Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh

Một phần của tài liệu phương pháp hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án thủy điện sông tranh 2 (Trang 38 - 40)

ĐIỆN SÔNG TRANH

2.2.1 Điều kiện địa hình, địa chất của công trình thuỷ điện Sông Tranh

Công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Tranh là một nhánh của thượng nguồn sông Thu Bồn. Sông Tranh là hợp lưu của hai con sông chính là sông Tranh và Sông Pui, vị trí hợp lưu cách tuyến đập 1,5 km về phía thượng lưu. Sau vị trí hợp lưu sông chảy theo hướng Tây- Đông, sau tuyến đập 3km về phia hạ lưu sông đổi hướng chảy chủ yếu là Đông - Nam- Tây Bắc. Sông Pui bắt nguồn từ các dãy núi Ngọc Linh và Ngọc KRinh thuộc tỉnh KonTum và Quảng Ngãi, hướng chảy chủ yếu là Nam-Bắc.

Nhìn chung trong phạm vi lòng hồ, Sông Tranh, Sông Pui và các phụ lưu chính có thung lũng cắt sâu có hình V, sườn khá dốc. Lòng sông lộ đá gốc, nhiều ghềnh thác ít tích tụ aluvi. Dưới tuyến sau khi đổi hướng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc đến khu vực tuyến nhà máy thung lũng sông mở rộng, sườn thoải, lòng sông ít lộ đá gôc, hai bên bờ và lòng sông phát triển các bãi bồi nhỏ.

Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 24

Khu vực nghiên cứu từ đây là huyện Bắc Trà My và Nam Trà My có địa hình phức tạp với nhiều dãy núi cao, độ dốc khá lớn, khe suối chằng chịt. Nhìn chung địa hình chia làm 3 vùng chủ yếu như sau:

- Vùng núi cao: Địa hình phức tạp, rất nhiều dãy núi cao nằm ở phía Nam của huyện gồm các xã Trà Nam, Trà Tập, Trà Giang, Trà Vân, Trà Linh, Trà Mai và Trà. Độ cao trung bình từ 60 đến 100, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Ngọc Linh cao 2567 m

- Vùng núi thấp: Nằm ở vùng trung tâm huyện bao gồm các xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Giáp và Trà Bui. Độ cao trung bình từ 300 đến 700 m đỉnh cao nhất là đỉnh Hòn Bà cao 1347 m

- Vùng thấp: Vùng thấp: nằm ở phía đông bắc và phía bắc của huyện gồm các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà Tân, Trà Giang, và thị trấn Bắc Trà My. Độ cao trung bình từ 300 đến 1000 m.

Vùng tuyến đập chính nằm trong khu vực đồi núi có cao độ đỉnh từ 200 đến 350 m nằm kéo dài theo hướng á vĩ tuyến, có xu thế thấp dần về phía Đông. Nguồn gốc địa hình chủ yếu là bóc mòn xân thực, các yếu tố địa hình có nguồn gốc tích tụ chiếm diện tích nhỏ, phân bố hạn chế. Nhìn chung các bề mặt sườn dốc trong khu vực có độ dốc từ trung bình đến thoải, bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông suối.

Hồ chứa nằm trong vùng đồi núi chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng Trung – Trung bộ, gồm các khối núi, dãy núi trung bình ( độ cao đỉnh > 700 m ) và thấp (độ cao đỉnh khoảng 250 – 700 m ) kéo dài theo hướng Đông Tây, có xu thế thấp dần về phía Đông và Bắc. Địa hình khu vực chủ yếu có nguồn gốc xâm thực bóc mòn, dạng địa hình tích tụ phân bố hạn chế, kích thước nhỏ dọc theo Sông Tranh ở phía hạ lưu tuyến đập.

Đập dâng nước nằm trong khu vực phân bố đá gneis cứng chắc, các đứt gẫy cắt qua tuyến đập chỉ là bậc IV, hai bên vai đập chiều dày từng phủ không lớn 10 – 20 m, đới tương đối nguyên vẹn của đá gốc nằm sâu trung

Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 25

bình từ 20 – 25 m, lòng sông chủ yếu lộ đá gốc, lớp phủ aluvi rất mỏng coi như không có.

Tuyến đập tràn: Đoạn kênh dẫn vào nằm trong vùng phân bố đất đá xâm nhập thuộc phức hệ Trà Bồng có sườn dốc thoải từ 5P

0

P đến 7P

o

P

, lớp phủ sườn tàn tích và đới phong hoá mãnh liệt mỏng 2- 5 m. Phần thân tràn, dọc nước nằm trong vùng phân bố đá biến chất thuộc hệ tầng Khâm Đức, độ cao mái đá cứng chắc dao động khoảng 135 – 145 m. Bề dày đới phong hoá phía trên khoảng 15 – 18 m.

Nhà máy nằm trong vùng phân bố của hệ tầng Khâm Đức có chiều dày tầng phủ khoảng 10 – 11 m phong hoá mạnh. Tại vị trí cửa lấy nước có bề dày lớp sườn tàn tích và đới phong hoá mạnh liệt khoảng 7 – 10 m, đới phong hoá mạnh dày 2- 3 m.

Vùng hồ nằm trong hai đới cấu trúc Ngọc Linh và Trà Bồng – Khâm Đức gồm các đá biến chất thuộc các hệ tầng Sông Re, Pắc Tô và Khâm Đức. Đá gốc cứng chắc đến rất cứng chắc. Hoạt động kiến tạo phát triển mạnh với hệ thống đứt gãy á kinh tuyến thuộc đới đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vi. Dọc theo các đứt gãy đá gốc bị biến vị phá huỷ, minolit hoá, bề rộng các đới phá huỷ từ 1 đến vài chục mét. Đá gốc trong vùng bị phân hoá mạnh hình thành lớp phủ sườn tàn tích phân bố rộng rãi trên bề mặt đá gốc phong hoá. Tại những nơi sườn dốc vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng sạt đất trong lớp phủ với qui mô kích thước nỏ. Ứng với phương án mực nước dâng bình thường 175 m thì hồ chứa không có khả năng mất nước do thấm sang lưu vực khác.

Một phần của tài liệu phương pháp hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án thủy điện sông tranh 2 (Trang 38 - 40)