1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng thủ tục kiểm toán trích khấu hao tài sản cố định tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ tùng khánh năm 2014

38 636 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 288,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÙNG KHÁNH 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2 1.1. Sơ lược về chi phi phí khấu hao 2 1.2. Đặc điểm chi phí khấu hao 3 1.3. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí khấu hao 3 1.3.1. Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với chi phí khấu hao 3 1.3.2. Các rủi ro liên quan đến chi phí khấu hao 3 1.4. Các thủ tục kiểm soát 4 1.4.1. Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm 5 1.4.2. Kế hoạch và dự toán tài sản cố định 5 1.4.3. Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định 5 1.4.4. Các qui định về tính khấu hao 6 1.5. Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao 6 1.6. Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao 6 2.6.1. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.6.2. Các thử nghiệm cơ bản kiểm toán chi phí khấu hao 9 1.6.2.1. Thủ tục phân tích 9 1.6.2.2. Thử nghiệm chi tiết 9 II. ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TÙNG KHÁNH 10 2.1. Giới thiệu chung về qui trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán Tùng Khánh 10 2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch 11 2.1.2. Giai đoạn lập kế hoạch 12 2.1.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 16 2.1.4. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 17 2.2. Qui trình kiểm toán chi phí khấu hao tại công ty kiểm toán Tùng Khánh 19 2.2.1. Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 19 2.2.2. Mục tiêu kiểm toán 19 2.2.3. Trình tự kiểm toán 20 2.3. Các thủ tục kiểm toản chi phí khấu hao tài sản cố định 20 2.3.1. Thủ tục phân tích 20 2.3.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 21 2.4. Ví dụ về qui trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tùng Khánh 21 2.4.1 Giới thiệu về công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tùng Khánh 21 3.4.2. Trình tự kiểm toán chi phí khấu hao tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tùng Khánh 23 III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 27 3.1. Nhận xét 27 3.1.1. Ưu điểm 27 3.1.2. Hạn chế 29 3.2. Kiến nghị 31 KẾT LUẬN 34

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÙNG KHÁNH 2

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2

1.1 Sơ lược về chi phi phí khấu hao 2

1.2 Đặc điểm chi phí khấu hao 3

1.3 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí khấu hao 3

1.3.1 Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với chi phí khấu hao 3

1.3.2 Các rủi ro liên quan đến chi phí khấu hao 3

1.4 Các thủ tục kiểm soát 4

1.4.1 Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm 5

1.4.2 Kế hoạch và dự toán tài sản cố định 5

1.4.3 Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định 5

1.4.4 Các qui định về tính khấu hao 6

1.5 Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao 6

1.6 Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao 6

2.6.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 6

1.6.2 Các thử nghiệm cơ bản kiểm toán chi phí khấu hao 9

1.6.2.1 Thủ tục phân tích 9

1.6.2.2 Thử nghiệm chi tiết 9

II ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TÙNG KHÁNH 10

2.1 Giới thiệu chung về qui trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán Tùng Khánh 10

2.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch 11

2.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch 12

2.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 16

Trang 4

2.1.4 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 17

2.2 Qui trình kiểm toán chi phí khấu hao tại công ty kiểm toán Tùng Khánh 19

2.2.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 19

2.2.2 Mục tiêu kiểm toán 19

2.2.3 Trình tự kiểm toán 20

2.3 Các thủ tục kiểm toản chi phí khấu hao tài sản cố định 20

2.3.1 Thủ tục phân tích 20

2.3.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết 21

2.4 Ví dụ về qui trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tùng Khánh 21

2.4.1 Giới thiệu về công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tùng Khánh 21

3.4.2 Trình tự kiểm toán chi phí khấu hao tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tùng Khánh 23

III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 27

3.1 Nhận xét 27

3.1.1 Ưu điểm 27

3.1.2 Hạn chế 29

3.2 Kiến nghị 31

KẾT LUẬN 34

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin tài chính đáng tincậy để ra quyết định đầu tư cũng như quyết định quản lý ngày càng cao Báo cáo tàichính là tài liệu tổng hợp chứa đựng những thông tin tài chính nhưng những thông tinnày chỉ thực sự hữu ích khi nó được trình bày trung thực và hợp lý Do đó, cần có một

tổ chức hoạt động chuyên nghiệp và khách quan để kiểm tra tính trung thực, hợp lýcủa thông tin tài chính được cung cấp Trước tình hình đó, hoạt động kiểm toán độclập trở ra đời và từng bước phát triển Ngày nay, kiểm toán đã trở thành một nghềnghiệp và phát triển trên quy mô toàn cầu Để phát triển và hội nhập với nền kinh tếthế giới, nhiều công ty kiểm toán Việt Nam đã ra đời và không ngừng phát triển vềquy mô cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp

Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tài sản cố định là khoản mục chiểm tỷtrọng lớn trong tổng tài sản Do đó, kiểm toán viên phải hết sức thận trọng khi kiểmtoán khoản mục này vì chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trênBáo cáo tài chính Nhưng trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ có những hao mòn nhấtđịnh mà kế toán phải theo dõi trích khấu hao Vì khấu hao có vai trò rất quan trọngtrong tính giá thành sản phẩm và xác định lợi nhuận ột cách chính xác Đó là cơ sở cho

việc tính toán tái sản xuất và tái đầu tư Chính vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu là

“Áp dụng thủ tục kiểm toán trích khấu hao TSCĐ tại công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Tùng Khánh”.

Do thời gian thực tập không nhiều, kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận củanhóm em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy rất mong nhận được sựthông cảm và đóng góp của chân thành của cô Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG 1: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

MẠI DỊCH VỤ TÙNG KHÁNH

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1.1 Sơ lược về chi phi phí khấu hao

a Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu

hao của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó Trong đó:

 Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của tài sản cố định ghi trên báo cáo tàichính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó

 Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà tài sản cố định phát huy được tácdụng cho sản xuất kinh doanh, được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sửdụng tài sản cố định, hoặc số lượng sản phẩm (hoặc các đơn vị tính tương tự) màdoanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản đó

b Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đềuphải trích khấu hao Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với nhữngtài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.Nhữngtài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao.Doanh nghiệp phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cốđịnh thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành trường hợp ngay tại thờiđiểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kếtkhông mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính thì doanh nghiệp đi thuê đượctrích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trognhợp đồng

Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghinhận tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao

Thời điểm tính khấu hao: Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định đượcthực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặcngưng tham gia vào hoạt động kinh doanh

Trang 7

1.2 Đặc điểm chi phí khấu hao

Đối với chi phí khấu hao, khác với các chi phí thông thường khác, việc kiểm toán

có hai đặc điểm riêng như sau:

 Trước hết, chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán, chứ không phải làchi phí thực tế phát sinh Bởi vì mức khấu hao phụ thuộc vào ba nhân tố là nguyên giá,giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích; trong đó nguyên giá là nhân tốkhách quan, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ theo ước tínhcủa đơn vị Vì vậy, việc kiểm toán chi phí khấu hao mang tính chất kiểm tra mộtkhoản ước tính kế toán hơn là một chi phí phát sinh thực tế, nghĩa là không thể dựavào chứng từ, tài liệu để tính toán chính xác được

 Thứ hai, do chi phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống của nguyên giásau khi trừ giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó còn phụ thuộc vào phươngpháp khấu hao được sử dụng Vì vậy, kiểm toán chi phí khấu hao còn mang tính chấtcủa sự kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế toán

1.3 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí khấu hao

1.3.1 Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với chi phí khấu hao

Mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vàotài sản cố định thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí, cũng như quản lý

và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định Ngoài ra, kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạchtoán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định, chi phí sửa chữa, chiphí khấu hao Do các chi phí này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể dẫn đến sailệch trọng yếu trên báo cáo tài chính

Chẳng hạn, nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăng nguyên giá tài sản

cố định hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí của niên độ sẽ làm khoản mục tài sản

cố định và chi phí của niên độ bị sai lệch Hoặc nếu không quy định chặt chẽ về việcmua sắm, thanh lý, bảo dưỡng tài sản cố định thì chí phí phát sinh có thể sẽ lớn hơnnhiều so với chi phí thực tế, dẫn đến lỗ sẽ tăng và thiệt hại có thể không kém tổn thất

do bị gian lận về tiền

1.3.2 Các rủi ro liên quan đến chi phí khấu hao

Ghi nhận tăng tài sản cố định đối với những tài sản không thỏa mãn điều kiện ghi

Trang 8

nhận, hoặc đối với những tài sản chưa sẵn sàng đưa vào sử dụng Chưa ghi nhận giảmđối với các tài sản cố định đã thanh lý, nhượng bán, tài sản bị lỗi thời, bị hư hỏng hoặcnhững tài sản không còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm tài sản cố định không liên quan đến tài sản cố định.Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không đủ điều kiện vốn hoá phải ghi nhận là chiphí sản xuất kinh doanh trong kỳ thì kế toán lại ghi tăng tài sản cố định, làm tăngkhoản mục tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán và ngược lại

Đối với những doanh nghiệp lớn, có tài sản cố định đem đi cầm cố, thế chấp thìrủi ro về quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản cố định đó là rất cao

Doanh nghiệp không sử dụng dự toán, thiết kế theo qui định và hướng dẫn của nhànước nhằm mục đích tăng chi phí

Kế toán ghi nhận sai nguyên giá tài sản cố định, tập hợp không đầy đủ tất cảnhững chi phí liên quan đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửdụng Chẳng hạn, chi phí lắp đặt, chạy thử không ghi tăng nguyên giá mà ghi vào chiphí sản xuất kinh doanh trong kỳ; hoặc ghi nhận giá trị tài sản lớn hơn thực tế trongtrường hợp đem tài sản đi góp vốn

Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định ghi nhận sai giá trị tài sản cố định xoá sổ, tínhtoán sai lãi, lỗ do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

Chi phí khấu hao ghi nhận không chính xác, phương pháp khấu hao sử dụngkhông nhất quán giữa các kỳ

Các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định và chi phí khấu hao ghi nhận sai kỳ thực

tế phát sinh

Số liệu trên sổ chi tiết tài sản cố định không khớp với số tổng cộng trên sổ cái;Sốliệu trên thẻ tài sản cố định không khớp với số liệu trên sổ chi tiết tài sản cố định;Thông tin trên thẻ tài sản tài sản cố định không khớp với các chứng từ có liên quan

1.4 Các thủ tục kiểm soát

Để quản lý tốt tài sản cố định, mỗi đơn vị đều phải xây dựng các quy định, cácnguyên tắc và các thủ tục kiểm soát đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao nhằmnâng cao hiệu suất sử dụng vốn, không lãng phí và quản lý sử dụng hiệu quả tài sảncố

Trang 9

1.4.1 Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm

Đơn vị phải tách biệt trách nhiệm giữa các chức năng bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn

và thực hiện việc mua, thanh lý và nhượng bán tài sản cố định Theo đó người quản lýtài sản không được đồng thời là người kế toán tài sản cố định

Doanh nghiệp phải quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phêchuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản cố định như mua mới, điều chuyển,thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Tách biệt quyền phê chuẩn với việc bảo quản tài sản cố định Tránh tình trạngngười bảo quản sử dụng tài sản cố định cũng chính là người quyết định việc mua bán,thuyên chuyển tài sản dễ dẫn tới rủi ro thất thoát tài sản

1.4.2 Kế hoạch và dự toán tài sản cố định

Các công ty lớn hàng năm thường thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho tàisản cố định Kế hoạch bao gồm việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định vànguồn vốn tài trợ cho kế hoạch này Hàng năm doanh nghiệp dựa vào nhu cầu sảnxuất, khả năng hiện tại của tài sản cố định và khả năng huy động các nguồn tài trợ màlập kế hoạch và dự toán tài sản cố định

Chính nhờ lập kế hoạch và dự toán, doanh nghiệp sẽ phải rà soát lại toàn bộ tìnhtrạng tài sản cố định hiện có và mức độ sử dụng chúng, đối chiếu với kế hoạch sảnxuất của năm kế hoạch Quá trình cân đối giữa các phương án khác nhau (mua sắm, tựxây dựng, sửa chữa, ) với nguồn tài trợ cũng chính là quá trình đơn vị tự rà soát lạicác nguồn lực và xem xét chi tiết để đánh giá lại các phương án

1.4.3 Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định

Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại tài sản cố định, bao gồm sổ chi tiết, thẻchi tiết, hồ sơ chi tiết (biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tàisản cố định và các chứng từ khác có liên quan) Tài sản cố định cần phải được phânloại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, cần theo dõi chi tiết đối với từng đối tượng tàisản cố định và phản ánh trong sổ chi tiết tài sản cố định

Một hệ thống sổ chi tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích và quản lý dễ dàng các tài sản

cố định tăng hay giảm trong năm Từ đó có thể phát hiện kịp thời những mất mát haythiếu hụt tài sản, giúp đơn vị sử dụng tài sản cố định hữu hiệu và hiệu quả Ngoài ra,

Trang 10

nhờ hệ thống sổ chi tiết có thể so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh của từng loại tàisản cố định với kế hoạch, hay dự toán đã được duyệt để phát hiện các trường hợp chiphí vượt dự toán hay kế hoạch.

1.4.4 Các qui định về tính khấu hao

Thời gian tính khấu hao đối với từng loại tài sản cố định phải được ban giám đốcphê duyệt trước khi đăng ký để áp dụng

1.5 Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao

Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xet sự đúng đắntrong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan Điềunày phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việctính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao

Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy

đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kếgiảm đi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cũng như việc phản ánh chính xác vàotừng đối tượng tài sản cố định cụ thể

1.6 Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao

2.6.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá điểm mạnh,điểm yếu của kiểm soát nội bộ nói chung, cũng như từng bộ phận, tùng khoản mục.Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên hình dung về khối lượng và

độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Từ đó, kiểm toán viên

sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến

về thời gian và lực lượng nhân sự cần thíết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán.Kiểm toán viên tiến hành nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàngthông qua các bước sau:

1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến tài sản cố định và chi phíkhấu hao thì kiểm toán viên cần chú ý đến các nội dung sau:

Trang 11

Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có khác vớinguời ghi sổ hay không, khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có thành lập hộiđồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không

Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm tàisản cố định trong năm hay không, các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế cóđược xét duyệt và phê chuẩn hay không

Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái hay không, cókiểm kê định kỳ tài sản cố định và đối chiếu với sổ kế toán hay không

Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá tài sản cố địnhhay tính vào chi phí của niên độ hay không

Có lập báo cáo định kỳ về tài sản cố định không được sử dụng cũng như có thựchiện trích khấu hao đúng như đã đăng ký hay không

2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộtrong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu Theo VSA 400.28 quy định “Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu chotừng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”

Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫnliệu nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quanđược thiết kế và thực hiện hữu hiệu Đây là cơ sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm

vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan.Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khảnăng giảm được trong thực tế, kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm kiểmsoát, mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp

3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán

về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ Những thửnghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộgồm:

Trang 12

- Phỏng vấn

- Kiểm tra tài liệu

- Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát

- Thực hiện lại các thủ tục kiểm soátĐối với tài sản cố định và chi phí khấu hao, kiểm toán viên có thể thực hiện cácthủ tục kiểm soát sau:

 Kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái về tài sản cố định đểxem công việc đối chiếu có đuợc một nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cáchđều đặn hay không

 Quan sát tài sản cố định tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa chức năngquản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản tài sản

 Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ để xem xét sự tồn tại củaphiếu đề nghị mua tài sản cố định, hợp đồng mua, biên bản bàn giao tà sản cố định vàthẻ tài sản cố định

 Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê tài sản) với việc kiểm trachứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản để xem những tài sản cố địnhthuộc sở hữu của đơn vị có được ghi chép vào khoản mục tài sản cố định hay không

 Đối với tài sản cố định mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủcác thủ tục xin duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị tài sản

cố định được mua trong kỳ

 Chọn mẫu một số tài sản, kiểm tra xem cách xác định nguyên giá, thời gian

sử dụng và phương pháp tính khấu hao mà đơn vị áp dụng có phù hợp và nhất quánkhông

4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản

Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi

ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu liên quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao.Khi đánh giá, kiểm toan viên nên nhận diện những điểm yếu của kiểm soát nội bộ để

mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thửnghiệm cơ bản

Trang 13

Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường sửdụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua trong việc thực hiện thủ tục kiểmsoát Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấphơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem xét là hữu hiệu.Ngược lại, nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát làkhông hữu hiệu.

1.6.2 Các thử nghiệm cơ bản kiểm toán chi phí khấu hao

1.6.2.1 Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chi phí khấuhao với tổng nguyên giá tài sản cố định Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúpkiểm toán viên lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong

cơ cấu tài sản cố định hoặc khả năng có sai sót trong việc tính toán khấu hao Tỷ lệ nàycần tính cho từng loại tài sản cố định vì sẽ giúp giảm được ảnh hưởng của cơ cấu tàisản cố định

Ngoài ra, kiểm toán viên còn so sánh chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước, chiphí khấu hao với giá thành sản phẩm nhập kho … Những biến động bất thường cầnphải được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân

1.6.2.2 Thử nghiệm chi tiết

a Thu thập hay tự lập một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế

Bảng phân tích này cần ghi rõ về giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ, số khấu hao tríchtrong năm, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và số

dư cuối kỳ Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ:

- So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước

- So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở sổ chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái

- So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các số chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái

b Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị

Kiểm toán viên cần lưu ý xem xét những vấn đề sau:

- Phương pháp khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hànhhay không

Trang 14

- Phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế

mà tài sản cố định mang lại hay không

- Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp không

- Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao

c Kiểm tra mức khấu hao

 So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành so với năm trước, và điều tracác khoản chênh lệch (nếu có)

 Tính toán lại mức khấu hao cho một số tài sản cố định và lần theo số liệucủa nó trên sổ cái Chú ý phát hiện những trường hợp tài sản cố định đã khấu hao hếtnhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao

 So sánh số phát sinh có của tài khoản hao mòn tài sản cố định với chi phíkhấu hao ghi trên các tài khoản chi phí

d Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định

 Đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ kiểm toán phân tích các tàisản thanh lý, nhượng bán trong năm

 Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mònlũy kế cho đến ngày thanh lý, nhượng bán

II ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TÙNG KHÁNH

2.1 Giới thiệu chung về qui trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán Tùng Khánh

Như chúng ta đã biết, quy trình kiểm toán một báo cáo tài chính bao gồm ba giaiđoạn chính: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (bao gồm giai đoạn tiền kế hoạch và giaiđọan lập kế hoạch), giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán.Trong đó giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểmtra trên tất cả các chỉ tiêu của báo cáo tài chính, trong đó có khoản mục tài sản cố định

và chi phí khấu hao

Trong chương này, trình bày khái quát những nội dung chính trong cả ba giaiđoạn kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán Tùng Khánh Sau đó đi vào

Trang 15

xem xét kỹ giai đọan thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phi phíkhấu hao của các kiểm toán viên tại Công ty kiểm toán Tùng Khánh

2.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh rất cao trong việc tìm kiếm kháchhàng, nhưng việc tiếp nhận khách hàng cũng được Tùng Khánh kiểm soát rất chặt chẽ

do tính chất đặc biệt của nghề kiểm toán là rất dễ gặp rủi ro Vì thế khi được mời kiểmtoán, công ty phải phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩmđịnh về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và mức phí kiểmtoán Việc tiếp nhận và khảo sát khách hàng được công ty thực hiện khác nhau đối vớikhách hàng cũ và khách hàng mới

Đối với khách hàng cũ : Đã từng thực hiện kiểm toán trong những năm trước,

công ty hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như nắm được những thông tin củakhách hàng Do đó, Công ty không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàngmới mà phân công nhóm kiểm toán viên đã thưc hiện kiểm toán năm trước tiếp tụctheo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách để xem xét có nên tiếp tục kiểmtoán hay không

Nếu trong năm nay khách hàng có biểu hiện nhiều nhân tố làm cho rủi ro khichấp nhận hợp đồng này tăng cao, khi đó trưởng nhóm kiểm toán sẽ đề xuất ý kiến lênBan giám đốc đề nghị không tiếp tục kiểm toán cho khách hàng này Ngoài ra, nếutrong năm trước đã từng xảy ra những mâu thuẫn giữa khách hàng và kiểm toán viên

về phạm vi kiểm toán, về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán thì kiểm toán viên cũng

Đối với khách hàng mới : Khi tiếp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng mới,

công ty sẽ cử đại diện, thường là kiểm toán viên chính nhiều năm kinh nghiệm đến tiếpxúc trực tiếp khách hàng, trao đổi các yêu cầu cụ thể của khách hàng một cách thậntrọng Đồng thời tìm hỉểu các thông tin của khách hàng về các khía cạnh như loại hìnhdoanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, lý do mời kiểm toán Bên cạnh

đó, kiểm toán viên cần phải tăng lượng thông tin cần thu thập khi khách hàng mới làcông ty có báo cáo tài chính sẽ được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn như khách hàng làcác công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán, những công ty có nhiềucông nợ Ngoài ra, thông tin từ báo chí, sách báo chuyên ngành, từ các ngân hàng dữ

Trang 16

liệu cũng được kiểm toán viên sử dụng.Từ thông tin thu thập được, kiểm toán viên xácđịnh một số vấn đề chính phức tạp cần lưu ý tại khách hàng.

Sau khi tiến hành khảo sát của khách hàng, kiểm toán viên sẽ trình bày các vấn

đề đã tìm hiểu trên báo cáo khảo sát khách hàng và báo cáo cho Giám đốc tình hình cụthể của khách hàng qua cuộc khảo sát để Giám đốc quyết định có tiếp nhận đề nghịkiểm toán của khách hàng hay không

Sau khi Giám đốc quyết định có thể tiếp nhận đề nghị kiểm toán của khách hàng,công ty sẽ tiến hành thỏa thuận với khách hàng về phạm vi kiểm toán, những tài liệu

kế toán khách hàng cần cung cấp Tiếp theo trên cơ sở phạm vi kiểm toán mà kháchhàng yêu cầu cùng với báo cáo khảo sát khách hàng, công ty sẽ xác định mức phí kiểmtoán và soạn thảo thư báo giá gởi đến khách hàng Khi nhận được thư chấp nhận phíkiểm toán của khách hàng, công ty sẽ cùng khách hàng tiến hành lập hợp đồng theomẫu thống nhất của công ty Công ty chủ trương rõ ràng trong việc ràng buộc tráchnhiệm giữa hai bên nên hợp đồng kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các điều khoản quyđịnh rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các đốitượng có liên quan Sau khi đã thống nhất với các điều khoản ghi trên hợp đồng, haibên sẽ tiến hành ký hợp đồng kiểm toán

Sau đó công ty sẽ tiến hành phân công nhóm kiểm toán viên phụ trách Nhóm baogồm một nhóm trưởng là kiểm toán viên đã tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, đối vớikhách hàng cũ sẽ là kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán năm trước vì đã nắm đượcnhững đặc trưng về hoạt động kinh doanh của khách hàng và một số trợ lý kiểm toántùy theo quy mô và tính phức tạp của hợp đồng Nhóm trưởng sẽ phân công công việccho từng thành viên trong nhóm kiểm toán của mình tùy theo năng lực cũng như kinhnghiệm của từng thành viên

2.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch

Nhóm trưởng sẽ lập kế hoạch kiểm toán Trước khi lập kế hoạch kiểm toán,trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp Báo cáo tài chính trong kỳkiểm toán như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáolưu chuyển tiền tệ làm cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán Trưởng nhómkiểm toán phải lập bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán, trong đó nêu lên các vấn đề quantrọng về kế toán của khách hàng, từ đó xác định chiến lược kiểm toán thích hợp và

Trang 17

hiệu quả Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải tìm hiểu những thông tin

cụ thể về khách hàng và lưu vào hồ sơ kiểm toán, trên cơ sở đó xác định mức trọngyếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

a.Tìm hiểu thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng

Dựa trên các thông tin thu thập được về khách hàng thông qua cuộc khảo sát banđầu, trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu và thu thập các thông tinchi tiết hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để có được sự hiểu biếtđầy đủ phục vụ cho quá trình kiểm toán sau này.Kiểm toán viên tiến hành tìm hiểubằng các phương pháp phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu Các tài liệu thu thậpđược sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra những thủ tục kiểm toán cần thiết, đánh giá về sựđầy đủ và thích hợp của những tài liệu, bằng chứng kiểm toán mà khách hàng cungcấp, là căn cứ để đánh giá rủi ro tiềm tàng và được lưu vào hồ sơ kiểm toán

Kiểm toán viên cần thu thập tất cả thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt đông kinhdoanh cũng như báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm:

 Các tài liệu pháp lý của khách hàng

 Sơ đồ tổ chức bộ máy

 Các tài liệu quan trọng về thuế

 Chi tiết của một số số dư hoặc số phát sinh quan trọng

 Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

 Các hợp đồng hoặc cam kết quan trọng như hợp đồng mua bán hàng, sửdụng bản quyền, …

Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần có những hiểu biết chung về thực trạngnền kinh tế, mức độ lạm phát, các chính sách của Chính phủ, hiểu biết về tình hình thịtrường và cạnh tranh của khách hàng Các thông tin này cùng với các tài liệu thu thậpđược sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn toàn diện hơn cũng như có thể đánh giá đượccác chỉ tiêu quan trọng trong báo tài chính của khách hàng, nhận diện được các loạinghiệp vụ quan trọng, xác định trọng tâm cần kiểm tra, các xu hướng sắp tới trong hoạtđộng kinh doanh của khách hàng

Từ các thông tin thu thập được trong giai đoạn này kết hợp với các bước phântích sơ bộ báo cáo tài chính và việc xem xét nôi dung chi tiết của các tài khoản hoặc

Trang 18

nghiệp vụ quan trọng, kiểm toán viên đưa ra xét đoán của mình về khả năng báo cáotài chính có sai lệch trọng yếu và xu hướng xảy ra sai phạm, khả năng tồn tại các hành

vi gian lận của Ban giám đốc cũng như đánh giá về mức độ phức tạp của công việc kếtoán tại đơn vị Tất cả những thông tin tìm hiểu trong giai đoạn này được ghi chép lại

và lưu vào hồ sơ kiểm toán để chứng minh cho sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, cũng như để tham khảo khi tiến hành các cuộc kiểmtoán trong những năm tiếp theo

b Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Hệ thống kiểm soát nội bộ là công cụ rất quan trọng trong việc quản lý doanhnghiệp, có ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán của đơn vị Do đó, việc nghiên cứu hệthống kiểm soát nội bộ về những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận, từng nghiệp

vụ giúp kiểm toán viên xác định được những rủi ro kiểm soát tồn tại trong hệ thốngkiểm soát nội bộ, từ đó hình dung được phương hướng, phạm vi kiểm toán, khối lượngcông việc thực hiện

Phương pháp kiểm toán viên sử dụng để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ làquan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và thưc hiện lại Các nội dung kiểm toán viêntiến hành tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bao gồm:

 Môi trường kiểm soát

 Hệ thống kế toán

 Rủi ro kiểm soát Kiểm toán viên tíến hành tìm hiểu và lưu tài liệu đối với các thủ tục kiểm soátquan trọng được khách hàng áp dụng để ngăn chặn các sai sót, gian lận liên quan đếncác cơ sở dẫn liệu của những số dư hoặc nghiệp vụ mà kiểm toán viên đánh giá là quantrọng, có số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều hoặc khó kiểm tra chi tiết Sau đó, kiểmtoán viên xem xét tính thích hợp và hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát mà kiểm toánviên dự định sẽ dựa vào đó để giảm các thử nghiệm cơ bản Cuối cùng, kiểm toán viên

sẽ ước tính chi phí và hiệu quả của việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và so sánhvới việc thực hiện ngay các thử nghiêm cơ bản

c Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Trang 19

Khi kiểm toán Báo cáo tài chính, mục tiêu của kiểm toán viên là xem xét Báo cáotài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủpháp luật liên quan và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu haykhông Việc xác định mức trọng yếu được xem là công việc mang tính xét đoán nghềnghiệp của kiểm toán viên Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính, kiểm toán viên phảiước lượng toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được, mức trọng yếu thường được tínhbằng tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận Ở mức độ từng khoảnmục, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục

Trình tự xác định mức trọng yếu: đầu tiên, kiểm toán viên ước tính ban đầu vềmức trọng yếu của báo cáo tài chính (mức trọng yếu ban đầu) Sau đó, xác định mứctrọng yếu của từng khoản mục (còn gọi là sai sót tối đa có thể chấp nhận được) và ướctính mức sai lệch cho từng khoản mục Cuối cùng là ước tính mức sai lệch tổng hợptrên báo cáo tài chính Số ước tính trọng yếu ban đầu được phân bổ cho từng bộ phận,từng khoản mục trên báo cáo tài chính, hình thành mức trọng yếu của từng bộ phận,từng khoản mục

Đồng thời, kiểm toán viên cũng phải đánh giá rủi ro kiểm toán ở cả hai mức độ làtổng thể báo cáo tài chính và từng khoản mục Ở mức độ toàn bộ báo cáo tài chính,việc đánh giá rủi ro kiểm toán được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được

về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm kiểm toán, sự xuất hiệncủa những nhân tố làm gia tăng khả năng gian lận và sai sót cũng như các hành vikhông tuân thủ pháp luật và các quy định Ở mức độ khoản mục, việc đánh giá rủi ro

sẽ chịu ảnh hưởng của rủi ro đã được đánh giá đối với toàn bộ báo cáo tài chính

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải đồng thời xem xét tính trọngyếu và rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm

cơ bản, sao cho cuối cùng rủi ro báo cáo tài chính còn có những sai lệch trọng yếu sẽđược giảm xuống ở mức chấp nhận được Đây là một quá trình mang nặng tính chủquan và đòi hỏi nhiều sự xét đoán nghề nghiệp Do đó, việc xác định mức trọng yếu vàđanh giá rủi ro kiểm toán do nhóm trưởng là kiểm toán viên lâu năm thực hiện dựatrên kinh nghiệm của mình

d Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán

Ngày đăng: 19/09/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w