IV Thiệt hại cây trồng, ao cá
2 Hỗ trợ sản xuất, khuyến nông 1
2.4.6 Hệ thuỷ sinh, nghề cá
Trong quy hoạch hệ thống thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn hồ chứa Sông Tranh 2 là một hồ chứa nước cỡ nhỏ với diện tích mặt nước khoảng 2000 ha. Sau khi được hình thành sẽ làm thay đổi cơ bản các hệ sinh thái ở cạn cũng như các loại hình thủy vực bị ngập. Một hệ sinh thái hồ chứa mới cùng với khu hệ thủy sinh vật đặc trưng cho loại thủy vực này được hình thành.
Sau khi hình thành hồ chứa, một hệ sinh thái mới - hệ sinh thái thuỷ vực hồ chứa sẽ hình thành với những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên và cấu trúc quần xã thuỷ sinh vật của mình. Trong tỉnh Quảng Nam hiện nay đã có hồ chứa Phú Ninh ở Tam Kỳ là hồ chứa lớn nhất ở đây. Từ những kết quả nghiên cứu thủy sinh vật hồ Tam Kỳ từ khi mới hình thành đến nay có thể là cơ sở để dự báo những diễn biến thủy sinh vật nghề cá của hồ chứa Sông Tranh 2.
Thực vật nổi: số lượng các loài chiếm ưu thế thuộc về ngành tảo silic: và tảo lam. Ngành tảo lục cũng sẽ có số lượng loài phong phú với các chi có khả năng phát triển mạnh ở các eo, ngách nước đọng.
Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 50
Nhìn chung, mật độ thực vật nổi cũng như sinh khối của chúng sẽ cao hơn nhiều so với các thuỷ vực dạng sông suối nước chảy như hiện nay. Trong những năm đầu ngập nước, có thể sẽ diễn ra hiện tượng nở hoa thực vật nổi. Các loài thuộc chi tảo silíc và chi tảo lam là những loài đóng góp chính cho sự nở hoa thực vật nổi. Mật độ thực vật nổi trong thời kỳ nở hoa có thể tới 500.000 cá thể/l. Trong mùa khô, đỉnh cao nhất về mật độ thực vật nổi có thể ở khu vực trung lưu, thấp hơn về vùng hạ lưu. Đồng thời cũng xuất hiện một gradient khác về mật độ thực vật nổi theo chiều thẳng đứng trong cả hai mùa: cao nhất ở tầng mặt, thấp dần ở các tầng nước sâu hơn.
Động vật nổi: sau khi hình thành hồ chứa, cấu trúc thành phần động vật nổi sẽ thay đổi rõ ràng so với hiện nay. Tỷ lệ của giáp xác chân chèo chiếm ưu thế trong giáp xác phù du. Trong nhóm râu ngành, các loài kích thước bé sẽ ít thấy xuất hiện, thay thế vào đó, các loài kích thước lớn hơn như sẽ xuất hiện với số lượng lớn. Một số loài trùng bánh xe thuộc giống sẽ xuất hiện nhưng với số lượng không nhiều tại các vùng cửa suối đổ vào hồ.
Mật độ động vật nổi sẽ cao hơn nhiều, hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với hiện nay, tại tầng 5 - 0 m ở khu vực hạ lưu gần đập mật độ động vật nổi có thể cao tới trên dưới 150.000 con/m3. Cũng tương tự như thực vật nổi, động vật nổi cũng có một gradient về mật độ và sinh khối theo chiều dọc hồ và theo chiều thẳng đứng.
Động vật đáy: trong khoảng 5 năm đầu khi mới ngập nước, nền đáy hồ chưa ổn định, các nhóm động vật thân mềm như trai, hến và ốc sẽ giảm mạnh cả về thành phần loài cũng như số lượng. Ngược với nhóm động vật thân mềm, tôm càng, tôm gai sẽ phát triển với số lượng lớn và phân bố tập trung ở vùng nước ven bờ, nơi có thảm thực vật ở nước phát triển. Các nhóm ấu trùng côn trùng phân bố chủ yếu ở khu vực trung và thượng lưu, nơi nước chảy.. Các loài giun ít tơ sẽ phát triển ở khu vực nước nông ven bờ, nền đáy mềm.
Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 51
nhóm động vật thân mềm mới có khả năng phát triển trở lại và chỉ phân bố ở vùng nước ven bờ đáy mềm là bùn cát.
Như vậy ta thấy đối với hệ thuỷ sinh thì khi hình thành hồ chứa sẽ có tác động tích cực. Do đó không cần phải chi cho tác động tới hệ thuỷ sinh của khu vực.
Đối với cá và nghề cá: Khu vực hình thành hồ chứa có hệ động vật đáy rất phong phú: Bao gồm các nhóm tôm, cua, trai, ốc và nhiều loài cá có tập tính đẻ trứng trong mùa lụt hoặc trước khi hoặc ngay sau khi mùa lụt. Do đó thành phần loài cá trong những năm đầu mới ngập nước sẽ có những biến động lớn: Các loài cá đen, da trơn ưa vùng nước chảy giảm nhiều về số lượng, các loài cá trắng, có vảy ăn sinh vật nổi và mùn, bã hữu cơ phát triển mạnh do nguồn thức ăn này tăng.
Do vậy khi hình thành hồ chứa thì người dân sẽ mất đi nguồn thu từ đánh bắt tôm cá tự nhiên rất phong phú trên khu vực này: Theo khảo sát khu vực lòng hồ thì có khoảng 5 thuyền đánh bắt cá ở khu vực này. Năng suất đánh bắt cá dao động bình quân 30 kg/ngày, và đặt lờ tôm có thể thu tới 10 kg tôm/ngày.
Do đó thu nhập mất đi từ đánh bắt cá tự nhiên của người dân là:
( 30 kg/ngày x 50 nghìn/kg + 10 kg/ngày x 40 nghìn/kg ) x 5 thuyền = 9,5triệu/ngày
Tuy nhiên lượng đánh bắt này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn khoảng 20 ngày/ tháng, và mùa đánh bắt chỉ tập trung trong 4 tháng mùa lũ.
Tổng mất đi thu nhập từ đánh bắt cá hàng năm là:
9,5 triệu /ngày x 20 ngày x 4 tháng = 760 triệu/năm .
Ngoài ra còn phải tiến hành khảo sát định kì 6 tháng /lần về cá và thuỷ sinh trong lòng hồ và khu vực hạ du (sau đập và sau khu vực nhà máy) nhằm phát hiện các thay đổi về thành phần loài và sự phát triển của chúng sau khi có hồ. Lực lượng thực hiện là các chuyên gia về cá và thuỷ sinh, thời gian
Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 52
tiến hành khảo sát là 10 năm.
Kinh phí được tính là: 30 triệu x 2 lần x 10 năm = 600 triệu.