ĐỀ TÀI: Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 Photo hảo hảo 60 trần văn ơn, tdm bình dương 06503 834 809 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Giới hạn nghiên cứu 2 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu ngôn ngữ bản đồ giáo khoa 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Khái niệm bản đồ giáo khoa địa lý 4 1.1.2. Đặc điểm bản đồ giáo khoa địa lý 4 1.1.3. Vai trò của bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý 8 1.1.4. Phân loại bản đồ giáo khoa địa lý 11 1.1.5. Ngôn ngữ bản đồ giáo khoa địa lý 14 1.2. Hiện trạng hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 20 1.2.1. Chương trình và sách giáo khoa địa lý có sự thay đổi 20 1.2.2. Hệ thống ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có mối liên hệ chặt chẽ với bản đồ trong attlat xuất bản trong những năm gần đây 20 Chương 2: Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban so với sách giáo khoa địa lý 12 cải cách cũ 22 2.1. Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách 22 2.1.1 Số lượng, phân loại lược đồ 22 2.1.2. Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách 22 2.1.3. Hệ thống các phương pháp biểu hiện ở lược đồ 25 2.1.4. Nhận xét chung hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách 27 2.2. Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 29 2.2.1 Số lượng, phân loại lược đồ 29 2.2.2. Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ 30 2.2.3. Hệ thống các phương pháp biểu hiện lược đồ 33 2.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 35 2.2.4.1.Đặc điểm hệ thống kí hiệu 35 2.2.4.2 Đặc điểm phương pháp thể hiện 36 2.3. So sánh hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của sách giáo khoa địa lý 12 cải cách và sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 37 2.3.1. Giống nhau 37 2.3.2. Khác nhau 38 2.3.2.1. Hệ thống kí hiệu 38 2.3.2.2. Hệ thống phương pháp biểu hiện 46 2.4. Những xu hướng biến đổi trong ngôn ngữ bản đồ ở sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 52 2.4.1. Hệ thống kí hiệu 52 2.4.2. Phương pháp biểu hiện 53 2.5. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 54 2.5.1. Lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách 54 2.5.2. Lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 54 2.6 Những điểm cần chú ý khi sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 55 2.6.1. Những khó khăn khi sử dụng lược đồ ở sách giáo khoa địa lý 55 2.6.2. Những thuận lợi khi sử dụng lược đồ ở sách giáo khoa đ
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“Bản đồ là ngôn ngữ thứ hai của khoa học địa lý” và bản đồ giáo khoa là cuốn sách giáo khoa địa lý thứ hai Điều đó nói lên rằng: bản đồ nói chung và lược đồ trong sách giáo khoa nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học môn địa lý Nó vừa là phương tiện minh hoạ kiến thức cho bài học, đồng thời nó cũng chính là nguồn tri thức.
Bản đồ đưa vào sách giáo khoa dưới dạng lược đồ giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn Giáo viên sẽ sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa minh hoạ cho bài giảng của mình, qua đó giúp học sinh hiểu sâu nắm vững kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng bản đồ Bên cạnh đó lược đồ trong sách giáo khoa cũng là nguồn tri thức bổ ích cho giáo viên và học sinh mà kênh chữ không trình bày hết được. Để sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa một cách hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải có vốn kiến thức bản đồ vững chắc, có như vậy việc khai thác kiến thức lược đồ mới có thể diễn ra nhanh chóng, chính xác và đầy đủ Các lược đồ trong sách giáo khoa chứa đựng kiến thức địa lý cũng như kiến thức bản đồ phong phú, đa dạng phục vụ cho việc dạy và học địa lý.
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang rất được quan tâm, cùng với nó là việc sửa chữa, bổ sung và viết lại các tài liệu học tập Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban mới được xuất bản năm 2008 là một tài liệu mới đối với cả giáo viên và học sinh
Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa cũng được thay đổi nhiều, vì vậy nghiên cứu để có thể hiểu rõ và sử dụng tốt nhất, có hiệu quả trong việc giảng dạy và học tập môn địa lý là công việc cần thiết.
Là một giáo viên địa lý trong tương lai, nhận thấy việc nghiên cứu lược đồ trong sách giáo khoa là rất thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy sau này Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài:”Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 ”.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống kí hiệu và phương pháp hiểu hiện ở các lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách cũ và sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
- So sánh tìm ra những điểm đổi mới thể hiện xu hướng biến đổi trong lĩnh vực ngôn ngữ bản đồ giáo khoa ở nước ta.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống ngôn ngữ bản đồ giáo khoa
- Nghiên cứu hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban và sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
- So sánh hệ thống ký hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban và sách giáo khoa địa lý 12 cải cách để thấy được điểm mới và xu hướng biến đổi của ngôn ngữ bản đồ giáo khoa.
Giới hạn nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban và sách giáo khoa 12 cải cách.
- Hệ thống phương pháp biểu hiện trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban xuất bản năm 2008 và sách giáo khoa 12 cải cách
- Các vấn đề khác của ngôn ngữ bản đồ giáo khoa không nghiên cứu trong đề tài này.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Lược đồ trong sách giáo khoa cũng là một bộ phận của bản đồ giáo khoa nhưng có rất ít tài liệu có nghiên cứu tới bản đồ giáo khoa Các giáo trình về bản đồ giáo khoa như:
-Ngô Đại Tam:”Bản đồ học” (NXB Giáo dục, 1983)
-Lê Huỳnh: “Bản đồ học” ( NXB Giáo dục, 1994)
-Lê Huỳnh- Lê Ngọc Nam: “Bản đồ chuyên đề” (NXB Giáo dục, 2003)
-Lê Văn Tin: “Bài giảng chuyên đề bản đồ giáo khoa địa lý” (Huế, 2002)
Chỉ đề cập tới lược đồ trong sách giáo khoa ở mức độ rất khái quát, chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa
Một số khoá luận của sinh viên có nghiên cứu về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của bản đồ như:
- Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Hằng Nga: “Những điểm mới về nội dung và phương pháp biểu hiện bản đồ của atlat địa lý Việt Nam xuất bản năm 2004 so với atlat địa lý Việt Nam xuất bản năm 2001” ( Huế, 2001-2005)
Tuy tác giả có đi sâu vào nghiên cứu phương pháp biểu hiện bản đồ nhưng chỉ nghiên cứu các phương pháp biểu hiện của các bản đồ trong atlat Tác giả cũng chưa đi sâu nghiên cứu về hệ thống kí hiệu sử dụng trong bản đồ.
Mặt khác, sách giáo khoa địa lý 12 phân ban vừa xuất bản năm 2008 nên chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về cuốn sách này.
Do vậy đây là một đề tài mới, không chỉ nghiên cứu lược đồ trong sách giáo khoa 12 phân ban mà còn có sự so sánh với sách giáo khoa địa lý 12 cải cách về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu:
Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ những tài liệu thu thập được vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích các tài liệu, các lí luận về bản đồ học và bản đồ giáo khoa nhằm phục vụ cho phần cơ sở lí luận Đồng thời tiến hành phân tích lược đồ trong sách giáo khoa địa lý
12 cải cách và sách giáo khoa địa lí 12 phân ban.
Sau khi đã phân tích cụ thể từng vấn đề, tổng hợp lại để tìm ra những đặc điểm về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý
Sử dụng phương pháp này để khai thác các nội dung cần nghiên cứu trong hệ thống lược đồ sách giáo khoa địa lý 12
Phương pháp thống kê so sánh
Sau khi khai thác các nội dung nghiên cứu trong hệ thống lược đồ của sách giáo khoa địa lý 12 cải cách và sách giáo khoa địa lý 12 phân ban, vận dụng phương pháp này để thống kê các nội dung nghiên cứu và so sánh để tìm ra điểm mới về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban so với sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu ngôn ngữ bản đồ giáo khoa
Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm bản đồ giáo khoa địa lý
Bản đồ giáo khoa địa lý là mô hình không gian của các hiện tượng, các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội, được thể hiện một cách khái quát thông qua hệ thống kí hiệu đặc thù và dựa trên những cơ sở toán học nhất định, chúng được xây dựng nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập địa lý trong các trường học theo những chương trình nhất định và phù hợp với các yêu cầu giáo dục (theo TS Lê Văn Tin - chuyên đề “ Bản đồ giáo khoa địa lý”)
1.1.2 Đặc điểm bản đồ giáo khoa địa lý
Bản đồ địa lý dùng trong nhà trường khác với những bản đồ địa lý, bản đồ tra cứu ở chỗ: “Trọng tải của bản đồ không lớn và có nội dung phù hợp với chương trình giảng dạy của từng cấp, từng lớp, từng bài học Do đó bản đồ là một tư liệu khoa học độc lập trong nhà trường, được xác định và sử dụng như một cuốn sách giáo khoa thứ hai Để đáp ứng yêu cầu đó, bản đồ phải có tính khoa học.
-Trước tiên, tính khoa học của bản đồ giáo khoa địa lý được phản ánh qua nội dung bản đồ Nội dung thông tin trên bản đồ phải được thể hiện dưới ánh sáng các quan điểm khoa học của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Các đối tượng địa lý tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tồn tại khách quan trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong lòng các đối tượng đó.
-Địa lý học là một khoa học Bản đồ giáo khoa địa lý chuyển tải những thông tin về không gian của khoa học địa lý nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập bộ môn này nên nội dung bản đồ giáo khoa phải có tính khoa học.
-Tính khoa học của bản đồ thể hiện ở tính chính xác của cơ sở toán học Các biện pháp toán học đã giúp thể hiện vị trí, hình dáng, kích thước, khoảng cách các đối tượng lên bản đồ một cách chính xác tương ứng với thực địa.
-Tính khoa học của bản đồ còn được xác định bằng lượng thông tin thích hợp trên mỗi bản đồ Nhìn chung lượng thông tin trên bản đồ càng nhiều thì giá trị sử dụng càng cao, nhưng tuỳ loại hình, nội dung và tỉ lệ bản đồ lượng thông tin đó cũng cần có giới hạn Vượt qua giới hạn này kí hiệu sẽ dày đặc và chồng chéo nhau, thông tin có thể rối loạn, sử dụng bản đồ khó khăn và do đó tính khoa học cũng giảm.
-Các kí hiệu bản đồ được sử dụng hợp lý và có quy tắc để thể hiện các tính chất của đối tượng địa lý và mối quan hệ không gian giữa chúng Các phương pháp biểu hiện được sử dụng phù hợp với đặc trưng của các đối tượng và mục đích, tỉ lệ bản đồ thể hiện nội dung bản đồ dịa lý.
- Biểu hiện ở tính trừu tượng của bản đồ: Bất kì bản đồ nào, đặc biệt là bản đồ tỉ lệ nhỏ khi biên vẽ đều trải qua một quá trình trừu tượng hoá Đó là kết quả của sự lựa chọn có mục đích rõ rệt, sự loại bỏ cái thứ yếu, ít quan trọng, không cơ bản, đặc biệt chú ý đến những đặc điểm chính, sự cường điệu hoá cao các đối tượng có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương Tất cả những quá trình riêng biệt và những hiện tượng trong thực tế nhiều khi không biểu hiện được đầy đủ lên bản đồ mà có chọn lọc Tuỳ vào chủ đề, mục đích mà lựa chọn những nội dung biểu hiện, loại bỏ các bộ phận thứ yếu, riêng lẻ, ít quan trọng.
- Biểu hiện ở tính bao quát của bản đồ: Bản đồ là sự thu nhỏ hình dạng đối tượng vì thế nó cho phép người đọc bao quát được một không gian bao la của bất kì một lãnh thổ nào, từ một vùng, một quốc gia, một châu lục đến toàn cầu nhờ tỷ lệ thu nhỏ sự biểu hiện.
- Biểu hiện ở tính đồng dạng hình học: Hình dạng và kích thước của các đối tượng được thể hiện theo một tỷ lệ và lưới chiếu cho trước.
- Tính logic của bản đồ: Bản đồ nào cũng kèm theo bản chú giải Nó là chìa khoá cho mọi bản đồ và là cơ sở logic của mọi bản đồ Bản chú giải của bản đồ không chỉ giải thích kí hiệu mà nó còn là đơn vị phân loại (Địa hình, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp ), phân cấp bậc (Bậc độ cao và độ sâu, mật độ dân số, tổng giá trị sản lượng công nghiệp), là cơ sở đo tính (Thước tỉ lệ, thước đo độ dốc ), giúp người đọc bản đồ hiểu mô hình bản đồ với các đặc trưng chất lượng, số lượng và các cấu trúc, các mối tương quan không gian và mọi biến đổi theo thời gian.
Tính trực quan của bản đồ địa lý là mức độ dễ nhận biết nội dung bản đồ thông qua hệ thống kí hiệu Tốc độ nhận biết nội dung bản đồ càng nhanh, tính trực quan càng cao và ngược lại.
Tính trực quan của bản đồ rất được coi trọng Ngay từ khi mới xuất hiện thì tính chất chủ yếu của bản đồ là tính trực quan Ngày nay, do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, nhu cầu nắm bắt thông tin của con người ngày càng cao, lượng thông tin về đối tượng địa lý trên bản đồ ngày càng phong phú, đa dạng và chi tiết buộc nhà bản đồ học phải sử dụng nhiều kí hiệu có tính quy ước và có kích thước nhỏ nên tính trực quan của bản đồ phần nào bị hạn chế Tuy nhiên đối tượng lĩnh hội thông tin địa lý thông qua bản đồ giáo khoa là học sinh, khả năng tư duy trừu tượng cũng như các thao tác tư duy của các em còn hạn chế nên bản đồ giáo khoa địa lý cần có tính trực quan cao.
Mặt khác thời gian học tập trên lớp ít, học sinh cần nhanh chóng đọc được nội dung bản đồ, khai thác được các kiến thức trong bản đồ phục vụ bài học Vì vậy để học sinh dễ dàng sử dụng bản đồ thì bản đồ giáo khoa cần có tính trực quan cao.
Biểu hiện của tính trực quan trên bản đồ giáo khoa trước hết là những kí hiệu tượng hình và tượng trưng (Giống ngoại hình đối tượng hoặc giống một bộ phận đặc trưng của đối tượng) Màu sắc của đối tượng trên bản đồ gần với màu sắc thực tế của đối tượng như biển, sông, hồ màu xanh lơ, rừng màu xanh lục,đất màu vàng, núi càng cao thì màu đỏ, màu nâu càng sẫm, biển càng sâu thì càng xanh đậm Nhờ vậy, học sinh nhận biết nhanh đối tượng khi đã được rèn luyện kĩ năng bản đồ.
Các kí kiệu trên bản đồ, đặc biệt là trên bản đồ treo tường phần lớn được phóng to, phi tỉ lệ bản đồ nên dễ thấy, dễ đọc, ngay cả đối với các học sinh ngồi cuối lớp.
Những phương pháp biểu hiện trên bản đồ giáo khoa địa lý là những phương pháp dễ hiểu, dễ đọc.
Hiện trạng hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý
1.2.1.Chương trình và sách giáo khoa địa lí có sự thay đổi
- Tăng thời lượng tiết học: từ 1tiết/tuần lên 1,5 tiết/tuần
- Điểm khác biệt quan trọng trong chương trình địa lý lớp 12 là tính nâng cao, đòi hỏi học sinh không chỉ nhận biết, mà còn phải giải thích các hiện tượng địa lý tự nhiên và kinh tê- xã hội, là ở việc lựa chọn và trình bày các nội dung dưới hình thức các vấn đề Do đó yêu cầu liên hệ thực tiễn nhiều
- Nhiều bài thực hành hơn, trong tổng số 62 bài, có đến 14 bài thực hành, như vậy là tỉ lệ trên 16% về thời lượng Điều này cho thấy vai trò của các bài thực hành được đề cao trong sách giáo khoa Địa lý 12 Trong đó có 1 bài thực hành yêu cầu vẽ lược đồ khung lãnh thổ Việt Nam và 4 bài thực hành yêu cầu sử dụng lược đồ để thực hiện nội dung bài thực hành Như vậy lược đồ có vai trò quan trọng trong sách giáo khoa.
- Cách viết sách đòi hỏi thay đổi phương pháp dạy học và ứng dụng phương pháp mới vào dạy học, đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, các biểu đồ, lược đồ.
- Kênh chữ trình bày theo hướng mở Kênh chữ không trình bày hoàn toàn nội dung bài học mà theo hướng gợi mở để học sinh vừa liên hệ với kiến thức đã học ở lớp
8 và lớp 9, cùng những kiến thức ngoài thực tế phục vụ cho bài học.
Do sự thay đổi của chương trình và sách giáo khoa nên hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa có sự thay đổi cả về số lượng, nội dung và hệ thống kí hiệu, phương pháp biểu hiện Số lượng lược đồ trong sách giáo khoa phân ban là 27 lược đồ trong khi đó trong sách giáo khoa cải cách chỉ có 12 lược đồ
1.2.2.Hệ thống ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có mối liên hệ chặt chẽ với bản đồ trong attlat xuất bản trong những năm gần đây
Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng hệ thống kí hiệu trong atlat giúp học sinh dễ dàng sử dụng Khi hệ thống kí hiệu trong sách giáo khoa và átlat giống nhau học sinh sẽ không mất thời gian đọc, hiểu lại hệ thống kí hiệu, tạo thuận lợi cho giáo viên khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý qua lược đồ trong sách giáo khoa cùng những bản đồ trong atlat.
Rất nhiều lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có nội dung và phương pháp biểu hiện cùng với nội dung và phương pháp biểu hiện trong atlat như lược đồ khí hậu, lược đồ phân bố dân cư, lược đồ công nghiệp chung, lược đồ công nghiệp năng lượng, lược đồ giao thông Thuận tiện trong sử dụng atlat vào bài dạy cũng như việc làm bài tập của học sinh ở nhà.
Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban so với sách giáo khoa địa lý 12 cải cách cũ
Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
2.1.1 Số lượng, phân loại lược đồ
SGK địa lý 12 cải cách số lượng lược đồ ít, tất cả có 12 lược đồ
Hệ thống lược đồ trong SGK địa lý 12 cải cách có thể chia làm ba nhóm chính:
- Nhóm lược đồ tự nhiên: có 1 lược đồ
+Lược đồ Khoáng sản Việt Nam
- Nhóm lược đồ dân cư và kinh tế: có 4 lược đồ
+ Lược đồ Tình hình đi học phổ thông năm học 1999-2000
+ Lược đồ Các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Việt Nam
+ Lược đồ Các vùng chuyên canh cây công nghiệp
+ Lược đồ Các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam
- Nhóm lược đồ vùng: có 7 lược đồ
+ Lược đồ Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng
+ Lược đồ Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng
+ Lược đồ Các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Lược đồ kinh tế chung Các tỉnh duyên hải miền Trung
+ Lược đồ kinh tế chung Miền núi và trung du phía Bắc
+ Lược đồ kinh tế chung Tây Nguyên
+ Lược đồ kinh tế chung Đông Nam Bộ
2.1.2 Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
Lược đồ trong sách giáo khoa cải cách có hệ thống kí hiệu phong phú với cả kí hiệu điểm, tuyến, diện , sử dụng nhiều biến trị thị giác của kí hiệu
Sử dụng các kí hiệu hình học, dạng đồ họa kết hợp với cấu trúc khác nhau tạo nên hệ thống kí hiệu phong phú để biểu hiện các đối tượng dịa lý khác nhau
Sau đây là bảng thể hiện những biến trị thị giác của các kí hiệu điểm, tuyến, diện sử dụng trong lược đồ sách giáo khoa cải cách
Bảng1: Biến trị thị giác được sử dụng trong lược đồ sách giáo khoa địa lý
Các biến trị thị giác
Các loại kí hiệu Điểm Tuyến Diện
- Kí hiệu điểm được sử dụng nhiều để thể hiện các mỏ khoáng sản, thành phố, các trung tâm công nghiệp
- Kí hiệu diện được sử dụng nhiều, sử dụng cấu trúc khác nhau của kí hiệu để thể hiện nhiều đối tượng.
Các kí hiệu thay đổi độ sáng để thể hiện chất lượng khác nhau của đối tượng như trong lược đồ mật độ dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số càng cao chấm và kẻ vạch càng dày.
- Kí hiệu tuyến được sử dụng chủ yếu để thể hiện các yếu tố cơ sở như sông ngòi, ranh giới hành chính, đường giao thông
Các kí hiệu nghệ thuật, kí hiệu chữ và số, kí hiệu hình học được sử dụng phổ biến lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách:
- Kí hiệu nghệ thuật: vẽ một bộ phận của đối tượng biểu thị cho đối tượng đó, ví dụ vẽ cái neo ( ) thể hiện cho hải cảng, máy bay ( ) thể hiện cho sân bay, đầu bò ( ) thể hiện vùng chăn nuôi gia súc, vẽ hình cây ( ) thể hiện vùng chè
- Kí hiệu hình học: Dùng các hình học để biểu hiện các đối tượng khác nhau, ngoài ra các hình học này còn kết hợp với cấu trúc bên trong để tạo nên sự phong phú trong khi thể hiện đối tượng địa lý Ví dụ: hình chữ nhật bôi đen là than đá, tam giác tô đen là sắt
- Kí hiệu chữ và số: được kết hợp với dạng hình học để biểu hiện các đối tượng địa lý như chữ Al có vòng ngoài là boxit Các chữ số dùng để đánh tên đường quốc lộ ( , , đường ôtô, số đường)
Kí hiệu phi tỉ lệ được sử dụng chủ yếu trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách.
2.1.3 Hệ thống các phương pháp biểu hiện ở lược đồ
Hệ thống lược đồ trong sách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để biểu thị rõ nhất đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực, vị trí và sự phân bố của đối tượng
Việc sử dụng các phương pháp biểu hiện trong từng lược đồ được thể hiện ở bảng sau
Bảng 2: Phương pháp biểu hiện sử dụng trong các lược đồ
Nhóm lược đồ Tên lược đồ Các phương pháp biểu hiện
Tự nhiên Khoáng sản Việt Nam X X
Dân cư và kinh tế
Tình hình đi học phổ thông năm học1999-
Các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Việt nam
Các vùng chuyên canh cây công nghiệp X X X
Các trung tâm công nghiệp ở Việt nam X X
Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng X X
Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng X X
Các loại đất chính ở X X đồng bằng sông Cửu
Miền núi và vùng trung du phía Bắc X X X
Tây Nguyên X X X Đông Nam Bộ X X X
(2) Phương pháp biểu đồ định vị
(3) Phương pháp kí hiệu dạng đường
(4) Phương pháp đường đẳng trị
(5) Phương pháp đường chuyển động
(6) Phương pháp nền chất lượng
(7) Phương pháp vùng phân bố
(9) Phương pháp bản đồ biểu đồ (cartodiagram)
(10) Phương pháp bản đồ mật độ (cartogramme)
(11) Phương pháp phân tầng màu
(12) Phương pháp nền định lượng
Như vậy các phương pháp được sử dụng nhiều trong hệ thống lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách là phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu dạng đường, phương pháp vùng phân bố, phương pháp bản đồ mật độ Phương pháp nền chất lượng và phương pháp bản đồ biểu đồ sử dụng với tần suất thấp Còn phương pháp biểu đồ định vị, đường đẳng trị, phương pháp đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp phân tầng màu, phương pháp nền định lượng không được sử dụng trong các lược đồ này.
Bảng 3: Số lần xuất hiện của mỗi phương pháp trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
Phương pháp Số lần xuất hiện % tần suất
Phương pháp biểu đồ định vị 0 0
Phương pháp kí hiệu dạng đường 12 58.1
Phương pháp đường đẳng trị 0 0
Phương pháp đường chuyển động 0 0
Phương pháp nền chất lượng 1 3.2
Phương pháp vùng phân bố 6 19.4
Phương pháp bản đồ biểu đồ
Phương pháp bản đồ mật độ
Phương pháp phân tầng màu 0 0
Phương pháp nền định lượng 0 0
2.1.4 Nhận xét chung hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
2.1.4.1: Đặc điểm chung của hệ thống kí hiệu
Hệ thống kí hiệu trong lược đồ SGK địa lý 12 cải cách ít đa dạng, các loại kí hiệu bao gồm cả kí hiệu điểm, tuyến, diện Sử dụng cả kí hiệu hình học, kí hiệu nghệ thuật, kí hiệu chữ, biểu đồ, sự kết hợp giữa các loại kí hiệu Trong đó kí hiệu hình học được sử dụng nhiều thể hiện các loại khoáng sản, trung tâm công nghiệp, thành phố.Kí hiệu kết hợp nhiều là kí hiệu hình học và kí hiệu chữ để tăng khả năng biểu hiện của kí hiệu.
Biến trị thị giác của kí hiệu như hình dạng, cấu trúc hình vẽ, kích thước, hướng được sử dụng
Kí hiệu biểu hiện cùng một đối tượng địa lý trên lược đồ không thống nhất Có những đối tượng cùng nội dung địa lý tác giả dùng 2 hình thức kí hiệu khác nhau.
Bảng 4: Những kí hiệu khác nhau của cùng đối tượng địa lý đã dùng trong lược đồ SGK địa lý lớp 12 cải cách
Tên lược đồ vàng Kẽm
Bãi cá Bãi tôm Cây ăn quả
Các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở
Cùng một kí hiệu nhưng tên gọi không thống nhất như kí hiệu ( ) nhưng ở lược đồ Miền núi và Trung du Phía Bắc chú thích hải cảng, Lược đồ Đông Nam Bộ chú thích cảng, lược đồ Các tỉnh Duyên hải Miền Trung chú thích cảng biển, hay kí hiệu ( ) ở lược đồ Khoáng sản Việt Nam chú thích là hơi đốt, ở lược đồ Đông Nam
Bộ chú thích là khí đốt.
Kí hiệu sử dụng hầu hết là các kí hiệu phi tỉ lệ.
2.1.4.2 Đặc điểm phương pháp biểu hiện
Phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu dạng đường được sử dụng nhiều nhưng phương pháp chính để biểu hiện đối tượng là phương pháp kí hiệu còn phương pháp kí hiệu dạng đường chủ yếu để biểu hiện các yếu tố cơ sở địa lý như địa giới, sông ngòi
Phương pháp kí hiệu dùng kí hiệu điểm bao gồm kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu trực quan kết hợp với cấu trúc hình vẽ và màu sắc đen trắng, kết hợp giữa kí hiệu hình học và kí hiệu chữ nhằm tăng khả năng biểu hiện của kí hiệu.
Phương pháp nền chất lượng dùng kí hiệu diện kết hợp với cấu trúc hình vẽ Kí hiệu diện được sử dụng đó là nền kẻ vạch và nền điểm chấm Việc dùng nền kẻ vạch và điểm chấm đã giảm tính trực quan của lược đồ, khó quan sát, khả năng biểu hiện các đối tượng khác bị hạn chế.
Phương pháp vùng phân bố sử dụng kí hiệu nghệ thuật như hình ( ) thể hiện vùng trồng chè, hình ( ) thể hiện vùng trồng cà phê Sử dụng kí hiệu diện kết hợp với cấu trúc hình vẽ, màu đen trắng Vùng được thể hiện có ranh giới rõ , tương đối rõ hoặc không có ranh giới như trong lược đồ Các tỉnh Duyên hải Miền Trung vùng bãi cá, bãi tôm có ranh giới rõ ràng, còn vùng rừng có giá trị kinh tế và vùng nông nghiệp tập trung không có ranh giới.
Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
2.2.1 Số lượng, phân loại lược đồ
Sách giáo khoa Địa lí 12 phân ban tăng cường rất nhiều lược đồ để vừa minh hoạ kiến thức trong sách giáo khoa, vừa là nguồn tri thức bổ sung cho kênh chữ.
Tất cả có 26 lược đồ
Lược đồ trong sách giáo khoa Địa lý 12 phân ban chia làm 4 nhóm
- Nhóm lược đồ hành chính, chính trị: gồm 2 lược đồ
+ Lược đồ hành chính Việt Nam
+ Lược đồ các nước Đông Nam Á
- Nhóm lược đồ tự nhiên: gồm 7 lược đồ
+ Lược đồ cấu trúc địa chất
+ Lược đồ vùng biển Việt Nam trong biển Đông
+ Lược đồ gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam á
+ Lược đồ gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á
+ Lược đồ các miền địa lí tự nhiên
- Nhóm lược đồ dân cư và kinh tế: gồm 8 lược đồ
+ Lược đồ Phân bố dân cư
+ Lược đồ Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng, năm 2005
+ Lược đồ Tỉ lệ hộ nông thôn có thu nhập chủ yếu từ nông, lâm, thuỷ sản năm 2006
+ Lược đồ Công nghiệp chung
+ Lược đồ Công nghiệp năng lượng
+ Lược đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Nhóm lược đồ vùng kinh tế: gồm 9 lược đồ
+ Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu của trung du và miền núi Bắc Bộ + Lược đồ kinh tế Đồng bằng Sông Hồng
+ Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ
+ Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu ở Duyên hải miền Trung
+ Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu về nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên
+ Lược đồ các bậc thang thuỷ điện trên Tây nguyên
+ Lược đồ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
+ Lược đồ các loại đất chính ở Đồng bằng Sông Cửu Long
+ Lược đồ các vùng kinh tế trọng điểm
Như vậy lược đồ trong sách giáo khoa địa lý phân ban tăng gấp 8 lần về số lượng so với sách giáo khoa địa lý cải cách Và được phân thành 4 chủ đề, nhiều hơn 1 chủ đề so với sách giáo khoa địa lý cải cách
2.2.2 Hệ thống kí hiệu trong các lược đồ
Trong SGK địa lý 12 phân ban việc sử dụng hệ thống kí hiệu khá thống nhất giữa các nhóm lược đồ
Hệ thống kí hiệu sử dụng trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban rất phong phú, đa dạng: gồm kí hiệu điểm, tuyến, diện
Sử dụng các kí hiệu hình học, đồ hoạ kết hợp với màu sắc, cấu trúc khác nhau tạo nên hệ thống kí hiệu phong phú để biểu thị các đối tượng địa lý khác nhau về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực, phân bố của chúng
Sau đây là bảng thống kê những biến trị thị giác của các kí hiệu điểm, tuyến diện được sử dụng trong lược đồ
Bảng 5: Biến trị thị giác của kí hiệu
Các loại kí hiệu Điểm Tuyến Diện
Cấu trúc hình vẽ Độ sáng Không không
Các kí hiệu nghệ thuật, kí hiệu chữ, màu sắc, kí hiệu hình học, vec tơ, biểu đồ đều được sử dụng
Kí hiệu tượng trưng:Loại kí hiệu này được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban Ví dụ: Biểu thị ngành công nghiệp cơ khí bằng hình bánh xe ( ), ngành sản xuất hàng tiêu dùng bằng hình cái quạt ( ), vùng cây ăn quả biểu thị bằng hình quả cam ( )
Kí hiệu tượng hình như vùng nuôi trâu vẽ con trâu ( ), vùng nuôi bò vẽ con bò ( )
- Kí hiệu hình học: được sử dụng nhiều để biểu thị các đối tượng địa lý như biểu thị các mỏ khoáng, các trung tâm công nghiệp Ví dụ hình tam giác ( ) là sắt, hình chữ nhật ( ) là đồng, hình vuông ( ) là than Các hình học khác nhau kết hợp với cấu trúc bên trong để thể hiện phong phú các đối tượng địa lý Ví dụ các hình vuông có gạch chéo ( ) là cát thuỷ tinh, hình tròn tô nửa đen nửa trắng ( ) là vàng,
- Kí hiệu chữ kết hợp với các dạng hình học để biểu hiện các đối tượng như: chữ A có vòng tròn ở ngoài là khai thác apatit, Các chữ số được dùng để biểu thị độ cao đỉnh núi, biểu thị độ sâu của đáy biển
- Màu sắc: sử dụng màu sắc khác nhau để biểu thị các đối tượng khác nhau, dùng màu trong cùng một gam màu để biểu thị số lượng, chất lượng khác nhau của các đối tượng địa lý, hay sử dụng độ đậm nhạt của cùng một màu Ví dụ trong lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu về nông, lâm nghiệp của Tây Nguyên màu vàng là vùng trồng cây lương thực, màu da cam là vùng trồng cây công nghiệp, màu xanh là vùng rừng, hay trong lược đồ Địa hình màu sắc càng đậm thể hiện độ cao địa hình càng lớn
- Các biểu đồ như biểu đồ tròn, biểu đồ cột được sử dụng để biểu thị các đối tượng và giá trị của đối tượng.
- Véc tơ được sử dụng thể hiện các đối tượng chuyển động như hướng gió, hướng bão
Sự kết hợp phong phú giữa các loại kí hiệu tăng thêm số lượng kí hiệu và khả năng biểu hiện của kí hiệu
- Kết hợp giữa kí hiệu hình học với kí hiệu hình học Ví dụ các hình học thể hiện các mỏ khoáng sản khi kết hợp với vòng tròn bên ngoài đã biểu hiện cho các ngành khai thác khoáng sản: khai thác sắt, khai thác đồng,
- Kết hợp giữa kí hiệu hình học với màu sắc Ví dụ hình lục giác màu đen ( ) là luyện kim đen, hình lục giác màu đỏ ( ) là luyện kim màu,
- Kết hợp giữa kí hiệu nghệ thuật với kí hiệu màu sắc Ví dụ cùng một hình dạng kí hiệu nhưng sử dụng màu sắc khác nhau thể hiện cho các đối tượng khác nhau: chế biến lương thực, chế biến thuỷ, hải sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi, sân bay nội địa, sân bay quốc tế,
Các kí hiệu tỉ lệ và kí hiệu phi tỉ lệ đều được sử dụng trong hệ thống lược đồ SGK địa lý 12 phân ban Ví dụ: kí hiệu tỉ lệ là chiều dài các con sông, chiều dài đường giao thông, và các đối tượng phân bố theo diện như đất, rừng Kí hiệu phi tỉ lệ là các dạng hình học biểu hiện các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp, sân bay, hải cảng
2.2.3 Hệ thống các phương pháp biểu hiện lược đồ
Các phương pháp biểu hiện trong hệ thống lược đồ SGK địa lý 12 phân ban phong phú, mỗi phương pháp được sử dụng để biểu hiện đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực, hình dạng, vị trí và sự phân bố của đối tượng.
Bảng 6: Tình hình sử dụng các phương pháp biểu hiện trong từng lược đồ
Nhóm lược đồ Tên lược đồ Các phương pháp biểu hiện
Tự nhiên Cấu trúc địa chất X X X Địa hình X X X
Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông
Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á
Các miền địa lý tự nhiên X X X
Dân cư và kinh Phân bố dân cư X X X
Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng năm 2005
Tỉ lệ hộ nông thôn có thu nhập chủ yếu từ nông, lâm , thuỷ sản năm 2006
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Vùng Khai thác một số X X X X thế mạnh chủ yếu của Trung du và
Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của vùng Bắc
Khai thác một số thế mạnh ở duyên hải Nam Trung Bộ
Khai thác một số thế mạnh về nông, lâm nghiệp ở Tây nguyên
Các bậc thang thuỷ điện trên Tây
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Các loại đất chính ở đồng bằng Sông
Các vùng kinh tế trọng điểm X X X
2.2.4 Đặc điểm chung của hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
2.2.4.1.Đặc điểm hệ thống kí hiệu
Hệ thống kí hiệu trong lược đồ SGK địa lý 12 phân ban được sử dụng thống nhất, không có trường hợp cùng một đối tượng nhưng ở các lược đồ khác nhau lại sử dụng kí hiệu khác nhau
Màu sắc được sử dụng làm tăng khả năng biểu hiện, tăng tính trực quan và tính thẩm mỹ cho lược đồ Màu sắc được sử dụng để thể hiện các đối tượng phân bố theo diện, sự thay đổi của màu sắc thể hiện số lượng, chất lượng của đối tượng tốt hơn, giúp quan sát dễ hơn, phát hiện đối tượng nhanh hơn Mặt khác dùng nền màu có thể kết hợp với kí hiệu điểm, tuyến, mà không bị che lấp như sử dụng nền kẻ vạch, khả năng kết hợp giữa các phương pháp biểu hiện tốt hơn Bên cạnh đó kí hiệu điểm, tuyến khi kết hợp với màu sắc sẽ tăng thêm khả năng biểu hiện được nhiều đối tượng, nhiều đặc tính hơn.
Kí hiệu tượng hình, tượng trưng được sử dụng phổ biến giúp học sinh dễ nhận biết đối tượng như vẽ hình con trâu, con bò thể hiện vùng chăn nuôi trâu, bò Hình máy bay thể hiện cho sân bay, hình cái neo thể hiện cho hải cảng
So sánh hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện của sách giáo khoa địa lý 12 cải cách và sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
- Sử dụng các loại kí hiệu bao gồm cả kí hiệu điểm, tuyến, diện Biến trị thị giác của kí hiệu phong phú bao gồm hình dạng, hướng, cấu trúc hình vẽ, độ sáng, kích thước
- Cùng dùng các kí hiệu tuyến để thể hiện đường địa giới, sông ngòi, đường giao thông
- Dùng kí hiệu hình học để biểu thị các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, thành phố.
- Dùng kí hiệu nghệ thuật như biểu thị sân bay, cảng biển, các vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi
2.3.1.2.Hệ thống phương pháp biểu hiện
- Các phương pháp cùng được sử dụng là phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu dạng đường, phương pháp nền chất lượng, phương pháp bản đồ biểu đồ, phương pháp bản đồ mật độ, phương pháp vùng phân bố.
Lược đồ trong SGK địa lý 12 phân ban sử dụng hệ thống kí hiệu có nhiều thay đổi so với SGK địa lý 12 cải cách
Bảng 8: Hệ thống kí hiệu trong sách giáo khoa địa lý 12 Đối tượng biểu hiện
SGK địa lý 12 cải cách SGK địa lý 12 phân ban
Các yếu tố tự nhiên
-Khoáng sản - Khoáng sản Đồng
- Dùng kẻ vạch để thể hiện các yếu tố phân bố theo diện
Ti tan Cát thuỷ tinh Sắt
- Dùng nền màu thể hiện đối tượng phân bố theo diện
Nhà máy thuỷ điện dự kiến
1 Các Trung tâm công nghiệp
2.Khai thác khoáng sản Khai thác than
Khai thác titan Khai thác cát thuỷ tinh Khai thác vàng
Nhà máy nhiệt điện dự kiến
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Các yếu tố giao thông, hành chính
• Số lượng kí hiệu có sự thay đổi giữa hai sách giáo khoa
+ Khoáng sản: Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách dùng kí hiệu biểu hiện 21 loại khoáng sản, trong đó SGK Địa lý 12 phân ban biểu hiện 13 loại khoáng sản.
+ SGK địa lý 12 phân ban thể hiện nhiều yếu tố tự nhiên hơn Sách giáo khoa cải cách thể hiện khoáng sản (21 kí hiệu), sinh vật (3 kí hiệu), sông ngòi Còn sách giáo khoa phân ban thể hiện khoáng sản (13 kí hiệu); địa hình (12 kí hiệu); địa chất (6 kí hiệu); sông hồ, khí hậu (8 loại kí hiệu); đất đai (5 kí hiệu); sinh vật (2 kí hiệu) Như vậy sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ thể hiện 3 nhóm yếu tố tự nhiên còn sách giáo khoa đại lý 12 phân ban thể hiện 7 nhóm yếu tố tự nhiên.
+ Về công nghiệp: sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ có 13 kí hiệu thể hiện trung tâm công nghiệp ( 4 cấp kí hiệu), các ngành công nghiệp (8 kí hiệu) và thể hiện nhà máy điện (4 kí hiệu)
Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban xây dựng tới 38 kí hiệu nhiều hơn gần 3 lần so với sách cải cách để thể hiện trung tâm công nghiệp (5cấp kí hiệu), các ngành khai thác khoáng sản (13 kí hiệu), các ngành công nghiệp (19 kí hiệu), ngành điện (7 kí hiệu)
+ Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: sách giáo khoa địa lý 12 cải cách sử dụng 10 kí hiệu thể hiện các vùng sản xuất nông nghiệp Còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng 16 kí hiệu thể hiện phong phú hơn các ngành sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi
+ Thể hiện trung tâm du lịch trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ để chung
1 cấp còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban chia làm 3 cấp: điểm du lịch, trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm du lịch vùng.
+ Các yếu tố tài nguyên du lịch trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách không có, trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có 11 kí hiệu trong hai nhóm tài nguyên chính: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Các yếu tố giao thông hành chính
+ Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách sử dụng ít kí hiệu, có 5 kí hiệu thể hiện đường giao thông, sân bay, hải cảng, thủ đô Còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng nhiều kí hiệu hơn, có 14 kí hiệu thể hiện các đơn vị hành chính, đường giao thông, ranh giới hành chính, sân bay, hải cảng.
Như vậy sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có số lượng kí hiệu nhiều hơn, phong phú hơn sách giáo khoa địa lý 12 cải cách Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách có tất cả
54 kí hiệu , còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng 125 kí hiệu cho tất cả các ngành do vậy thể hiện được nhiều nội dung hơn, dung lượng lược đồ vì thế nhiều hơn.
• Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có sự kết hợp các loại kí hiệu đa dạng hơn.
- Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban kết hợp nhiều loại kí hiệu để thể hiện đa dạng các đối tượng địa lý trên lược đồ Trên cùng lược đồ có thể kết hợp nhiều loại kí hiệu cả kí hiệu điểm, tuyến, diện Mỗi loại kí hiệu lại sử dụng nhiều dạng kí hiệu Như Lược đồ Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của trung du và Miền núi Bắc Bộ Sử dụng kí hiệu hình học kết hợp cấu trúc hình vẽ và màu sắc thể hiện các đối tượng phân bố theo điểm như các ngành khai thác khoáng sản, ngành công nghiệp, trung tâm công nghiệp, cửa khẩu , dùng kí hiệu diện kết hợp màu sắc biểu hiện các loại đất theo mục đích sử dụng, dùng kí hiệu nghệ thuật thể hiện vùng sản xuất nông nghiệp như vùng trồng chè, cây ăn quả, hồi, quế, vùng chăn nuôi trâu, bò ; dùng kí hiệu đường, đường cong, kết hợp cấu trúc hình vẽ và màu sắc thể hiện đường giao thông, ranh giới hành chính
- Ở sách giáo khoa địa lý 12 cải cách việc kết hợp giữa kí hiệu diện và kí hiệu điểm, tuyến khó khăn do sử dụng nền kẻ vạch và điểm chấm màu đen đã hạn chế việc kết hợp giữa các loại kí hiệu
• Trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng nhiều biến trị thị giác của kí hiệu bản đồ biểu hiện nhiều đặc tính hơn: Sử dụng 6 biến trị thị giác
- Sách giáo khoa Địa lý 12 phân ban sử dụng 6 biến trị thị giác và sự kết hợp của kí hiệu phản ánh được tất cả các đặc tính: sự phân bố, số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của sự vật, hiện tượng địa lý Như cùng là kí hiệu hình học thể hiện khoáng sản nhưng trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ thể hiện sự phân bố và chủng loại khoáng sản trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban ngoài thể hiện sự phân bố và chủng loại còn thể hiện chất lượng, số lượng của khoáng sản thông qua kích thước khác nhau của kí hiệu Hay kí hiệu thể hiện nhà máy điện trong sách giáo khoa địa lý
12 cải cách chỉ thể hiện sự phân bố của nhà máy chứ không thể hiện được công suất của nhà máy điện như sách giáo khoa địa lý 12 phân ban.
• Trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng nhiều kí hiệu nghệ thuật (tượng hình, tượng trưng) làm tăng tính trực quan
Những xu hướng biến đổi trong ngôn ngữ bản đồ ở sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
- Dùng nhiều loại kí hiệu hơn
+ Sử dụng cả kí hiệu điểm, tuyến, diện: Kí hiệu điểm có 51 kí hiệu thể hiện các đối tượng phân bố theo điểm như trung tâm công nghiệp, mỏ khoáng sản, nhà máy, sân bay, bến cảng Kí hiệu tuyến có 15 kí hiệu biểu hiện đường giao thông, ranh giới hành chính, dãy núi, kí hiệu vec tơ có 8 kí hiệu thể hiện hướng gió, đường di chuyển của bão, dòng biển, Kí hiệu diện có 37 kí hiệu biểu hiện dạng địa hình, vùng sản xuất nông nghiệp, các loại đất phân theo mục đích sử dụng
+ Sử dụng cả kí hiệu hình học, kí hiệu nghệ thuật, kí hiệu chữ, số, các dạng biểu đồ, màu sắc
Kí hiệu hình học có 25 kí hiệu biểu hiện các mỏ khoáng sản, ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch
Kí hiệu nghệ thuật có 46 kí hiệu như vẽ hình máy bay, hình cái neo, hình con trâu, con bò, hình quả cam thể hiện cho sân bay, hải cảng, vùng chăn nuôi trâu bò, trồng cây ăn quả
Kí hiệu chữ thường kết hợp với kí hiệu hình học biểu thị các ngành khai thác khoáng sản.
Kí hiệu số để đánh số đường, độ cao, độ sâu, giá trị đường đẳng áp
Màu sắc được sử dụng rộng rãi trên tất cả các lược đồ Màu sắc kết hợp với các loại kí hiệu hình học, nghệ thuật để biểu thị các đối tượng khác nhau Độ bão hoà màu thể hiện các đối tượng phân bố theo diện
Các dạng biểu đồ như biểu đồ tròn thể hiện giá trị của một vùng nào đó
+ Dựa vào tỉ lệ có cả kí hiệu tỉ lệ và kí hiệu phi tỉ lệ
Kí hiệu phi tỉ lệ được sử dụng nhiều hơn biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm như các ngành công nghiệp Kí hiệu nghệ thuật cũng là kí hiệu phi tỉ lệ
Kí hiệu theo tỉ lệ là chiều dài sông ngòi, đường giao thông, các đối tượng phân bố theo diện
- Mỗi loại dùng nhiều dạng hơn
Kí hiệu điểm dùng nhiều dạng kí hiệu hình học như hình tròn, hình thang, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi kết hợp với cấu trúc hình vẽ và màu sắc
Kí hiệu tuyến dùng cả dạng đường thẳng, đường cong, kí hiệu vec tơ kết hợp cấu trúc hình vẽ, màu sắc
Kí hiệu diện sử dụng màu sắc, độ bão hoà màu, dùng kí hiệu nghệ thuật biểu thị vùng phân bố một đối tượng nông nghiệp
- Có sự kết hợp phong phú hơn giữa các loại kí hiệu với nhau Trên cùng lược đồ sử dụng nhiều loại kí hiệu và nhiều dạng kí hiệu, sử dụng cả kí hiệu điểm, tuyến, diện, cả kí hiệu hình học, kí hiệu nghệ thuật, màu sắc và chữ cái Giữa các loại kí hiệu lại có sự kết hợp tạo nên sự phong phú của kí hiệu: kết hợp màu sắc với các loại kí hiệu khác, kết hợp chữ cái với kí hiệu hình học
- Sử dụng nhiều biến trị thị giác hơn: Sử dụng 6 biến trị thị giác của kí hiệu bao gồm hình dạng, hướng, màu sắc, cấu trúc hình vẽ, độ sáng, kích thước.
- Kích thước nhỏ hơn: Kí hiệu đường dùng lực nét nhỏ hơn, kí hiệu điểm kích thước nhỏ hơn
- Thiết kế hình dạng kí hiệu đẹp, thống nhất ở các bản đồ, tăng cường sử dụng kí hiệu nghệ thuật để tăng tính trực quan Hệ thống kí hiệu trong toàn bộ lược đồ trong sách giáo khoa có sự đồng nhất Màu sắc được sử dụng nhiều giúp tăng tính trực quan, tăng tải trọng bản đồ.
- Sử dụng nhiều phương pháp biểu hiện hơn
Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ sử dụng 6 phương pháp biểu hiện: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu dạng đường, phương pháp vùng phân bố, phương pháp bản đồ mật độ, phương pháp nền chất lượng và phương pháp bản đồ biểu đồ Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng tới 10 phương pháp biểu hiện: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu dạng đường, phương pháp vùng phân bố, phương pháp biểu đồ định vị, phương pháp bản đồ biểu đồ, bản đồ mật độ, phương pháp đường chuyển động, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp phân tầng màu, phương pháp nền định lượng.
- Dùng những phương pháp mới:
Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng phương pháp mới là Phương pháp phân tầng màu thể hiện phân tầng địa hình và phân tầng độ sâu Và phương pháp nền định lượng biểu hiện mật độ dân số.
- Một số phương pháp biểu hiện được nhiều đặc tính của đối tượng hơn như Phương pháp kí hiệu dạng đường trong SGK địa lý 12 cải cách chỉ thể hiện vị trí, hình dạng, sự phân bố đối tượng Trong khi đó SGK địa lý 12 phân ban thể hiện được cả vị trí, hình dạng, số lượng, chất lượng, cấu trúc, hướng phân bố đối tượng.
Hay phương pháp bản đồ biểu đồ trong SGK địa lý 12 cải cách chỉ biểu hiện số lượng, sự phân bố đối tượng còn SGK địa lý 12 phân ban thể hiện cả số lượng, chất lượng, cấu trúc, sự phân bố đối tượng
- Sự kết hợp giữa các phương pháp trên bản đồ được mở rộng phong phú hơn Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách kết hợp ít các phương pháp biểu hiện thường chỉ 2-3 phương pháp trong đó 1 phương pháp chính, một đến hai phương pháp phụ biểu hiện yếu tố cơ sở.
Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban kết hợp nhiều phương pháp biểu hiện, có những lược đồ kết hợp tới 4 phương pháp trong đó số lượng các phương pháp chính cũng nhiều hơn, có thể có tới 2-3 phương pháp chính biểu hiện nhiều đối tượng địa lý đối tượng địa lý.
Sự kết hợp giữa các phương pháp cũng được mở rộng phong phú hơn Không chỉ kết hợp giữa các phương pháp sử dụng loại kí hiệu khác nhau để phân biệt các đối tượng thể hiện mà còn kết hợp cả những phương pháp sử dụng cùng loại kí hiệu như kết hợp phương pháp vùng phân bố với phương pháp nền chất lượng,
Đánh giá ưu điểm và hạn chế của kí hiệu và phương pháp biểu hiện của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý
2.5.1 Lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
- Sử dụng nhiều kí hiệu tượng hình, tượng trưng giúp nhận biết đối tượng nhanh
- Biểu hiện vùng phân bố không có ranh giới rõ ràng nên việc xác định giới hạn vùng khó khăn, vị trí phân bố các đối tượng địa lý do đó cũng không chính xác
- Dùng kí hiệu kẻ vạch nên nhận biết đối tượng khó
- Giữa hai mức độ của kí hiệu không có sự phân biệt rõ ràng do đó việc so sánh các đối tượng về số lượng, chất lượng gặp nhiều khó khăn
- Tính thống nhất của kí hiệu thấp gây khó khăn trong sử dụng lược đồ
- Khả năng biểu hiện của phương pháp bị hạn chế, chủ yếu biểu hiện sự phân bố và số lượng, chất lượng của đối tượng là chính
- Khả năng kết hợp các phương pháp không cao
2.5.2 Lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban
- Dùng kí hiệu màu tăng tính trực quan và tính thẩm mỹ cho lược đồ
- Kí hiệu có tính thống nhất cao tạo thuận lợi trong việc đọc kí hiệu và sử dụng lược đồ
- Tăng cường kí hiệu tượng hình tượng trưng giúp tăng tính trực quan, nhận biết đối tượng nhanh
- Có sự kết hợp giữa các loại kí hiệu phong phú
- Thiết kế hình dạng đẹp, tính thẩm mỹ và tính sư phạm cao
- Khả năng biểu hiện của từng phương pháp được mở rộng, phản ánh được nhiều đặc trưng của đối tượng hơn
- Kết hợp nhiều phương pháp biểu hiện
- Sử dụng phương pháp mới biểu hiện đặc tính đối tượng
- Kí hiệu đa số vẫn là kí hiệu phi tỉ lệ
- Sử dụng nhiều bậc số lượng trong thang cấp bậc gây khó khăn khi đọc nội dung lược đồ như Lược đồ Phân bố dân cư thể hiện tới 6 mức độ của mật độ dân số
- Kết hợp nhiều phương pháp biểu hiện đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức bản đồ mới khai thác hết được nội dung lược đồ
Những điểm cần chú ý khi sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 55 1 Những khó khăn khi sử dụng lược đồ ở sách giáo khoa địa lý
-Do hạn chế khổ giấy nên lược đồ trong sách giáo khoa mang tính khái quát hoá cao, độ chính xác toán học vì thế giảm xuống
- Giữa hai mức độ của kí hiệu không có sự phân biệt rõ ràng do đó việc so sánh các đối tượng về chất lượng, số lượng gặp nhiều khó khăn
- Lược đồ tự nhiên và kinh tế vùng, ngành cung cấp kiến thức rất nhiều gây khó khăn cho học sinh trong qua trình khai thác kiến thức chính của bài.
2.6.2 Những thuận lợi khi sử dụng lược đồ ở sách giáo khoa địa lý
- Tính trực quan cao nhờ sử dụng màu, sử dụng nhiều kí hiệu tượng hình, tượng trưng nên dễ dàng sử dụng
- Tính khái quát hoá cao nên quan sát lược đồ nhanh và dễ dàng
- Học sinh dễ dàng so sánh, nhận biết tính chất của đối tượng do các phương pháp thể hiện đã thể hiện rõ tính chất các đối tượng trên bản đồ không những về số lượng, chất lượng mà cả về hướng di chuyển, động lực và cấu trúc của đối tượng
- Có hệ thống kinh vĩ tuyến nên dễ dàng trong xác định vị trí của đối tượng
- Màu sắc đẹp, tính thẩm mỹ cao thu hút được sự chú ý của học sinh Học sinh cảm thấy hứng thú khí làm việc với lược đồ
- Dung lượng kiến thức trong lược đồ lớn nên giá trị sử dụng lớn Một lược đồ có thể được sử dụng cho nhiều bài cũng như áp dụng vào thực tế
- Lược đồ được xây dựng là một kho tri thức nên kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức mà kênh chữ chưa trình bày
- Giúp đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng phương pháp mới vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
- Lược đồ trong sách giáo khoa xây dựng hệ thống kí hiệu giống với kí hiệu bản đồ trong atlat tạo thuận lợi trong sử dụng kết hợp với atlat
2.6.3 So sánh lược đồ trong sách giáo khoa với attlat địa lý
- Nhiều lược đồ trong sách giáo khoa có nội dung và phương pháp biểu hiện giống với bản đồ trong atlat Bản đồ Khí hậu, phân bố dân cư, Công nghiệp chung, Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, giao thông, du lịch, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng kết hợp với atlat lúc làm bài tập ở nhà
- Bản đồ trong atlat có độ chi tiết cao hơn, thể hiện nhiều nội dung hơn lược đồ trong sách giáo khoa giúp bổ sung những nội dung mà do hạn chế bởi khổ giấy in và độ khái quát của lược đồ mà đã bị lược bớt.
- Tuy nhiên lược đồ trong sách giáo khoa cập nhật số liệu mới hơn, số liệu được sử dụng là số liệu từ năm 2005 đến nay còn số liệu sử dụng trong atlat là số liệu năm
- Phần lược đồ vùng kinh tế trong sách giáo khoa phân vùng chi tiết hơn, thể hiện nội dung đặc trưng cho từng vùng còn atlat thể hiện kết hợp một số vùng với nhau như Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Vì vậy khi sử dụng kết hợp với atlat học sinh vừa có điều kiện phân tích từng vùng, vừa có thể so sánh các vùng với nhau để tìm ra đặc trưng nổi bật của từng vùng trong cả nước.
PHẦN KẾT LUẬN
Sử dụng bản đồ giáo khoa địa lý trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình dạy học địa lý, vì vậy người giáo viên cần nắm vững kiến thức về bản đồ.
Sách giáo khoa mới xuất bản năm 2007, ngôn ngữ bản đồ có nhiều thay đổi so với sách giáo khoa xuất bản trước đó, điều đó gây một số khó khăn, thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tiếp cận với lược đồ trong sách giáo khoa mới.
Qua quá trình tìm hiểu thực hiện đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra với kết quả đạt được là:
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đã phân tích tổng quát về hệ thống lược đồ trong hai cuốn sách giáo khoa trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể về kí hiệu và phương pháp biểu hiện lược đồ trong hai cuốn sách giáo khoa này.
Hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có sự thay đổi khá lớn:
- Số lượng kí hiệu và phương pháp biểu hiện tăng lên
- Sử dụng nhiều loại kí hiệu hơn, trong mỗi loại lại sử dụng nhiều dạng hơn
- Kết hợp phong phú các loại kí hiệu
- Kết hợp nhiều phương pháp biểu hiện
- Sử dụng các phương pháp biểu hiện mới
- Phương pháp biểu hiện phản ánh được nhiều đặc tính của đối tượng
Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa ngày càng có mối quan hệ mật thiết với bản đồ trong atlat Lược đồ trong sách giáo khoa sử dụng cùng hệ thống kí hiệu với atlat tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng kết hợp lược đồ trong sách giáo khoa và atlat, qua đó giáo viên có thể tăng cường sử dụng atlat trong dạy học và ra bài tập về nhà cho học sinh.
Qua đề tài này tôi nhận thấy: Muốn sử dụng tốt phương pháp dạy học bằng bản đồ đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, vững vàng, thường xuyên cập nhật hóa, có như vậy mới phát hiện sự thay đổi trong ngôn ngữ bản đồ, để củng cố lại kiến thức bản đồ, và hướng dẫn cho học sinh khai thác được lược đồ một cách tốt nhất
Do vậy, trong khâu soạn giáo án, việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, các tài liệu khác và các bản đồ cần sử dụng trong dạy học là rất cần thiết, để lường trước những tình huống có thể xảy ra, chúng ta cần chủ động xử lý, tìm câu trả lời đúng và sử dụng có hiệu quả bản đồ trong dạy học, tạo nên không khí sinh động trong lớp học Bài giảng của giáo viên sẽ đạt chất lượng cao, học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, thực hiện được phong cách dạy học: thầy chủ đạo- trò chủ động.
Với những kết quả nêu trên, đề tài còn có những hạn chế nhất định đó là do thời gian có hạn nên khi tìm hiểu sự thay đổi ngôn ngữ bản đồ của lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban chưa đi sâu phân tích được hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện, lấy ví dụ minh hoạ cho từng lược đồ mà chỉ dừng ở mức độ khái quát (phát hiện ra vấn đề).
Việc cung cấp kiến thức bản đồ có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy và học tập môn địa lý Trong thời gian tới trong thi đại học có câu hỏi yêu cầu vẽ lược đồ Việt Nam, do đó cả giáo viên và học sinh phải tích cực sử dụng lược đồ trong quá trình giảng dạy và học tập, thường xuyên rèn luyện kĩ năng bản đồ và củng cố kiến thức về bản đồ Vì thế, việc nghiên cứu lược đồ trong sách giáo khoa không chỉ dừng ở đây mà cần phải nghiên cứu sâu hơn về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện để nắm chắc kiến thức bản đồ, từ đó tìm ra được phương pháp khai thác và sử dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập địa lý
Với khoảng thời gian không nhiều, trình độ hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được bổ sung, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lâm Quang Dốc- Bản đồ giáo khoa, NXB đại học sư phạm 2003
2 Lâm Quang Dốc - Hướng dẫn sử dụng atlat địa lí Việt Nam, NXB Đại học sư phạm
3 Lê Huỳnh- Bản đồ học, NXB Giáo dục 1999
4 Lê Huỳnh- Lê Ngọc Nam: Bản đồ học chuyên đề, NXB Giáo dục 2003
5 Lê Văn Tin- Bài giảng chuyên đề Bản đồ giáo khoa địa lý, Huế 2002
6 Mai Xuân San- Rèn luyện kĩ năng địa lý, NXB Giáo dục 1999
7 Nguyễn Thuý Vinh- Lê Văn Tin: Giáo trình Bản đồ học đại cương, Huế 2001
8 K.A.Xalisep - Bản đồ học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2005
9 Thông báo khoa học, trường Đại học sư phạm Hà nội, số 5.1992
10.SGK địa lý 12 chương trình không phân ban, Bộ giáo dục và đào tạo, 2008
11.SGK địa lý 12 chương trình phân ban, Bộ giáo dục và đào tạo, 1999