1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN tư DUY LOGIC CHO học SINH dân tộc THIỂU số TỈNH KON TUM QUA dạy học đại số 10

70 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 916,5 KB

Nội dung

www.VIETMATHS.com MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tư duy và tư duy logic 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum 1.3. Ảnh hưởng của nét tâm lý, tính cách đến việc phát triển tư duy … 1.4. Những kiến thức cơ bản về logic Toán 1.5. Kết luận chương 1 Chương 2 - PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KON TUM QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10 2.1. Thực trạng năng lực tư duy logic của học sinh dân tộc thiểu số … 2.1.1. Đánh giá chung về chất lượng học tập của học sinh dân tộc … 2.1.2. Những biểu hiện khó khăn, sai lầm về ngôn ngữ, logic và … 2.2. Những phương pháp dạy học có thể khai thác vận dụng trong … 2.2.1. Phương pháp học nắm vững (chú trọng thực hành và rèn luyện) 2.2.2. Dạy học với câu hỏi trắc nghiệm khách quan 2.2.3. Dạy học với việc đặt những câu hỏi hướng dẫn thích hợp 2.2.4. Học hợp tác nhóm 2.3. Những biện pháp phát triển tư duy logic cho học sinh dân tộc … 2.3.1. Rèn luyện và phát triển khả năng diễn đạt cho học sinh … 2.3.2. Rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng chính xác … 2.3.3. Rèn luyện và phát triển khả năng suy luận chính xác … 2.3.4. Rèn luyện và phát triển kỹ năng biến đổi tương đương … 2.4. Kết luận chương 2 Trang i ii iii 1 3 4 7 7 10 13 17 22 23 23 23 24 28 28 29 30 30 31 31 35 40 46 49 1 www.VIETMATHS.com Chương 3 - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, tổ chức và nội dung thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 3.1.2. Tổ chức thực nghiệm 3.1.3. Nội dung thực nghiệm 3.2. Đánh giá thực nghiệm 3.2.1. Kết quả dự giờ và kiểm tra lần 1 3.2.2. Kết quả dạy thử nghiệm và kiểm tra lần 2 3.3. Kết luận cương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 51 51 51 51 63 63 65 67 68 70 2 www.VIETMATHS.com BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt GD&ĐT GV HĐ HS HSDTTS NXB SGK THPT-DTNT TNKQ tr. VD : Viết đầy đủ : Giáo dục và Đào tạo : Giáo viên : Hoạt động : Học sinh : Học sinh dân tộc thiểu số : Nhà xuất bản : Sách giáo khoa : Trung học phổ thông - Dân tộc nội trú : Trắc nghiệm khách quan : trang : Ví dụ 3 www.VIETMATHS.com MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu đào tạo của trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú (THPT DTNT) là đào tạo nguồn cho các trường Đại học và chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho các Dân tộc, đồng thời đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hoá, kỹ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1998) quy định về tổ chức và hoạt động của các trường PTDTNT trong điều 2, chương 1 nêu rõ: “Học sinh phải được chuẩn bị để đạt được chuẩn kiến thức các môn học ở các lớp như học sinh các trường phổ thông trong cả nước”. Nhưng chất lượng của hầu hết học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) ở các trường miền núi và dân tộc thường thấp hơn yêu cầu, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu (theo các báo cáo tổng kết năm học từ 2001-2002 đến 2005 - 2006 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum). Các nhà quản lí giáo dục, báo chí và những người quan tâm đến giáo dục đã phát biểu rất nhiều nguyên nhân và cả những biện pháp khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho miền núi. Nhưng vấn đề này vẫn là một “cửa ngõ” mà ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Để giúp các em học sinh tự đứng trên đôi chân của mình, tự mình giúp chính mình và cống hiến cho bản làng, quê hương, đất nước thì cái mà chúng ta trao cho các em là “chiếc cần câu” chứ không phải là “con cá”. Theo tin bài của VietNamNet số ngày 17/02/2003 thì đặc điểm nổi bật đối với HSDTTS mà ta cần lưu ý đó là: tiếp thu kiến thức mới rất chậm nhưng lại rất mau quên; sự bất đồng trong ngôn ngữ giao tiếp là một rào cản lớn với việc giao lưu, sinh hoạt và học tập của các em. Chính vì việc nói, viết, hiểu tiếng phổ thông đã là khó khăn đối với các em nên việc hiểu đúng, chính xác những khái niệm, những logic trong chứng minh toán thật sự là một chướng ngại không chỉ đối với các em mà cả với giáo viên chúng ta nếu không có những biện pháp hiệu quả lâu dài. Việc dạy cho các em biết quan sát, nghiên cứu, thu thập, phân tích, tổng hợp những vấn đề của cuộc sống xung quanh là cần thiết, mà đối với HSDTTS điều đó còn cần thiết hơn rất nhiều. Phương pháp tư duy là “công cụ” không thể thiếu trong hành trang của các em. Trong các môn học ở trường phổ thông, môn Toán có khả năng to lớn góp phần phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. "Toán học là môn thể 4 www.VIETMATHS.com thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp ta rèn luyện trí thông minh, sáng tạo" (Phạm Văn Đồng). Đặc biệt do đặc điểm khoa học của bộ môn Toán mà môn Toán có tiềm năng quan trọng trong việc rèn luyện phát triển tư duy logic cho các em. Việc phát triển tư duy logic có thể rèn luyện: sử dụng ngôn ngữ Toán chính xác, khả năng suy luận, phán đoán, phân tích trong giải toán. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, với tên đề tài: “Rèn luyện và phát triển tư duy logic cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum thông qua dạy học đại số 10”. 2. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của HSDTTS, có thể đưa ra những biện pháp phù hợp góp phần rèn luyện và phát triển tư duy logic cho các em. Nếu làm được điều đó thì chất lượng dạy và học chương Mệnh đề Tập hợp trong Đại số 10 sẽ được nâng lên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là đưa ra các biện pháp góp phần rèn luyện và phát triển tư duy logic cho HSDTTS tỉnh Kon Tum thông qua dạy học Đại số 10. Nhiệm vụ nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi khoa học sau: Câu hỏi 1: Giữa đặc điểm tâm sinh lí của HSDTTS và việc phát triển tư duy logic cho các em có mối liên hệ như thế nào? Câu hỏi 2: Trong quá trình học tập, HSDTTS thường gặp phải những khó khăn gì về logic toán? Câu hỏi 3: Những phương pháp dạy học nào góp phần khắc phục được ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lý đến sự phát triển tư duy logic cho HSDTTS? Câu hỏi 4: Cần xây dựng các biện pháp như thế nào để phát triển tư duy logic cho HSDTTS qua dạy học Đại số 10? 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu tổng quan về tư duy logic, đặc điểm tâm sinh lý của HSDTTS tỉnh Kon Tum, phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan để nghiên cứu cơ sở lí luận cho đề tài. 5 www.VIETMATHS.com Sử dụng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, điều tra để thu thập thông tin về việc học Toán và năng lực tư duy logic của học sinh các trường THPT-DTNT tỉnh Kontum. Sử dụng phương pháp thực nghiệm, dự giờ quan sát hoạt động học tập toán của học sinh hai trường THPT-DTNT trên địa bàn tỉnh Kontum. Tiến hành dạy thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá kết quả. 5. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Phát triển tư duy logic cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Kết luận 6 www.VIETMATHS.com Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tư duy và tư duy logic 1.1.1. Khái niệm về tư duy Theo từ điển xã hội học [15]: "Tư duy là sản phẩm của hoạt động vật chất được hình thành trong bộ óc con người. Nó là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức của con người. Tư duy được thực hiện bằng cách vận dụng những khái niệm, phản ánh những mặt căn bản của thế giới xung quanh. Phương pháp chủ yếu của hoạt động tư duy là trừu tượng, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch …" Tư duy là quá trình tâm lý nhờ đó mà con người phản ánh được các đối tượng và các hiện tượng của hiện thực qua những dấu hiệu căn bản giữa chúng, con người vạch ra được những mối liên hệ khác nhau trong mỗi đối tượng và hiện tượng và giữa các đối tượng, hiện tượng với nhau. Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, nó cung cấp vật liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mà bằng cảm tính, con người không thể nhận thức và giải quyết được. Muốn cải tạo thế giới con người phải đạt đến một mức độ nhận thức cao hơn, đó là nhận thức lý tính (còn gọi là tư duy). Tư duy và ngôn ngữ quan hệ mật thiết với nhau, quyết định lẫn nhau: tư duy chỉ tồn tại dưới cái vỏ ngôn ngữ. Trong quá trình phát triển, tư duy con người không dừng lại ở trình độ tư duy bằng thao tác chân tay, bằng hình tượng mà đạt tới trình độ tư duy bằng ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, tư duy khái quát. Trong quá trình tư duy, con người sử dụng phương tiện ngôn ngữ, sản phẩm có tính xã hội cao để nhận thức tình huống có vấn đề, để tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh trừu tượng hóa, khái quát hóa nhằm đi đến những khái niệm, phán đoán, suy lý, những quy luật - những sản phẩm khái quát của tư duy [19, tr.8]. Toán học là đối tượng của tư duy, vì thế giới hiện thực được phản ánh, nhận thức qua các mô hình toán học. Các đối tượng và sự kiện toán học được sinh ra từ hiện thực khách quan, là những sao chép, những phản ánh một mặt nào đó của thế giới hiện thực [11, tr.48]. 7 www.VIETMATHS.com 1.1.2. Tư duy logic A.V.Pêtrôvxki và L.B.Itenxơn cho rằng: "Tư duy thay thế các hành động với các sự vật có thực bằng sự vận dụng các khái niệm theo quy tắc của logic học được gọi là tư duy logic". Cách hiểu của Vương Tất Đạt: "Tư duy logic là tư duy chính xác theo các quy luật và hình thức, không phạm phải sai lầm trong lập luận, biết phát hiện ra những mâu thuẫn"[dẫn theo 11, tr.41]. Theo tác giả Nguyễn Bá Kim: "Do đặc điểm của khoa học toán học, môn toán có tiềm năng quan trọng có thể khai thác để rèn luyện cho học sinh tư duy logic. Nhưng tư duy không thể tách rời ngôn ngữ, nó phải diễn ra với hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong sự trao đổi bằng ngôn ngữ của con người và ngược lại, ngôn ngữ được hình thành nhờ có tư duy. Vì vậy, việc phát triển tư duy logic gắn liền với việc rèn luyện ngôn ngữ chính xác. Việc phát triển tư duy logic và ngôn ngữ chính xác ở học sinh qua môn toán có thể thực hiện theo ba hướng liên quan chặt chẽ với nhau: • Làm cho học sinh nắm vững, hiểu đúng và sử dụng đúng những liên kết logic: Và, hoặc, nếu thì, phủ định, những lượng từ tồn tại và khái quát,… • Phát triển khả năng định nghĩa và làm việc với những định nghĩa. • Phát triển khả năng hiểu chứng minh, trình bày lại chứng minh và độc lập tiến hành chứng minh." [13, tr.45]. Quan điểm của tác giả Hoàng Chúng: "Việc phát triển tư duy logic và ngôn ngữ chính xác ở học sinh qua môn toán được thực hiện theo ba hướng có liên quan chặt chẽ với nhau: • Nắm vững các thuật ngữ toán học và các ký hiệu toán học (ngôn ngữ toán học) • Phát triển khả năng định nghĩa các khái niệm • Phát triển khả năng suy luận chính xác chặt chẽ" [4, tr.24]. Rèn luyện tư duy logic cho học sinh qua dạy học toán ở trường phổ thông là luyện tập cho học sinh diễn đạt lập luận của mình. Làm cho học sinh nắm được một cách chính xác vững chắc và có hệ thống những kiến thức và kỹ năng toán học phổ 8 www.VIETMATHS.com thông. Và kỹ năng vận dụng tri thức đó vào những tình huống cụ thể khác nhau, vận dụng vào đời sống, áp dụng vào các môn học khác. "Tư duy logic được đặc trưng bởi kỹ năng rút ra kết luận từ những tiền đề cho trước; kỹ năng phân chia các trường hợp riêng để khảo sát đầy đủ một sự kiện toán học; kỹ năng dự đoán về mặt lý thuyết một số kết quả cụ thể; kỹ năng khái quát hóa các kết quả thu được."[dẫn theo 19, tr.42]. Theo G.Polia, nhiệm vụ chính của dạy học toán ở phổ thông là dạy học sinh suy nghĩ. Để việc dạy học có hiệu quả nhất, học sinh cần phải tự mình khám phá trong chừng mực có thể phần lớn tài liệu học tập. [dẫn theo 19, tr.42]. 1.1.3. Ngôn ngữ toán học Trong dạy học môn toán thường đan xen ba dạng ngôn ngữ: các ký hiệu toán học, các thuật ngữ toán học và ngôn ngữ tự nhiên. Chẳng hạn, trong định nghĩa của đồ thị hàm số: Đồ thị của hàm số y=f(x) xác định trên tập D là tập hợp tất cả các điểm M(x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ với mọi x thuộc D. [8, tr. 34] có sự xuất hiện của ký hiệu; thuật ngữ và ngôn ngữ tự nhiên. "Dạy học toán, xét về mặt nào đó là dạy học một ngôn ngữ, một ngôn ngữ đặc biệt, có tác dụng to lớn trong việc diễn tả các sự kiện, các phương pháp trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học và hoạt động thực tiễn" [dẫn theo 19, tr.24]. Bởi vì, "Toán học hiểu theo nghĩa nào đó là một thứ ngôn ngữ để mô tả những tình huống cụ thể có thể nảy sinh trong nghiên cứu khoa học, hoặc trong hoạt động thực tiễn của loài người" [11, tr.83]. Theo tác giả Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình [11,tr.82], ngôn ngữ toán học khác ngôn ngữ tự nhiên ở chỗ: Thứ nhất, trong ngôn ngữ toán học một dấu, chữ số, chữ cái, dấu phép tính hay dấu quan hệ biểu thị điều mà ngôn ngữ tự nhiên phải dùng đến từ hay một kết hợp từ mới biểu thị được, điều đó làm cho ngôn ngữ toán học gọn gàng hơn so với ngôn ngữ tự nhiên Thứ hai, mỗi ký hiệu toán học hoặc một kết hợp các ký hiệu đều có một nghĩa duy nhất, điều đó làm cho ngôn ngữ toán học có khả năng diễn đạt chính xác tư tưởng toán học hơn hẳn ngôn ngữ tự nhiên (đôi khi ta gặp một từ với nhiều nghĩa). 9 www.VIETMATHS.com Thứ ba, trong ngôn ngữ toán học có dùng đến ngôn ngữ biến (biểu thị nhiều đối tượng trong một mối quan hệ nào đó) điều đó cho phép ngôn ngữ toán học rất thích hợp để khái quát diễn đạt các quy luật chung. Trong dạy học toán nói chung và ngôn ngữ toán nói riêng cần quan tâm đúng mức đến hai phương diện: ngữ nghĩa và cú pháp. • Ngữ nghĩa của ngôn ngữ toán học: xem xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các đối tượng mà chúng biểu thị. • Cú pháp của ngôn ngữ toán học: xem xét cấu trúc của ngôn ngữ một cách độc lập với ý nghĩa nội dung [11, tr.83]. 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kom Tum Con người sẽ có những nét tâm lý, tính cách khác nhau nếu xuất phát từ những môi trường sống khác nhau. Chính sự giao lưu và hoạt động của con người là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý, tính cách. Theo đề nghiên cứu khoa học của Nguyễn Công Sử về tâm lý, tính cách của HSDTTS tỉnh Kon Tum (tuổi từ 15 đến 22) [18]. Điều kiện tự nhiên và cuộc sống bản làng hình thành nên tính cách ở các em mà tác giả gọi là những biểu hiện tâm lý, tính cách mang tính truyền thống và cuộc sống xã hội, môi trường sinh hoạt học tập ở nhà trường cũng hình thành nên những tính cách mà tác giả gọi là biểu hiện tâm lý, tính cách mang tính thời đại. 1.2.1. Những biểu hiện tâm lý, tính cách mang tính truyền thống • Thật thà, trung thực là đức tính mà các em được thừa hưởng từ gia đình, làng bản. Tính thật thà của các em thể hiện rất tự nhiên trong sinh hoạt giao tiếp thường ngày trước những sự việc, hiện tượng, con người, … mà các em tiếp xúc. • Không ngại khó khăn, gian khổ, thích các hoạt động lao động chân tay và các hoạt động thể dục, thể thao là một tính cách đáng quý nữa của các em. Các buổi lao động trồng cây, chặt củi, phát quang, làm vệ sinh môi trường sinh hoạt,… được các em tham gia đông đủ, hào hứng và rất nhiệt tình. Hoạt động thể dục, thể thao là một trong những năng khiếu của HSDTTS: các giải bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, … do trường, ngành hay tỉnh tổ chức các em tham gia rất đông và thành tích thường rất cao. Tuy nhiên các em lại ngại lao động trí óc. Khi được hỏi vui: "làm lao động với lên lớp học em thích cái nào hơn" hầu hết các em đều cười và trả lời là 10 [...]... Chương 2 PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KON TUM QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10 2.1 Thực trạng năng lực tư duy logic của học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum 2.1.1 Đánh giá chung về chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới cực bắc của Tây Nguyên Với 54% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là các dân tộc: Gia... và quan trọng nhất là giúp các em trao đổi thảo luận ý kiến của mình mà không sợ bị sai hay sợ bị chế nhạo Tạo cơ hội cho các em đặt câu hỏi, giúp các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp và sự tự tin 2.3 Những biện pháp phát triển tư duy logic cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum qua dạy học Đại số 10 2.3.1 Rèn luyện và phát triển khả năng diễn đạt cho học sinh dân tộc thiểu số qua dạy học Đại số 10. .. học tập và phát triển trí tuệ của học sinh dân tộc thiểu số Trong đề tài "Xây dựng tập thể học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon tum thành tập thể đoàn kết thống nhất" của Huỳnh Kim Lan [14] tác giả đã thống kê một số đặc điểm về hoạt động học tập và phát triển trí tuệ của học sinh dân tộc thiểu số như sau: Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở học sinh trường trung học. .. của đối tư ng học sinh là người dân tộc thiểu số 1.3 Ảnh hưởng của nét tâm lý, tính cách đến việc phát triển tư duy logic cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum Dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm tâm lý, tính cách của HSDTTS và việc rèn luyện phát triển tư duy logic cho học sinh có thể rút ra những đặc điểm sau: 1.3.1 HSDTTS vốn thật thà, trung thực Từ đặc điểm tâm lý này trong học tập thường... lực học tập (đặc biệt môn Toán) của HSDTTS tỉnh Kon Tum Với cùng một đề kiểm tra chất lượng dùng để đánh giá chung cho tất cả học sinh của Tỉnh Kết quả của bài kiểm tra cho thấy năng lực học Toán của HSDTTS có sự chênh lệch rất lớn so với "chuẩn" 2.1.2 Những biểu hiện khó khăn, sai lầm về ngôn ngữ, logic và năng lực tư duy logic của học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum Thông qua trao đổi với một số. .. bày các quan niệm về tư duy, tư duy logic; về vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy logic cho học sinh Tiếp đó luận văn trình bày những đặc điểm tâm lý, tính cách của HSDTTS và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển tư duy logic của các em Kết quả phân tích về tâm lý, tính cách nói trên cùng với những kiến thức cơ bản về logic toán được hệ thống lại làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dạy học nội... hình thành cho HS một cách hiểu các lượng từ với mọi ( ∀ ), tồn tại ( ∃ ) thông qua một số ví dụ thực tế mà HS có thể xác định tính đúng sai của mệnh đề bằng nội dung của nó như: Ví dụ 21: Chọn những mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau: a) Tất cả học sinh lớp 10A đều là nữ b) Có một số học sinh lớp 10A là nữ c) Tất cả học sinh lớp 10A là học sinh giỏi d) Có một số học sinh lớp 10A là học sinh giỏi e)... xong một bài tập toán, hãy tập cho các em trình bày lại bài giải của mình bằng lời, tức là giảng lại bài làm của mình để các bạn cùng hiểu Yêu cầu cả lớp tham gia đặt câu hỏi nếu có những gút mắc gì 2.3.2 Rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng chính xác những thuật ngữ và các ký hiệu toán học cho học sinh dân tộc thiểu số qua dạy học Đại số 10 2.3.2.1 Rèn luyện cho học sinh sử dụng đúng các lượng từ... vậy Ngoài ra, về những khó khăn của HSDTTS trong việc học toán không thể không nhắc đến hai "vật cản" lớn nhất đối với các em đó là hiện tư ng hổng kiến thức ở lớp dưới và kỹ năng tính toán rất kém 27 www.VIETMATHS.com 2.2 Những phương pháp dạy học có thể khai thác vận dụng trong dạy học nhằm phát triển tư duy logic cho sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum Vấn đề GV lên lớp như thế nào có một ý nghĩa to... … yêu 1 cầu học sinh kiểm tra xem các điểm đó -2 1 -1 2 x O -1 có thuộc đường thẳng không -2 Cần phải đi từ những điều cụ thể, trực quan như vậy mới tổng quát đi đến khái niệm cho học sinh 1.3.7 Học sinh người dân tộc thiểu số ngoan hiền nhưng trong việc học tập vẫn còn thụ động, rập khuôn, máy móc và mang tính hình thức Đặc điểm đặc trưng và nổi bật nhất của học sinh người dân tộc thiểu số là khả năng . chương 1 Chương 2 - PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KON TUM QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ 10 2.1. Thực trạng năng lực tư duy logic của học sinh dân tộc thiểu số … 2.1.1. Đánh giá. nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, với tên đề tài: “Rèn luyện và phát triển tư duy logic cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum thông qua dạy học đại số 10 . 2. Giả thuyết khoa học Trên cơ. tri thức của đối tư ng học sinh là người dân tộc thiểu số. 1.3. Ảnh hưởng của nét tâm lý, tính cách đến việc phát triển tư duy logic cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum Dựa trên những

Ngày đăng: 05/10/2014, 04:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w