết thúc giai đoạn 1, hòa lưới điện quốc gia Trên

Trang 4

thị trường cũng đã lưu hành bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời của Công ty SơnHà; hàng nghìn hầm khí biogas đã được xây dựng trên cả nước, chưa kể hàng chục phòngthí nghiệm, doanh nghiệp đang khẩn trương nghiên cứu sản xuất điện từ năng lượng mặttrời Tuy nhiên, những dạng năng lượng này còn ở mức phân tán, nhỏ lẻ, tỷ lệ chưa đáng

kể trong tổng sơ đồ điện toàn quốc

III Vấn đề năng lượng của Việt Nam

Từ những phân tích về thực trạng các nguồn năng lượng của Việt Nam, chúng ta có thểthấy, các nguồn năng lượng của chúng ta không bền vững Nguồn năng lượng không táitạo như than, dầu khí đang dần cạn kiệt, không thể đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nănglượng ngày càng tăng của con người trong một thời gian dài, không những thế, việc sửdụng các nguồn năng lượng này còn làm hủy hoại ô nhiễm môi trường rất lớn Các nguồnnăng lượng mới như thủy điện hay năng lượng nguyên tử lại gây ra các vấn đề lớn về môitrường như nguy cơ lũ lụt, biến đổi hệ sinh thái, và nguy hiểm hơn là chất thải phóng xạ

và nguy cơ về sự cố của các lò phản ứng hạt nhân Từ đó đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu,phát triển những nguồn năng lượng bền vững: năng lượng tái tạo

B Một số cuộc hội thảo về năng lượng

Đứng trước thực trạng nguồn năng lượng Việt Nam và thế giới hiện nay, có không ítcác hội thảo đã được tổ chức ở việt nam và trên thế giới bàn về vấn đề này

Điển hình như:

- Hội thảo “năng lượng sạch và tái tạo” tại techmart Việt Nam diễn ra vàongày 11/5/2012, tham dự hội thảo có các chuyên gia đầu ngành đến từnhiều nước khác nhau trên thế giới như các nước ASEAN, Ân Độ, Nga,Mỹ…

- Hội thảo bàn về các nguồn năng lượng mới do ban Quản lý Khu công nghệcao Hoà Lạc (Bộ KHCN) vừa tổ chức Hội thảo Dự hội thảo có các giáo

sư, chuyên gia của các viện nghiên cứu, những doanh nghiệp về năng lượngmới hàng đầu của Việt Nam và các nước Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

- Hội thảo chiến lược năng lương ở pháp và suy nghĩ ở Việt Nam diễn ra vàongày 14 Tháng Năm 2012 – Tại Trung tâm Kinh tế thuộc Đại họcPanthéon-Sorbonne, Paris 1, do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tạiPháp (AVSE) đã tổ chức Hội thảo

Nội dung chủ yếu của các cuộc hội thảo xoay quanh một số vấn đề quan trọng sau:

- Nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng,việc cung ứng năng lượng đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và

Trang 5

Nguồn năng lượng không bền vững

Thiếu hụt năng lượng

Khai thác và sử dụng năng lượng hiện nay gây ảnh hưởng đến môi trường

Năng lượng tái tạo chưa phát triển

Sử dụng năng lượng hóa thạch tạo

ra nhiều khí CO2

Thủy điện gây lũ lụt, mất cân bằng sinh thái và giảm diện tích rừng

Nguy cơ

ô nhiễm phóng xạ

từ nguồn năng lượng hạt nhân

thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hoá thạch nội địa,giá dầu cao…

- Năng lượng sạch đang là ưu tiên cho chính sách phát triển năng lượng củacác quốc gia trên thế giới hiện nay

- Nguồn năng lượng hiện tại đang sử dụng là mối đe dọa cho toàn cầu, lànguyên nhân gây nên hiện tượng hiện tượng nóng lên của trái đất, mựcnước biển dâng cao…

- ứng dụng nghiên cứu năng lượng sạch an toàn, đang được thúc đẩy vàbước đầu áp dụng thành công ở một số nơi trên thế giới

Cây vấn đề:

Trang 6

Tóm lại: thông qua các buổi hội thảo trên một xu thế mới trong việc sử dụng năng lượngtrong tương lai được được rút ra: tăng cường khai thác sử dụng các nguồn năng lượng táitạo, thay thế dần nguồn năng lượng không tái tạo được đang gây ô nhiễm hiện nay.

C.Tầm nhìn và chiến lược

Tầm nhìn:

Việt Nam đến năm 2030, các nguồn năng lượng tái tạo đáp ứng được 15% tổng nhucầu sử dụng năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất

Chiến lược phát triển

Qua nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, nhóm đã nhận thấy tiềm năng phát triển của 1

số nguồn năng lượng tái tạo như: gió, năng lượng mặt trời, thủy triều… Trong bối cảnhcông nghệ hiện tại, nguồn năng lượng Gió đã được nhiều nước trên thế giới áp dụngthành công, công nghệ năng lượng Gió đã rất phát triển và công suất khá cao, vì vậytrong thời gian tới Việt Nam sẽ chú trọng phát triển Năng lượng gió, để dần dần đưa cácnguồn năng lượng tái tạo vào thay thế để đáp ứng nhu cầu, ngoài ra tùy thuộc vào điềukiện tự nhiên của từng vùng miền, chúng ta sẽ có những phương án phát triển các nguồnnăng lượng phù hợp khác như mặt trời, thủy triều, sinh khối

Sau đây là phần chiến lược cụ thể áp dụng cho từng nguồn năng lượng riêng biệt

I.Năng lượng gió

1.Giới thiệu

Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại

Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu

về mặt xã hội Khi tính đầy đủ cả các chi phí ngoài – là những chi phí phát sinh bên cạnh những chi phí sản xuất truyền thống, thì lợi ích của việc sử dụng năng lượng gió càng trở nên rõ rệt So với các nguồn năng lượng gây ô nhiễm (ví dụ như ở nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) hay phải di dời quy mô lớn (các nhà máy thủy điện lớn), khi sử dụng năng lượng gió, người dân không phải chịu thiệt hại do thất thu hoa mầu hay tái định cư, và họ cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm Ngoài ra với đặc trưng phân tán và nằm sát khu dân cư, năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền

Trang 7

tải Năng lượng gió giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, là một điều kiện quan trọng

để tránh phụ thuộc vào một hay một số ít nguồn năng lượng chủ yếu; và chính điều này giúp phân tán rủi ro và tăng cường an ninh năng lượng

2 Năng lượng gió trên thế giới

Mặc dù điện gió bắt đầu được thế giới để ý đến từ 25 năm trước, nhưng chỉ trong gần 10năm trở lại đây nó mới khẳng định được vị trí trên thị trường năng lượng thế giới khi sảnlượng điện gió tăng trưởng một cách ngoạn mục với tốc độ 28%/năm, cao nhất trong tất

cả các nguồn năng lượng hiện có (Hình 1) Sự phát triển thần kỳ này của điện gió cóđược là nhờ vào một số thay đổi quan trọng trong thời gian qua

Đầu tiên phải kể đến những tiến bộ về công nghệ có tính đột phá trong thời gian qua đãgiúp giảm giá thành điện gió xuống nhiều lần, đồng thời tăng công suất, hiệu quả, và độtin cậy của các trạm điện gió Cụ thể là nếu như vào năm 1990, công suất trung bình củamột trạm điện gió ở Đan Mạch và Đức chỉ vào khoảng 200 KW, thì đến năm 2002 đã lêntới 1,5 MW và hiện nay các nước này đang phát triển các tuốc bin lớn cỡ 5-10 MW nhằmphát triển các trạm điện gió trên thềm lục địa Hiệu quả của các trạm điện gió này cũngđược cải thiện từ 2 đến 3% mỗi năm, góp phần vào việc giảm 30% giá thành điện giótrong vòng 12 năm

Năm 2007 thế giới đã xây mới được khoảng 20073 MW điện, trong đó Mỹ với 5244

MW, Tây Ban Nha 3522MW, Trung Quốc 3449 MW, 1730 MW ở Ấn Độ và 1667 ở Đức, nâng công suất định mức của các nhà máy sản xuất điện từ gió lên 94.112 MW Công suất này có thể thay đổi dựa trên sức gió qua các năm, các nước, các vùng

Trang 8

3 Năng lượng gió ở Việt Nam

a Tiềm năng

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơbản để phát triển năng lượng gió So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển ĐôngViệt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổinhiều theo mùa

Trong chương trình đánh giá về Năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có mộtkhảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Theotính toán của nghiên cứu này, trong bốn nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm nănggió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia Trong khiViệt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt“ đến “rất tốt“

để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là2,9%, và ở Thái-lan cũng chỉ là 0,2% Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổngcông suất dự báo của ngành điện vào năm 2020

Trang 9

Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ởnhững khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có thể phát triểnđiện gió loại nhỏ Nếu so sánh con số này với các nước láng giềng thì Campuchia có 6%,Lào có 13% và Thái Lan là 9% diện tích nông thôn có thể phát triển năng lượng gió Đâyquả thật là một ưu đãi dành cho Việt Nam mà chúng ta còn thờ ơ chưa nghĩ đến cách tậndụng

tiềm năng điện gió của chúng ta chủ yếu tập trung tại duyên hải miền Trung và miềnNam Trong đó, có một số nơi như Phước Minh (Ninh Thuận), Tuy Phong (Bình Thuận)

… là những nơi có nhiều tiềm năng nhất bởi có tốc độ gió trung bình lớn, từ 6-7m/giây,tương ứng các trạm điện gió công suất 3-3,5MW

Ngoài ra, tại các vùng cao nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng và biển đảo như đảo Phú Quý,Bạch Long Vĩ cũng là những nơi có cường độ gió hàng năm lớn, rất thích hợp với việcphát triển điện gió để phục vụ nhu cầu năng lượng tại chỗ cho dân cư

Trên thực tế, việc phát triển điện gió trong nước đã manh nha kể từ cuối thập kỷ 90 Banđầu chỉ là một số loại tua bin gió gia đình, hệ lai ghép tua bin gió - máy phát diesel côngsuất nhỏ được các nhà khoa học lắp đặt thử nghiệm tại khu vực ven biển miền Trung…Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm này đều ít mang lại hiệu quả

b Hiện trạng

Đến tháng 2/2011, 20 tuabin với công suất 1,5 MW/tua-bin đã được lắp dựng thành công

ở Bình Thuận, trong đó 12 tua-bin đã đi vào hoạt động, đưa tổng công suất lắp đặt điệngió ở Việt Nam khoảng 19 MW Hơn 30 dự án điện gió của các nhà đầu tư trong nước vànước ngoài với công suất hơn 3000 MW đang trong giai đoạn chuẩn bị, một số đã nhậnđược giấy phép đầu tư Các nhà phát triển điện gió và cung cấp tua bin có tên tuổi trênthế giới đã có mặt ở Việt Nam như GE, Gamesa, Nordex, Vestas Nhiều tổ chức tàichính quốc tế cũng quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam thông qua cácchương trình nâng cao năng lực và tạo dựng thị trường

Vừa qua, tại xã Bình Thạnh (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), Công ty CP Tái tạo Năng lượng Việt Nam (REVN) và UBND tỉnh Bình Thuận đã chính thức khánh thành nhà máy điện gió giai đoạn 1 Đây là dự án điện gió đầu tiên của cả nước chính thức đi vào hoạt động Theo REVN, toàn bộ dự án (giai đoạn 1) với diện tích 350ha, có 20 trụ tua bin tháp điện gió Mỗi tua bin có công suất 7,5 MW Tất cả tua bin của dự án đều nhập từ Cộng hòa Liên bang Đức, riêng các trụ tháp ống cao 85 mét được sản xuất trong

Trang 10

nước Năm 2009, năm tua bin đầu tiên đã được phát điện và đấu nối với lưới điện quốc gia Cho đến thời điểm hiện nay, mỗi năm dự án sản xuất ra 85 triệu kWh điện và được hòa vào lưới điện quốc gia.

Tua-bin gió loại

lớn cho hải đảo

VĩTua bin gió nối

lưới

1.500.000 12 5 tua bin năm

2009, 7 tua bin đầunăm 2011

Tuy Phong, BìnhThuận

Số liệu thống kê của Viện Năng lượng cũng cho thấy tới nay nguồn năng lượng tái tạomới chiếm trên 1% tổng công suất điện của Việt Nam, trong khi đó, mục tiêu đến 2010,nguồn năng lượng này sẽ phải chiếm 3%

Lý giải điều này, ông Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo(Viện Năng lượng) cho rằng, phát triển điện gió trong nước còn quá nhiều rào cản Cụ thể

là việc Chính phủ trợ giá với điện từ nguồn nguyên liệu truyền thống không phản ánhđúng chi phí thực của thị trường khiến cho giá thành của điện gió cao hơn và khó cạnhtranh Mặt khác, vốn đầu tư ban đầu cho việc xây dựng nhà máy điện gió là khá lớn

Trang 11

(khoảng 1800 -2200 USD/KW) nên hầu hết doanh nghiệp trong nước đều không mấymặn mà vì thiếu vốn và chịu sự rủi ro cao Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nguồn nhân lựccao và các đơn vị tư vấn có chuyên môn cũng là trở ngại lớn về phương diện kỹ thuậttrong ngành này.

Về phía các doanh nghiệp nước ngoài, khó khăn lớn nhất lại là vấn đề về cơ chế, chínhsách Hiện tại trong nước vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra điều phối về hoạt độngnăng lượng tái tạo, và cũng chưa có khung chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng gió.Ông Van Hung Albert cho rằng: “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là ở chính sách ưu tiên

hỗ trợ, và khung pháp lý để hoạt động và triển khai dự án trên quy mô lớn”

c Đề xuất

- nên có chính sách và các quy định, trợ giá trong việc mua điện từ nguồn năng lượng gió; chi phí đầu tư cao hơn các hệ thống phát điện truyền thống vì thế chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư;

- các dịch vụ và khả năng tài chính để có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc từ tổ chức tài chính cho việc phát triển điện gió

- chương trình, qui hoạch và chính sách của chính quyền địa phương và trung ương nên thật minh bạch, rõ ràng, tránh tình trạng chống chọi nhau !

- kiến thức và năng lực kỹ thuật để thực hiện một công trình điện gió hoàn chỉnh, cũng như các kỹ thuật cơ bản và dịch vụ bảo quản, bảo trì, điều hành và quản lý NMDG

d Lộ trình phát triền

Tập trung khai thác gió miền Nam, Nam Trung Bộ và các đảo ngoài khơi

Một số dự án đang được triển khai

lượngnhàđầu tư

Trang 12

IR: Báo cáo đầu tư

IP: Dự án đầu tư

MW với 26% 12 trong số 42 dự án có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Đức, Canada, Thụy Sĩ và Argentina với tổng công suất lắp đặt là 1.366MW

Vùng quy hoạch phát triển: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ, các đảo Bạch Long

Vĩ, Phú Quý

Trang 13

Mục tiêu: tới năm 2020, nước ta sản xuất đươc 2250 MW điện gió, chiếm 3% tổng côngsuất sản xuất điện của cả nước

Tới năm 2030, nước ta sản xuất được 10.000 MW điện gió, chiếm 7% tổng công suất sản xuất điện của cả nước

(dự báo công suất sản xuất điện của nước ta năm 2020 là 75000 MW, năm 2030 là

146800 MW)

e Các khả năng cung cấp tài chính

Với chủ trương là mở rộng đường cho các nhà đầu tư tư nhân, nhà nước ta sẽ có các ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt cho các dự án xây dựng nhà máy điện gió về nhiều mặt như cấp phép, thủ tục hành chính, nguồn vốn, lãi suất…

Quy mô công suất đặc trưng của một nhà máy điện gió trong khoảng 50-100 MW thì khoản vốn sẽ nằm trong khoảng 80-160 triệu Do đó, khả năng chỉ có thể là từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) vàcác ngân hàng khác

Cơ quan tài

cho vay lại vốn ODA -đối tường: chỉ những dự án năng lượng

tái tạo có công suất nhỏ hơn 30MW-khoản vay có được chấp nhận hay khôngphụ thuộc vào thời gian và mức độ hấpdẫn của các chính sách hỗ trợ được hìnhthành và đưa vào áp dụng

Ngân hàng phát

triển chấu Á

-cho vay-cơ quan đồng cungcấp tài chính

Trang 14

Ngoài ra chính phủ còn phát hành trái phiếu ra công chúng để bảo đảm nguồn vốn

II Năng lượng mặt trời

1 Giới thiệu

Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ MặtTrời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôisao này Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trênMặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa Như vậy có thể nói năng lượng mặttrời là vô tận và sạch nhất của tất cả các nguồn năng lượng được biết đến

Năng lượng Mặt trời có thể được phân thành hai loại, nhiệt và ánh sáng Năng lượngnhiệt có thể được sử dụng để thụ động nhiệt tòa nhà thông qua việc sử dụng các vật liệuxây dựng nhất định và thiết kế kiến trúc hoặc sử dụng trực tiếp để đun nóng nước sử dụngtrong hộ gia đình hay công nghiệp Hiện nay, máy nước nóng năng lượng mặt trời là một

bổ sung hoặc thay thế khả thi cho các nguồn năng lượng khác

Nhiệt năng thu được từ mặt trời có thể được sử dụng cho một số ứng dụng bao gồm cảsản xuất nước nóng, đốt nóng không gian và thậm chí làm mát thông qua sử dụng côngnghệ hấp thụ lạnh

Sử dụng năng lượng mặt trời và các hình thức khác của năng lượng tái tạo làm giảm sựphụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng, do đó trực tiếp làm giảmCO2 phát thải CO2 phát thải góp phần vào sự ấm lên toàn cầu, một vấn đề môi trường

mà bây giờ đang được quan tâm

Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu

Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển nănglượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời Năng lượng củacác photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt

Trang 15

năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điệncủa tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.

Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp,

an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặttrời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính,bảo vệ môi trường Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thếnhững dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sửdụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyềnthống

2 Thực trạng sử dụng quang năng trên thế giới

Giống như trong suốt thập kỷ qua, các thị trường quang điện lại tăng trưởng nhanhhơn bất cứ ai đã dự kiến cả ở châu Âu và trên thế giới Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởngnhanh chóng đó sẽ không thể kéo dài mãi mãi, và ngành công nghiệp quang điện đangtrải qua thời kỳ bất ổn ngắn hạn Nhưng trong trung và dài hạn, ngành này có triển vọngtiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ Những kết quả của năm 2011 – và cả triển vọng chonhững năm tiếp theo – cho thấy rằng với các điều kiện chính sách đúng đắn, ngành quangđiện có thể tiếp tục tăng trưởng, tiến tới sự cạnh tranh đầy đủ trên thị trường cung cấpđiện, và trở thành một nguồn năng lượng chủ đạo Cụ thể:

29,7 GW hệ thống điện mặt trời được kết nối với lưới điện trong năm 2011, tăng

từ 16,8 GW trong năm 2010 Điện mặt trời hiện nay, chỉ đứng sau thủy điện và điện gió,

là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng thứ ba về công suất lắp đặt toàn cầu

21,9 GW điện mặt trời đã được nối lưới ở châu Âu vào năm 2011, so với 13,4 GWtrong năm 2010 Châu Âu vẫn chiếm phần chủ yếu của thị trường quang điện toàn cầu,với 75% tổng công suất lắp đặt mới trong năm 2011

Ý là thị trường dẫn đầu năm nay, với 9,3 GW điện mặt trời được nối lưới, tiếp theo

là Đức với 7,5 GW Chỉ riêng Italy và Đức đã chiếm gần 60% tăng trưởng thị trường toàncầu trong năm qua

Trung Quốc là thị trường quang điện hàng đầu ngoài châu Âu năm 2011, với 2,2 GW đãđược lắp đặt, tiếp theo là Mỹ với 1,9 GW

Số lượng các thị trường đạt hơn 1 GW công suất điện mặt trời bổ sung trong năm 2011 đãtăng từ 3 lên 6, gồm: Ý, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, và Hoa Kỳ

Tại thị trường châu Âu, nơi quang điện đã phát triển mạnh mẽ trong những nămgần đây, ít nhất là tới thời điểm này, tới một mức mà sẽ rất khó khăn để duy trì trong hainăm tới Sự suy thoái thị trường ở châu Âu sẽ không thể ngay lập tức được bù đắp bởi sựtăng trưởng thị trường ở những nơi khác trên thế giới, nhưng việc tái cân bằng thị trường

đã bắt đầu Các thị trường mới trên thế giới cần được mở ra để tạo đà cho sự phát triểnquang điện trong thập kỷ tới, giống như thị trường châu Âu đã làm từ trước tới nay

Điều quan trọng, quang điện hiện nay là một phần quan trọng trong cơ cấu phátđiện của châu Âu, cung cấp 2% nhu cầu trong EU và khoảng 4% nhu cầu vào giờ caođiểm Ở Ý, điện mặt trời đáp ứng 5% nhu cầu điện, và hơn 10% nhu cầu vào giờ cao

Trang 16

điểm Ở Bavaria, một bang ở miền nam nước Đức, công suất lắp đặt điện mặt trời bìnhquân đạt 600 W/đầu người Điều này có nghĩa là là bình quân khoảng ba tấm pin/đầungười – một con số đáng kinh ngạc.

Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời,

có tác dụng làm nóng nước Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điệnnăng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ởPhilipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân

Chính sách hỗ trợ rất quan trọng để đưa ngành quang điện phát triển – giống như

nó rất quan trọng để giúp phát triển tất cả các nguồn năng lượng khác (hóa thạch và điệnhạt nhân) trong quá khứ Nhưng bây giờ quang điện cần phải chứng minh rằng ngành nàyđang trở thành một ngành công nghiệp trưởng thành, sẵn sàng cho giai đoạn phát triểntiếp theo, để cạnh tranh ngang bằng với bất kỳ một nguồn năng lượng nào khác

3 Năng lượng mặt trời ở Việt Nam

a Tiềm năng

Việt Nam là 1 nước nhiệt đới gió mùa, vị trí địa lý đã ưu ái cho nước ta một nguồnnăng lượng mặt trời vô cùng lớn Việt Nam nằm trong vùng có cường độ bức xạ mặt trờitương đối cao Nhiều nhất phải kể tới thành phố Hồ Chi Minh, tiếp đến là các vùng TâyBắc ( Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ( Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh)… Số giờ chiếu sáng là lớn:

Với dải bờ biển dài hơn 3.000km, có hàng nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống nhưng nhiều nơi không thể đưa điện lưới đến được

Vì vậy, sử dụng năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của các vùng dân cư này là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng Tuy nhiên, việc ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam cho đến nay chưa phát triển

Ngày đăng: 28/10/2014, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w