B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.4. Nhận xét chung hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong lược
đồ sách giáo khoa địa lý 12 cải cách
2.1.4.1: Đặc điểm chung của hệ thống kí hiệu
Hệ thống kí hiệu trong lược đồ SGK địa lý 12 cải cách ít đa dạng, các loại kí hiệu bao gồm cả kí hiệu điểm, tuyến, diện. Sử dụng cả kí hiệu hình học, kí hiệu nghệ thuật, kí hiệu chữ, biểu đồ, sự kết hợp giữa các loại kí hiệu. Trong đó kí hiệu hình học được sử dụng nhiều thể hiện các loại khoáng sản, trung tâm công nghiệp, thành phố.Kí hiệu kết hợp nhiều là kí hiệu hình học và kí hiệu chữ để tăng khả năng biểu hiện của kí hiệu.
Biến trị thị giác của kí hiệu như hình dạng, cấu trúc hình vẽ, kích thước, hướng được sử dụng
Kí hiệu biểu hiện cùng một đối tượng địa lý trên lược đồ không thống nhất. Có những đối tượng cùng nội dung địa lý tác giả dùng 2 hình thức kí hiệu khác nhau.
Bảng 4: Những kí hiệu khác nhau của cùng đối tượng địa lý đã dùng trong lược đồ SGK địa lý lớp 12 cải cách
Tên lược đồ vàng Kẽm
Cát thạch anh
crom
Bãi cá Bãi tôm Cây ăn quả
Khoáng sản Việt Nam Các tỉnh duyên hải Miền Trung Miền núi và Trung du phía Bắc Các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Việt Nam Đông Nam Bộ
Cùng một kí hiệu nhưng tên gọi không thống nhất như kí hiệu ( ) nhưng ở lược đồ Miền núi và Trung du Phía Bắc chú thích hải cảng, Lược đồ Đông Nam Bộ chú thích cảng, lược đồ Các tỉnh Duyên hải Miền Trung chú thích cảng biển, hay kí hiệu ( ) ở lược đồ Khoáng sản Việt Nam chú thích là hơi đốt, ở lược đồ Đông Nam Bộ chú thích là khí đốt.
Kí hiệu sử dụng hầu hết là các kí hiệu phi tỉ lệ.
2.1.4.2 Đặc điểm phương pháp biểu hiện
Phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu dạng đường được sử dụng nhiều nhưng phương pháp chính để biểu hiện đối tượng là phương pháp kí hiệu còn phương pháp kí hiệu dạng đường chủ yếu để biểu hiện các yếu tố cơ sở địa lý như địa giới, sông ngòi...
Phương pháp kí hiệu dùng kí hiệu điểm bao gồm kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu trực quan kết hợp với cấu trúc hình vẽ và màu sắc đen trắng, kết hợp giữa kí hiệu hình học và kí hiệu chữ nhằm tăng khả năng biểu hiện của kí hiệu.
Phương pháp nền chất lượng dùng kí hiệu diện kết hợp với cấu trúc hình vẽ. Kí hiệu diện được sử dụng đó là nền kẻ vạch và nền điểm chấm. Việc dùng nền kẻ vạch và điểm chấm đã giảm tính trực quan của lược đồ, khó quan sát, khả năng biểu hiện các đối tượng khác bị hạn chế.
Phương pháp vùng phân bố sử dụng kí hiệu nghệ thuật như hình ( ) thể hiện vùng trồng chè, hình ( ) thể hiện vùng trồng cà phê. Sử dụng kí hiệu diện kết hợp với cấu trúc hình vẽ, màu đen trắng. Vùng được thể hiện có ranh giới rõ , tương đối rõ hoặc không có ranh giới như trong lược đồ Các tỉnh Duyên hải Miền Trung vùng bãi cá, bãi tôm có ranh giới rõ ràng, còn vùng rừng có giá trị kinh tế và vùng nông nghiệp tập trung không có ranh giới.
Phương pháp bản đồ mật độ dùng kí hiệu diện và độ sáng của kẻ vạch và độ sáng của điểm chấm. Kẻ vạch hoặc điểm chấm càng dày thể hiện mật độ càng lớn.
Phương pháp kí hiệu đường dùng kí hiệu tuyến là các dạng đường thẳng, đường cong kết hợp với cấu trúc hình vẽ
Phương pháp bản đồ biểu đồ dùng biểu đồ cột thể hiện số lượng của đối tượng. Sử dụng 6 phương pháp trong đó ba phương pháp được sử dụng nhiều đó là phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu dạng đường, phương pháp vùng phân bố là phương pháp dễ đọc, dễ hiểu.
Trong mỗi lược đồ thường sử dụng kết hợp 2 đến 3 phương pháp
2.2. Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban 2.2.1 Số lượng, phân loại lược đồ
2.2.1.1. Số lượng
Sách giáo khoa Địa lí 12 phân ban tăng cường rất nhiều lược đồ để vừa minh hoạ kiến thức trong sách giáo khoa, vừa là nguồn tri thức bổ sung cho kênh chữ.
Tất cả có 26 lược đồ
2.2.2.2. Phân loại
Lược đồ trong sách giáo khoa Địa lý 12 phân ban chia làm 4 nhóm - Nhóm lược đồ hành chính, chính trị: gồm 2 lược đồ
+ Lược đồ hành chính Việt Nam + Lược đồ các nước Đông Nam Á
- Nhóm lược đồ tự nhiên: gồm 7 lược đồ + Lược đồ cấu trúc địa chất
+ Lược đồ địa hình
+ Lược đồ vùng biển Việt Nam trong biển Đông + Lược đồ gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam á + Lược đồ gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á + Lược đồ khí hậu
+ Lược đồ các miền địa lí tự nhiên
- Nhóm lược đồ dân cư và kinh tế: gồm 8 lược đồ + Lược đồ Phân bố dân cư
+ Lược đồ Tỉ lệ hộ nông thôn có thu nhập chủ yếu từ nông, lâm, thuỷ sản năm 2006
+ Lược đồ Công nghiệp chung + Lược đồ Công nghiệp năng lượng
+ Lược đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm + Lược đồ Giao thông
+ Lược đồ Du lịch
- Nhóm lược đồ vùng kinh tế: gồm 9 lược đồ
+ Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu của trung du và miền núi Bắc Bộ + Lược đồ kinh tế Đồng bằng Sông Hồng
+ Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ + Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu ở Duyên hải miền Trung
+ Lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ yếu về nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên
+ Lược đồ các bậc thang thuỷ điện trên Tây nguyên
+ Lược đồ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ + Lược đồ các loại đất chính ở Đồng bằng Sông Cửu Long + Lược đồ các vùng kinh tế trọng điểm
Như vậy lược đồ trong sách giáo khoa địa lý phân ban tăng gấp 8 lần về số lượng so với sách giáo khoa địa lý cải cách. Và được phân thành 4 chủ đề, nhiều hơn 1 chủ đề so với sách giáo khoa địa lý cải cách