1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phương pháp khấu hao tài sản cố định

21 680 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 329,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của KHKT, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì DN cần có đầy đủ các nguồn lực cần thiết như sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động... Trong đó TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh luôn có sự giảm giá trị. Do đó mọi tài sản trong DN phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao phù hợp với mức hao mòn tài sản, tạo nguồn để tái đầu tư tài sản cố định. Muốn vậy phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý đảm bảo thu lợi nhanh vừa không gây biến động lớn về giá thành và lợi nhuận. Hao mòn tài sản cố định là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán do tính quan trọng của hao mòn tài sản cố định đối với mổi doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán khấu hao TSCĐ cũng rất quan trọng, cần được xem xét, đánh giá. Bởi các doanh nghiệp khi sử dụng TSCĐ phải tính toán và phân bổ dần giá trị của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán nhằm mục đích thu hồi dần vốn đầu tư, phản ánh hao mòn của TSCĐ và tính đủ chi phí vào chi phí từng kỳ. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng của công tác tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp là rất cần thiết, qua bài tiểu luận này, em giới thiệu một số phương pháp “Phương pháp khấu hao đường thẳng, Phương pháp khấu hao nhanh, Phương pháp khấu hao kết hợp hai phương pháp khấu hao đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh; Phương pháp Macrs” Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng song do trình độ còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi sai sót và chưa đầy đủ. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN DỀ CƠ BẢN VỀ KHẤU HAO VÀ KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TSCĐ 1.1.1. Khái niệm TSCĐ:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA – KINH TẾ  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHẦN 2 ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM, LẤY VÍ DỤ MINH HỌA PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG, PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO NHANH, PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO KẾT HỢP GIỮA KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG VÀ KHẤU HAO NHANH VÀ PHƯƠNG PHÁP MACRS GIẢNG VIÊN HD : PHẠM VĂN CƯ SINH VIÊN TH : LÊ VĂN LINH MSSV : 10004133 LỚP : CDQT12TH THANH HÓA, THÁNG 07 NĂM 2013 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Thanh Hóa, ngày … tháng …… năm 2013 GIẢNG VIÊN GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT KHKT Khoa học kỹ thuật 1 TSCĐ Tài sản cố định 2 DN Doanh nghiệp 3 TSCĐVH Tài sản cố định hữu hình 4 TSCĐHH Tài sản cố định vô hình 5 GTCL Giá trị còn lại 6 NG Nguyên giá 7 HM TSCĐ Hao mòn tài sản cố định 8 KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định 9 TS Tài sản 10 CP SCL Chi phí sửa chữa lớn 11 KH Khấu hao GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM MỤC LỤC GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của KHKT, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì DN cần có đầy đủ các nguồn lực cần thiết như sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động Trong đó TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh luôn có sự giảm giá trị. Do đó mọi tài sản trong DN phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao phù hợp với mức hao mòn tài sản, tạo nguồn để tái đầu tư tài sản cố định. Muốn vậy phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý đảm bảo thu lợi nhanh vừa không gây biến động lớn về giá thành và lợi nhuận. Hao mòn tài sản cố định là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán do tính quan trọng của hao mòn tài sản cố định đối với mổi doanh nghiệp. Vì vậy việc hạch toán khấu hao TSCĐ cũng rất quan trọng, cần được xem xét, đánh giá. Bởi các doanh nghiệp khi sử dụng TSCĐ phải tính toán và phân bổ dần giá trị của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán nhằm mục đích thu hồi dần vốn đầu tư, phản ánh hao mòn của TSCĐ và tính đủ chi phí vào chi phí từng kỳ. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng của công tác tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp là rất cần thiết, qua bài tiểu luận này, em giới thiệu một số phương pháp “Phương pháp khấu hao đường thẳng, Phương pháp khấu hao nhanh, Phương pháp khấu hao kết hợp hai phương pháp khấu hao đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh; Phương pháp Macrs” Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng song do trình độ còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi sai sót và chưa đầy đủ. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 1 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN DỀ CƠ BẢN VỀ KHẤU HAO VÀ KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TSCĐ 1.1.1. Khái niệm TSCĐ: Các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các nguồn lực. Trong đó tài sản là nguồn lực không thể thiếu, là một trong những điều kiện ban đầu để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản trong đó được chia làm hai loại là tài sản cố định và tài sản lưu động. Vậy tài sản cố định là tất cả những tài sản của DN có giá trị ban đầu lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng một năm). Tài sản được coi là TSCĐ khi nó phải hội đủ bốn tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. - Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. 1.1.2. Vai trò của TSCĐ: TSCĐ là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ còn là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi KH-KT trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. 1.1.3. Đặc điểm của TSCĐ: TSCĐ là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm), vì GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 2 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM vậy TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và đặc biệt không thay đổi hình thái vật chất trong quá trình sử dụng tài sản. Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần, có thể là hao mòn vô hình hoặc hao mòn hữu hình và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn đầu tư. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên một năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên một năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 10 triệu đồng. 1.2. PHÂN LOẠI TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ của DN được chia thành TSCĐHH và TSCĐVH. - TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu, có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; dụng cụ văn phòng, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm - TSCĐVH là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như quyền sử dụng đất có thời hạn; quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, giấy phép hoặc giấy nhượng quyền, lợi thế thương mại … 1.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt của DN đối với TSCĐ hiện có. Theo cách này TSCĐ chia làm hai loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 3 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - TSCĐ tự có của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý v.v trên cơ sở chấp hành đúng quy định, thủ tục pháp luật của nhà nước. - TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm hai loại: thuê hoạt động và thuê tài chính. Trong đó căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của nhà nước thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ điều kiện để trở thành TSCĐ. + TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. 1.2.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành bốn loại: - TSCĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - TSCĐ hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ được nhà nước hoặc cấp trên hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp. - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐ được hình thành từ quỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi. - TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ bị hư hỏng chờ xử lý, thanh lý hoặc những tài sản không cần dùng, tài sản đang tranh chấp v.v GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 4 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 1.3. ĐÁNH GIÁ TSCĐ Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của tài sản. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Nó được đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 1.3.1. Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại DN. Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Nguyên giá của TSCĐ mua sắm( kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử( nếu có) trừ đi số giảm giá được hưởng( nếu có) - Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới, tự chế gồm giá thành thực tế( giá trị quyết toán) của TSCĐ tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử. - Nguyên giá TSCĐ thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trị TSCĐ do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt( nếu có). - Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: + Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chi phí tân trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phải chi trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng + Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ. Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐ có thể bị thay đổi, khi đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ và nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại giá trị TSCĐ + Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 5 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM + Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và hạch toán theo các qui định hiện hành. 1.3.2. Giá trị hao mòn Giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thì giá trị hao mòn coi như bằng không (trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giúp các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được tính bằng giá trị hao mòn ghi trên sổ của đơn vị giao). 1.3.3. Giá trị còn lại Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ tại một thời điểm nhất định và được xác định bằng công thức: GTCL TSCĐ = NG TSCĐ – giá trị hao mòn Giá trị còn lại trên sổ kế toán mang dấu ấn chủ quan của các DN, do đó trong trường hợp góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, giải thể hoặc sáp nhập DN… đòi hỏi phải đánh giá lại giá trị hiện còn của TSCĐ để xác định GTCL của TSCĐ theo mặt bằng giá cả hiện tại. GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 6 [...]... 1: Xác định tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng = 1 Thời gian sử dụng của TSCĐ Bước 2: Xác định tỷ lệ khấu hao nhanh với hệ số điều chỉnh là 2 Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp. .. trong tháng 2.3 PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO KẾT HỢP GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG VÀ KHẤU HAO NHANH 2.3.1.Đặc điểm của phương pháp Phương pháp khấu hao kết hợp giữa hai phương pháp khấu hao đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh nên hạn chế được nhược điểm của từng phương pháp và lợi dụng được ưu điểm của từng phương pháp đó 2.3.2 Công thức tính Theo phương pháp này việc tính khấu hao cần thực... trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau: - Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định; - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố. .. 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp 2.1.3 Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2004: 2.1.3.1 Cách xác định mức trích khấu hao: - Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định - Xác định thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:... của tài sản cố định T1 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC T2 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định - Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài. .. TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau: 2.1 PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG (KHẤU HAO TUYẾN TÍNH CỐ ĐỊNH) 2.1.1 Đặc điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng Tài sản cố định trong... xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó 2.1.2 Ví dụ tính và trích khấu hao. .. pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các năm, gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số 2.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 10 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 2.2.2.1 Công thức tính Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định. .. trích khấu hao đối với máy dệt này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 10 triệu đồng (Trích: quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định) 2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO NHANH 2.2.1 Đặc điểm của phương pháp khấu hao nhanh Để thu hồi vốn nhanh, người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh Hai phương. .. của tài sản cố định) như sau: Mức trích khấu hao trung bình = hàng năm của tài sản cố định Giá trị còn lại của TSCĐ Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả GVHD: Phạm Văn Cư - SVTH: Lê Văn Linh – MSSV: 10004133 Trang 9 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM năm chia cho 12 tháng 2.1.3.2 Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định: Ví . một số phương pháp Phương pháp khấu hao đường thẳng, Phương pháp khấu hao nhanh, Phương pháp khấu hao kết hợp hai phương pháp khấu hao đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh; Phương pháp. GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG VÀ KHẤU HAO NHANH 2.3.1.Đặc điểm của phương pháp Phương pháp khấu hao kết hợp giữa hai phương pháp khấu hao đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh. tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó. 2.1.2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định: Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố

Ngày đăng: 04/10/2014, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w