B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.2.1. Hệ thống kí hiệu
Lược đồ trong SGK địa lý 12 phân ban sử dụng hệ thống kí hiệu có nhiều thay đổi so với SGK địa lý 12 cải cách
Bảng 8: Hệ thống kí hiệu trong sách giáo khoa địa lý 12
Đối tượng
biểu hiện
SGK địa lý 12 cải cách SGK địa lý 12 phân ban Các yếu tố tự nhiên -Khoáng sản - Khoáng sản Đồng
- Dùng kẻ vạch để thể hiện các yếu tố phân bố theo diện
Thiếc Crom mangan Ti tan Cát thuỷ tinh Sắt Vàng - Phân tầng địa hình
- Dùng nền màu thể hiện đối tượng phân bố theo diện
Công nghiệp
2. Các ngành công nghiệp
Nhà máy thuỷ điện dự kiến
1. Các Trung tâm công nghiệp
2.Khai thác khoáng sản Khai thác than
Khai thác titan
Khai thác cát thuỷ tinh Khai thác vàng
Nhà máy nhiệt điện dự kiến Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Du lịch Các yếu tố giao thông, hành chính
• Số lượng kí hiệu có sự thay đổi giữa hai sách giáo khoa - Yếu tố tự nhiên
+ Khoáng sản: Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách dùng kí hiệu biểu hiện 21 loại khoáng sản, trong đó SGK Địa lý 12 phân ban biểu hiện 13 loại khoáng sản.
+ SGK địa lý 12 phân ban thể hiện nhiều yếu tố tự nhiên hơn. Sách giáo khoa cải cách thể hiện khoáng sản (21 kí hiệu), sinh vật (3 kí hiệu), sông ngòi. Còn sách giáo khoa phân ban thể hiện khoáng sản (13 kí hiệu); địa hình (12 kí hiệu); địa chất (6 kí hiệu); sông hồ, khí hậu (8 loại kí hiệu); đất đai (5 kí hiệu); sinh vật (2 kí hiệu). Như vậy sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ thể hiện 3 nhóm yếu tố tự nhiên còn sách giáo khoa đại lý 12 phân ban thể hiện 7 nhóm yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố kinh tế
+ Về công nghiệp: sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ có 13 kí hiệu thể hiện trung tâm công nghiệp ( 4 cấp kí hiệu), các ngành công nghiệp (8 kí hiệu) và thể hiện nhà máy điện (4 kí hiệu)
Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban xây dựng tới 38 kí hiệu nhiều hơn gần 3 lần so với sách cải cách để thể hiện trung tâm công nghiệp (5cấp kí hiệu), các ngành khai thác khoáng sản (13 kí hiệu), các ngành công nghiệp (19 kí hiệu), ngành điện (7 kí hiệu)
+ Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: sách giáo khoa địa lý 12 cải cách sử dụng 10 kí hiệu thể hiện các vùng sản xuất nông nghiệp. Còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng 16 kí hiệu thể hiện phong phú hơn các ngành sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi
- Du lịch
+ Thể hiện trung tâm du lịch trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ để chung 1 cấp còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban chia làm 3 cấp: điểm du lịch, trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm du lịch vùng.
+ Các yếu tố tài nguyên du lịch trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách không có, trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có 11 kí hiệu trong hai nhóm tài nguyên chính: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Các yếu tố giao thông hành chính
+ Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách sử dụng ít kí hiệu, có 5 kí hiệu thể hiện đường giao thông, sân bay, hải cảng, thủ đô. Còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng nhiều kí hiệu hơn, có 14 kí hiệu thể hiện các đơn vị hành chính, đường giao thông, ranh giới hành chính, sân bay, hải cảng.
Như vậy sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có số lượng kí hiệu nhiều hơn, phong phú hơn sách giáo khoa địa lý 12 cải cách. Sách giáo khoa địa lý 12 cải cách có tất cả 54 kí hiệu , còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng 125 kí hiệu cho tất cả các ngành do vậy thể hiện được nhiều nội dung hơn, dung lượng lược đồ vì thế nhiều hơn.
• Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban có sự kết hợp các loại kí hiệu đa dạng hơn.
- Sách giáo khoa địa lý 12 phân ban kết hợp nhiều loại kí hiệu để thể hiện đa dạng các đối tượng địa lý trên lược đồ. Trên cùng lược đồ có thể kết hợp nhiều loại kí hiệu cả kí hiệu điểm, tuyến, diện. Mỗi loại kí hiệu lại sử dụng nhiều dạng kí hiệu. Như Lược đồ Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của trung du và Miền núi Bắc Bộ Sử dụng kí hiệu hình học kết hợp cấu trúc hình vẽ và màu sắc thể hiện các đối tượng phân bố theo điểm như các ngành khai thác khoáng sản, ngành công nghiệp, trung tâm công nghiệp, cửa khẩu..., dùng kí hiệu diện kết hợp màu sắc biểu hiện các loại đất theo mục đích sử dụng, dùng kí hiệu nghệ thuật thể hiện vùng sản xuất nông nghiệp như vùng trồng chè, cây ăn quả, hồi, quế, vùng chăn nuôi trâu, bò...; dùng kí hiệu đường, đường cong, kết hợp cấu trúc hình vẽ và màu sắc thể hiện đường giao thông, ranh giới hành chính...
- Ở sách giáo khoa địa lý 12 cải cách việc kết hợp giữa kí hiệu diện và kí hiệu điểm, tuyến khó khăn do sử dụng nền kẻ vạch và điểm chấm màu đen đã hạn chế việc kết hợp giữa các loại kí hiệu
• Trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng nhiều biến trị thị giác của kí hiệu bản đồ biểu hiện nhiều đặc tính hơn: Sử dụng 6 biến trị thị giác
- Sách giáo khoa Địa lý 12 phân ban sử dụng 6 biến trị thị giác và sự kết hợp của kí hiệu phản ánh được tất cả các đặc tính: sự phân bố, số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của sự vật, hiện tượng địa lý. Như cùng là kí hiệu hình học thể hiện khoáng sản nhưng trong sách giáo khoa địa lý 12 cải cách chỉ thể hiện sự phân bố và chủng loại khoáng sản trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban ngoài thể hiện sự phân bố và chủng loại còn thể hiện chất lượng, số lượng của khoáng sản thông qua kích thước khác nhau của kí hiệu. Hay kí hiệu thể hiện nhà máy điện trong sách giáo khoa địa lý
12 cải cách chỉ thể hiện sự phân bố của nhà máy chứ không thể hiện được công suất của nhà máy điện như sách giáo khoa địa lý 12 phân ban.
• Trong sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng nhiều kí hiệu nghệ thuật (tượng hình, tượng trưng) làm tăng tính trực quan
Như trong ngành công nghiệp sách giáo khoa địa lý 12 cải cách không dùng kí hiệu nghệ thuật còn sách giáo khoa địa lý 12 phân ban sử dụng 19 kí hiệu nghệ thuật thể hiện các ngành công nghiệp như ngành cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô, đóng tàu, sản xuất hàng tiêu dùng,...
Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp Sách giáo khoa cải sách sử dụng 7 kí hiệu nghệ thuật thể hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi còn sách giáo khoa phân ban sử dụng 12 kí hiệu nghệ thuật thể hiện vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.
Ngành du lịch sách giáo khoa phân ban sử dụng chủ yếu là kí hiệu nghệ thuật (12 kí hiệu) thể hiện tài nguyên du lịch.