Nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, Chính phủ đã phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Vũng Áng trên cơ sở khu công nghiệp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
PHẠM TƯỜNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP VŨNG ÁNG ĐẾN DÒNG CHẢY KIỆT VÀ XÂM NHẬP MẶN
TẠI VÙNG HẠ DU SÔNG GIANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
PHẠM TƯỜNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CẤP NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP VŨNG ÁNG ĐẾN DÒNG CHẢY KIỆT VÀ XÂM NHẬP MẶN
TẠI VÙNG HẠ DU SÔNG GIANH
Chuyên ngành : Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước
Trang 3H ọc viên: Ph ạm Tường
Chuyên ngành: Quy ho ạch và quản lý tài nguyên nước
Đề tài: Nghiên c ứu tác động của dự án cấp nước cho khu công
nghi ệp Vũng Áng đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn tại
h ạ du sông Gianh Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Ph ạm Việt Hòa
danh trong HĐ
1 PGS TS Hồ Việt Hùng Trường ĐH Thủy lợi Chủ tịch HĐ
2 PGS TS Phạm Việt Hòa Trường ĐH Thủy lợi Ủy viên Thư ký
3 PGS.TS Phạm Thị Hương
4 TS Lê Viết Sơn Viện Quy Hoạch Thủy lợi Ủy viên Phản biện
5 TS Lê Hùng Nam Tổng Cục Thủy lợi Ủy viên HĐ
Hà N ội, ngày 03 tháng 9 năm 2012
Trang 4Luận văn “Nghiên cứu tác động của dự án cấp nước cho khu công nghiệp Vũng Áng đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn tại hạ du sông Gianh” bắt đầu
được thực hiện từ tháng 1 năm 2012, với sự nỗ lực hết mình của bản thân và sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tác giả đã hoàn thành luận văn sau 8 tháng thực hiện
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS Phạm Việt Hòa
đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết cho tác giả để
có thể hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, các thầy
cô giáo tận tâm giảng dạy trong quá trình học tập để học viên có được nền tảng kiến thức như ngày hôm nay đồng thời đã giúp đỡ cung cấp những tài liệu cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông
Mê Công và các anh, chị đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện không chỉ về thời gian
mà còn cả về kiến thức thực tế để tác giả đem vào vận dụng trong luận văn
Tuy nhiên, do trình độ vẫn còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của luận văn là không thể tránh khỏi, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như những ý kiến đóng góp quý báu của bạn bè và đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội, 03 tháng 9 năm 2012
Tác giả
Phạm Tường
Trang 5Tên tác giả: Phạm Tường
Học viên cao học CH17Q
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Việt Hòa
Tên đề tài Luận văn: “Nghiên cứu tác động của dự án cấp nước cho khu công nghiệp Vũng Áng đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn tại hạ du sông Gianh”
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để đưa ra một số đề xuất giải pháp Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó
Tác giả
Phạm Tường
Trang 64 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu6T 8
6T
1) Cách tiếp cận6T 86T
2) Phương pháp nghiên cứu6T 96T
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU6T 10
1.2.1.2 Chế độ nhiệt6T 126T
1.2.1.3 Chế độ gió6T 146T
1.2.1.4 Nắng6T 156T
1.2.1.5 Bốc hơi6T 166T
1.2.1.6 Chế độ mưa6T 166T
1.2.1.7 Bão6T 196T
1.2.2 Đặc điểm thủy văn6T 19
6T
1.2.2.1 Dòng chảy năm6T 196T
1.2.2.2 Dòng chảy lũ6T 206T
1.2.2.3 Dòng chảy kiệt6T 216T
1.3 Hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng nghiên cứu6T 21
1.3.2 Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội6T 26
6T
1.3.2.1 Dự báo về dân số6T 266T
1.3.2.2 Phương hướng phát triển kinh tế của các ngành6T 276T
1.46T 6TQuy hoạch thủy lợi và bảo vệ nguồn nước vùng nghiên cứu6T 33
Trang 71.5.2 Thủy triều6T 386T
1.5.3 Xâm nhập mặn6T 39
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA DỰ
ÁN CẤP NƯỚC CHO KHU CÔNG NGHIỆP VŨNG ÁNG………39
2.2.2Đánh giá tình hình khí hậu, thuỷ văn của vùng6T 43
6T
2.2.2.1 Đặc điểm khí tượng6T 436T
2.2.2.2 Đặc điểm thủy văn6T 446T
2.2.3 Nhu cầu nước của khu công nghiệp Vũng Áng6T 456T
2.3.2.3 Phương án chọn sơ đồ cấp nước6T 476T
2.4 Tác động của dự án đến vùng hưởng lợi6T 48
3.2.2 Mô hình ISIS:6T 516T
3.2.3 Mô hình HEC – RAS:6T 526T
3.2.4 Mô hình SOBEK6T 526T
3.2.5 Mô hình thủy lực của SOGREAH6T 526T
3.2.6 Mô hình KOD6T 536T
3.2.7 Mô hình Mike 116T 536T
3.2.8 Lựa chọn mô hình tính toán6T 586T
3.3 Sơ đồ mạng tính toán6T 58
6T
3.3.1 Biên trên của mô hình6T 58
Trang 83.4 Tính toán thủy lực dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn tại hạ du sông Gianh6T 64
3.4.6 Phân tích kết quả các trường hợp tính toán6T 996T
3.5 Đề xuất biện pháp giảm thiểu6T 101
6T
3.5.1 Biện pháp công trình6T 1016T
3.5.2 Biện pháp phi công trình6T 1026T
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6T 104
6T
1.6T 6TKết luận6T 1046T
2.6T 6TKiến nghị6T 1056T
TÀI LIỆU THAM KHẢO6T 106
Trang 9Bảng III.6: Chênh lệch cực trị mực nước tại các vị trí trên sông khi có hồ và không có
hồ tần suất P= 75%6T 776T
Bảng III.7: Cực trị mực nước tại các vị trí trên sông của các trường hợp tính toán với tần suất P= 90%6T 796T
Bảng III.8: Chênh lệch cực trị mực nước tại các vị trí trên sông khi có hồ và không có
hồ tần suất P= 90%6T 816T
Bảng III.9: Cực trị lưu lượng tại các vị trí trên sông của các trường hợp tính toán với tần suất P= 75%6T 826T
Bảng III.10: Chênh lệch cực trị lưu lượng tại các vị trí trên sông khi có hồ và không
có hồ tần suất P= 75%6T 846T
Bảng III.11: Cực trị lưu lượng tại các vị trí trên sông của các trường hợp tính toán với tần suất P= 90%6T 87
Trang 10Bảng III.12: Chênh lệch cực trị lưu lượng tại các vị trí trên sông khi có hồ và không
có hồ tần suất P= 90%6T 896T
Bảng III.13: Cực trị độ mặn tại các vị trí trên sông của các trường hợp tính toán với tần suất P= 75%6T 916T
Bảng III.14: Chênh lệch cực trị độ mặn tại các vị trí trên sông khi có hồ và không có
hồ tần suất P= 75%6T 936T
Bảng III.15: Cực trị độ mặn tại các vị trí trên sông của các trường hợp tính toán với tần suất P= 90%6T 956T
Bảng III.16: Chênh lệch cực trị độ mặn tại các vị trí trên sông khi có hồ và không có
hồ tần suất P= 90%6T 976T
Bảng III.17: Một số các đặc trưng về dòng chảy kiệt6T 99
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Kỳ Anh là một trong những huyện nghèo và gặp nhiều khó khăn nhất của tỉnh Hà Tĩnh Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là hệ thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu cấp nước cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
Nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, Chính phủ đã phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Vũng Áng trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng, đây là khu công nghiệp tập trung thuộc vùng Bắc Trung Bộ với các ngành nghề: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim, các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển, các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu Khu kinh tế Vũng Áng sẽ góp phần khai thác được lợi thế về vị trí địa lý, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung
Bộ, góp phần thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với cả nước và quốc tế Tuy nhiên, một trong những tiền đề quan trọng, tiên quyết để các hoạt động kinh tế trong Khu kinh tế Vũng Áng phát triển ổn định và bền vững phải
có nguồn nước ổn định với khối lượng lớn (đến năm 2025 nhu cầu nước của Vũng Áng được xác định là 1.005.000 m3/ngày.đêm), do đó việc xây dựng một hệ thống công trình cấp nước cho khu Kinh tế là hết sức cần thiết
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước của khu vực Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh cho thấy để tạo nguồn cấp nước ổn định, bền vững với khối lượng lớn cho Kỳ Anh nói chung và cho khu kinh tế Vũng Áng nói riêng cần phải xây dựng hồ chứa nước để trữ nước trong mùa lũ – cấp nước bổ sung cho hạ du vào mùa kiệt trong đó nhiệm vụ chính là chuyển nước từ lưu vực sông Rào Trổ (là một nhánh nằm phía thượng lưu của sông Gianh) sang lưu vực sông Trí để cấp nước cho khu vực này
Tuy nhiên đây là một vấn đề cần được xem xét việc chuyển nước của lưu vực sông Rào Trổ sang lưu vực sông Trí tác động như thế nào đến vùng hạ du của lưu vực sông Gianh Cụ thể trong mùa kiệt lưu lượng tối thiểu mà cụm công trình sẽ được xây dựng trên sông Rào Trổ sẽ phải xả trả lại cho hạ du là bao nhiêu để đảm bảo được nhu cầu nước và không có tác động tiêu cực đối với vấn đề dòng chảy mùa kiệt và xâm nhập mặn để đảm bảo sản xuất nông nghiệp tại hạ du sông Gianh không
bị ảnh hưởng hoặc tác động là tối thiểu Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của dự án cấp nước cho khu công nghiệp Vũng Áng bằng biện pháp công trình xây đập chuyển nước từ lưu vực sông Rào Trổ sang lưu vực sông Trí đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn tại hạ du sông Gianh là hết sức cấp bách trước khi triển khai dự án
Trang 132 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu về dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn tại vùng hạ du sông Gianh dưới tác động của dự án chuyển nước từ lưu vực sông Rào Trổ sang lưu vực sông Trí cấp nước cho khu công nghiệp Vũng Áng.Qua đó đề xuất biện pháp giảm thiểu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn vùng hạ du sông Gianh trước khi có dự án cấp nước cho khu công nghiệp Vũng Áng
- Nghiên cứu các phương án chuyển nước từ lưu vực sông Rào Trổ sang lưu vực sông Trí cấp cho khu công nghiệp Vũng Áng
- Nghiên cứu tác động của các phương án chuyển nước ảnh hưởng đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn tại hạ du sông Gianh
- Nghiên cứu, đề xuất phương án giảm thiểu thiệt hại
2) Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực sông Gianh thuộc địa giới hành chính của 4 huyện là Quảng Trạch ,
Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hoá Tỉnh Quảng Bình và 6 xã của huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh Diện tích tự nhiên toàn lưu vực là 4.680 km2, có tọa độ địa lý từ
0
P36’24” đến 106P
0
P36’26” kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp lưu vực sông Rác, sông Ngàn Sâu, sông Ròn
- Phía Nam giáp lưu vực sông Lý Hòa, sông Nhật Lệ
- Phía Tây giáp lưu vực sông Mê Công, biên giới Việt Lào làm phân lưu
- Phía Đông giáp biển Đông
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1) Cách tiếp cận
• Tiếp cận thực tiễn, toàn diện và tổng kết trong thực tế
• Tiếp cận theo quan điểm hệ thống
• Tiếp cận kế thừa tri thức, kinh nghiệm của các nghiên cứu đã có một cách chọn lọc sẽ được vận dụng
• Tiếp cận hiện đại: Sử dụng mô hình toán, thuỷ văn, thuỷ lực để giải quyết các vấn đề của để tài
• Tiếp cận tổng hợp và phát triển bền vững: Các kịch bản phát triển được xem xét theo khía cạnh lợi ích tổng hợp, có tính bền vững
Trang 142) Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp điều tra, thu thập và khảo sát
• Phương pháp phân tích thống kê
• Phương pháp tổng hợp địa lý
• Phương pháp phân tích hệ thống
• Phương pháp mô hình toán, thuỷ văn, thuỷ lực
• Phương pháp kế thừa: vận dụng kết quả của các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trang 15CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về vấn đề chuyển nước ra ngoài lưu vực
Nước, đặc biệt là nước ngọt là nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể thiếu cho sự phát triển của nhân loạt, tuy nhiên nước cũng là tác nhân gây ra những thảm hoại thiên nhiên to lớn cho con người Sự phân bố lượng mưa không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch về lưu lượng giữa các lưu vực sông làm xuất hiện những lưu vực sông có lượng mưa lớn, tập trung thường xuyên xảy ra lũ lụt, còn những lưu vực có lượng mưa ít thường hạn hạn Do đó, vấn đề chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực kia được xem xét, nghiên cứu từ rất lâu
Thời gian gần đây rất nhiều dự án chuyển nước được tiến hành nhằm giảm thiệt hại do lũ gây ra cho những lưu vực sông có lượng mưa tập trung cũng như đem lại nguồn nước để phát triển kinh tế cho các lưu vực thiếu nước Ví dụ như: Dự án chuyển nước sông San Peddo tại Châu Mỹ, dự án chuyển nước sông Hằng tại Ấn Độ,
Dự án chuyển nước sông Danude sang lưu vực Rhine…
Trong khu vực Đông Nam Á, áp lực về dân số cộng với nhu cầu phát triển kinh tế, mà trước nhất là nông nghiệp, trong bối cảnh nhiệt độ không khí tăng, nạn khô hạn và khan hiếm nguồn nước làm cho các dự án chuyển nước trong và ngoài lưu vực ngày càng được nhiều quốc gia xét đến Tại lưu vực sông Mê Công, Thái Lan đã lập hai dự án chuyển nước: Dự án chuyển nước Kok-Ing-Yom-Nan ra khỏi lưu vưc, và dự án chuyển nước Kong-Chi-Mun trong lưu vực
Tại Việt Nam, các dự án chuyển nước đã được nghiên cứu và triển khai trong
những thập kỷ gần đây nhằm giảm lũ cho lưu vực sông Hồng như dự án chuyển nước
từ sông Hồng sang lưu vực sông Thái Bình qua hệ thống sông Đuống, dự án ngọt hóa Bán đảo Cà Mau…
Tuy nhiên, việc chuyển nước sẽ gây nhiều hậu quả về môi trường và về kinh
tế xã hội to lớn ở hạ lưu, vì vậy vấn đề này cần được xem xét thận trọng và quyết định trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của tất cả các khu vực, các ngành liên quan
Phải nghiên cứu, tính toán đánh giá các tác động kinh tế, xã hội, môi trường, và cụ thể những thay đổi đối với dòng sông, lưu vực, những mặt được - mất đối với các địa phận sông chảy qua cũng như các bên có liên quan
1.2 Điều kiện vùng nghiên cứu
Lưu vực sông Gianh nằm trong phạm vi từ vĩ tuyến 17P
0
P23’ đến 18P
0
P07’ vĩ bắc
và từ kinh tuyến 105P
0
P37’ đến 106P
0
P30’ kinh đông, phía bắc giáp lưu vực sông Rào Cái
và Ngàn Sâu với đường phân nước là dãy Hoành Sơn và dãy Động Chùa-Mốc Lèn, phía tây giáp Lào với đường phân nước là đỉnh của dãy Trường Sơn, phía nam giáp
lưu vực sông Kiến Giang và phía đông giáp biển Đông (hình 1)
Trang 16Sông Rào Trổ là một chi lưu của sông Gianh, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Tây Bắc huyện Kỳ Anh chảy theo hường Đông Nam đổ vào sông Gianh tại Minh Cầm nơi giáp ranh giữa ba xã Phong Hóa, Mai Hóa và Châu Hóa tỉnh Quảng Bình
Hình I.1 Bản đồ mạng lưới sông Gianh
U
Điều kiện địa hình
Lưu vực sông Gianh có diện tích 4.680 kmP
2
P với địa hình rất phức tạp có thể chia ra làm mấy dạng sau:
+ Địa hình núi đá vôi: nằm tập trung ở phía hữu sông Gianh chạy dài từ Rào Nan đến biên giới Việt - Lào nối liến với cung đá vôi Phong Nha và thượng nguồn sông Đại Giang Vùng này có nhiều núi đá vôi vách thẳng đứng, nhiều chỗ núi đá ăn sát ra bờ sông như đoạn Cẩm Lệ Địa hình dạng này chiếm tới 25% diện tích lưu vực
+ Địa hình thung lũng đá vôi: tập trung ở huyện Minh Hóa nằm trên thượng nguồn sông Rào Nan (một phụ lưu của sông Gianh) Các thung lũng nằm rải rác trong vùng núi đá vôi có địa hình tương đối bằng phẳng và bao bọc bởi 3 mặt là núi cao tạo nên những cánh đồng có nơi rộng đến 200-300 ha Địa hình dạng này chiếm 20% diện tích lưu vực và có cao độ trong khoảng 70-90 m
Trang 17+ Địa hình đồi núi: Dạng địa hình này nằm chủ yếu trên lưu vực sông Son (sông Trốc) và vùng thượng du của sông Rào Trổ (thuộc đất Kỳ Anh), địa hình này thường chạy dài theo sông và chia làm 2 cánh cung ở lưu vực sông Son cánh cung phía hữu từ Rào Nan ăn sát ra biển Đông tạo thành đèo Lý Hòa Phía tả sông Son (hữu sông Gianh) từ phà Cẩm Lệ ngược lên biên giới là thung lũng dốc theo dạng mái nhà trũng xuống dòng chính sông Gianh, vùng này cũng bị các dãy núi đá vôi xâm lấn, chia cắt thành các cánh đồng nhỏ dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam Cao
độ bình quân các cánh đồng thung lũng dạng bãi sông này từ 10-20 m, ít khi bị ngập lụt Chạy dọc sát mép sông Gianh là các thung lũng thấp hơn có cao độ từ 5-10 m, hàng năm vào mùa mưa lũ hay bị ngập do trong thời gian sông Gianh có lũ lớn về tiêu thoát không kịp
+ Dạng đồi và núi đất cao: dọc theo dòng chính sông Son và phía tả thượng nguồn lưu vực suối Tiên Lang, Trung Thuần Đồi đất dạng mái nhà nghiêng từ phía
Hà Tĩnh vào dòng chính sông Gianh, độ dốc bình quân từ 25-30P
0
P, vùng này ít có thung lũng nơi đây thích hợp với cây lâm nghiệp
+ Khu vực đồng bằng: chỉ chiếm khoảng 11% diện tích lưu vực và có thể chia thành hai khu vực:
- Khu Bắc sông Gianh: bắt đầu từ khu tưới của công trình Tiên Lang, Trung Thuần chạy dọc đến Cảnh Dương (cửa sông Gianh) Địa hình dốc theo hướng Tây - Đông, giáp biển là cồn cát cao (cao độ trung bình từ 4-7 m) Đồng bằng Bắc sông Gianh khá bằng phẳng có cao độ bình quân 3,0-3,5 m, trong vùng đồng bằng có những trảng cát xen giữa
- Khu Nam sông Gianh: chạy từ khu tưới của hệ thống Rào Nan đến giáp biển, sát biển là dãy cồn cát có cao độ từ 5-7 m chạy suốt từ sông Gianh đến đèo Lý Hòa Đồng bằng Nam sông Gianh khá bằng phẳng có cao độ 2,0-2,5 m
1.2.1 Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.2.1.1 Đặc điểm khí tượng
Khí hậu của vùng nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc tính chung là nóng ẩm Mặt khác do vị trí nằm ở phần vĩ độ tương đối thấp và điều kiện địa hình phức tạp, sông suối ngắn và dốc, thảm phủ thực vật thưa thớt Do
đó chế độ khí hậu của vùng ngoài những tính chất chung của khu vực ra còn có những tính chất riêng biệt của vùng nữa
Sau đây sẽ lần lượt xét đến những điểm cơ bản của các yếu tố khí hậu trong vùng dự án:
Trang 18trong khi đó tại Kỳ Anh, Ba Đồn và Đồng Hới đều lớn hơn 24P
0
P
C (dao động từ 24,1P
Các tháng mùa nóng có nhiệt độ trung bình nhiều năm cao hơn các tháng mùa lạnh, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ đều đạt trên 24P
Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm và tháng 1 là tháng
có nhiệt độ thấp nhất, tạc các nơi đều chỉ đạt dưới 20P
Trang 19Một thời kỳ nữa là thời kỳ khô nóng từ tháng 5 đến tháng 8, trùng với sự hoạt động của gió Tây và Tây Nam ở thời kỳ này độ ẩm tương đối trong các tháng rất nhỏ, chỉ đạt từ 70 - 80%
Độ ẩm trung bình nhiều năm ở các nơi trong vùng không có sự chênh lệch nhau đáng kể, dao động nhỏ từ 83 - 84% Tháng 2, tháng 3 là tháng có độ ẩm lớn nhất trong năm, luôn luôn đạt xấp xỉ trên dưới 90% Thời kỳ này, trên bầu trời thường xuyên nhiều mây và có mưa nhỏ, mưa phùn thậm chí kéo dài nhiều ngày liên tục
Tháng 6,7 là thời kỳ có độ ẩm tương đối trung bình nhỏ nhất trong năm, chỉ đạt từ 70 - 75%
Những khi có gió Tây khô nóng hoạt động mạnh thì độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối trong ngày còn giảm nhỏ nữa, đã xảy ra tại Kỳ Anh là 32%, Tuyên Hoá là 28%, Ba Đồn là 29% và Đồng Hới là 19%
Bảng I.2: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm tại các trạm trong vùng
Ngoài hướng gió thịnh hành vừa nói trên, cũng còn có những hướng khác xuất hiện với tần suất tương đối lớn như hướng Tây ở Tuyên Hoá, hướng Đông Bắc ở Ba Đồn, hướng Bắc ở Đồng Hới
Gió mùa hè thường bắt đầu từ tháng 5, do điều kiện địa hình ở mỗi nơi khác nhau cho nên chế độ gió cũng khác nhau Tại Ba Đồn, hướng gió thịnh hành chủ yếu
là Tây Nam và Tây; tại Tuyên Hoá là hướng Tây Bắc hoặc Tây và tại Đồng Hới là hướng Tây Nam
Trang 20Tốc độ gió trung bình hàng năm ở hầu hết các nơi đều lớn hơn 2 m/s Tại Ba Đồn là nơi có tốc độ gió trung bình hàng năm nhỏ nhất và lớn nhất là tại Đồng Hới
Tốc độ gió trung bình trong các tháng tại các nơi phổ biến đạt từ 10 - 15 m/s Trong khi đó, tốc độ gió lớn nhất tức thời thực đo có thể còn lớn hơn nhiều, các giá trị này thường xảy ra trong các trận bão hoặc các cơn giông
Tốc độ gió lớn nhất đã đo được tại các trạm như sau: Kỳ Anh là 48 m/s vào ngày 8/10/1964; Tại Tuyên Hoá là 23 m/s vào ngày 8/5/1979; Tại Ba Đồng là 34 m/s (xuất hiện nhiều lần, nhiều hướng khác nhau); Đồng Hới là 40 m/s vào ngày 26/10/1983
Bảng I.3: Tốc độ gió trung bình nhiều năm đã đo được tại các trạm
Vào khoảng tháng 3, tháng 4 số giờ nắng tại các nơi trong vùng đều tăng nhanh, đây là thời chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ Còn từ tháng 11 - 12, số giờ nắng giảm đi khá nhanh, tương ứng với thời kỳ chuyển tiếp mùa hạ sang mùa đông
Số giờ nắng trung bình nhiều năm hàng tháng và trong năm ở các trạm đo thuộc vùng dự án được thống kê dưới bảng sau:
Trang 21Bảng I.4: Số giờ nắng trung bình nhiều năm
Trong năm, các tháng mùa hè, nhất là những tháng đầu đến giữa mùa có lượng bốc hơi lớn hơn rất nhiều so với những tháng mùa đông, từ tháng 5 đến tháng 8 lượng bốc hơi đều đạt trên 100mm trở lên trong mỗi tháng Tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi lớn nhất năm, tương ứng với nói là thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động mạnh, nhiệt độ không khí cao và độ ẩm không khí cũng thấp nhất
Tháng có trị số bốc hơi nhỏ nhất trong năm là tháng 2, đồng thời cũng là tháng
mà nhiệt độ không khí giảm thấp và ngược lại độ ẩm không khí tăng cao
Các tháng mùa đông, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trị số bốc hơi mỗi tháng chỉ dao động trung bình trong khoảng 30, 40 mm đến 50, 60mm
Bảng I.5: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche
Trang 22hoặc giữa các tháng cũng như giữa các mùa vụ trong năm lại có quan hệ chặt chẽ với chế độ hoàn lưu và điều kiện địa hình cụ thể của mỗi vùng
Nhìn chung, khu vực Bắc Quảng Bình có lượng mưa trung bình nhiều năm ở hầu hết mọi nơi dao động từ 2.100 - 2.500mm là phổ biến, trừ vùng Kỳ Anh thuộc
Hà Tĩnh có lượng mưa lớn hơn đáng kể Ngược lại các vùng như Ròn, Ba Đồn, Trook và Rào Nan có lượng mưa nhỏ hơn, xấp xỉ 2.000 mm Đây là những nơi do điều kiện đặc thù về địa hình và vị trí địa lý nằm ở các thung lũng đón gió hoặc khuất gió đối với hệ thống gió mùa đông cũng như gió mùa hè
Lượng mưa phân phối không đều theo thời gian trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa lũ Từ tháng 8 - 11, chỉ có 4 tháng nhưng lượng mưa đã chiếm tới
65 - 75% tổng lượng mưa của cả năm Thời kỳ xảy ra mưa lớn nhất trong năm là tháng 9, tháng 10 Đây là hai tháng chính của mùa mưa lũ hàng năm, thường xảy ra
lũ lụt do có các trận mưa cường độ lớn, mưa nhiều kéo dài liên tục trong một số ngày bởi bão, giải hội tụ hoặc các nhiễu động thời tiết khác gây nên
Thời kỳ có lương mưa trung bình tháng nhỏ nhất trong năm là tháng 2 và tháng 3, thông thường chỉ đạt từ 30 - 50mm mỗi tháng ở hầu hết các nơi trong vùng
Mặt khác, sự biến động lượng mưa hàng năm cũng tương đối đáng kể, năm mưa lớn nhất có thể gấp từ 2 -3 lần năm mưa nhỏ nhất
Sự biến đổi rất thất thường về lượng mưa ở các tháng trong năm, ngoài thời
kỳ mưa lớn như đã nói trên, cuối mùa mưa lũ kể từ tháng 12 lượng mưa giảm đi rất nhanh và kéo dài cho đến tháng 4, đây là thời kỳ mà các tháng liên tục có lượng mưa nhỏ dưới 100 mm Tiếp đến tháng 5, tháng 6 là thời kỳ lượng mưa lại bắt đầu tăng đáng kể, đây là thời kỳ mưa phụ lớn thứ hai trong năm, thường gọi là mùa mưa tiểu mãn Loại mưa này không phải năm nào cũng xảy ra, nhưng theo thống kê nhiều năm thì số lần xảy ra chiếm tỉ lệ cũng khá lớn vào khoảng 60 - 70% Ở thời kỳ mưa tiểu mãn, thông thường lượng mưa không lớn nhưng ở thời kỳ mùa mưa lũ chính trong năm, tuy vậy cũng có năm xảy ra khá lớn gây lũ lụt úng ngập ở nhiêu nơi trong vùng, nhất là đối với các khu vực có độ cao thấp ven các sông, suối, làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống bình thường của nhân dân địa phương
Do đặc điểm về sự phân phối khoảng đều của lượng mưa ở các thời kỳ như vậy cho nên biến trình lượng mưa trung bình nhiều năm trong vùng này có dạng 2 đỉnh mưa, một đỉnh lớn nhất là tháng 9, tháng 10, còn một đỉnh phụ nhỏ hơn là tháng
5, tháng 6
Trang 23Bảng I.6: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại một số trạm
Trook 34,4 44,5 43,6 74,3 144,3 133,6 109,3 166,2 408,9 494,7 207,8 60,9 1922,5
Làng Mo 34,2 38,5 39,8 61,0 142,5 145,6 107,1 217,5 441,2 730,2 384,6 91,8 2434,0
Thanh Khê 65,2 40,1 40,7 53,1 97,1 100,4 69,5 170,7 418,6 667,1 308,0 106,2 2136,9 Việt Trung 51,0 51,5 46,7 52,0 126,1 99,7 71,4 176,5 437,7 681,3 329,1 86,8 2209,8 Rào Nan 60,2 33,2 27,8 43,5 108,9 115,1 62,4 220,7 332,5 633,6 233,2 76,9 1948,0
Cao Hóa 62,1 42,8 40,6 72,4 161,5 119,8 82,4 232,8 388,4 607,4 162,8 55,2 2028,1
Thanh Lạng 64,3 54,6 45,3 130,1 176,7 159,8 98,5 246,9 627,9 538,4 206,8 72,0 2421,2
Kỳ Anh 122,5 84,9 67,4 72,3 128,6 123,0 131,0 193,3 633,0 720,0 410,4 217,8 2903,6
Đồng Tâm 46,7 40,1 40,2 87,0 169,7 148,7 133,7 266,4 556,7 650,8 220,1 88,0 2448,2 Lạc Sơn 47,0 35,4 34,4 68,8 119,4 98,9 123,6 222,5 579,2 470,0 236,3 78,2 402,4
Cường độ mưa lớn nhất trong 24 giờ xảy ra ở các nới cũng khá lớn, có nơi lên
tới 400 -500 mm Theo số liệu thống kê nhiều năm, cường độ mưa lớn nhất ngày
đêm đã đo được tại Kỳ Anh là 519,1 mm vào ngày 14/10/1984; tại Tuyên Hóa là
402,7 mm vào ngày 19/6/1985; tại Ba Đồn là 413,7 mm vào ngày 16/9/1981; tại
Đồng Hới là 414,6 mm ngày 21/10/1985
Số ngày có mưa trung bình nhiều năm tại các nơi trong vùng nói chung đều
lớn hơn 100 ngày, nhưng xảy ra không đều ở các tháng trong năm, mà chủ yếu tập
trung vào những tháng mùa mưa Thời kỳ trong tháng có số ngày mưa ít nhất là từ
tháng 4-7, trung bình mỗi tháng chỉ có dưới 10 ngày
Bảng I.7: Số ngày mưa trung bình nhiều năm tại các trạm khí tượng trong vùng
Trang 24Theo tài liệu thống kê nhiều năm thì số trận bão đổ bộ vào ở mỗi năm cũng khác nhau, năm nhiều có thể từ 3 - 4 trận, năm ít là 1 trận, thậm chí cũng có năm không xảy ra trận nào
Bão thường có tốc độ gió rất lớn, khi gió giật lên tới trên 40m/s và thường kèm theo mưa lớn xảy ra trong phạm vi diện rộng, mưa kéo dài từ 2 - 3 ngày liền, cũng có thể dài hơn từ 5 - 6 ngày, gây lũ lụt và úng ngập ở nhiều nơi Ngoài ra, khi bão đổ bộ vào làm cho nước biển dâng cao, nếu trường hợp gặp thuỷ triều nhất là khi triều cường và gió thuận thì hiện tượng nước dâng càng xảy ra mạnh mẽ Chính vì vậy mà dọc theo vùng duyên hải nạn úng lụt càng nghiêm trọng hơn, đồng thời nước mặn cũng tràn sau vào trong đồng, làm tăng mức độ thiệt hại đối với sản xuất nói chung cũng như các mặt khác của nhân dân địa phương tại những nơi đó
1.2.2 Đặc điểm thủy văn
1.2.2.1 Dòng chảy năm
Cũng như lượng mưa, dòng chảy năm trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi lớn về không gian và thời gian Dòng chảy trung bình nhiều năm tại trạm thuỷ văn Đồng Tâm (Flv= 1.150 km2) trên thượng nguồn sông Gianh là 62,3 m3/s, mô số dòng chảy khoảng 54,1 l/s/km2, tại trạm thuỷ văn Tân Lâm (Flv= 494 km2) trên sông Rào Trổ là 37,1 m3/s, mô số dòng chảy tương ứng là 75 l/s/km2 Tỷ số chênh lệch giữa lưu lượng bình quân lớn nhất với lưu lượng nhỏ nhất trên các sông dao động khoảng 2,5 - 3 lần, với lưu lượng bình quân nhiều năm là 1,6 - 1,7 lần và tỷ số
Trang 25giữa lưu lượng bỡnh quõn nhỏ nhất với lưu lượng trung bỡnh nhiều năm chỉ vào khoảng 0,5 - 0,6 lần
Bảng I.8: Một số yếu tố đặc trưng về dòng chảy năm tại các trạm đo
Tên trạm Tên sông F (kmP
2
P) Qbq (mP
3
P/s)
Mbq (l/s.kmP
2
P) UQbqmax UQbqmax UQbqmin Qbqmin Qbq Qbq
Lượng dũng chảy năm của cỏc lưu vực trong vựng nghiờn cứu khỏ dồi dào nhưng phõn phối lại rất khụng đều cho cỏc thỏng trong năm, lượng dũng chảy trong 4 thỏng mựa lũ (từ thỏng 9 đến 12) chiếm tới 65-70 % tổng lượng dũng chảy cả năm Nhỡn chung, biến trỡnh dũng chảy trờn cỏc sụng suối cú thể được mụ tả như sau: Dũng chảy bắt đầu tăng nhanh từ thỏng 7, thỏng 8 trở đi và đạt trị số lớn nhất vào khoảng thỏng 9 - 11, sau thỏng 12 dũng chảy giảm dần cho đến tận thỏng 4 Vào thỏng 5 - 6 thỡ lượng dũng chảy tăng lờn, thời kỳ này thường cú lũ tiểu món Phõn tớch tài liệu thực đo, dũng chảy năm trung bỡnh được phõn phối tại 2 trạm thuỷ văn Đồng Tõm và Tõn Lõm như sau:
Bảng I.9: Phõn phối dũng chảy trung bỡnh nhiều năm tại cỏc trạm thuỷ văn
Lưu lượng lớn nhất đó đo được tại Đồng Tõm trờn sụng Gianh là 6.560 m3/s xảy ra vào ngày 19/8/1970 và tại Tõn Lõm trờn sụng Rào Trổ là 5.910 m3/s vào ngày 30/8/1975 Sự biến động của lưu lượng lớn nhất giữa cỏc năm cũng rất lớn, chờnh lệch giữa năm lớn nhất với năm nhỏ nhất ở mức xấp xỉ khoảng 5-6 lần
Trang 26Bảng I.10: Đặc trưng dòng chảy lũ tại các tram thuỷ văn
3
P
/s)
Mmax (mP
3
P
/s)
Mmax (mP
Qmin Qmax
Qmax Qmin
Bảng I.11: Một số đặc trưng dòng chảy kiệt
Qmin (m3/s)
Xuất hiện Qmin Ghi chú
dbqmin
1.3 Hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng nghiên cứu
1.3.1 Hiện trạng kinh tế- xã hội
1.3.1.1 Dân số, tốc độ phát triển và phân bố dân số
Vùng nghiên cứu bao gồm địa giới 4 huyện Bắc Quảng Bình và 6 xã thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh có diện tích khoảng 5.729,4 kmP
2
P Theo kết quả điều tra năm
2005 dân số trong vùng là 524.236 người Mật độ dân số bình quân toàn vùng là: 91,5 người/kmP
2
P, tốc độ phát triển dân số 1,043% Số dân sống ở thành thị (thị trấn, thị tứ) chiếm 6,0% Trong vùng có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người kinh (chiếm 98,6%), các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi của huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá là: Bru Vân Kiều (Khùa), Mây, Sách, Thổ Arem, Mã Liềng, Chứt, Rục Dân cư phân bố không đều chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển, ở miền núi nhân dân sống rất phân tán, ở dải rác các thung lũng gần sông suối có đất bằng, dân
cư thưa thớt, có 6/106 xã có mật độ dân số dưới 8 người/kmP
2
P
Trang 27Bảng I.12: Tổng hợp dân số ở các địa phương năm 2005
Huyện Tổng nhân khẩu Trong đó Trong độ
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê các huyện năm 2005
Nhân dân trong vùng chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Do sản xuất chưa chủ động, năng suất lao động còn thấp, đặc biệt cơ sở hạ tầng còn yếu kém lại tập trung ở vùng đồng bằng và các khu đô thị còn ở vùng miền
núi cơ sở hạ tầng còn quá sơ sài, có vùng còn biệt lập với xunh quanh, tập quán canh tác lạc hậu và còn sống theo phương thức phá rừng làm nương rẫy, trồng cấy nhờ trời, thậm chí còn số ít người vẫn còn tập tục du canh, du cư Nền kinh tế trong vùng hình thành 2 khu vực: Vùng miền núi ở thượng nguồn lưu vực (thuộc huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá và 6 xã Kỳ Anh) kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp, vùng đồng bằng ven biển đang chuyển biến theo nền kinh tế thị trường Thu nhập của nhân dân trong vùng còn rất thấp, cho đến năm 2005 bình quân lương thực đầu người là 230 kg/người/năm Thu nhập bình quân đầu người là 5,67.10P
6
Pđ/người/năm
1.3.1.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
1.3.1.2.1 Về sản xuất nông nghiệp
Theo thống kê năm 2005 diện tích đất canh tác toàn vùng là: 31.272,8 ha Chủ yếu trồng lúa, màu (ngô, khoai, sắn, đậu các loại ), cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, thuốc lá, Trong vùng gieo trồng theo 2 vụ chính là vụ Đông xuân và vụ
Hè thu, một số nơi có trồng thêm vụ Đông nhưng với diện tích không đáng kể và chủ yếu là cây màu ngắn ngày như khoai Đông, các loại rau
Toàn vùng bao gồm 106 xã của 4 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và 6 xã thuộc huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh
Bảng I.13: Thống kê các loại đất thuộc vùng nghiên cứu (năm 2005)
Trang 28Đơn vị: ha
3B
Huyện Diện tích tự nhiên 4BTrong đó
F n.nghiệp F canh tác F l.nghiệp F ch.dụng F đất ở F chưa SD Minh Hoá 141006,0 5.432,7 4477,6 104075,8 1396,6 362,2 28543,7
Nguồn số liệu: Thống kê, kiểm kê đất của các huyện năm 2005
Nhìn chung canh tác trong vùng còn phụ thuộc vào thời tiết nên năng suất cây trồng trong vùng còn thấp Diện tích trồng lúa trong vùng tương đối ổn định, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 50-55% diện tích gieo trồng, còn lại là sắn, khoai, ngô
và cây công nghiệp ngắn ngày Điều đó có nghĩa là cây lúa trong vùng có tính chất rất quan trọng, nó là cây trồng chủ yếu của người dân vùng này Quá trình điều tra cho thấy: những vùng có thể chủ động được nguồn nước tưới và tiêu thì diện tích canh tác được đảm bảo và năng suất cao hơn những vùng khác như khu tưới của hồ Vực tròn, Tiên Lang, Trung Thuần (huyện Quảng Trạch), công trình Bẹ (Tuyên Hoá), công trình Đá Mài (Bố Trạch), những vùng có nguồn nước khó khăn như huyện Minh Hoá, Tuyên hoá, 6 xã thuộc huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh thì diện tích cây trồng không ổn định và năng suất cây trồng thấp
Diện tích canh tác tập trung ở khu vực đồng bằng của huyện Bố Trạch và huyện Quảng Trạch và đây cũng tập trung diện tích trồng lúa khá lớn Huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá hay 6 xã của huyện Kỳ Anh diện tích cây trồng không tập trung, diện tích các khu gieo trồng thường chỉ có khoảng 10 - 20 ha thậm chí chỉ có 2 - 3
ha, chính vì diện tích canh tác không tập trung nên việc bố trí tưới tiêu ở đây gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên diện tích lúa vụ 10 chủ yếu trồng ở vùng cao hầu như không được tưới chủ động, canh tác theo phương thức nhờ trời do vậy năng suất thấp ngày càng được thu hẹp
1.3.1.2.2 Chăn nuôi gia súc trong vùng
Song song với phát triển trồng trọt chăn nuôi trong vùng phát triển mạnh Đàn bò, đàn trâu chủ yếu lấy sức kéo, sản phẩm giết mổ lấy thịt cũng được phát triển mạnh như lợn, bò, chăn nuôi gia cầm trong vùng chưa được phát triển mạnh do nhu cầu thức ăn còn thiếu, hình thức chăn nuôi chủ yếu là các hộ gia đình
1.3.1.2.3 Ngành lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp trong vùng nghiên cứu là 401.067,7 ha (số liệu năm 2005), với độ che phủ là 60% (kể cả diện tích núi đá có rừng) trong đó rừng tự nhiên có 371.187ha, rừng trồng 21.117ha Rừng trong khu vực có các loại sau: rừng
Trang 29giàu chủ yếu phân bố ở vùng núi cao của huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá giao thông khó khăn, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng tái sinh Trong rừng có 250 loại lâm sản quý hiếm như: mun, lim, gụ, lát, hoa, trầm gió, thông nhựa Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế cao như song, mây, trầm kỳ, Sa nhân, bổ chính và nhiều loại dược liệu quý khác Về thú rừng có nhiều loại quý hiếm như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ Trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp đang đẩy mạnh công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng dặm, tu bổ tái sinh
và trồng mới (chủ yếu là thông nhựa và cây chắn gió, chống cát bay, cát nhảy ở vùng cát ven biển) Tuy nhiên nạn lâm tặc và đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tiếp diễn 1.3.1.3 Hiện trạng các ngành kinh tế khác
1.3.1.3.1 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong vùng phát triển chậm, đến
năm 2005 toàn vùng có 11.746 cơ sở sản xuất, thu hút 26.778 lao động, tổng giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 944.632.10P
6
Pđồng Trong đó chỉ có 3 cơ sở do nhà nước quản lý, còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ quy mô hộ gia đình thuộc ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất hàng vật liệu xây dựng và đồ gia dụng 1.3.1.3.2 Giao thông vận tải
+ Đường sắt: Trên địa bàn của vùng nghiên cứu có tuyến đường sắt Bắc -
Nam chạy qua từ biên giới Hà Tĩnh - Quảng Bình đến Đèo Ba Dốc là tuyến đường rất quan trọng và thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng Trong vùng có ga Đồng Lê (Tuyên Hoá) có thể tạo điều kiện đia lại, lên xuống và bốc dỡ hàng hoá
+ Đường bộ: Tuyến đường quốc lộ 1A chạy dọc khu vực đồng bằng của vùng
nghiên cứu từ đèo Ngang đến đèo Ba Dốc, cầu sông Gianh đã được xây dựng và hoàn thành năm 1998 tạo điều kiện cho giao thông được xuyên suốt và thuận lợi
Tuyến đường quốc lộ 12A từ Ba Đồn đến cửa khẩu biên giới Cha Lo (nằm ở địa phận 3 huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá) trong đó đoạn nằm trong huyện Quảng Trạch đi lại thuận tiện, hiện nay nhiều đoạn đang được nâng cấp, mở rộng Đoạn đường phía trên từ huyện Minh Hoá đi lên nhiều đoạn đi lại còn khó khăn do địa hình đồi núi hiểm trở
Tuyến đường quốc lộ 15 đi qua địa phận 3 huyện: Tuyên Hoá, Minh Hoá,
Bố Trạch kéo dài từ xã Hương Hoá (Tuyên Hoá) đến Nông trường Việt Trung (Bố Trạch) là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ đi qua vùng miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Ngoài ra còn tuyến đường quốc lộ 20 xuất phát từ Xuân Sơn (Bố Trạch) chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam lên vùng núi đá vôi của huyện Bố Trạch và thông sang nước CHDCND Lào
Các trục đường liên xã, liên thôn tương đối phát triển cho phép ô tô đến được hầu hết trung tâm xã, nhiều công trình có tuyến đường ô tô đến tận nơi Tuy nhiên
Trang 30chất lượng còn thấp, mặt khác do thời tiết khắc nghiệt, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên các công trình giao thông bị xuống cấp nhanh gây khó khăn cho việc đi lại nhất
là vào mùa mưa lũ giao thông liên xã thường bị chia cắt Hiện nay trong vùng đã có 105/106 xã đường ô tô đi tới được trung tâm xã
+ Đường thuỷ: Giao thông đường sông được phát triển ở vùng trung và hạ du
các sông lớn, các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Bố Trạch đều sử dụng thuyền máy, thuyền thô sơ để vận chuyển hàng hoá và hành khách trên các tuyến sông, đặc biệt huyện Quảng Trạch có trên 300 tàu thuyền trọng tải từ 8-10 tấn Bên cạnh còn
có tuyến vận tải sông biển qua cảng Gianh Tuy nhiên vận tải thuỷ chưa có quy hoạch đồng bộ và đầu tư chưa cao nên việc phát triển còn chậm
1.3.1.3.3 Thủy - Hải sản
Các lưu vực sông Gianh, sông Ròn, sông Lý Hoà và sông Dinh có bờ biển chạy dài từ chân đèo Ngang đến chân đèo Lý Hoà, với bốn cửa sông đổ trực tiếp ra biển Đây là môi trường tốt cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản Ở các vùng cửa sông của huyện Quảng Trạch và huyện Bố Trạch dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, nuôi tôm cá ở các ao hồ nước ngọt, nước lợ dưới dạng cá thể hoặc các hợp tác xã nhỏ Tuy nhiên do phương tiện cũ lại vừa và nhỏ nên việc đánh bắt xa bờ cũng rất hạn chế
Nghề ngư nghiệp ở đây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết do thiếu phương tiện đánh bắt xa bờ Chưa có tàu công suất đủ lớn nên không thể ra khơi xa mà chủ yếu là đánh bắt gần bờ, trong mùa mưa lũ là mùa có thể cho sản lượng đánh bắt lớn và nhiều loại hải sản có giá trị cao lại không thể ra khơi xa vì điều kiện tàu thuyền không đủ an toàn
Nghề đánh bắt thủy sản, hải sản ở trong vùng có tiềm năng nhưng người dân ở đây còn thiếu vốn đề trang bị phương tiện đánh bắt và hệ thống dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất nên khả năng đánh bắt còn hạn chế và chất lượng chưa cao, tốc độ phát triển còn chậm
Đánh giá chung về tình hình kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu:
Vùng nghiên cứu nằm ở phía Bắc - Tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua nhờ thực hiện công cuộc đổi mới đã thu được một số kết quả đáng phấn khởi Nền kinh tế từng bước ổn định hơn, có những mặt tăng trưởng khá, đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần ngày càng được cải thiện Cơ sở vật chất được tăng cường, bộ mặt
xã hội - kinh tế có sự thay đổi rõ nét trên mọi mặt, các cơ chế, chính sách ngày một hoàn thiện hơn Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch để tăng thu nhập cho xã hội
Bảng I.14: Cơ cấu kinh tế vùng nghiên cứu Đơn vị: %
Trang 31Nguồn số liệu: Niên giám thống kê các huyện năm 2005
Tuy nhiên đây là vùng có địa hình hiểm trở lại bị chia cắt mạnh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế Nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp Cơ sở hạ tầng tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn chắp vá Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển về lượng song sự chuyển dịch chậm chưa tạo ra được những biến đổi lớn, nền kinh tế thuần nông là chủ yếu và còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ thâm canh tác còn thấp Nông nghiệp chưa đồng đều giữa các vùng, năng suất, sản lượng chưa ổn định Công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ Việc khai thác tiềm năng thế mạnh về đồi, rừng, biển, chỉ mới bắt đầu, hiệu quả mang lại chưa nhiều Nguồn thu tại chỗ còn ít, thu không
đủ chi, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế Một bộ phận dân cư thiểu số ở vùng cao phương thức canh tác còn quá lạc hậu, sống phân tán và thu nhập rất thấp Mọi mặt của nền kinh tế đều thấp thua so với bình quân cả tỉnh Quảng Bình
Hiện trạng cấp nước sinh hoạt
Hiện nay có khoảng 50-60% số dân được dùng nước sạch Hầu hết người dân sử dụng nguồn nước bằng cách đào các giếng khơi, chỉ có thị trấn Ba Đồn, Đồng Lê, Hoàn Lão, Thanh Hà, thị trấn Quy Hoá đã có hệ thống cấp nước tập trung qua các khâu xử lý và phân phối bằng đường ống, sử dụng nguồn nước ao, hồ, sông suối cho sinh hoạt Các vùng miền núi và vùng cửa sông còn đang rất thiếu nước để sử dụng cho sinh hoạt như các xã Hoàn Trạch,Vạn Trạch, Phú Trạch, vùng Miền núi của huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá
1.3.2 Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội
1.3.2.1 Dự báo về dân số
Với dân số tính đến 2005 là 524.236 người, phấn đấu để ổn định tỷ lệ tăng dân
số tăng tự nhiên ở mức 1,1 - 1,2% Dự báo dân số đến năm 2010 dân số trong vùng
là 557.662 người và dự báo đến năm 2020 là 627.830 người
Bảng I.15: Dự báo dân số vùng nghiên cứu đến năm 2020
Trang 32Huyện 2005 Tổng nhân khẩu Năm 2020 Trong đó Trong độ
Nguồn số liệu: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình và các huyện
1.3.2.2 Phương hướng phát triển kinh tế của các ngành
1.3.2.2.1 Phương hướng phát triển nông lâm nghiệp
Nông nghiệp:
Theo số liệu thống kê hiện nay nông nghiệp sản xuất còn phân tán, mang tính độc canh, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh lớn Hệ số sử dụng đất thấp
Đất nông nghiệp trong vùng phần lớn tập trung ở vùng gò đồi, vùng ven biển
Do đó đất ở vùng này có nhiều loại cho phép phát triển nhiều lợi cây trồng Vì thế vào những năm 2010 diện tích gieo trồng sẽ tăng để phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy như: mía, lạc,
ớt, cây ăn quả và các cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, cà phê Diện tích trồng lúa không tăng hoặc tăng không đáng kể, diện tích lúa vụ 10 sẽ giảm để chủ yếu đầu tư sản xuất lúa Đông xuân và vụ Hè thu
* Cây lương thực:
Quy hoạch mở rộng vùng thâm canh lúa cao sản (tối thiểu phải đạt khoảng
40% diện tích cây lúa), hướng tập trung thâm canh cây lúa ở các địa phương như sau:
+ Xã Đại Trạch, Trung Trạch, TT Hoàn Lão, Hoàn Trạch, Van Trạch, Cự Nẫm, Hưng Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch ở huyện Bố Trạch
+ Xã Mai Hoá, Tiến Hoá, Văn Hoá, Châu Hoá, Phong Hoá, Thạch Hoá của huyện Tuyên Hoá
+ Vùng hưởng lợi của công trình Rào Nan, Tiên Lang, Vực Tròn thuộc huyện Quảng Trạch
+ Xã Minh Hoá, Quy Hoá, Xuân Hoá, Yên Hoá, Hoá Hợp của huyện Minh
Hoá
Tích cực giảm diện tích lúa vụ 10 năng suất thấp và để hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rãy
* Cây màu:
Trang 33Ổn định diện tích màu, trong đó phát triển nhanh diện tích ngô, khoai các loại
và đầu tư thâm canh để tăng năng suất, ổn định sản lượng Giảm dần diện tích trồng sắn để hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy, giảm hiện tượng xói mòn đất Ngô được xác định là cây màu chủ lực nên cần phát triển các giống ngô lai có năng suất cao, phát triển ngô xen vụ ở các diện tích cao su
* Cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm:
Khuyến khích đầu tư phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm gắn với công nghiệp chế biến để tăng giá trị và ổn định thị trường tiêu thụ
+ Cây lạc: Đưa vào gieo trồng giống lạc Sen có năng suất, chất lượng cao để xuất khẩu Hình thành các vùng chuyên canh lạc ở các địa phương như: Quảng
Minh, Quảng Sơn, Quảng Văn, Quảng Tiến, Quảng Lưu, Quảng Thạch, Quảng Đông, Quảng Phú ở huyện Quảng Trạch; các xã Trung Hoá, Hoá Hợp, Hoá Tiến, Hoá Thanh, Thượng Hoá ở huyện Minh Hoá; xã: Phúc Trạch, Lâm Trạch, Xuân Trạch, ven sông Son và trồng dưới tán cây cao su thời kỳ đầu kiến thiết cơ bản ở huyện Bố Trạch; xã Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc thuộc huyện Kỳ Anh
+ Các cây trồng khác bố trí ở nhưng nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp: Cây ớt ở vùng Nam, vùng Trung và vùng ven quốc lộ 1 thuộc huyện Quảng Trạch Cây dâu tằm trồng trên đát bồi ven sông ở các xã Châu Hoá, Mai Hoá, Tiến Hoá, Cao Quảng huyện Tuyên Hoá Cây dứa trên vùng gò đồi của huyện Bố Trạch
+ Cây thực phẩm: Tiếp tục duy trì và phát triển để phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhu cầu cho các thị trấn, thị tứ trong vùng tiến tới sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu rau sạch cho các đô thị trong và ngoài khu vực Tạo vùng chuyên canh ở các xã Đồng Hoá, Thuận Hoá, Sơn Hoá, Lê Hoá, Kim Hoá, Thanh Hoá, Hương Hoá huyện Tuyên Hoá; xã Quảng Long, Quảng Thuận, Quảng Phú huyện Quảng Trạch
* Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả:
+ Cây Cao su: Được xác định là cây công nghiệp dài ngày chủ lực của vùng Phát triển nhanh cây cao su bằng việc huy động mọi nguồn vốn, đặc biệt là vốn của chương trình đa dạng hoá nông nghiệp và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trồng tập trung thâm canh ở vùng Pheo, Thượng Hoá, Hoá Tiến huyện Minh Hoá; vùng đồi các xã từ Thạch Hoá đến Hương Hoá huyện Tuyên Hoá; vùng phía Tây đường quốc
lộ 15 từ Nông trường Việt Trung đến xã Phú Định huyện Bố Trạch để đến năm 2010 đạt diện tích khoảng 7.000 ha và 2020 là 7.500 ha cây cao su
+ Cây Hồ tiêu: Phát triển diện tích trồng hồ tiêu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ở xã Quảng Liên, Quảng Trường, Quảng Thạch, Quảng Lưu; trên diện tích đất vườn, gò đồi thích hợp trừ vùng đất hay bị ngập lụt ở huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá
Trang 34+ Cây Cà Phê: Chủ yếu phát triển ở huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá tuy nhiên đây là cây trồng cần nước nhất là trong mùa ra hoa và kết quả cho nên cần tổ chức thử nghiệm rút kinh nghiệm và thận trọng trong quá trình đưa ra trồng đại trà
+ Cây ăn quả: có thể phát triển ở các vùng theo các mô hình vườn đồi, vườn rừng hộ gia đình, cải tạo vườn tạp để tạo ra những vùng trồng cây ăn trái tập trung Chú trọng phát triển cây ăn quả ở các xã Sơn Hoá, Lê Hoá, Kim Hoá, Hương Hoá, Văn Hoá, Tiến Hoá, Châu Hoá, Mai Hoá, Phong Hoá, Thạch Hoá, Thuận Hoá, Thanh Hoá, Lâm Hoá huyện Tuyên Hoá; các xã Quảng Liên, Quảng Lưu, Quảng Thạch, Quảng Châu, Quảng Hợp, Quảng Sơn, Quảng Tiến huyện Quảng Trạch
Phấn đấu đến năm 2010 đạt diện tích 3.900 ha và đến 2020 đạt 4.500 ha
Chăn nuôi:
Phát triển chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu, khuyến khích các
hộ gia đình phát triển chăn nuôi có quy mô trung bình và lớn Tăng cường chọn lọc, sản xuất giống Đưa giống bò lai Sin và nạc hoá đàn lợn để tăng chất lượng thịt và năng suất cao
Dành riêng diện tích để trồng cỏ bảo đảm nguồn thức ăn, dinh dưỡng cho phát triển đàn bò Tăng cường các cơ sở sản xuất, chế biến thức ăn cho chăn nuôi
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường cán bộ thú y, nâng cao khâu quản lý để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh, dịch cho gia súc và khâu giết mổ động vật, vệ sinh thực phẩm
Bảng I.16: Dự báo chăn nuôi đến năm 2020
trồng
Thực hiện tốt chủ trương, chính sách giao đất, giao rừng, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc, xây dựng mô hình vườn rừng, đồi rừng trong dự án 327
Trang 35Chương trình trồng rừng chủ yếu tập trung ở khu vực đất rừng sản xuất và đất cát vùng phòng hộ ven biển Phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ tăng lên 65% và tổng giá trị sản phẩm lâm nghiệp là 213,.263 109đ
Phát triển những cây có giá trị kinh tế như: mở rộng diện tích trồng cây nhựa thông, tạo ổn định cho công nghiệp chế biến nhựa thông Phát triển những cây lấy gỗ
có giá trị kinh tế cao như: gỗ mun, gỗ lim , cây dược liệu quí như trầm, quế Khai thác gỗ hợp lý có kế hoạch và nâng cao khâu quản lý để ngăn chặn nạn chặt phá rừng
Bảng I.17: Các chỉ tiêu chính ngành lâm nghiệp năm đến 2020
Nguồn số liệu: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cacc huyện đến 2010 và 2020
1.3.2.2.2 Phương hướng phát triển các ngành khác
Ngành thủy sản:
Ngành thủy sản thuộc vùng nghiên cứu khá phát triển và là ngành có thế mạnh tiềm năng để phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn và là thế mạnh của vùng Phát triển tổng hợp kinh tế thủy sản cả việc đánh bắt, nuôi trồng các loại thủy sản nước mặn, lợ và nước ngọt gắn kết với công nghiệp chế biến Sử dụng dụng tốt diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm, cua
Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật để từng bước hiện đại hoá phương tiện khai thác biển, phát triển lực lượng tàu thuyền, đảm bảo khai thác gần bờ và xa bờ đạt hiệu quả cao
Cần có quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản cả các vùng đầm phá, nước ngọt, nước lợ, nước mặn, các hồ đập thủy lợi
Vì thế phải cung cấp nước cho các khu nuôi trồng thủy sản có đủ nước cải tạo đúng tiêu chuẩn, tạo ra những đường thoát, khu thoát nước và phải có các biện pháp chống lũ bão để tránh thiệt hại
Trang 36Bảng I.18: Dự kiến diện tích NTTS và sản lượng đánh bắt
Năm Đơn vị đánh bắt DT nuôi trồng TS 2005 (ha)
D.tích NTTS 2010-2020 (ha)
Sản lượng 2010- 2020 (tấn) 2010-2020 (10 Giá trị sản xuất P
Nguồn số liệu: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cacc huyện đến 2010 và 2020
Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ dự kiến khoảng 1.607 ha
ở các vùng: cửa sông Ròn, sông Gianh và sông Lý Hoà Đưa tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt 173 tỷ đồng từ 2010 đến 2020
Ngành năng lượng
Nhu cầu đưa điện về từng vùng, từng xã trong vùng nghiên cứu hết sức bức xúc Điện đến đâu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển đến đó, nhất là các thị trấn, thị tứ (Tuyên Hoá, Minh Hoá ), khu dân cư Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế rất rõ nét Vì thế phấn đấu đưa điện về đến tất cả các xã của các huyện
Đến cuối năm 1998 100% số huyện có điện, 80% số xã và số hộ có điện Công suất phụ tải từ 6.000 KW nâng lên 25.000 KW Trong vùng đã có trạm chuyên dùng lớn loại 17.560 KVA, trạm trung gian 25.000 KVA; có đường dây 35 KV, 22
KV, 10 KV và 6 KV
Ngành công nghiệp
Ưu tiên phát triển công nghiệp tạo sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản, cơ khí điện, vật liệu xây dựng và công nghiệp nhẹ trên cơ sở cải tạo đồng bộ và ứng dụng công nghệ hiện đại
Vì thế để nâng cao năng suất lao động trông nông - lâm - ngư nghiệp và chế biến khoáng sản, nhất thiết phải có công cụ phù hợp Hình thành các khu chế biến tại các cửa sông Gianh, sông Ròn, Lý Hoà
Giao thông vận tải
a Đường bộ:
Ưu tiên hàng đầu cho củng cố và nâng cấp hệ thống giao thông Nhất là các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, 15, 29 Hệ thống các đường tỉnh lộ củng cố mở rộng tuyến đường liên huyện, liên xã đến các vùng kinh tế mới Từng bước nhựa hoá các tuyến đường đến trung tâm các huyện lỵ
b Đường thủy:
Là vùng ven biển có hệ thống sông ngòi cho nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách
Trang 37Khôi phục và nâng cấp cảng Gianh hiện nay có thể cho tàu 2000 tấn vào
được Đảm bảo tiếp nhận tàu 5000 tấn vào được đến giai đoạn 2010 đến 2020
c Đường sắt:
Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, đây là một thuận lợi rất lớn cho việc
vận chuyển hàng hoá và hành khách Đây là một lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội
vùng, vì thế trong tương lai cần tận dụng và phát huy hết năng lực của nó
Du lịch, dịch vụ:
Hình thành và phát triển trung tâm thương mại, siêu thị trung tâm du lịch của
tỉnh, trung tâm dịch vụ tổng hợp, các dịch vụ thông tin tư vân kỹ thuật - thị trường,
dịch vụ khách sạn v.v , phát triển khu du lịch Đá Nhảy để thu hút khách du lịch
Phát triển mạng lưới thành phố, thị xã trong vùng nghiên cứu
Xây dựng hệ thống đô thị như các trung tâm phát triển kinh tế xã hội với chức
năng là hạt nhân thúc đẩy các vùng ven đô và nông thôn Tăng tỉ lệ đô thị hoá của tỉnh
từ 12,3% năm 2000 lên 14% năm và 16% năm 2010 Bên cạnh đó phải đẩy mạnh khai
thác tiềm năng thế mạnh của từng đô thị theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý
Từ nay đến năm 2010 phấn đấu:
+ Nâng cấp thị trấn Ba Đồn thành thị xã (đô thị loại 4)
Hệ thống mạng lưới đô thị của Quảng Bình sẽ được phát triển dọc theo các tuyến
trục giao thông từ 1 thị xã, 8 thị trấn hiện nay lên 1 thành phố, 1 thị xã, 8 thị trấn vào
Tên Dân số dự báo
năm 2010
Trang 381.4 Quy hoạch thủy lợi và bảo vệ nguồn nước vùng nghiên cứu
1.4.1 Quy hoạch tưới, cấp nước
1.4.1.1 Nhiệm vụ của quy hoạch phát triển thuỷ lợi
lợ Và đảm bảo dòng chảy duy trì môi trường trong mùa kiệt
Diện tích canh tác hiện tại 4.096,75 ha, do mở rộng thị trấn Ba Đồn và chuyển
một số ruộng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản (từ 221,5ha lên 400ha) nên diện tích tương lai còn 3.859,7 ha
1.4.1.1.3 Vùng II: lưu vực sông Rào Trổ
Diện tích tự nhiên toàn vùng là 49.578,7 ha, diện tích canh tác hiện tại là 746
ha, tương lai đưa lên 1.322 ha 26 hồ đập nhỏ đã có thiết kế tưới 627 ha thực tế tưới được 364,2 ha
Lưu vực sông Rào Trổ có nguồn nước dồi dào nên có khả năng cấp nguồn cho
lưu vực sông Trí và khu công nghiệp Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh, trong đó hồ Kim Sơn đã xây dựng với dung tích 16.10P
6
PmP
3
P
tại đầu mối
1.4.1.1.4 Vùng III: Thượng nguồn sông Gianh thuộc huyện Minh Hóa
Trang 39Đõy là vựng miền nỳi diện tớch tự nhiờn 80.422 ha, diện tớch canh tỏc 1.868,1
ha - Tiểu vựng ven đường Hồ Chớ Minh là cỏc xó cũn lại với diện tớch canh tỏc 881,5 ha trong đú đất lỳa, màu là 851,5 ha
Khả năng bố trớ cụng trỡnh trờn cả 2 tiểu vựng này chỉ cú thể giải quyết được
655 ha, cũn lại là gieo cấy nhờ mưa tự nhiờn
1.4.1.1.5 Vựng IV: Thượng nguồn sụng Gianh thuộc huyện Tuyờn Húa
Diện tớch tự nhiờn 82.467ha, diện tớch canh tỏc hiện tại 2111,4 ha, khả năng tương lai sẽ đưa lờn 2222,5 ha, trong đú đất trồng lỳa 648 ha cũn lại là đất trồng màu
và cõy cụng nghiệp
1.4.1.1.6 Vựng V: Trung lưu sụng Gianh thuộc huyện Tuyờn Húa
Diện tớch tự nhiờn của vựng là 14.466ha, diện tớch canh tỏc 1.171,1 ha, tương lai là 1.222 ha Với các công trình bố trí trên toàn bộ diện tích canh tác, trong tương lai của vùng V sẽ giải quyết được nhu cầu nước đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp 1.4.1.1.7 Vựng VI: Trung lưu- đồng bằng sụng Gianh thuộc huyện Quảng Trạch
Diện tớch tự nhiờn 17.877 ha, diện tớch canh tỏc 2.675 ha và 197,4 ha thủy sản, tương lai diện tớch canh tỏc cũn 2.577,1 ha và 310 ha nuụi trồng thủy sản Toàn vựng
đó bố trớ cụng trỡnh tưới được 2.230 ha, phần diện tớch cũn lại khụng thể bố trớ thờm được sẽ sử dụng nguồn nước của vựng I bổ sung thụng qua kờnh Xuõn Hưng và xõy dựng lại trạm bơm Chớnh Trực 4 mỏy x 1000 mP
3
P/h tưới cho 350ha
1.4.1.1.8 Vựng VII: Thượng nguồn sụng Rào Nan thuộc huyện Minh Húa
Diện tớch tự nhiờn là 60.583,8 ha, trong đú diện tớch canh tỏc 2.627,4 ha Diện tớch tưới sau quy hoạch là 1.378 ha
1.4.1.1.9 Vựng VIII: Trung –hạ lưu vực sụng Rào - Nam
Diện tớch tự nhiờn toàn vựng là 25.829,1 ha, diện tớch canh tỏc 2,397,5 ha Diện tớch tưới sau quy hoạch là 2.405 ha
1.4.1.1.10 Vựng IX: Lưu vực sụng Son (sụng Trỏc)
Tổng diện tớch canh tỏc là 5.172,8 ha Diện tớch tưới sau quy hoạch là: 5.073
ha
1.4.1.1.11 Vựng X: Lưu vực sụng Lý Húa- sụng Dinh
Diện tớch canh tỏc hiện tại 8.250,5 ha, khu vực này sẽ mở rộng 1 số cụm cụng nghiệp và một số diện tớch cửa sụng Lý Hoà chuyển sang nuụi trồng thủy sản, do vậy diện tớch canh tỏc cũn 7.786,7 ha, trong đú ổn định lỳa Đụng Xuõn 2.700ha, Hố Thu 2.222ha, 2.100 ha sắn, diện tớch nuụi trồng thủy sản nước mặn - lợ từ 245 ha lờn 397
ha Toàn bộ diện tớch canh tỏc của vựng được bố trớ cụng trỡnh tưới là 4.965 ha, tạo nguồn nuụi trồng thủy sản 397 ha và cấp nước cho sinh hoạt, cụng nghiệp trong
Trang 40vùng Còn lại 2.821 ha đất canh tác chưa được tưới có tới 2.100 ha là diện tích sắn không phải tưới, diện tích còn lại là diện tích màu canh tác nguồn nước mưa tự nhiên
1.4.1.3 Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt
Lượng nước cần cấp cho sinh hoạt đến 2020 khoảng 29,9.10P
1.4.1.4 Quy hoạch cấp nước cho công nghiệp
Tổng nhu cầu nước của công nghiệp trong vùng hiện nay là 9,86.10P
nước bằng hồ Rào Trổ trên sông Rào Trổ với Flv= 70 kmP
2
P, Whi=56 10P
tưới đã tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp như sau:
- Cụm Ròn, Hòn La sẽ lấy nước từ cụm hồ Sông Thai - Vực Tròn - Châu Giang
- Cụm sông Gianh - Đồng Lê lấy nước từ sông Gianh
- Cụm Ba Đồn lấy nước từ hồ Vực Tròn - Châu Giang
- Cụm cửa sông Gianh lấy nước từ sông Rào Nan
- Cụm Lý Hoà - Hoàn Lão - Tây Bắc Đồng Hới lấy nước từ hồ Thác Chuối 1.4.1.5 Quy hoạch cấp nước cho nuôi trồng thủy sản
Đến 2020 diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ là 1.607 ha, lượng nước
cấp cho thuỷ sản đã được bố trí nguồn ở các công trình thuỷ lợi như sau:
+ Hồ Vực Tròn - Châu Giang cấp cho 350 ha của vùng1 và 310 ha ở vùng 6 + Sông Rào Nan cấp cho 150 ha vùng 8
+ Hồ Mù U, Đồng Ran, Vực Sanh và Hói Đá cấp cho 400 ha vùng 9
+ Hồ Thác Chuối sẽ cấp cho 397 ha vùng 10
1.4.1.6 Quy hoạch tiêu
Trong các vùng tiêu đều có mạng lưới sông tự nhiên khá dày và chủ yếu nằm
ở vùng hạ lưu sông Mực nước sông bị ảnh hưởng triều mạnh rất thuận lợi cho việc tiêu thoát từ trong đồng ra cho nên hình thức tiêu ở đây là phương thức tự chảy thông qua hệ thống kênh tiêu và cống dưới đê Trải qua một quá trình xây dựng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong vùng đã có hệ thống tiêu tương đối hoàn chỉnh, tuy