3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm tìm hiểu về thực trạng học tập toán và năng lực tư duy logic của HSDTTS tỉnh Kon Tum.
Dạy thử nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra khả năng thực hiện và tính hiệu quả của các biện pháp đã phân tích về rèn luyện phát triển tư duy logic cho HSDTTS tỉnh Kon Tum qua dạy học Đại số 10, theo hướng mục đích nghiên cứu và trả lời câu hỏi nghiên cứu của luận văn đã đề ra.
3.1.2. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trong năm tuần từ 5 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 2007 tại trường THPT-DTNT Tỉnh và THPT-DTNT Đắk Hà tỉnh Kon Tum.
Lớp thực nghiệm: lớp 10A (sĩ số 38), lớp đối chứng: 10C (sĩ số 37), trường THPT-DTNT Tỉnh, tỉnh Kon Tum.
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
Dự giờ các giờ học toán của học sinh hai trường THPT-DTNT Tỉnh và THPT-DTNT Đắk Hà tỉnh Kon Tum. Trao đổi, phỏng vấn thu thập ý kiến của các giáo viên giảng dạy.
Kiểm tra hai bài, mỗi bài 45 phút, một trước khi dạy thử nghiệm, một sau khi dạy thử nghiệm.
Tiến hành dạy thử nghiệm tại lớp 10A trường THPT-DTNT Tỉnh trong thời gian thực nghiệm (05/09 đến 10/10/2007).
Dạy thử nghiệm gồm 14 tiết chương 1: Mệnh đề. Tập hợp, chương trình Đại số 10, ban cơ bản, cụ thể là:
Tiết 1, 2, 3, 4 bài 1: Mệnh đề (tiết 1, 2 lý thuyết; tiết 3, 4 luyện tập) Tiết 5, 6, 7 bài 2: Tập hợp (tiết 5 lý thuyết; tiết 6, 7 luyện tập)
Tiết 8, 9, 10, 11 bài 3: Các phép toán tập hợp (tiết 8, 9 lý thuyết; tiết 10, 11 luyện tập)
Các giáo án thử nghiệm được thiết kế theo nội dung SGK Đại số 10 [8] có sử dụng các phân tích ở mục 2.2. và 2.3. chương 2 trong luận văn này. Và tuân thủ các yêu cầu của Bộ GD&ĐT về kiến thức, kĩ năng cơ bản cần hình thành cho HS.
Việc dạy thử nghiệm thay thế cho dạy học theo nội dung và kế hoạch của chương trình hiện hành, tuân thủ theo phân phối chương trình của trường.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu giáo án của hai tiết dạy thử nghiệm trong số các tiết đã thực hiện.
Chương 1. Mệnh đề .Tập hợp
§ 1. MỆNH ĐỀ (Tiết 1, 2) A. Mục tiêu
Qua bài học học sinh cần: + Về kiến thức:
Biết được các khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
Biết ký hiệu phổ biến (∀) và ký hiệu tồn tại (∃).
Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận. + Về kỹ năng:
Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước. + Về tư duy và thái độ:
Hiểu các thuật ngữ mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
Phát triển khả năng diễn đạt cho học sinh. B. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, phiếu học tập. HS: Đọc trước bài học ở nhà. C. Phương pháp dạy học
Gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài học
Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng (bảng phụ) Theo dõi VD1. Trả lời ví dụ 1. HS phát biểu khái niệm mệnh đề. Nêu ví dụ khác về các câu là mệnh đề, các câu không là mệnh đề Theo dõi VD2 Tìm các giá trị của n Tìm các giá trị của x Mô tả mệnh đề chứa
Giới thiệu bài học và đặt vấn đề vào bài.
HĐ1 (10ph): GV nêu ví dụ cụ thể nhằm để HS nhận biết khái niệm
Trong VD1 câu 2) và 4) là những mệnh đề, 1), 3) không là mệnh đề, vậy thế nào là một mệnh đề?
Kể cho HS nghe chuyện người tử tù, cho HS thảo luận về kết quả câu chuyện
HĐ2 (5ph): GV đưa ra ví dụ cụ thể để giới thiệu mệnh đề chứa biến
Với n nguyên yêu cầu HS tìm những giá trị n để câu trên đúng (và sai).
Yêu cầu tương tự cho b) Gợi ý để HS kết luận mệnh đề chứa biến
I.Mệnh đề.Mệnh đề chứa biến 1. Mệnh đề
VD1:(bảng phụ)
Xét tính đúng, sai của các câu sau: 1) Trời đẹp quá!