So sánh lược đồ trong sách giáo khoa với attlat địa lý

Một phần của tài liệu Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 (Trang 57 - 60)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.6.3. So sánh lược đồ trong sách giáo khoa với attlat địa lý

- Nhiều lược đồ trong sách giáo khoa có nội dung và phương pháp biểu hiện giống với bản đồ trong atlat Bản đồ Khí hậu, phân bố dân cư, Công nghiệp chung, Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, giao thông, du lịch, ... tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng kết hợp với atlat lúc làm bài tập ở nhà

- Bản đồ trong atlat có độ chi tiết cao hơn, thể hiện nhiều nội dung hơn lược đồ trong sách giáo khoa giúp bổ sung những nội dung mà do hạn chế bởi khổ giấy in và độ khái quát của lược đồ mà đã bị lược bớt.

- Tuy nhiên lược đồ trong sách giáo khoa cập nhật số liệu mới hơn, số liệu được sử dụng là số liệu từ năm 2005 đến nay còn số liệu sử dụng trong atlat là số liệu năm 2004 trở về trước.

- Phần lược đồ vùng kinh tế trong sách giáo khoa phân vùng chi tiết hơn, thể hiện nội dung đặc trưng cho từng vùng còn atlat thể hiện kết hợp một số vùng với nhau như Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy khi sử dụng kết hợp với atlat học sinh vừa có điều kiện phân tích từng vùng, vừa có thể so sánh các vùng với nhau để tìm ra đặc trưng nổi bật của từng vùng trong cả nước.

C. PHẦN KẾT LUẬN

Sử dụng bản đồ giáo khoa địa lý trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình dạy học địa lý, vì vậy người giáo viên cần nắm vững kiến thức về bản đồ.

Sách giáo khoa mới xuất bản năm 2007, ngôn ngữ bản đồ có nhiều thay đổi so với sách giáo khoa xuất bản trước đó, điều đó gây một số khó khăn, thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tiếp cận với lược đồ trong sách giáo khoa mới.

Qua quá trình tìm hiểu thực hiện đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra với kết quả đạt được là:

Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đã phân tích tổng quát về hệ thống lược đồ trong hai cuốn sách giáo khoa trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể về kí hiệu và phương pháp biểu hiện lược đồ trong hai cuốn sách giáo khoa này.

Hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có sự thay đổi khá lớn:

- Số lượng kí hiệu và phương pháp biểu hiện tăng lên

- Sử dụng nhiều loại kí hiệu hơn, trong mỗi loại lại sử dụng nhiều dạng hơn - Kết hợp phong phú các loại kí hiệu

- Kết hợp nhiều phương pháp biểu hiện - Sử dụng các phương pháp biểu hiện mới

- Phương pháp biểu hiện phản ánh được nhiều đặc tính của đối tượng

Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa ngày càng có mối quan hệ mật thiết với bản đồ trong atlat. Lược đồ trong sách giáo khoa sử dụng cùng hệ thống kí hiệu với atlat tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng kết hợp lược đồ trong sách giáo khoa và atlat, qua đó giáo viên có thể tăng cường sử dụng atlat trong dạy học và ra bài tập về nhà cho học sinh.

Qua đề tài này tôi nhận thấy: Muốn sử dụng tốt phương pháp dạy học bằng bản đồ đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, vững vàng, thường xuyên cập nhật hóa, có như vậy mới phát hiện sự thay đổi trong ngôn ngữ bản đồ, để củng cố lại kiến thức bản đồ, và hướng dẫn cho học sinh khai thác được lược đồ một cách tốt nhất. Do vậy, trong khâu soạn giáo án, việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, các tài liệu khác và các bản đồ cần sử dụng trong dạy học là rất cần thiết, để lường trước những tình huống có thể xảy ra, chúng ta cần chủ động xử lý, tìm câu trả lời đúng và sử dụng có hiệu quả bản đồ trong dạy học, tạo nên không khí sinh động trong lớp học. Bài giảng

của giáo viên sẽ đạt chất lượng cao, học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, thực hiện được phong cách dạy học: thầy chủ đạo- trò chủ động.

Với những kết quả nêu trên, đề tài còn có những hạn chế nhất định đó là do thời gian có hạn nên khi tìm hiểu sự thay đổi ngôn ngữ bản đồ của lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban chưa đi sâu phân tích được hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện, lấy ví dụ minh hoạ cho từng lược đồ mà chỉ dừng ở mức độ khái quát (phát hiện ra vấn đề).

Việc cung cấp kiến thức bản đồ có vai trò rất quan trọng trong giảng dạy và học tập môn địa lý. Trong thời gian tới trong thi đại học có câu hỏi yêu cầu vẽ lược đồ Việt Nam, do đó cả giáo viên và học sinh phải tích cực sử dụng lược đồ trong quá trình giảng dạy và học tập, thường xuyên rèn luyện kĩ năng bản đồ và củng cố kiến thức về bản đồ. Vì thế, việc nghiên cứu lược đồ trong sách giáo khoa không chỉ dừng ở đây mà cần phải nghiên cứu sâu hơn về hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện để nắm chắc kiến thức bản đồ, từ đó tìm ra được phương pháp khai thác và sử dụng hợp lý, nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập địa lý

Với khoảng thời gian không nhiều, trình độ hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được bổ sung, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w