Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
99,5 KB
Nội dung
Luận văn Đềtài: Bước tiếnmớitrongtưduylýluậncủađảngvềtưtưởngHồChíMinhtừđạihộiVIIđếnđạihội I ……… , tháng … năm ……. 1 MỤC LỤC Phần thứ nhất. 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích yêu cầu 5 3. Đối tượng nghiên cứu 9 4 Phương pháp nghiên cứu 15 5. Phạm vi nghiên cứu 17 2 PHẦN THỨ NHẤT 1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI:Đạihộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIIcủaĐảng (6-1991) đã trân trọng ghi vào cương lĩnh và điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChíMinh làm nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một quyết định có tầm lịch sử, chẳng những có ý nghĩa tuyên ngôn trong cuộc đấu tranh bảo vệtưtưởngHồChíMinh trước sự phủ định của các thế lực thù địch và bọn cơ hội mà còn đánh dấu bước phát triển quan trọngtrong nhận thức và tưduylýluậncủaĐảng ta. Cũng như chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChíMinh không phải là những giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Nghiên cứu, học tập tưtưởngHồChí Minh, một mặt là để nắm được nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản củatưtưởngHồChí Minh, mặt khác – quan trọng hơn – là để tìm cách vận dụng giá trị kim chỉ nam đó vào thực tế cuộc sống hiện nay. ĐểtưtưởngHồChíMinh thực sự trở thành kim chỉ nam cho hành động của Đảng, toàn dân thì một mặt phải đẩy mạnh việc nghiên cứu tưtưởngHồChíMinh một cách cơ bản, hệ thống ngang tầm với vị trí là nền tảng tưtưởngcủa Đảng; phải tổ chức việc học tập tưtưởngHồChíMinh một cách nghiêm túc từ trên xuống dưới nhằm vận dụng và phát triển tưtưởng đó vào thực tiễn công tác của mình; mặt khác phải tìm cách đưa tưtưởngHồChíMinh vào cuộc sống, dưới nhiều hình thức, sát hợp với trình độ mỗi tầng lớp nhân dân, có như vậy mới làm cho tưtưởngHồChíMinh thật sự giữ địa vị chỉ đạo trong đời sống chính trị - tinh thần của xã hội ta. Trong nhiều năm qua, kể từĐạihội VII, vấn đề đổi mới nhận thức và tưduylýluậncủaĐảng luôn là vấn đề được Đảng ta quan tâm. Và quá trình này được Đảng ta 3 tiến hành từ ngay Đạihội VII. Có thể nói rằng, từĐạihộiVII (6-1991) đếnĐạihội X (4-2001), quá trình đổi mới này đã hoàn thiện về căn bản. 2. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Mục đích: Giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọngcủa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh. Yêu cầu : Nắm vững được tưtưởngHồChí Minh. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: TưtưởngHồChíMinh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChíMinh là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Kết hợp phương pháp logic với so sánh, tổng hợp, phân tích, chứng minh… 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Thông qua nội dung các văn kiện ĐạihộiĐảngtừĐạihộiVII (6-1991) đếnĐạihội IX (4-2001). 4 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI “BƯỚC TIẾNMỚITRONGTƯDUYLÝLUẬNCỦAĐẢNGVỀTƯTƯỞNGHỒCHÍMINHTỪĐẠIHỘIVIIĐẾNĐẠIHỘI IX”. Đạihộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIIcủaĐảng diễn ra trong tháng 6 – 1991, có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết Đạihội VI, đánh giá những việc làm được, chưa làm được và đề ra phương hướng cho sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Ý nghĩa trọngđạicủaĐạihộiVII còn ở chỗ, đây là lần đầu tiênĐạihội thông qua cương lĩnh vạch ra những quan niệm và các phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổng định và phát triển kinh tế - xã hộiđến năm 2000. Khi đề cập “Về vấn đề Đảng”, văn kiện ĐạihộiVII và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH có những nội dung liên quan tới tưtưởngHồChí Minh: 1, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChíMinh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. 2, Cái mớitrong các văn kiện Đạihội lần này là cùng với chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đảng nêu cao tưtưởngHồChí Minh. 3, TưtưởngHồChíMinh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin trong điều kiện cụ thể của nước ta. 4, Trong thực tế, tưtưởngHồChíMinh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu củaĐảng và của dân tộc. 5 5, TưtưởngHồChíMinh là phù hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của toàn đảng, toàn dân ta. Như vậy, cùng với việc đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, ĐạihộiVII là một mốc son khẳng định một nấc thang quan trọngtrong nhận thức củaĐảngvềtưtưởngHồChí Minh. Từ đây trở đi, việc nghiên cứu tưtưởngHồChíMinh được đẩy mạnh cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Về nghiên cứu khoa học, chương trình khoa học – công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX.02 nghiên cứu vềtưtưởngHồChíMinh được triển khai từ năm 1991 với 13 đề tài và đến năm 1995 thì kết thúc. Về mặt lãnh đạo của Đảng, các Nghị quyết củaĐảngtừ sau ĐạihộiVII trở đi, ở những mức độ tiếp cận khác nhau, bằng những cách tiếp cận khác nhau, đều giới thiệu tưtưởngHồChí Minh. Trong nhiệm kỳ Đạihội VII, đáng chú ý là Nghị quyết 09-Nghị quyết/TW, ngày 18 – 02 – 1995, của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tưtưởng hiện nay” một lần nữa khẳng định: “Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChíMinh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động củaĐảng và của cách mạng Việt Nam”. Nghị quyết nhấn mạnh: “chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChíMinh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ta”. Lần đầu tiên, bộ chính trị khẳng định Chủ tịch HồChíMinh không những vận dụng một cách sáng tạo mà còn “góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lýluậnvề cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên CNXH ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Nghị quyết nhấn mạnh tưtưởngcủa Người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới. Trên cơ sở nhận định sự nghiệp đổi mới càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu, những biến 6 đổi trên thế giới càng lớn, những vấn đề đặt ra ngày càng nhiều, Bộ chính trị đã nêu ra nhiệm vụ phải làm sáng tỏ các vấn đềđể tìm lời giải đáp. Muốn đạt được những điều đó, thì việc nghiên cứu lýluận gắn với tổng kết thực tiễn càng trở nên quan trọng và cấp bách. Nghị quyết của Bộ chính trị chỉ rõ: “Khi các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tưtưởngcủaĐảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChíMinh càng là vấn đề quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tưtưởng và lýluậncủa toàn Đảng, toàn dân ta”. Đạihộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng diễn ra vào nửa sau thập niên cuối của thế kỷ XX(6 - 1996) với nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới (1986 - 1996), Đạihội rút ra sáu bài học chủ yếu, mà bài học hàng đầu là “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChí Minh”. Trong định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng ta nhấn mạnh “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChí Minh, giáo dục đào tạo đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước”. Nghị quyết củaĐảng khẳng định lại nhiều vấn đềvềtưtưởngHồChíMinh đã được nêu trong các Nghị quyết trước đây củaĐảng và nhấn mạnh việc thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChí Minh; cả việc học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ. Đồng thời coi trọng bồi dưỡng lýtưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChíMinh cho thế hệ trẻ. 7 Như vậy, kể từ sau Đạihội VII, Đạihội VIII đã có những định hướng nghiên cứu, bồi dưỡng, giáo dục tưtưởngHồChíMinhtương đối cụ thể. Công việc này được tiếp tục trong một số Nghị quyết trong chương trình toàn khóa củaĐạihội VIII. Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định: “Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lýtưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người…”. Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) BCH TW khóa VIII nêu 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ thứ ba nhấn mạnh “đổi mới công tác giáo dục trongĐảng và trong xã hộivề chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Tháng 4 – 2001, Đảng ta tiến hành Đạihộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX. Sau 10 năm kể từĐạihộiVII (1991 - 2001), chúng ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu tưtưởngHồChí Minh. 13 đề tài của CHương trình KX.02 được nghiệm thu trong hai năm (1995 - 1996). Giai đoạn 1996 – 2000, một số đề tài được bổ sung, hoặc nghiên cứu sâu hơn làm cho tưtưởngHồChíMinh trở thành một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Một số sách công cụ, tư liệu gốc của Chủ tịch HồChí Minh, như bộ sách HồChíMinh toàn tập, gồm 12 tập, HồChíMinh – Biên niên tiểu sử, gồm 10 tập, được xuất bản, khẳng định độ tin cậy cho việc nghiên cứu tưtưởngHồChí Minh. Cũng trong thời gian này, một số hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam, có những chủ đề liên quan đến việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tưtưởngHồChí Minh. Đó là Hội thảo Việt Nam học (lần 1), năm 1997, Việt Nam trong thế kỷ XX năm 2000, Việt Nam học (lần 2) năm 2004. Cùng với các hội thỏa, các nhà nghiên cứu, các chính khách, các cá nhân và các tổ chức tiến bộ trên thế giới đã cho ra mắt độc giả những công trình công phu, nghiêm túc, đầy tâm huyết vềHồChí Minh. Những thành tựu 8 nêu trên là cơ sở rất quan trọng giúp Đảng ta có một bước phát triển quan trọngtrong nhận thức và tưduylý luận. Đạihội IX khẳng định lại tính đúng đắn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại ĐạihộiVII và nhấn mạnh: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xhcn trêm nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChí Minh”. Nếu như ĐạihộiVIImớichỉ trình bày một cách đơn giản và sơ lược vềtưtưởngHồChí Minh, đó là “kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta”, thì Đạihội IX vừa làm sâu sắc thêm khái niệm, vừa chỉ rõ nguồn gốc, nội dung và giá trị củatưtưởngHồChí Minh. Nghị quyết Đạihội IX chỉ rõ: “tư tưởngHồChíMinh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tưtưởngvề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…. TưtưởngHồChíMinh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn củaĐảng và dân tộc ta”. Rõ ràng, Đạihội IX đã nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí củatưtưởngHồChí Minh. Hội nghị lần thứ năm của BCH TW khóa IX nêu rõ: “Từ Đạihội lần thứ VI củaĐảngđến nay, trình độ lýluậncủaĐảng ta có bước phát triển rõ rệt. 9 Đảng ta đã không ngừng đổi mới phương pháp tưduylý luận, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChí Minh, khắc phục bện giáo điều, chủ quan, duy ý chí, mở ra bước tiến quan trọngtrongtưduylý luận, từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện, làm cho nước ta có báo cáo phát triển ngày càng mạnh mẽ; giải đáp có căn cứ khoa học một số vấn đềvềlýluận và thực tiễn; nhận thức đầy đủ hơn về nội dung, giá trị và tầm vóc tưtưởngHồChí Minh, khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChíMinh là nền tảng tưtưởngcủa Đảng”. Trong nhiệm kỳ Đạihội IX, BCH TW Đảng ra chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27 – 3 – 2003, “Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tưtưởngHồChíMinhtrong giai đoạn mới”. Kể từ khi khởi xướng sự nghiệp đổi mới và Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChíMinh làm nền tảng tưtưởngcủaĐảng (1991), đây là lần đầu tiên Ban bí thư trung ương Đảng có chỉ thị đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tưtưởngHồChí Minh. Cuộc vận động được triển khai trên phạm vi cả nước, học tập nghiên cứu 9 chuyên đềtưtưởngHồChíMinh được nêu trongĐạihội IX. Hội nghị lần thứ chín BCH TW khóa IX (1-2004) có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là kiểm điểm nửa nhiệm kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đạihội IX của Đảng, đồng thời nêu lên những nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết củaĐạihộitrong những năm tiếp theo. Một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục tưtưởng chính trị, Nghị quyết nhấn mạnh việc thực hiện tốt chỉ thị của Ban bí thư về “đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tưtưởngHồChíMinhtrong giai đoạn mới”. Đưa việc học tập, vận dụng tưtưởngHồChíMinh thành một trong những nội dung sinh hoạt củamỗichi bộ, thành chương trình rèn luyện tu dưỡng củamỗi cán bộ Đảng viên. Mỗi cán bộ, Đảng viên không chỉ học tập, thấm nhuần tưtưởngHồChí Minh, mà còn phải vận dụng nhuần nhuyễn vào 10 [...]... lýluận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 2006), khi trình bày về nền tảng tưtưởngcủa Đảng, khẳng định: TừĐạihội VII, một bước tiếnmớitrong tư duylýluậncủaĐảng là nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí củatưtưởngHồChí Minh, khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChíMinh là nền tảng tưtưởngcủa Đảng, kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng” Từ gia tài lýluậncủa Hồ. .. tạo của ngành, địa phương” 13 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Nhìn chung , qua hơn hai mươi năm đổi mới, từ chỗ bước đầu Đảng ta đề cập tưtưởng và lýluận cách mạng củaHồChí Minh, rồi trình bày một cách còn sơ lược khái niệm tưtưởngHồChíMinh ở ĐạihộiVII (6-1991), đếnĐạihội IX (4-2001) đã có bước phát triển mớitrong nhận thức và tư duylýluậnvềtư tưởng HồChíMinh Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý. .. tưtưởngHồChí Minh, lấy đó làm nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng Trong công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đảng ta khẳng định “kiên định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởngHồChíMinhtrong hoạt động củaĐảng Sau Đại. .. phát triển thêm vềtưtưởngHồChí Minh, tiếp tục khẳng định việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tưtưởng Hồ ChíMinhtrong hoạt động củaĐảngTrong 4 bài học lớn mà Đạihội X rút ra, thì bài học hàng đầu là trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởngHồChíMinhĐạihội nhấn mạnh, đổi mới không phải... quy mô toàn diện, hệ thống và sâu sắc hơn nữa, tư ng xứng với vị trí là nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho hành động củaĐảng 14 Phần thứ hai: Nội dung đề tài “BƯỚC TIẾNMỚITRONGTƯDUYLÝLUẬNCỦAĐẢNGVỀTƯTƯỞNGHỒCHÍMINHTỪĐẠIHỘIVIIĐẾNĐẠIHỘI IX” 3-12 Phần thứ ba: Kết luận 15 ... của HồChí Minh, chúng ta có thể khẳng định có một triết lý phát triển HồChíMinh làm nền tảng cho triết lý phát triển Việt Nam trong thế kỷ XXI Tóm lại, tưtưởngHồChíMinh là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, là sự khái quát sâu sắc những quy luật phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 75 năm qua Nghiên cứu, làm sáng tỏ hệ thống và nội dung tưtưởngHồChí Minh, đặc... thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí Đặc biệt, phải coi trọng việc nghiên cứu vận dụng một cách toàn diện và hệ thống tư tưởng HồChíMinhvề xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân để phát huy sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Đạihội X của Đảng. .. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn củatưtưởng đạo đức và tấm gương đạo đức HồChíMinh Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức HồChíMinh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên thanh niên, học sinh,… Nội dung cơ bản của cuộc... luận điểm sáng tạo của Người là một trong những nhiệm vụ cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu cửa công tác tổng kết quy luật và bài học lýluận nhằm đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thách thức, nắm lấy vận hộiđể nhanh chóng vượt lên trong thế kỷ mới Nghiên cứu tưtưởngHồChíMinh cần phải được tiếp tục đẩy mạnh với quy mô toàn diện, hệ thống và sâu sắc hơn nữa, tư ng xứng với vị trí là nền tảng tư tưởng. .. củaĐảng Sau Đạihội X, ngày 7-11-2006, thay mặt Bộ chính trị, đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã ký ban hành chỉ thị số 06CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChíMinhChỉ thị nêu rõ: Tưtưởng và đạo đức HồChíMinh là sự kết tinh của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá củaĐảng và nhân dân ta; . VII (6-1991) đến Đại hội IX (4-2001). 4 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI “BƯỚC TIẾN MỚI TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ ĐẠI HỘI VII ĐẾN ĐẠI HỘI IX”. Đại hội đại biểu toàn. Luận văn Đề tài: Bước tiến mới trong tư duy lý luận của đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh từ đại hội VII đến đại hội I ……… , tháng … năm ……. 1 MỤC LỤC Phần thứ nhất. 1. Lý do chọn đề tài 1 2 niệm tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đại hội VII (6-1991), đến Đại hội IX (4-2001) đã có bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh. Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận