1 CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TẤT CẢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG BỞI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh 27T
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của thầy giáo hướng dẫn khoa học là Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Trung Dũng, các thầy cô trong Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý, cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Hoa cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học thủy lợi Đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Quý công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Điện 1 đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành luận văn này
Do thời gian và điều kiện chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Với tinh thần cầu thị, tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và toàn thể các đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Người viết luận văn
Nguyễn Thị Hoa
Trang 2
BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoa
Trang 3MỤC LỤC 7T
1.1 Tổng quan về định giá, chi phí sản xuất, phân tích chi phí - lợi ích7T 1
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TẤT
CẢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG BỞI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH
2.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh 27T
23
Trang 42.4.1 Chi phí đền bù, tái định cư, định canh7T 36
2.5.1 Hiệu ích năng lượng7T 58
Trang 53.1 Cơ sở để phân tích kinh tế7T 667T
3.2 Phân tích kinh tế khi không tính hiệu ích, chi phí môi trường7T 727T
3.3 Tính toán hiệu ích kinh tế và giá điện khi tính đến lợi ích, chi phí môi trường7T 747T
3.4 Tính toán giá điện khi tính đến hiệu ích, chi phí môi trường xã hội7T 767T
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ7T 777T
PHỤ LỤC7T 1
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ 7T
Hình 2.1: Bậc thang thuỷ điện sông Vu Gia – Thu Bồn 21
Trang 8NPV Giá trị hiện tại dòng
B/C Tỉ số lợi ích - chi phí
Trang 9MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, phát triển bền vững là vấn đề được nhiều nước quan tâm
từ lâu Từ khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về trái đất ở Rio de Janeiro (Brasil) năm 1992, nhiều quốc gia đã không ngừng nâng cao nhận thức và có các hoạt động nhằm tiến tới phát triển bền vững, giảm thiểu tác động làm suy thoái môi trường Trong bối cảnh như vậy, các hoạt động phát triển kinh tế buộc phải quan tâm tới các tác động môi trường và coi đó là một trong những yếu tố bắt buộc Và thuỷ năng là một nguồn năng lượng tái tạo mà thiên nhiên ban tặng cho con người Bằng việc xây dựng các đập ngăn nước, nhiều nhà máy thuỷ điện đã ra đời không chỉ cung cấp nguồn năng lượng với giá rẻ, không gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc dầu
mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế quốc dân như: Chống lũ, cấp nước cho hạ du, phát triển du lịch, phát triển thuỷ sản và làm thay đổi
khí hậu theo chiều hướng tốt hơn Khi sử dụng các tiềm năng của các dòng sông, con người không dừng lại ở mục tiêu phát triển nguồn năng lượng mà còn biến nó thành động lực to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Vì lợi ích thuỷ điện hết sức rõ ràng và to lớn đã làm cho người ta quên mất mặt trái của nó hoặc xem nhẹ hoặc chưa hiểu đầy đủ về những hậu quả của việc phát triển thuỷ điện
Việc tích nước hồ chứa có thể dẫn đến hàng vạn hecta rừng bị chìm ngập, làm mất đi không chỉ thực vật, chủ yếu là loại lưỡng cư, bò sát, sinh vật sống trong vùng lòng hồ Sự biến động tính đa dạng sinh học do tích nước hồ
là đương nhiên, nhưng sự biến động này sẽ còn lớn hơn rất nhiều, có thể làm mất hàng loạt diện tích rừng, gây xói mòn, huỷ hoại môi trường, làm xáo trộn
cuộc sống của một bộ phận dân cư đang sinh sống trong vùng lòng hồ Như vậy những hậu quả mà thuỷ điện gây nên cũng không phải là nhỏ
Trang 10Việc nghiên cứu phương pháp đánh giá giá trị các yếu tố môi trường bị tác động bởi các dự án phát triển tài nguyên nước là vô cùng quan trọng đối với chương trình phát triển kinh tế ở cấp vĩ mô cũng như đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên Nó cho phép đánh giá được tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế khi tính đến tác động và hậu quả về môi trường
Để quyết định cho việc đầu tư phát triển một dự án phải được tính toán kỹ lưỡng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực mà dự án mang lại hay nói cách khác là phải ước lượng đầy đủ về chi phí và lợi ích của dự án ở góc độ toàn nền kinh
tế (dự án có mang lại phúc lợi cho xã hội hay không) Để đáp ứng mối quan tâm về môi trường có liên quan đến dự án xây dựng nói chung dự án thuỷ điện nói riêng, những sự tác động môi trường của dự án được đánh giá đầy
đủ, chất lượng và một phần được ước tính định lượng trong các nghiên cứu về môi trường Tuy nhiên, những đề tài nghiên trước đây đã bỏ qua những chi phí, lợi ích môi trường Lý do chủ yếu của những khiếm khuyết này là do một
số yếu tố môi trường (hay còn gọi là hàng hoá môi trường) còn thiếu thị trường trao đổi cũng như việc xác định giá trị cho các loại hàng hoá môi trường này còn gặp khó khăn Điều đó dẫn đến hiệu quả kinh tế mà các nhà đầu tư báo cáo chưa thật sự phản ánh đúng hiệu quả kinh tế xã hội và giá điện
cụ thể đã bị giảm bớt Do đó giá tính toán tính cho giá điện được phát bởi nhà máy không bao gồm chi phí đầy đủ của sản xuất điện và không phản ánh giá
trị thực của nó Trong luận văn này sẽ nghiên cứu phương pháp hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện Sông Tranh 2
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trong những nghiên cứu về môi trường và tài chính của các dự án phát triển tài nguyên nước nói chung dự án thủy điện nói riêng đã được công bố thì chưa thấy được các giá trị chi phí, lợi ích của các yếu tố môi trường bị tác động bởi việc thực hiện các dự án này Sự phân tích tài chính của dự án đã bỏ
Trang 11qua các loại chi phí môi trường trong việc xác định những chỉ số quan trọng
về kinh tế như giá trị hiện tại ròng (NPV), IRR và giá điện Theo kết quả này giá điện cụ thể đã bị giảm bớt Do đó giá tính toán tính cho giá điện được sản xuất bởi nhà máy không bao gồm chi phí đầy đủ của sản xuất điện và không phản ánh giá trị thực của nó Mục đích chung của đề tài là:
+ Xác định giá điện đầy đủ
Mục đích cụ thể của đề tài:
+ Xác đinh các chi phí, hiệu ích môi trường
+ Xác định giá điện đã bao hàm toàn bộ chi phí về tài chính và chi phí, hiệu ích môi trường
+ Xác định hiệu quả đầu tư dự án về mặt kinh tế -xã hôi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu hạch toán các chi phí, lợi ích môi trường của Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 bao gồm vùng lưu vực sông Tranh đến đập đặc
biệt là vùng hồ chứa, mặt bằng công trình và vùng hạ lưu công trình
Hạch toán các lợi ích, chi phí của các yếu tố môi trường xã hội bị tác động bởi dự án thủy điện Sông Tranh 2 trên Sông Tranh (một phụ lưu của sông Thu Bồn thuộc hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn tỉnh Quảng Nam) được thực hiện bởi các khảo sát tại vùng lưu vực hồ chứa đặc biệt là vùng lòng hồ, khu vực mặt bằng công trường và vùng hạ du đập thuộc huyện Bắc Trà My Phạm vi khảo sát nghiên cứu bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội thuộc huyện Trà My tỉnh Quảng Nam
Toàn bộ khu vực nghiên cứu có thể phân biệt được các cảnh quan cơ bản như núi rừng, trung du và vùng thung lũng ven sông Điều đáng chú ý là thượng lưu của công trình là khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Các loại hình thủy vực đặc trưng ở đây là thủy vực nước chảy như sông, suối Trong
Trang 12mùa khô, các suối nhỏ là suối cạn, ít nước Trong mùa mưa, nước sông, suối đểu chảy xiết, nước đục
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp ước lượng giá trị các yếu tố môi trường đối với các dự án thuỷ điện tương đối khó Một số yếu tố có thể ước lượng giá trị trực tiếp còn một số yếu tố môi trường do không có thị trường trao đổi như làm sạch không khí, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường… Nên trong Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh, phân tích Dựa vào tài liệu nghiên cứu
đã có, các số liệu thu thập khảo sát kết hợp các phương pháp nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra được các chi phí, lợi ích của các yếu tố môi trường bị tác động bởi dự án thủy điện và tính giá 1kwh sản xuất bởi nhà máy
Trên cơ sở các chi phí môi trường được xác định nghiên cứu đã đưa tổng chi phí môi trường được qui thành tiền vào chi phí của sản phẩm điện của nhà máy để xác định chi phí đầy đủ của nó
Cft = Cdt + Cet Trong đó:
Cft Chi phí đầy đủ trong năm t của nhà máy
Cdt Chi phí trực tiếp trong năm t của nhà máy bao gồm vốn đầu tư, chi phí trả nợ, chi phí trả dần quản lý - vận hành
Cet Chi phí môi trường trong năm t của nhà máy bao gồm chi phí bảo vệ môi trường và chi phí đền bù
Chi phí trực tiếp (Cdt) của nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được tính toán trong nghiên cứu tài chính ban đầu cho nhà máy, trong khi chi phí môi trường (Cet) được đánh giá bởi nghiên cứu này, nếu xét về các yếu tố môi trường như dưới đây:
∑
=
= n
k ekt
C
1
Trang 13Trong đó:
Cekt Chi phí môi trường của nhân tố môi trường thứ k trong năm thứ t Trong khi hiệu ích môi trường (Bet) được đánh giá bởi nghiên cứu này, nếu xét về các yếu tố môi trường như dưới đây:
∑
=
= n
k ekt
B
1Sau đó xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) của nhà máy bằng cách sử dụng hai giả thiết: Có hợp nhất chi phí môi trường trong chi phí trực tiếp của nhà máy với điều kiện là giá P dựa vào chi phí trực tiếp được giữ ở mức ban đầu
Khi có hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện:
t et
N
t
et dt
=
+ +
−
−
1 '
Trong đó:
PP
’
P Giá điện dựa vào chi phí trực tiếp
Q Sản lượng điện hàng năm được phát ra bởi nhà máy
N Tuổi thọ kinh tế của nhà máy
i Tỷ lệ chiết khấu tiêu chuẩn cho ngành Điện lực Việt Nam (8%; 10%; 12%)
Xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) của nhà máy khi không hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện:
NPV
1
) 1 )(
(
Chúng ta tìm hiểu một kịch bản trong đó NPV được giữ ở giá trị ban đầu, trong khi giá điện tăng thêm đến một mức mà nó sẽ cho phép hợp nhất chi phí môi trường Giá điện dựa vào chi phí đầy đủ P’ được xác định bằng cách giải phương trình dưới đây:
Trang 14t et
dt N
t
t dt
N
t
r B
Cet C
Q p r
−
−
= +
1 ' 1
5 Nội dung nghiên cứu
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Luận văn được cấu trúc từ 3 chương nội dung chính:
- Chương 1: Tổng quan về chi phí, lợi ích môi trường
- Chương 2: Tính toán chi phí, lợi ích môi trường của tất cả các yếu tố bị tác động bởi dự án thủy điện sông Tranh 2
- Chương 3: Phân tích hiệu quả kinh tế và xác định giá điện của dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 khi có đầy đủ chi phí, lợi ích môi trường
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI
TRƯỜNG, HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1 Tổng quan về định giá, chi phí sản xuất, phân tích chi phí - lợi ích
1.1.1 Định giá
Trong 7Ttài chính7T, định giá là quá trình ước tính giá trị mà một cái gì đó có
Các thứ thường được định giá là các 7Ttài sản7Thoặc trách nhiệm tài chính Định giá có thể được thực hiện trên tài sản (ví dụ, các đầu tư trên các chứng khoán thị trường như 7Tcổ phiếu7T, 7Ttùy chọn7T, doanh nghiệp 7Tkinh doanh7T, hoặc 7Ttài sản vô hình7Tchẳng hạn như 7Tbằng sáng chế7T và 7Tthương hiệu7T) hoặc trách nhiệm pháp lý (ví dụ, 7Ttrái phiếu7T được phát hành bởi một công ty) Xác định giá trị là cần thiết vì nhiều lý do như 7Tphân tích đầu tư7T, 7Tlập ngân sách vốn7T, 7Tsáp nhập7T và 7Tmua lại7Tgiao dịch, 7Tbáo cáo tài chính7T, các sự kiện chịu thuế để xác định đúng trách nhiệm 7Tthuế7T, và trong 7Ttranh chấp7T
Định giá được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều loại mô hình: Các mô hình giá trị tuyệt đối xác định giá trị hiện tại của dòng chảy của một tài sản tiền mặt dự kiến trong tương lai Các loại mô hình này có hai hình thức chung: các mô hình đa giai đoạn như mô hình dòng tiền chiết khấu Những mô hình này dựa vào toán học hơn là quan sát giá
Các mô hình giá trị tương đối xác định giá trị dựa trên quan sát giá thị trường của tài sản tương tự
Mô hình tính giá tùy chọn được sử dụng cho một số loại tài sản tài chính Các tùy chọn mô hình định giá phổ biến nhất là các mô hình Black-Scholes- Merton và mô hình mạng tinh thể
Các thuật ngữ phổ biến đối với giá trị của một tài sản hay trách nhiệm là giá trị thị trường công bằng, giá trị công bằng, giá trị nội tại Ý nghĩa của các thuật ngữ này khác nhau Hơn nữa, giá trị nội tại của một tài sản có thể là ý kiến cá nhân và khác nhau giữa các nhà phân tích
Trang 171.1.2 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải
chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình 7Tsản xuất7Thàng hóa nhằm mục đích thu 7Tlợi nhuận7T Trong nền 7Tkinh tế hàng hóa7T, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận
Tuy nhiên, chi phí sản xuất chỉ là một phần của 7Tchi phí sản phẩm7T Khi cấu thành giá của một sản phẩm, phải xem xét toàn bộ chi phí, không thể chỉ nhìn thấy chi phí sản xuất
Cấu thành chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất có 3 thành phần chính:
• 7TNguyên liệu trực tiếp7T:
• 7TLao động trực tiếp7T:
• 7TChi phí sản xuất chung7T :
Trong 7Tkinh tế học vi mô7T, chi phí sản xuất chiếm một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một 7Tdoanh nghiệp7T cũng như của 7Txã hội7T Chí phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà sản xuất mà còn là mối quan tâm của 7Tngười tiêu dùng7Tvà của xã hội Giảm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của 7T
hàng hóa7T, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng
• Chi phí trực tiếp: là những chi phí có thể dễ dàng nhận ra và hạch
toán một cách trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hay cung cấp dịch
vụ Chi phí trực tiếp là chi phí bắt buộc phải ghi nhận
• Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến quá trình sản
xuất, cung cấp dịch vụ Các chi phí gián tiếp có thể phân bổ tùy mức độ nhận thức và cách hoạch định của mỗi doanh nghiệp
Trang 181.1.3 Phân tích chi phí – lợi ích, xác định giá điện
Phương pháp “phân tích chi phí và lợi ích” là một phương pháp phân tích giúp các nhà đầu tư ra quyết định hợp lý về sử dụng và khai thác tài nguyên, quyết định lựa chọn quy mô các dự án đầu tư
Phân tích chi phí – lợi ích là kỹ thuật phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí
và tổn thất do việc thực hiện dự án gây ra, trên cơ sở sử dụng các kết quả phân tích đánh giá thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế: NPV, IRR, B/C Phân tích kinh tế của dự án đầu tư là so sánh lợi ích được dự án tạo ra với cái giá mà xã hội phải trả để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế và toàn xã hội Do đó phân tích kinh tế, đặc biệt khi xem xét đến các yếu tố phi kinh tế còn được gọi là phân tích chi phí lợi ích mở rộng Phân tích
kinh tế là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi ở nước ta khi đánh giá một dự án đầu tư
Hai phương pháp phân tích kinh tế đang được áp dụng trong tính toán so chọn phương án:
Phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế: Là phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - tài chính như NPV, IRR, B/C,… còn được gọi là phân tích hiệu quả kinh tế đơn chiều Đơn chiều ở đây dùng với ý nghĩa quá trình tính toán và phân tích kinh tế chủ yếu dựa trên các chi phí, thu nhập,… có thể lượng hóa được và quy đổi được ra đơn vị tiền tệ
Phân tích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kết hợp với các chỉ tiêu mở rộng khác: Là phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế: NPV, IRR, B/C,…kết hợp với các chỉ tiêu mở rộng phản ánh các mục tiêu khác của dự án như sự phù hợp của dự án đối với mục tiêu phát triển kinh
tế, sự ảnh hường dây truyền đối với sự phát triển các ngành khác (những cái không định lượng được) cũng như có những cái định lượng được là: sử dụng lao động, tăng thu ngân sách nhà nước… còn gọi là phân tích hiệu
Trang 19quả kinh tế đa chiều Kỹ thuật phân tích hiệu quả kinh tế đa chiều thường được áp dụng trong các mô hình đa mục tiêu Ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế, còn có những mục tiêu khác rất quan trọng đối với dự án thủy lợi – thủy điện như sau:
− Mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế quốc dân
− Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng
− Mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội khu vực
− Mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng trong khu vực ảnh hưởng của dự án
− Mục tiêu giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái
Các mục tiêu trên thường rất khó định lượng chính xác và cũng rất khó quy đổi sang đơn vị tiền tệ Do đó người ta thường đưa các chỉ tiêu đại diện cho các mục tiêu như vậy ra ngoài dòng tiền tệ Sau đó xây dựng cách tính điểm cho mỗi mục tiêu và xây dựng thang trọng số cho các mục tiêu đó để xếp hạng thứ tự ưu tiên các dự án theo mục tiêu riêng biệt, rồi phân tích tổng hợp để lựa chọn dự án có điểm tổng hợp từ tất cả các mục tiêu là cao nhất (PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân 2005 )
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích là phương pháp rất phù hợp với các nước đang phát triển, bởi vì sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước là biện pháp quan trọng, phổ biến để phát triển kinh tế xã hội tại các nước đó
Bản chất của phương pháp phân tích hiệu ích- chi phí là so sánh chi phí kinh tế cho dự án và hiệu ích của dự án mang lại cho nền kinh tế, có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ thông qua tỷ lệ chiết khấu chuẩn (là thông số phản ánh chi phí cơ hội của nguồn vốn trong nền kinh tế) ( PGS.TS Hoàng Đình Dũng, 2003)
Trang 20Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí cho chuẩn bị, tiến hành đầu tư và vận hành công trình Chi phí này không bao gồm các khoản chuyển giao nội bộ như thuế, các chi phí tài chính Hiệu ích kinh tế bao gồm giá trị kinh tế của năng lượng nhà máy cấp cho hệ thống điện và các hiệu ích khác của công trình
Trong quá trình phân tích lợi ích - chi phí cần lưu ý:
− Cần kể đến những yếu tố quan trọng nhất đối với một dự án như: năng lực sản xuất của dự án, số lượng lao động mà dự án huy động được, số tiền vốn cần huy động để đầu tư, …
− Chú ý tới tính đối xứng tương đối của chi phí và lợi ích: Tức là khi một lợi ích bị bỏ qua thì đó chính là chi phí của dự án và ngược lại nếu tránh được một lợi ích Do đó phải chú ý đến khía cạnh lợi ích và chi phí của bất cứ hành động nào
− Nên tiến hành phân tích lợi ích- chi phí với cả hai trường hợp: có dự án và không có dự án, sau đó mới so sánh các loại hoặc quy mô mỗi phương án của dự án với nhau
− Mọi giả thiết phải đưa ra một cách rõ ràng, có lô gic và phải được áp dụng thống nhất trong quá trình phân tích mọi phương án của dự án
− Khi không sử dụng được giá cả trực tiếp của thị trường thì có thể sử dụng giá cả tương đương để phân tích
Phương pháp phân tích kinh tế tài chính với kỹ thuật phân tích lợi ích – chi phí được quốc tế, các ngân hàng và tổ chức tài chính công nhận Do đó đối với một dự án đầu tư quốc tế nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và phương pháp phân tích này Khi so sánh lựa chọn phương án cần chú ý đến tính chất đầu tư của các phương án, chẳng hạn như: dự án độc lập hay không độc lập,
có nguồn tài chính cố định hay không cố định Về logic còn có thể nêu lên rằng hai dự án hay hai phương án của chỉ có thể so sánh với nhau khi chúng
Trang 21đảm bảo những điều kiện để so sánh Các điều kiện đảm bảo tính tương thích
để so sánh các phương án với nhau là:
− Cùng một mặt bằng và khung thời gian cũng như hệ số chiết khấu
− Cùng năng lực sản xuất và cùng đảm nhiệm được các nhiệm vụ đặt ra
− Có cùng quy mô đầu tư
Trong thực tế, phương pháp phân tích lợi ích- chi phí có ưu điểm là cho ta thấy mức độ hấp dẫn của phương án hay dự án đầu tư ngay cả khi chúng không đảm bảo được tất cả những điều kiện tương thích trên Đây chính là mặt mạnh của phương pháp
Phương án được coi là có hiệu quả kinh tế là phương án thỏa mãn các điều kiện trên và có các chỉ tiêu kinh tế tốt nhất
Trong đó: IR ck R là tỷ lệ chiết khấu, là thông số phản ánh chi phí cơ hội của nguồn vốn trong nền kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế khi phân tích hiệu quả kinh tế không những phụ thuộc vào quy mô công trình, vốn đầu tư và thời gian xây dựng mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu (còn gọi là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng)
Chiết khấu là một khái niệm mà nhờ nó chúng ta có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các điểm khác nhau trên trục thời gian Khi sử dụng chiết khấu cần đảm bảo hai điều kiện sau:
+ Mọi biến số đưa vào tính chiết khấu phải được đưa về cùng một đơn vị
Để thuận tiện, người ta hay dùng đơn vị tiền tệ là đồng Đô la Mỹ hay đồng Việt Nam
+ Phải thừa nhận giả định rằng: Gía trị một đơn vị chi phí hay lợi ích hiện tại là lớn hơn giá trị một đơn vị chi phí hay lợi ích trong tương lai Bởi vì các yếu tố ảnh hưởng như: chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn tiền và việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia
Trang 22Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho các dự án đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với mỗi quốc gia Đối với các doanh nghiệp thì tỷ suất chiết khấu đơn thuần sẽ là lãi phải trả cho những khoản vay mà họ sử dụng để đầu tư Nếu sử dụng vốn riêng thì họ
sẽ tính tỷ lệ sinh lời của phần vốn này nếu được đầu tư vào những dự án khác
và dùng tỷ lệ sinh lợi đó để tính toán cho những dự án đầu tư mà họ muốn thực hiện nhưng không có điều kiện về vốn Trong trường hợp này thì tỷ lệ sinh lợi tiềm tàng chính là tỷ lệ chiết khấu tương ứng với vốn họ bỏ ra Tỷ lệ sinh lợi tiềm tàng này được gọi là chi phí cơ hội của vốn
Đối với mỗi quốc gia thì chi phí cơ hội của đồng vốn là tỷ lệ sinh lợi của đồng vốn ấy khi được đầu tư vào bất cứ khu vực nào của nền kinh tế Do vậy muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nhà nước cần chọn dự án có tỷ lệ sinh lợi cao và sử dụng một tỷ lệ chiết khấu thể hiện được hiệu suất kinh tế của dự
án chưa được đầu tư (PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân 2005 )
Việc phân tích này sẽ áp dụng với các trường hợp sau :
- Không hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện:
NPV
1
) 1 )(
- Có hợp nhất chi phí môi trường của nhà máy thủy điện:
t N
t
et et dt
=
+ +
p Giá điện dựa vào chi phí trực tiếp
Q Sản lượng điện hàng năm được phát ra bởi nhà máy
N Tuổi thọ kinh tế của nhà máy
r Là tỉ lệ chiết khấu kinh tế chuẩn phản ánh chi phí cơ hội của các nguồn vốn trong nền kinh tế Tỉ lệ này được lấy là 10%
Thời điểm quy về hiện tại lấy là năm đầu tiên bỏ vốn đầu tư
Trang 23Hiệu quả kinh tế của công trình được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế sau:
− Lợi nhuận ròng qui về hiện tại: NPV
− Tỉ lệ hoàn vốn nội tại: IRR
− Tỉ lệ hiệu ích/ chi phí: B/C
• Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)
Khi phân tích kinh tế của dự án NPV> 0 thì dự án được xem là được chấp nhận, NPV = 0 thì dự án được xem là hòa vốn, NPV<0 thì dự án không hiệu quả dưới góc độ kinh tế
Trong thực tế, khi phân tích hiệu quả kinh tế một dự án đầu tư, có khả năng xảy ra một số trường hợp tiêu biểu sau:
Trường hợp các dự án độc lập, tức là các dự án không thay thế cho nhau được Trong trường hợp này nếu lượng vốn đầu tư không hạn chế, thì tất
cả các dự án có NPV >0 đều được xem là nên đầu tư
Trường hợp có nhiều dự án độc lập và đều có chỉ tiêu NPV>0, trong khi vốn đầu tư có hạn, thì cần chọn các dự án với tổng số vốn nằm trong giới hạn của nguồn vốn, đồng thời NPV phải lớn nhất Và trong trường hợp này nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu kinh tế khác để so chọn
+ Ưu điểm của chỉ tiêu NPV: Việc sử dụng chỉ tiêu này đơn giản, nó phản ánh một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả Hiệu quả của dự án được thể hiện bằng một đại lượng tuyệt đối cho ta một hình dung rõ nét va cụ thể về lợi ích mà nó mang lại Đồng thời chỉ tiêu này còn có tính đến sự biến động thời gian của tiền tệ, tính toán cho cả vòng đời của dự án, có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian, có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát và là xuất phát điểm tính nhiều chỉ tiêu khác
Trang 24+ Nhược điểm của chỉ tiêu NPV: Chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo Độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu
• Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội tại còn gọi là “tỷ lệ sinh lãi nội tại” của một dự án được định nghĩa là tỷ suất chiết khấu khi mà giá trị hiện tại của luồng tiền vào, ra bằng không Nói một cách khác, IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV>0
Chỉ tiêu IRR được xác định theo công thức sau:
IRR = rRaR+ (rRbR – rRaR)
b a
a
NPV NPV
số suất thu lợi khác nhau
Khi sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế thường có các
trường hợp xảy ra sau:
Trang 25− Trường hợp các dự án độc lập và vốn đầu tư không bị giới hạn thì tất cả các dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất chiết khấu quy định thì dự án được xem là có hiệu quả kinh tế
− Đối với các dự án loại trừ nhau thì sử dụng chỉ tiêu IRR sẽ không hoàn toàn chính xác, lúc này nên sử dụng chỉ tiêu NPV sẽ đơn giản hơn
− Trường hợp có nhiều dự án độc lập với IRR lớn hơn tỷ lệ chiết khấu quy định trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn thì không thể sử dụng chỉ tiêu IRR
để lựa chọn mà phải dùng các chỉ tiêu khác
Ưu điểm
Chỉ tiêu IRR: Hiện nay IRR là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất Vì việc tính toán IRR chỉ tiêu cần dựa vào một tỷ lệ chiết khấu tính sẵn đã chọn trước- gọi là “ suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được”- đó là tỷ suất dùng làm
hệ số chiết tính toán các giá trị tương đương cũng như để làm “ngưỡng” trong việc chấp nhận hay bác bỏ một phương án đầu tư Về bản chất IRR rất giống với tỷ suất lợi nhuân vốn đầu tư, vì vậy nó cũng rất dễ hiểu đối với mọi người
• Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C)
Tỷ số lợi ích – chi phí (hệ số chi phí) là tỷ lệ giữa tổng giá trị quy về hiện tại của dòng thu với tổng giá trị quy về hiện tại của dòng chi phí (gồm cả chi phí
về vốn đầu tư và chi phí vận hành)
Chỉ tiêu B/C được xác định theo công thức sau:
r C
0 1 ≥ 1 ( 1-4)
Trang 26Trong đó:
+ r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn
+ n: Số năm tính toán trên trục thời gian
+ t: Thời điểm tính toán
+ BR t: RTổng thu nhập của dự án trong năm t
+ CR t R: Tổng chi phí của dự án trong năm t
So sánh lựa chọn phương án:
Để chọn phương án theo chỉ tiêu B/C cần có các điều kiện sau:
− Các phương án so sánh phải có cùng một thời gian tính toán hoặc qui về cùng một thời gian tính toán
− Khi hai phương án máy có vốn đầu tư bằng nhau thì phương án nào có chỉ tiêu B/C lớn nhất là tốt nhất
− Khi hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì phải so sánh theo chỉ tiêu hiệu quả của gia số đầu tư B/C (∆) như sau: chỉ so sánh phương án có vốn đầu tư lớn hơn so với phương án có vốn đầu tư bé hơn khi phương án có vốn đầu tư bé hơn là đáng giá (B/C≥1)
Nếu hiệu quả của gia số đầu tư B/C (∆) ≥1 thì chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn, nếu ngược lại thì chọn phương án có vốn đầu tư nhỏ hơn Phương án được chọn theochỉ tiêu hiệu quả của gia số đầu tư lợi ích – chi phí chưa chắc đã có trị số B/C max, nhưng chỉ tiêu NPV phải lớn nhất, còn chỉ tiêu B/C phải ≥1
Ưu điểm của phương pháp chỉ tiêu B/C:
Việc sử dụng chỉ tiêu này đơn giản, nó phản ánh một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả Hiệu quả của dự án được thể hiện bằng một đại lượng tuyệt đối cho ta một hình dung rõ nét và cụ thể về lợi ích mà nó mang lại Đồng thời chỉ tiêu này còn có tính đến sự biến động thời gian của tiền tệ,
Trang 27tính toán cho cả vòng đời của dự án, có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian,
có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát
Nhược điểm của chỉ tiêu B/C:
Chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo Độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu
Trong thực tế chỉ tiêu B/C ít được sử dụng hơn trong thực tế bởi vì đây không phải là chỉ tiêu xuất phát để tính các chỉ tiêu khác, chỉ là chỉ tiêu cho điều kiện cần và không phải là chỉ tiêu để chọn phương án
Để xác định giá điện dựa vào chi phí đầy đủ chúng ta cũng đã tìm hiểu một kịch bản trong đó NPV được giữ ở giá trị ban đầu, trong khi giá điện tăng thêm đến một mức mà nó sẽ cho phép hợp nhất chi phí môi trường Giá điện dựa vào chi phí đầy đủ P’ được xác định bằng cách giải phương trình dưới đây:
t et
dt N
t
t dt
N
t
r B
Cet C
Q p r
−
−
= +
1 ' 1
(1-5)
Từ đây kết quả sẽ cho ta biết được giá điện đầy đủ, đây là giá với chi phí đầy đủ và người dùng điện phải trả chi phí môi trường cho nhà máy Phương pháp này sẽ áp dụng cho dự án thủy điện Sông Tranh 2 và các dự án khác có hình thức và điều kiện tương tự ở Việt Nam
1.2 Các nhân tố môi trường bị tác động bởi dự án
Nhà máy thuỷ điện không chỉ cung cấp nguồn năng lượng với giá rẻ, không gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc dầu
mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế quốc dân như:
+ Cung cấp nước cho hạ du
+ Cắt giảm lũ
+ Tăng việc làm cho người dân
+ Phát triển thuỷ sản
+ Phát triển du lịch
Trang 28+ Phát triển công nghiệp và kinh tế
+ Thay đổi khí hậu theo chiều hướng tốt hơn
Khi sử dụng các tiềm năng của các dòng sông, con người không dừng lại
ở mục tiêu phát triển nguồn năng lượng mà còn biến nó thành động lực to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Vì lợi ích thuỷ điện hết sức rõ ràng và
to lớn đã làm cho người ta quên mất mặt trái của nó hoặc xem nhẹ hoặc chưa hiểu đầy đủ về những hậu quả của việc phát triển thuỷ điện Việc tích nước
hồ chứa có thể dẫn đến hàng vạn hecta rừng bị chìm ngập, làm mất đi không chỉ thực vật, chủ yếu là loại lưỡng cư, bò sát, sinh vật sống trong vùng lòng
hồ Sự biến động tính đa dạng sinh học do tích nước hồ là đương nhiên, nhưng sự biến động này sẽ còn lớn hơn rất nhiều, có thể làm mất hàng loạt diện tích rừng, gây xói mòn, huỷ hoại môi trường, làm xáo trộn cuộc sống của một bộ phận dân cư đang sinh sống trong vùng lòng hồ Như vậy những hậu quả mà thuỷ điện gây nên cũng không phải là nhỏ như:
`+ Khí hậu
+ Khí tượng
+ Thuỷ văn
+ Cung cấp nước, sự sói mòn và lắng đọng
+ Sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp
Để đáp ứng được sự quan tâm về môi trường đặc biệt là sự tác động của
Trang 29dự án thuỷ điện đến môi trường, chúng ta cần đánh giá đầy đủ về chất lượng
và số lượng các tác động này, việc đánh giá và hạch toán chi phi về môi trường bị tác động bởi dự án gây ra giúp ta đánh giá được đầy đủ phúc lợi xã hội mà dự án mang lại cho nền kinh tế quốc dân
Các ảnh hưởng chủ yếu của dự án thủy điện Sông Tranh 2 gồm:
Những tác động tiêu cực đến môi trường có quy mô lớn đáng chú ý như:
+ Giai đoạn tiền thi công
+ Giai đoạn xây dựng dự án và tích nước hồ
+ Giai đoạn tích nước hồ
+ Giai đoạn vận hành dự án
Những tác động tiêu cực đến đền bù, tái định cư có quy mô lớn đáng chú ý như:
+ Ảnh hưởng đến nhà cửa, ảnh hưởng đến đất đai
+ Ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu
+ Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc và các tài sản trên đất
Hạch toán các lợi ích, chi phí của các yếu tố môi trường xã hội bị tác động bởi dự án thủy điện Sông Tranh 2 trên Sông Tranh (một phụ lưu của sông Thu Bồn thuộc hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn tỉnh Quảng Nam) được thực hiện bởi các khảo sát tại vùng lưu vực hồ chứa đặc biệt là vùng lòng hồ, khu vực mặt bằng công trường và vùng hạ du đập thuộc huyện Bắc Trà My Phạm vi khảo sát nghiên cứu bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội thuộc huyện Trà My tỉnh Quảng Nam
Toàn bộ khu vực nghiên cứu có thể phân biệt được các cảnh quan cơ bản như núi rừng, trung du và vùng thung lũng ven sông Điều đáng chú ý là thượng lưu của công trình là khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Các loại hình thủy vực đặc trưng ở đây là thủy vực nước chảy như sông, suối Trong
Trang 30mùa khô, các suối nhỏ là suối cạn, ít nước Trong mùa mưa, nước sông, suối đểu chảy xiết, nước đục
Trên cơ sở đi thực tế, thu thập tài liệu và tham khảo các ý kiến chuyên gia tác giả sẽ ước lượng chi phí của môi trường dự án Thủy điện Sông Tranh 2
1.3 Hiệu quả Kinh tế
1 Khái niệm về hiệu quả Kinh tế
Không thể nói đến đầu tư dự án mà không nói tới hiệu quả đầu tư vì hiệu quả đầu tư là mục đích cuối cùng của đầu tư dự án Hiệu quả đầu tư được thể hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ
ra để thực hiện đầu tư Do mục đích đầu tư khác nhau nên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư ở mỗi thời kỳ phát triển và mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư cũng khác nhau Có hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế (trồng cây thuốc phiện, phá rừng, nhà máy hoá chất xây dựng ở khu vực đông dân cư) nhưng lại không mang lại hiệu quả xã hội Có hoạt động đầu tư tuy hiệu quả kinh tế thấp, hoặc không có hiệu quả kinh tế trước mắt những lại có hiệu quả
về mặt xã hội lâu dài (trồng rừng, xử lý rác thải công nghiệp, xây dựng trường học, bệnh viện) Các doanh nghiệp thường đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế, còn các dự án có hiệu quả xã hội thì Nhà nước phải đầu tư
Đối với vốn ngân sách Nhà nước, mục đích đầu tư không chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt mà là vì lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài Do đó đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư là những dự án mang lại lợi ích trực tiếp hoặc mang lại lợi ích cho toàn xã hội, nhưng thông thường có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
Mục tiêu của hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế quốc dân cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Để nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, trong hoạt động đầu tư, cần coi trọng việc hoàn thiện
Trang 31các cơ chế quản lý và sử dụng nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng
ở các khâu của quá trình đầu tư ở cả tầm vĩ mô và vi mô
- Trên góc độ quản lý vĩ mô: để hoạt động đầu tư có hiệu quả cần có chiến lược đầu tư dài hạn đúng và ổn định Trên cơ sở đó có quy hoạch hợp lý (quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch xây dựng) phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của đất nước Căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt để xác định bước
đi phù hợp với mục tiêu chiến lược để sắp xếp, bố trí kế hoạch đầu tư cho các
dự án theo ngành và theo vùng đảm bảo cân đối, hợp lý với khả năng vốn cho phép Chất lượng và hiệu quả các nội dung trên phụ thuộc nhiều vào việc xác định quyền hạn, trách nhiệm các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương trong việc tạo ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư, cơ chế quản lý và điều hành hoạt động đầu tư như: huy động vốn đầu tư; thẩm định và ra quyết định đầu tư; phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán; phân cấp và kế hoạch; cơ chế giao thầu, giải ngân và quyết toán đảm bảo thống nhất
- Trên góc độ quản lý vi mô: hiệu quả hoạt động đầu tư được quyết định bởi công tác quản lý cụ thể trong từng khâu quản lý và nghiệp vụ quản lý Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ở cấp vi mô cần phân định rõ trách nhiệm (nhiệm vụ và nội dung công việc, giới hạn công việc, trách nhiệm và quyền hạn) từng khâu công tác Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý cụ thể cho từng khâu để thực hiện các mục tiêu cụ thể, mối quan hệ phối kết hợp giữa các cá nhân, tập thể, tổ chức trong quá trình điều hành và quản lý vốn đầu tư cũng như hoạt động đầu tư
2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đang được các cấp, các ngành đặc biệt chú ý, trên bình diện quốc gia nó còn là những chỉ tiêu phản ánh lợi thế của mỗi quốc gia nhằm phản ánh khả năng
Trang 32cạnh tranh về kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế (lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ,…) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì yếu tố vốn được coi là nhân tố quan trọng nhất
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư thường được biểu hiện qua các chỉ tiêu: NPV, IRR, B/C
Để đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính của một dự án đầu tư người ta thường sử dụng một số hệ thống các chỉ tiêu sau đây:
+ Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: là quãng thời gian cần thiết để các khoản thu từ dự án đầu tư (khấu hao và lợi nhuận sau thuế) đủ để bù đắp vốn đầu tư đã bỏ ra Có thể gọi chỉ tiêu này là thời gian cần thiết để ngân sách tự chi trả cho chính bản thân nó
+ Chỉ tiêu thời gian hoàn trả vốn vay: là quãng thời gian cần thiết để các khoản thu nhập từ dự án (lợi nhuận trước thuế và lãi vay, khấu hao tài sản cố định đủ để trả nợ vay gồm gốc và lãi)
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value): một trong những đặc trưng của vốn đầu tư là có giá trị về mặt thời gian Vốn đầu tư phải bỏ ra hôm nay nhưng các khoản thu lại xảy ra trong tương lai Do vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế đầu tư, người ta thường đưa tất cả các khoản thu, chi gắn với một dự án về cùng một thời điểm để so sánh Thời điểm thường được chọn là thời điểm hiện tại Chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản thu với giá trị hiện tại của các khoản chi gọi là giá trị hiện tại ròng Chỉ tiêu này
đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra có tính tới sự tác động về mặt thời gian của tiền vốn, do vậy cho phép người ra quyết định đầu
tư nhìn nhận hiệu quả đầu tư chính xác hơn
+ Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR – Internal Rate of Return): tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, là một lãi suất đóng vai trò như một tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của các khoản thu với
Trang 33giá trị hiện tại của các khoản chi Chỉ tiêu cho phép ta so sánh giữa tỷ lệ sinh lời (đầu vào) với chi phí sử dụng vốn bình quân dự án (đầu ra), thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
+ Chỉ số sinh lời của vốn đầu tư: đây là một chỉ tiêu dựa vào giá trị thời gian của tiền tệ để tính toán Nó phản ánh một đồng giá trị hiện tại của vốn đầu tư tạo ra mấy đồng giá trị hiện tại thu nhập thuần của dự án
+ Phân tích độ nhạy của dự án: độ nhạy của dự án phản ánh sự biến động của các yếu tố (vốn đầu tư, sản lượng tiêu thụ, giá cả một sản phẩm, giá thành một sản phẩm, ) tới kết quả cuối cùng Để xác định mức độ giao động của yếu tố nào đó, ta cho yếu tố đó biến động còn các yếu tố khác cố định Phân tích độ nhạy của dự án cho biết giới hạn an toàn của dự án khi có sự biến động của các yếu tố đầu vào và đầu ra, giúp nhà quản lý có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện dự án
+ Phân tích điểm hòa vốn: điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí Xác định điểm hoà vốn cho biết cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng sản phẩm là bao nhiêu để không bị lỗ vốn Phân tích điểm hoà vốn còn cho biết thời gian hoà vốn, công suất hoà vốn, doanh thu hoà vốn của dự án Dựa vào điểm hoà vốn mà xác định được thời điểm hợp lý chấm dứt hoạt động của
dự án, khối lượng lợi nhuận đạt được cả đời dự án và còn là cơ sở để phân tích độ nhạy của dự án
Các phương pháp đánh giá hiệu quả trên đây thường được áp dụng đối vối
dự án đầu tư có tính chất sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; còn đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thường được đánh giá bằng hiệu quả xã hội, hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội (như dự án đó tạo bao nhiêu việc làm, nhờ có dự án đó có bao nhiêu người dân được hưởng lợi…) thì khó đánh giá khi áp dụng các phương pháp trên
Trang 341.4 Các kết quả nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước
Thuỷ năng là một nguồn năng lượng tái tạo mà thiên nhiên ban tặng cho con người Bằng việc xây dựng các đập ngăn nước, nhiều nhà máy thuỷ điện
đã ra đời không chỉ cung cấp nguồn năng lượng với giá rẻ, không gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc dầu mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế quốc dân như: Chống lũ, cấp nước cho
hạ du, phát triển du lịch, phát triển thuỷ sản và làm thay đổi khí hậu theo chiều hướng tốt hơn Khi sử dụng các tiềm năng của các dòng sông, con người không dừng lại ở mục tiêu phát triển nguồn năng lượng mà còn biến nó thành động lực to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Vì lợi ích thuỷ điện
hết sức rõ ràng và to lớn đã làm cho người ta quên mất mặt trái của nó hoặc xem nhẹ hoặc chưa hiểu đầy đủ về những hậu quả của việc phát triển thuỷ điện
Việc tích nước hồ chứa có thể dẫn đến hàng vạn hecta rừng bị chìm ngập, làm mất đi không chỉ thực vật, chủ yếu là loại lưỡng cư, bò sát, sinh vật sống trong vùng lòng hồ Sự biến động tính đa dạng sinh học do tích nước hồ
là đương nhiên, nhưng sự biến động này sẽ còn lớn hơn rất nhiều, có thể làm mất hàng loạt diện tích rừng, gây xói mòn, huỷ hoại môi trường, làm xáo trộn cuộc sống của một bộ phận dân cư đang sinh sống trong vùng lòng hồ Như vậy những hậu quả mà thuỷ điện gây nên cũng không phải là nhỏ
Để quyết định cho việc đầu tư phát triển một dự án phải được tính toán
kỹ lưỡng trên những mặt lợi, mặt hại mà nó mang lại hay nói cách khác là phải ước lượng đầy đủ về chi phí và lợi ích của dự án ở góc độ toàn nền kinh
tế Từ trước đến nay đối với các dự án xây dựng nói chung và dự án xây dựng thuỷ điện nói riêng thì việc xác định các chi phí và lợi ích tài chính trường được các chủ đầu tư tính toán kỹ lưỡng, nhưng các chi phí môi trường (chi phí ngoại ứng) hầu như không được quan tâm trong phân tích hiệu quả kinh tế
Trang 35xã hội của dự án Lý do chủ yếu của những hiếm khuyết này là do một số yếu
tố môi trường còn thiếu thị trường trao đổi cũng như việc xác định giá trị cho các loại hàng hoá này còn gặp nhiều khó khăn Điều đó dẫn đến hiệu quả kinh
tế và giá điện mà các chủ đầu tư báo cáo chưa thật sự phản ánh đúng với thế giới thực của vấn đề
Trang 36CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ, LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA TẤT CẢ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG BỞI DỰ ÁN THỦY
ĐIỆN SÔNG TRANH 2
2.1 Giới thiệu về vị trí, nhiệm vụ công trình thủy điện Sông Tranh 2
2.1.1 Vị trí công trình
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là một trong những bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn Hệ thống sông này nằm trên lãnh thổ của các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây giáp tỉnh Sê Công của nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam là tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi Lưu vực hệ thống sông được xếp vào loại lớn của miền Trung
Trang 37Vị trí công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Tranh là một nhánh sông chính của thượng nguồn Sông Thu Bồn Sông Tranh là hợp lưu của hai con sông chính là Sông Tranh và Sông Pui Công trình nằm trên huyện Bắc Trà My và Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp Lào, tỉnh Kontum và phía Đông là Biển Đông
Quảng Nam là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của khu vực miền trung cụm kinh tế Liên Chiểu - Dung Quất, Quảng Nam có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế Bên cạnh đó mạng lưới giao thông hoàn chỉnh: quốc lộ 1A, 14B, 14D, 14E, đường sắt Bắc Nam, cảng kỳ Hà và sân bay Chu Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế
Công trình xây dựng tại huyện Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam Toàn
bộ hệ thống công trình đầu mối và hồ chứa nằm trong địa phận Bắc Trà My, Nam Trà My vị trí tuyến đập chính cách trị trấn Bắc Trà My khoảng 10 Km
về phía hạ lưu đập
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là một trong những bậc thang thủy điện trên sông Tranh thuộc hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn được nghiên cứu ở giai đoạn quy hoạch bậc thang thủy điện sông Vu Gia -Thu Bồn, được xếp vào công trình xây dựng đợt 2 sau công trình A Vương 1
2.1.2 Nhiệm vụ của công trình thủy điện Sông Tranh 2
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là công trình lợi dụng tổng hợp, có nhiệm vụ chính là cung cấp điện năng cho hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng cao và nâng cao chất lượng cấp điện cho khu vực
Ngoài nhiệm vụ cấp điện, công trình thủy điện Sông Tranh 2 sẽ tham gia điều tiết dòng chảy, cấp nước bổ sung vào mùa kiệt đáp ứng nhu cầu nước
Trang 38tưới, nước sinh hoạt và công nghiệp; đồng thời tăng dòng chảy mùa kiệt, góp phần đẩy mặn cho hạ lưu Dự án giúp đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, các thị trần và khu dân cư ven sông, cấp nước cho khu công nghiệp trong vùng như Liên Chiểu, Hòa Khương, An Dồn, Vu Gia… đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế
Công trình cũng sẽ tham gia điều tiết lũ, giảm thiểu tác hại do lũ lụt gây
ra, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống của người dân ở hạ lưu công trinh Tuy nhiên, hiệu ích chống lũ chỉ là hiệu ích thu được từ việc điều tiết các con lũ để bảo vệ công trình chứ không phải la nhiệm vụ đặt ra cho công trình
2.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực dự án và các thông số kỹ thuật của công trình thủy điện Sông Tranh 2
2.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh 2
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Tranh là một nhánh của thượng nguồn sông Thu Bồn Sông Tranh là hợp lưu của hai con sông chính
là sông Tranh và Sông Pui, vị trí hợp lưu cách tuyến đập 1,5 km về phía thượng lưu Sau vị trí hợp lưu sông chảy theo hướng Tây- Đông, sau tuyến đập 3km về phia hạ lưu sông đổi hướng chảy chủ yếu là Đông - Nam- Tây Bắc Sông Pui bắt nguồn từ các dãy núi Ngọc Linh và Ngọc KRinh thuộc tỉnh KonTum và Quảng Ngãi, hướng chảy chủ yếu là Nam-Bắc
Nhìn chung trong phạm vi lòng hồ, Sông Tranh, Sông Pui và các phụ lưu chính có thung lũng cắt sâu có hình V, sườn khá dốc Lòng sông lộ đá gốc, nhiều ghềnh thác ít tích tụ aluvi Dưới tuyến sau khi đổi hướng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc đến khu vực tuyến nhà máy thung lũng sông mở rộng, sườn thoải, lòng sông ít lộ đá gôc, hai bên bờ và lòng sông phát triển các bãi bồi nhỏ
Trang 39Khu vực nghiên cứu từ đây là huyện Bắc Trà My và Nam Trà My có địa hình phức tạp với nhiều dãy núi cao, độ dốc khá lớn, khe suối chằng chịt Nhìn chung địa hình chia làm 3 vùng chủ yếu như sau:
- Vùng núi cao: Địa hình phức tạp, rất nhiều dãy núi cao nằm ở phía Nam của huyện gồm các xã Trà Nam, Trà Tập, Trà Giang, Trà Vân, Trà Linh, Trà Mai và Trà Độ cao trung bình từ 60 đến 100, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Ngọc Linh cao 2567 m
- Vùng núi thấp: Nằm ở vùng trung tâm huyện bao gồm các xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Giáp và Trà Bui Độ cao trung bình từ 300 đến 700 m đỉnh cao nhất là đỉnh Hòn Bà cao 1347 m
- Vùng thấp: Vùng thấp: nằm ở phía đông bắc và phía bắc của huyện gồm các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà Tân, Trà Giang, và thị trấn Bắc Trà
My Độ cao trung bình từ 300 đến 1000 m
Vùng tuyến đập chính nằm trong khu vực đồi núi có cao độ đỉnh từ 200 đến 350 m nằm kéo dài theo hướng á vĩ tuyến, có xu thế thấp dần về phía Đông Nguồn gốc địa hình chủ yếu là bóc mòn xân thực, các yếu tố địa hình
có nguồn gốc tích tụ chiếm diện tích nhỏ, phân bố hạn chế Nhìn chung các
bề mặt sườn dốc trong khu vực có độ dốc từ trung bình đến thoải, bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông suối
Hồ chứa nằm trong vùng đồi núi chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng Trung – Trung bộ, gồm các khối núi, dãy núi trung bình ( độ cao đỉnh >
700 m ) và thấp (độ cao đỉnh khoảng 250 – 700 m ) kéo dài theo hướng Đông Tây, có xu thế thấp dần về phía Đông và Bắc Địa hình khu vực chủ yếu có nguồn gốc xâm thực bóc mòn, dạng địa hình tích tụ phân bố hạn chế, kích
thước nhỏ dọc theo Sông Tranh ở phía hạ lưu tuyến đập
Đập dâng nước nằm trong khu vực phân bố đá gneis cứng chắc, các đứt gẫy cắt qua tuyến đập chỉ là bậc IV, hai bên vai đập chiều dày từng phủ không lớn 10 – 20 m, đới tương đối nguyên vẹn của đá gốc nằm sâu trung
Trang 40bình từ 20 – 25 m, lòng sông chủ yếu lộ đá gốc, lớp phủ aluvi rất mỏng coi như không có
Tuyến đập tràn: Đoạn kênh dẫn vào nằm trong vùng phân bố đất đá xâm nhập thuộc phức hệ Trà Bồng có sườn dốc thoải từ 5P
0
P đến 7P
o
P, lớp phủ sườn tàn tích và đới phong hoá mãnh liệt mỏng 2- 5 m Phần thân tràn, dọc nước nằm trong vùng phân bố đá biến chất thuộc hệ tầng Khâm Đức, độ cao mái đá cứng chắc dao động khoảng 135 – 145 m Bề dày đới phong hoá phía trên khoảng 15 – 18 m
Nhà máy nằm trong vùng phân bố của hệ tầng Khâm Đức có chiều dày tầng phủ khoảng 10 – 11 m phong hoá mạnh Tại vị trí cửa lấy nước có bề dày lớp sườn tàn tích và đới phong hoá mạnh liệt khoảng 7 – 10 m, đới phong hoá mạnh dày 2- 3 m
Vùng hồ nằm trong hai đới cấu trúc Ngọc Linh và Trà Bồng – Khâm Đức gồm các đá biến chất thuộc các hệ tầng Sông Re, Pắc Tô và Khâm Đức Đá gốc cứng chắc đến rất cứng chắc Hoạt động kiến tạo phát triển mạnh với hệ thống đứt gãy á kinh tuyến thuộc đới đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vi Dọc theo các đứt gãy đá gốc bị biến vị phá huỷ, minolit hoá, bề rộng các đới phá huỷ từ 1 đến vài chục mét Đá gốc trong vùng bị phân hoá mạnh hình thành lớp phủ sườn tàn tích phân bố rộng rãi trên bề mặt đá gốc phong hoá Tại những nơi sườn dốc vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng sạt đất trong lớp phủ với qui mô kích thước nỏ Ứng với phương án mực nước dâng bình thường 175 m thì hồ chứa không có khả năng mất nước do thấm sang lưu vực khác
2.2.2 Đặc điểm thuỷ văn, khí tượng của khu vực dự án thuỷ điện Sông Tranh 2
Đặc trưng khí tượng của khu vực dự án thủy điện Sông Tranh 2
* Chế độ mưa: Lưu vực sông Tranh tính đến tuyến công trình Sông Tranh 2
có lượng mưa rất dồi dào, nhưng biến động khá lớn theo không gian và thời