Đặc điểm chung của hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong

Một phần của tài liệu Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 (Trang 36 - 37)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống kí hiệu và phương pháp biểu hiện trong

lược đồ sách giáo khoa địa lý 12 phân ban

2.2.4.1.Đặc điểm hệ thống kí hiệu

Hệ thống kí hiệu trong lược đồ SGK địa lý 12 phân ban được sử dụng thống nhất, không có trường hợp cùng một đối tượng nhưng ở các lược đồ khác nhau lại sử dụng kí hiệu khác nhau

Màu sắc được sử dụng làm tăng khả năng biểu hiện, tăng tính trực quan và tính thẩm mỹ cho lược đồ. Màu sắc được sử dụng để thể hiện các đối tượng phân bố theo diện, sự thay đổi của màu sắc thể hiện số lượng, chất lượng của đối tượng tốt hơn,

giúp quan sát dễ hơn, phát hiện đối tượng nhanh hơn. Mặt khác dùng nền màu có thể kết hợp với kí hiệu điểm, tuyến, mà không bị che lấp như sử dụng nền kẻ vạch, khả năng kết hợp giữa các phương pháp biểu hiện tốt hơn. Bên cạnh đó kí hiệu điểm, tuyến khi kết hợp với màu sắc sẽ tăng thêm khả năng biểu hiện được nhiều đối tượng, nhiều đặc tính hơn.

Kí hiệu tượng hình, tượng trưng được sử dụng phổ biến giúp học sinh dễ nhận biết đối tượng như vẽ hình con trâu, con bò thể hiện vùng chăn nuôi trâu, bò. Hình máy bay thể hiện cho sân bay, hình cái neo thể hiện cho hải cảng...

Kí hiệu được sử dụng nhiều vẫn là kí hiệu phi tỉ lệ, như kí hiệu hình học thể hiện các ngành khai thác khoáng sản, các ngành công nghiệp,... hay kí hiệu nghệ thuật cũng là kí hiệu phi tỉ lệ.

Phối hợp nhiều loại kí hiệu giúp thể hiện nhiều đối tượng địa lý, tăng lượng thông tin trên lược đồ. Trên cùng một lược đồ sử dụng cả kí hiệu điểm, tuyến, diện. Như trên lược đồ Địa hình kí hiệu điểm là thủ đô, thành phố, kí hiệu tuyến là các dãy núi chính, sông ngòi, địa giới; kí hiệu diện là các loại địa hình.

Một phần của tài liệu Những điểm mới về ngôn ngữ của lược đồ trong sách giáo khoa địa lý 12 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w